Tranh Chấp Nuôi Con Khi Ly Hôn
Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ky hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng).Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.
Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định trong tất cả các trường hợp sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc và được quyền thăm nom con mà không ai có thể cản trở quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia.
Khi ly hôn vợ chồng bạn tranh chấp là giành quyền nuôi con. Pháp luật Việt nam quy định vấn đề giải quyết việc tranh chấp người trực tiếp nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ thì để được quyền nuôi con có hai cách để giải quyết như sau:
Cách 1: Vợ chồng thỏa thuận để quyết định người trực tiếp nuôi, chăm sóc, giáo dục con.
Cách 2: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con.
Vì con bạn mới 4 tuổi nên không hỏi mong muốn của con muốn ở với ai. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định bạn hay chồng bạn có quyền nuôi con.
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điệu kiện cho sự phát triển tốt về tình thần và phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống trực tiếp với ại để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
Cụ thể tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên ba phương diện sau đây để quyết định trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng
Một là, căn cứ vào điều kiện về vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…. các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ
Hai là, các yếu tố tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
Thứ hai, về hòa giải khi ly hôn.
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Thư ba, vê câu hỏi mẹ làm cơ quan nhà nước có được quyền nhận nuôi con .
Theo quy định tại Luật con nuôi 2010 tại Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi quy định:
"1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
Vì vậy người làm việc tại cơ quan nhà nước nếu thõa mãn những điều kiện về nuôi con nuôi vẫn có quyền được nhận con nuôi.