1.Ly hôn có yếu tố nước ngoài (thủ tục ly hôn với người nước ngoài) Khi mâu thẫu trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng,cuộc sống vợ chồng không chia sẻ được với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Thủ tục ly hôn được tiến hành tại Tòa án theo quy định tại luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được tất cả những vấn đề, Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan (quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, tài sản) thì thực hiện theo thủ tục ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành xét xử theo quy định pháp luật. Lưu ý: Như thế nào được xem là “có yếu tố nước ngoài” được giải thích rõ tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQHĐTP (hướng dẫn Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành): “ Nghị quyết 03/2012/NQHĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự …Điều 7. Về quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS 1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm: Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự; Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự. 2. Tài sản ở nước ngoài Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự..
Thủ tục ly hôn Ly hôn thuận tình Ly hôn đơn phương Chia tài sản Quyền nuôi con Có yếu tố nước ngoài Cấp dưỡng cho con ngoài giá thú Một số vấn đề khó khăn khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
Thủ tục ly hôn người nước ngoài tại Việt Nam 2. Thẩm quyền giải quyết, các bước làm hồ sơ và thời gian thực hiện ly hôn Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn người nước ngoài tại Việt Nam Tòa án cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam. Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ Điều 33, Điều 34, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có người ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết. Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được sửa đổi, bổ sung một số điều 2011, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết. Tóm lại: Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết; Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Một số vấn đề cần lưu ý đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQHĐTP : Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Đăng ký Xóa 11/12/2016 Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.” Hồ sơ làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; CMND và hộ khẩu; Giấy khai sinh các con; Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm… Các bước tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền; Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 715 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí; Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án; Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết yêu cầu ly hôn Ly hôn đồng thuận có yếu tố nước ngoài: Thời gian khoảng từ 1 đến 4 tháng; Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng(nếu có kháng cáo). Trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài thì thời gian khoảng từ 24 tháng(do Tòa án phải phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp). 3. Một số lưu ý về thủ tục ly hôn với người nước ngoài Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương; Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp); Phí ủy thác tư pháp từ 5 đến 7 triệu đồng; Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật; Dự phí 200.000 đồng. Án phí 100.000/ một người. Dự phí ly hôn đơn phương 200.000 đồng. Nếu Tòa chấp nhận cho ly hôn thì người yêu cầu không chịu án phí. 4. Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài Dịch vụ pháp lý về Tư vấn thủ tục ly hôn với người nước ngoài: Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài; Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan cho khách hàng; Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn người nước ngoài cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án; Đại diện nộp hồ sơ và liên hệ Tòa án có thểm quyền để kịp thời hoàn tất thủ tục nhanh gọn; 11/12/2016 Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp Quý khách tại các cấp Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam. Dịch vụ pháp lý về tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, các vấn đề về pháp lý liên quan đến ly hôn là một trong những lĩnh vực luật mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực về thủ tục ly hôn, các vấn đề pháp lý khi ly hôn. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn, hướng dẫn thực hiện thủ tục pháp lý nhanh chóng cũng như bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...Được nhiều tổ chức mời làm chuyên gia, giám khảo các cuộc thi liên quan đến pháp luật.