Ly hôn đơn phương vắng mặt
-
Luật sư trả lời bạn như sau:
theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Quy định này có nghĩa là vợ, chồng có quyền ly hôn đơn phương, tự mình chuẩn bi giấy tờ để làm thủ tục ly hôn mà không cần người kia đồng ý. Hoặc cả 2 vợ chồng cùng đồng thuận ly hôn thì goi là thuận tình ly hôn.
Trong vụ việc của bạn muốn ly hôn thì bạn làm thủ tục ly hôn đơn phương và cần làm các thủ tục sau:
1. Chuẩn bị đơn khởi kiện ly hôn: có thể viết tay hoặc đánh máy, nếu không biết mẫu thì có thể lên tòa xin.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
3. Sổ hộ khẩu bản sao công chứng/chứng thứng
4. Chứng minh nhân dân cả 2 vợ chồng bản sao công chứng, nếu không có của vợ thì của chồng là được.
5. Giấy khai sinh của con
Nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (trường hợp của ạn thì hai vợ chồng đăng ký cư trú cùng chỗ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư,các vấn đề thắc mắc bạn tiếp tục gửi câu hỏi về cho Luật sư.
-
Đúng như Luật sư nói, đơn phương ly hơn không cần sự đồng ý của người vợ. Nhưng không phải cứ đơn phương nộp đơn lên Tòa án là được ly hôn, người chồng phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để chứng minh "mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài". Nói dân giã dể hiểu, vợ chồng không quan tâm, không chăm sóc nhau, không chia sẻ được, không có tiếng nói chung trong việc giáo dục con cái, bản thân vợ chồng không cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.
Trong trường hợp này, sau khi soạn xong Đơn khởi kiện về việc ly hôn và những chứng cứ kèm theo. Anh này phải ôm tất cả ra Tòa án huyện nơi người vợ đang sinh sống để nộp, xin Tòa đóng án phí luôn để khỏi đi nhiều lần. Nếu được, dịu nhẹ thỏa thuận để vợ chịu hòa giải thành, không thì cứ từ bắc vào Trung hòa giải nhiều lần, rất cực và tốn thời gian chi phí. Thường Tòa sẽ mới một lần lên lấy lời khai, hai lần hòa giải rồi đến xử luôn nếu không có đương sự nào xin hoãn. Bạn dự liệu trước ít nhất 4 lần đi ra vào, bạn có thể hỏi thẳng Thẩm Phán đang giải quyết vụ việc để đơn giản và ít bớt những lần đi của bạn.
Ly hôn có 3 vấn để bạn phải giải quyết, xác định rõ:
Thứ nhất, thân nhân (nói dễ hiểu là xóa cái giấy kết hôn), hai người không còn là vợ chồng.
Thứ hai, con cái, bạn có yêu cầu được nuôi con không? Về nguyên tắc theo qui định pháp luật, con từ khi mới đẻ đến 3 tuổi, mẹ nuôi; con từ 3-7 tuổi sẽ căn cứ vào tình hình nuôi dưỡng, nhu cầu của con, kinh tế hai bên, bên nào chứng minh tốt hơn thì Tòa án xem xét cho nuôi dưỡng. Con bạn đã quen ở với mẹ, đã học hành tại quê mẹ bé, bạn sẽ bất lợi nếu bạn có yêu cầu và muốn nuôi con. Vì con bạn đã quen với việc xa bố một thời gian rồi.
Thứ ba, về tài sản: Tôi không nghe bạn nói về tài sản, vợ bỏ về miền trung thì tôi đón là không có tài sản chung.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, bạn cần nêu rõ chi tiết về tài sản.