Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại tphcm
Khi nói đến “thuận tình ly hôn” thì chúng ta cần phân biệt với “đơn phương ly hôn”. Vấn đề là, dù ly hôn đơn phương hay thuận tình, đều là hình thức yêu cầu tòa giải quyết, chấm dứt quan hệ hôn nhân; vậy phân biệt hai hình thức ly hôn này để làm gì, ly hôn đơn phương hay thuận tình có gì khác nhau về mặt pháp lý, có ảnh hưởng gì đến các đương sự? Bài viết này sẽ giải đáp các vấn đề trên và giới thiệu đến các bạn trình tự, thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn một cách nhanh chóng nhất.
1. Sự khác nhau về mặt pháp lý giữa thuận tình ly hôn và đơn phương ly h
Việc phân biệt thế nào là thuận tình ly hôn, thế nào là đơn phương ly hôn đã có nhiều luật sư giải đáp. Và có lẽ, ngay chữ “đơn phương” với “thuận tình” (hay còn gọi là “đồng thuận”), tự nó cũng đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau này. Do vậy, Tôi chỉ phân biệt hai hình thức ly hôn dưới góc độ pháp lý, những thuận lợi, khó khăn, quyền và nghĩa vụ… giữa ly hôn đơn phương và ly hôn đồng thuận.
Để phân biệt sự khác nhau về mặt pháp lý trong trường hợp này, cần phải phân biệt giữa “vụ án dân sự” (tranh chấp dân sự) với “việc dân sự”, bởi Luật tố tụng dân sự quy định trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết, quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong hai vụ việc này khác nhau. Nếu một "vụ án dân sự" Luật quy định thời hạn giải quyết (chuẩn bị xét xử) từ 2 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý, tòa án phải mở phiên tòa xét xử và phán quyết bởi một Hội đồng xét xử, bằng một bản án… thì ngược lại, “Việc dân sự” Luật quy định thời hạn giải quyết chỉ 01 tháng kể từ ngày thụ lý, thường do một thẩm phán giải quyết, không có hội đồng xét xử, không phải mở phiên tòa, phán quyết của Tòa án được thể hiện dưới hình thức một Quyết định mà không cần ban hành bản án.
Về mặt pháp luật tố tụng, phân biệt giữa "Vụ án dân sư" và "Việc dân sự" chính là sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Vậy, ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình, hình thức ly hôn nào là “vụ án dân sự”, hình thức ly hôn nào là “việc dân sự”?
Điều 361 Bộ luật Tố Tụng dân sự quy định “Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động …”. Cùng với quy định trên, Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình về Thuận tình ly hôn quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn…”.
Theo quy định trên chúng ta có thể khẳng định ngay rằng thuận tình ly hôn là một “việc dân sự” bởi giữa các bên không có tranh chấp, vợ chồng cùng đồng thuận yêu cầu tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Cần lưu ý rằng, dù tên gọi là “thuận tình ly hôn” nhưng khi giải quyết thì không thể chỉ giải quyết một vấn đề ly hôn. Ví dụ, vợ chồng có con chung chưa thành niên, khi ly hôn cháu bé sẽ sống với ai, ai sẽ trực tiếp nuôi dưỡng con? Tòa án không thể chỉ giải quyết ly hôn vợ chồng mà “bỏ rơi”, không giải quyết quyền lợi của cháu bé. Tương tự, vấn đề tài sản chung, nợ chung cũng là một vấn đề liên quan trực tiếp đến quan hệ hôn nhân nên vợ chồng cũng phải thỏa thuận được với nhau mới được coi là “thuận tình”. Cụ thể, Khoản 5, Điều 397 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định, khi giải quyết việc thuận tình ly hôn, “Trường hợp … các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết”.
Tóm lại, để được coi là thuận tình ly hôn, giải quyết theo trình tự “việc dân sự” thì vợ chồng phải thống nhất được với nhau về tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân, bao gồm:
- Vợ chồng cùng tự nguyện, đồng thuận yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân;
- Vợ chồng cùng thống nhất được việc nuôi dưỡng, chăm sóc, cấp dưỡng nuôi con;
- Vợ chồng cùng thống nhất về việc giải quyết tài sản chung (chia hoặc không, chưa chia), nợ chung.
Nếu có bất kỳ nội dung nào trong số các nội dung trên mà vợ chồng không thống nhất được với nhau thì không được coi là thuận tình ly hôn, việc ly hôn được xác định là có tranh chấp, giải quyết theo hình thức ly hôn đơn phương, theo trình tự giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình, như một “vụ án dân sự” (Bài viết trước Chúng tôi đã giới thiệu về hình thức, trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương....).
2. Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn
2.1. Chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn: Để tòa án thụ lý, giải quyết thì trước hết bạn phải soạn thảo Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản chung (Đơn xin ly hôn). Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản chung cơ bản gồm có các nội dung sau:
♦ Thông tin về người yêu cầu (họ tên vợ, họ tên chồng) và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có). Phần này gồm các thông tin như họ tên, năm sinh, địa chỉ…;
♦ Phần nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn: Phần này cần trình bày được về quan hệ hôn nhân và lý do vợ chồng tự nguyện ly hôn. Đây là ly hôn đồng thuận nên trình bày ngắn gọn về quan hệ hôn nhân, nguyên nhân mâu thuẫn; có thể do vợ chồng có sự đối nghịch về quan điểm, lối sống, cuộc sống không hạnh phúc…, không cần phải chứng minh nhiều, cũng không cần, không nên kể lể các “tội lỗi’ của nhau, tránh gây căng thẳng không cần thiết.
♦ Khi ly hôn thì vấn đề về con cái là nội dung bắt buộc phải giải quyết nên phải thể hiện nội dung này trong Đơn. Nếu không có con chung thì ghi “không có con chung”. Trường hợp có con chung: Nếu con đã thành niên (đủ 18 tuổi) thì ghi con đã thành niên (tòa án sẽ không cần giải quyết); nếu con chung chưa thành niên, ghi rõ vợ chồng đã thỏa thuận ai sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, có cấp dưỡng hay không, mức cấp dưỡng bao nhiêu v.v…;
♦ Phần tài sản chung: Vợ chồng thỏa thuận phân chia như thế nào thì có thể yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận đó; cần nêu cụ thể từng tài sản chung và yêu cầu tòa công nhận thỏa thuận ai hưởng phần nào, bao nhiêu, tài sản gì trong số các tài sản chung;
Việc yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung là không bắt buộc và không nhất thiết phải yêu cầu tòa công nhận thỏa thuận phân chia tài sản. Trước, trong, sau khi ly hôn vợ chồng đều có thể tự thỏa thuận, công chứng văn bản phân chia; nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết trong một vụ án khác. Do vậy, để việc ly hôn được nhanh chóng hơn, kể cả trường hợp vợ chồng chưa/không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản nhưng đều muốn ly hôn thì có thể yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trước; mục tài sản chung trong Đơn có thể ghi “không yêu cầu tòa án giải quyết” (để giải quyết sau hoặc tự phân chia);
♦ Về nợ chung: Nếu không có nợ chung thì ghi rõ trong đơn “không có nợ chung”. Ngược lại, nếu có nợ chung thì ghi rõ nguồn gốc khoản nợ, nợ của ai, bao nhiêu, khi nào v.v… và nội dung thỏa thuận phân chia trách nhiệm trả nợ như thế nào, ai trả bao nhiêu, khoản nợ nào. Lưu ý rằng, khác với phần tài sản chung pháp luật cho phép đương sự tự định đoạt mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết, nhưng nợ chung có liên quan đến quyền lợi của người khác (chủ nợ), nếu ghi có nợ chung vào trong Đơn thì tòa án sẽ phải đưa chủ nợ vào tham gia giải quyết với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc này sẽ khiến thời gian giải quyết công nhận thuận tình ly hôn bị kéo dài, đặc biệt là trong trường hợp chủ nợ không hợp tác hoặc phát sinh tranh chấp có thể khiến việc công nhận thuận tình ly hôn không giải quyết được. Do vậy, trong thực tế không ít cặp vợ chồng khi yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thường đã không khai báo nợ chung.
Trên đây là nội dung cơ bản của một lá đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Cùng với đơn, bạn cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ sau:
• Bản sao CMND hoặc căn cước công dân;
ly hôn nhanh
• Bản sao số hộ khẩu. Nếu tạm trú thì phải có giấy khai báo tạm trú hoặc xác nhận của công an nơi tạm trú;
• Bản chính giấy chứng nhận kết hôn;
• Bản sao giấy khai sinh của các con chung;
• Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung (nếu có yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung, nợ chung); các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho các nội dung, yêu cầu khởi kiện khác, nếu có;
2.2. Nộp đơn, hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn: Vợ chồng có yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn phải cùng nộp hồ sơ. Trường hợp chỉ vợ hoặc chồng nộp đơn thì phải có giấy ủy quyền của người còn lại; nếu nhờ người khác nộp thay thì phải có giấy ủy quyền của cả vợ, chồng.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi cư trú của vợ, chồng. Nếu vợ, chồng có nơi cư trú khác nhau thì có thể yêu cầu tòa án ở nơi cư trú của vợ hoặc chồng giải quyết. Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
ly hôn nhanh
3. Tòa án tiếp nhận, xử lý đơn và thụ lý vụ án:
Sau khi nhận đơn, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung thì Thẩm phán sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Trước khi thụ lý, thẩm phán thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí (300.000 đồng). Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
3. Thời hạn, nội dung giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Về thời hạn: Thời hạn xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời hạn này thẩm phán sẽ thực hiện các công việc sau:
ly hôn nhanh
Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án, nếu xét thấy cần thiết;
Tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
ly hôn nhanh
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
ly hôn nhanh
♦ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
♦ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
♦ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
Theo quy định nêu trên, thời hạn xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là 01 tháng kể từ ngày thụ lý. Quy định là vậy nhưng thực tế giải quyết tại tòa án hiện nay, từ khi nộp đơn đến khi nhận được quyết định thường kéo dài từ 4, 5 tháng, thậm chí lâu hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, cuộc sống, công việc của các đương sự. Ngay từ khâu nộp đơn, không hiếm trường hợp phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian để sửa đổi, bổ sung đơn từ, hồ sơ theo yêu cầu của bộ phận tiếp nhận; phần vì người dân không nắm rõ quy định nhưng trong đó có cả nguyên nhân do những yêu cầu sửa đổi, bổ sung vô lý, không hợp pháp. Không ít đương sự cảm thấy bực bội, ức chế khi vợ chồng đã mâu thuẫn trầm trọng, kéo dài, đã xác định ly hôn, không thể đoàn tụ nhưng tòa án vẫn triệu tập hòa giải nhiều lần… Chính vì vậy, hiện nay một số Văn phòng luật sư, Công ty luật cũng rất tích cực trong việc hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng các trường hợp thuận tình ly hôn, từ khâu soạn thảo, chuẩn bị, nộp hồ sơ cho đến việc đề nghị Tòa án thực hiện theo thủ tục rút gọn, thời gian giải quyết đã giảm đáng kể, chỉ khoảng 15 ngày. Tuy nhiên, về lâu dài các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu để tối giản hóa thủ tục ly hôn khi các bên đã đồng thuận. Đối với việc thuận tình ly hôn có thể tiến hành hòa giải, giải quyết ở phường, xã mà không cần phải thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án, bởi hơn bất cứ cơ quan nào, chính quyền, đoàn thể địa phương là nơi nắm rõ về tình trạng hôn nhân, cuộc sống gia đình, nguyên nhân mâu thuẫn ... của người dân trong địa bàn; việc tòa án phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng, hòa giải nhiều lần là không cần thiết và rất ít hiệu quả....
LS TRẦN MINH HÙNG