ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN NHƯNG NGUYÊN ĐƠN VẮNG MẶT
ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN NHƯNG NGUYÊN ĐƠN VẮNG MẶT
Câu hỏi của bạn về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt
Xin chào Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt:
Chào bạn, Luật sư Gia Đình cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt như sau:
1. Căn cứ pháp lý về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt:
2. Nội dung tư vấn về đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt
2.1. Thủ tục ly hôn đơn phương
Theo như những thông tin bạn đã cung cấp thì hiện nay bạn muốn đơn phương ly hôn với chồng. Tuy nhiên, vì điều kiện không cho phép nên bạn vẫn chưa thể gửi đơn ly hôn. Trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn ly hôn qua đường bưu điện tới TAND cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú (điểm b khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015).
Về hồ sơ ly hôn đơn phương, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình/giấy tờ xác nhận nơi cư trú của cả hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của các con (nếu có – bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh về tài sản chung của vợ chồng như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn nộp qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú (Điều 35 Bộ luật dân sự 2015).
2.2. Tách khẩu sau khi ly hôn
Sau khi bạn và chồng bạn tiến hành thủ tục ly hôn hoàn tất, bạn có thể yêu cầu gia đình chồng hợp tác cho bạn làm thủ tục tách khẩu. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú”. Trong trường hợp của bạn, khi thay đổi chỗ ở hợp pháp “do ly hôn” thì khi chuyển đến nơi ở mới, bạn có thể làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Tại khoản 8 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA có quy định: “ Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Nếu bạn đã cố gắng thuyết phục chồng nhưng chồng bạn vẫn không đồng ý để bạn giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì bạn có thể làm đơn đề nghị cơ quan công an nơi cư trú của chồng bạn để trình bày về vấn đề trên và đề nghị đề nghị cơ quan công an can thiệp. Trường hợp chồng bạn cố tình gây khó khăn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đơn phương ly hôn nhưng nguyên đơn vắng mặt
2.3. Quyền nuôi con và cấp dưỡng cho con sau ly hôn
2.3.1. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Hai vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc quyền nuôi con căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi bên nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho con.
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định về việc nuôi con dưới 36 tháng như sau: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Để giành được quyền nuôi con bạn cần chứng minh được mình sẽ tạo những điều kiện tốt nhất cho con như:
- Điều kiện về vật chất: nơi ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, … mà mỗi bên giành cho con dựa trên thu nhập ổn định, chỗ ở ổn định của cha mẹ.
- Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; vui chơi, giải trí cùng con; lối sống, đạo đức của cha, mẹ…
2.3.2. Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng tại khoản 1 Điều 116 như sau: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Như vậy, pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể nên hai bạn có thể tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì Tòa án cũng sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của chồng bạn, nhu cầu thiết yếu của các con và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.
2.4. Ly hôn đơn phương nhưng nguyên đơn vắng mặt có được không?
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại khoản 1, 2 Điều 227 về sự có mặt của đương sự như sau: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 2 Điều 227 Bộ luật này còn quy định: “Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, nếu bạn vắng mặt cả hai lần triệu tập hợp lệ của tòa án, mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vụ án có thể bị đình chỉ giải quyết.