Những hệ lụy tới con cái khi cha mẹ Ly Hôn
Những hệ lụy tới con cái khi cha mẹ Ly Hôn
1. Hút thuốc sớm hơn
Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%. Tác giả nghiên cứu Esme Fuller cho rằng, con số này “rất đáng lo ngại”.
2. Khả năng học toán và giao kết xã hội kém
Năm 2011, Đại học Wisconsin, Madison (Mỹ) tiến hành khảo sát và phát hiện, những em có cha mẹ ly hôn thường bị tụt lại phía sau các bạn đồng trang lứa trong lĩnh vực toán học. Các nhà khoa học lý giải, học toán là một quá trình đòi hỏi tích lũy kiến thức, nếu không được giúp đỡ để tường tận ngay từ đầu, trẻ sẽ khó tiếp thu được kiến thức về sau.Ngoài ra, các em cũng thường trải qua trạng thái hay lo âu, căng thẳng và giao tiếp xã hội kém.
3. Dễ bị bệnh
Nghiên cứu năm 1990 do Jane Mauldon, Đại học California (Mỹ) cho thấy, 35% trẻ em rơi vào hoàn cảnh này có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe, trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình của các trẻ khác là 26%. Mauldon giải thích, stress kéo dài và trầm trọng bởi những thay đổi đáng kể sau cuộc ly hôn của cha mẹ chính là nguyên nhân. Ngoài ra, các em cũng không còn được hưởng sự quan tâm đầy đủ của cả cha mẹ và một môi trường an toàn như trước để phát triển.Nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường trong 4 năm đầu sau ly hôn, nhưng đáng ngạc nhiên hơn là nó cũng gia tăng ngay cả những năm sau đó.
4. Tăng khả năng bỏ học
Một nghiên cứu năm 2010 về vấn đề này cũng chỉ ra những con số thống kê khiến nhiều người lo ngại. Theo đó, 60% các em trải qua những biến cố gia đình to lớn tính tới cả ly hôn, mất mát người thân hay cha mẹ tái hôn, tốt nghiệp trung học khi đã 20 tuổi. Tuy nhiên, khi chỉ tính riêng ly hôn, tỷ lệ là 78%.Trẻ càng nhỏ khi ly hôn xảy ra càng bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều biến cố liên tiếp chẳng hạn, sau hôn nhân đổ vỡ, cha hoặc mẹ đi thêm bước nữa sẽ khiến các em khó khăn hơn trong học hành.
5. Xu hướng phạm tội tăng
Năm 2009, Công ty Luật Mishcon de Reya (Anh) khảo sát 2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu khả quan nào. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha/mẹ, 24% chỉ được chọn sống với hoặc bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội, và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát.
6. Tăng khả năng ly hôn sau này
Nghiên cứu do Nicholas H. Wolfinger từ Đại học Utah (Mỹ) cho thấy, những người có cha mẹ ly hôn nhiều khả năng kết thúc cuộc hôn nhân của chính mình theo cách tương tự khi trưởng thành. Theo khảo sát này, những cặp vợ chồng trong đó một người xuất thân từ gia đình tan vỡ có tỷ lệ ly hôn tăng gấp 2 lần và nếu cả hai cùng chung hoàn cảnh, nguy cơ này gia tăng gấp 3. Ông Wolfinger cho biết, mặc dù luôn khao khát một gia đình đầm ấm dài lâu, họ lại có xu hướng kết hôn sớm khi đang còn tuổi thành niên và tìm kiếm bạn đời có hoàn cảnh tương tự. Đây chính là nguyên nhân khiến họ lặp lại sai lầm như cha mẹ mình.
7. Tăng nguy cơ chết sớm
Nghiên cứu khác kéo dài 80 năm lại đưa ra một thống kê đáng suy ngẫm khác về những hệ lụy hậu ly hôn.Khảo sát bắt đầu năm 1921, theo dấu cuộc đời khoảng 1.500 bé trai và bé gái, khoảng 1/3 số đó có cha mẹ ly hôn hoặc mất đi đấng sinh thành trước tuổi 21. Theo đó, những trẻ xuất thân từ gia đình mà bố mẹ ly hôn có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người còn lại 5 năm. Có nhiều nguyên nhân gây tử vong, bao gồm cả tự nhiên và phi tự nhiên, nhưng nam giới có nhiều khả năng chết vì các vấn đề liên quan tới bạo lực hơn. Nhìn chung, ly hôn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ giảm hơn so với ban đầu và vì vậy, ảnh hưởng tới tuổi thọ.
Mẫu Đơn Đơn Phương Ly Hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ..........., TỈNH .....
Tôi tên : Nguyễn Văn A năm sinh : 19..............................
CMND (Hộ chiếu) số: ............ ngày cấp: .../..../20... nơi cấp : Công an tỉnh...
Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B năm sinh 19......
CMND (Hộ chiếu) số: .......... ngày cấp.../.../20... nơi cấp : Công an tỉnh...
* Nội dung xin ly hôn: (A1) (Các bên trình bày theo hoàn cảnh và lý do thực tế của mình), Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
Vì hai vợ chồng có nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng, hạnh phúc gia đình không có, không thể tiếp tục chung sống.
Cụ thể như sau:
Ngày....tháng....năm...Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và Được UBND xã (phường) ..... huyện( quận) ..... cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ngày ......./...../20/........ Chúng tôi chung sống với nhau hạnh phúc đến đầu năm 20... thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi. Ngày...tháng...năm... Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn.....năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện...giải quyết thủ tục ly hôn.
* Về con chung: (A2) (Ghi thông tin con chung và thỏa thuận quyền nuôi con và trợ cấp cho con nếu có), Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
Chúng tôi có hai con chung:
1. Cháu: Nguyễn Văn Đ Sinh ngày...tháng...năm....
Hiện là học sinh lớp 8B, Trường THCS xã....., huyện......tỉnh....
2. Cháu Nguyễn Thị E Sinh ngày...tháng...năm .......
Hiện học mẫu giáo tại trường mầm non xã....., huyện......tỉnh....
Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:.....VNĐ (bằng chữ.............đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.
* Về tài sản chung: (A3) (Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể đạt được thỏa thuận). Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ về trường hợp các bên đạt được thỏa thuận phân chia tài sản.
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận mục này chỉ cần ghi: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi : "Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia"
Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.
Kính mong Quý Tòa xem xét, giải quyết nguyện vọng của tôi, theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
.................. Ngày ........... tháng........... năm........
Người làm đơn
(Ký tên - Ghi rõ họ và tên)
Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:
+ Phần nội dung đơn ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn .... Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.
+ Phần con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con .... Nếu chưa có con chung ghi chưa có.
+ Phần tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia ... và Nếu không có tài sản chung ghi không có.
+ Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.
Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm
Theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự thì Hòa giải là một trong những thủ tục bắt buộc, là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên trong quan hệ dân sự. Các bên tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện dưới sự trợ giúp của bên thứ ba trung lập nhằm đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất, hạn chế xích mích và xung đột giữa các bên.
Căn cứ Điều 53, 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hòa giải phải được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.
Thành phần phiên hòa giải:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
Trong phiên hòa giải bắt buộc phải có cả hai bên vợ chồng, nếu vắng mặt một trong hai bên thì Tòa án hoãn phiên hòa giải. Khi hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; Đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án;
Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ các nội dung: Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp; Địa điểm tiến hành phiên họp; Thành phần tham gia phiên họp; Ý kiến của các bên vợ chồng; những nội dung đã được các bên thoả thuận, không thoả thuận. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Bạn Có Nên Ly Hôn?
Trước khi đi đến quyết định chia tay, chắc họ có hàng trăm lần dự định chia tay, hàng chục lần viết đơn, có khi vài lần ra tòa. Ai trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh cũng có vết thương nông sâu khác nhau, ít khi lành hẳn. Họ, hẳn chả thể hình dung giây phút tươi cười lên xe hoa, là giây phút gây cho họ nhiều hối tiếc nhất trong đời. Họ đâu ngờ cảnh họ đứng ở tòa án một ngày kia, trải qua những giây phút tệ nhất trong đời, một mình, cạnh một người họ đã từng yêu thương, chăn gối, mà như bị cô đặc bởi buồn đau, căm ghét, tủi hổ, oán hờn. Họ đều là những nhân vật bi kịch. Họ đều là một người thua. Họ, đã không thể giữ nổi, điều họ từng coi là quý giá nhất trên đời.
.
Ai có tội?
Nhiều người tò mò xem ai là người “có tội” khi một cặp ly hôn, mà ít người nghĩ rằng cả hai đều có “tội” y như nhau. Người thứ ba, tác động bên ngoài rất ít khi là nguyên của sự tan vỡ. Thời gian bào mòn khát khao, cơm áo khiến yêu thương chả còn mấy quan trọng, công việc và trăm ngàn nỗi lo lắng đã làm lỏng lơi dần sự gắn bó, rất lâu trước khi hai người bị đẩy ra xa nhau.
Họ quên mất, kể từ khi nào họ đã không còn tâm sự, không còn nhìn nhau kỹ, không còn quan tâm người kia khao khát mong đợi gì. Kể từ khi nào họ thôi nhớ nhau, thôi cần nhau, thôi hạ giọng khi thấy người kia nổi nóng. Kể từ khi nào họ thấy chướng tai, thấy thói hư tật xấu, thấy coi thường, thấy lạnh nhạt, thấy cay nghiệt, thậm chí căm ghét và trở nên xấu tính với người kia.
Họ chả còn nhớ từ khi nào, họ chung sống không vì yêu thương nhau…họ ngủ chung giường, hoặc khác phòng, họ ăn cơm cùng nhau hoặc không, nhưng giữa họ, không còn sẻ chia, tin tưởng. Không còn hy vọng vào tương lai sẽ vui hơn. Họ, như hai người khách lạ vì bão tố mà dạt vào cạnh nhau, cả hai vì sợ mưa gió ngoài kia mà ở lại bên nhau. Họ đều mơ mộng một niềm vui khác, một cuộc đời khác , hay một người khác.
Có nên ly hôn?
Càng ngày càng nhiều người cô đơn trong hôn nhân hơn người thực sự độc thân. Hôn nhân, ngày một lộ ra những điều mâu thuẫn, mô hình một vợ một chồng chung thủy bên nhau suốt đời không phải là mô hình thành công cho số đông. Chỉ có rất ít cặp vợ chồng đang chung sống thực sự là một nửa của nhau. Rất nhiều cuộc hôn nhân tồn tại trong chán chường, vì cả hai ít dám nhìn ra sự thật, tìm ra giải pháp cho mình. Vì mỗi người đều có những sợi dây níu, chằng chịt, họ đều có những yếu đuối, lệ thuộc. Có người lệ thuộc thể xác, có người lệ thuộc vật chất, có người, lệ thuộc thói quen, có người lệ thuộc sĩ diện. Họ thường chịu đựng mối duyên nhạt, vì họ chả còn mấy niềm tin vào hạnh phúc. Tôi nhớ mãi một truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, có tên “Mười ngày”. Câu chuyện này khi đọc nó, bạn thấy sự thật đắng cay, sự thật xấu xí của hôn nhân không tình yêu, sự gắn bó thể xác chỉ khiến hai người xấu xa hơn nếu gắn bó cùng nhau.
Ly hôn mất gì ?
Ly hôn là một quyết định dũng cảm, để giải thoát nhau khỏi nhiều nỗi khổ. Nhưng khi ly hôn, nỗi sợ hãi lớn nhất là nỗi âu lo về những đứa con. Họ sợ họ lấy đi của con một gia đình, sợ con họ thiệt thòi, sợ con hư, họ sợ, họ không thể ở một mình. Họ sợ mất đi những tiện nghi vật chất. Họ sợ tranh giành tài sản hay con cái. Họ sợ phơi bày nỗi ê chề riêng tư cho mọi người nhìn thấy. Họ sợ bố mẹ họ buồn bã thất vọng. Họ sợ nhiều đến mức, họ dùng dằng rất lâu…
Họ, mất rất nhiều thời gian, nhiều nước mắt để nhận ra, họ có luôn có cơ hội hạnh phúc. Họ, chỉ cần hỏi một câu. Người này có phải là người cho ta hy vọng? Cho ta một tương lai? Cho ta tuổi già bên nhau đầm ấm?
Họ sẽ rất khó trả lời các câu này, vì các nỗi sợ hãi thường lấn át cả sự thật mà ta thường lảng tránh. Rằng ta đã bị bỏ rơi từ lâu, lạnh nhạt từ lâu, hôn nhân ta đã hỏng từ lâu.
Thế nào là ly hôn hạnh phúc?.
Ly hôn hay sống vì con?
Ly hôn, bao giờ cũng là quá trình đau đớn nhất, chỉ thua sự mất mát người thân. Ly hôn, không bao giờ vui, vì nó bóc trần cho ta thấy mọi thứ xấu xí nhất của ta và của người. Nhưng ly hôn lại mở ra một khe cửa hẹp le lói hạnh phúc, một sớm mai kia, ta có thể thức dậy một mình, lòng bình an, nhẹ nhõm. Ta nghe tiếng chim hót, thấy trời xanh, ta cảm thấy mọi vật tươi mới vì lòng ta hết đau khổ. Ta thực sự được tự do. Và ta trả lại tự do cho người. Ai cũng có quyền được yêu được hạnh phúc, nên ly hôn là hạnh phúc, nếu hết thương, hết trọng, hết coi nhau là đồng bọn gan ruột của nhau. Ly hôn, không ai phải nói dối ai, căm ghét ai, hầu hạ ai, không ai phải hy sinh vì mình. Không ai phải khóc thầm, không ai phải ghen tuông hay bẽ bàng, không ai phải sợ hãi những mất nát vô hình. Không hay hăm doạ hay bắt nạt ai.
Ly hôn hạnh phúc, giúp bản thân, bố mẹ, con cái, người thân hạnh phúc hơn. Có thể mất một vài năm. Nhưng hãy tin tôi, bạn sẽ có một cuộc đời mới, có thể không bằng cuộc đời cũ, nhưng thư thái bình an hơn.
Ly hôn làm bạn trưởng thành và đổi thay. Ly hôn làm bạn thấu hiểu con người hơn, biết rõ về các mối quan hệ hơn, dễ thành công hơn trong cả công việc lẫn cuộc sống, nếu bạn biết quên đi, sự đau đớn và tổn thương của hôn nhân.
Những quyền lợi mà phụ nữ được đảm bảo sau khi ly hôn
Những quyền lợi mà phụ nữ được đảm bảo sau khi ly hôn
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay tình trạng ly hôn ngày càng xảy ra phổ biến bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. nhận thức được tình trạng trên Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định khá chi tiết về những quyền được pháp Luật đảm bảo khi người phụ nữ ly hôn. Sau đây mình xin tổng hợp lại nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về những quyền lợi trên nhé.
Thứ nhất, về quyền nuôi con
Căn cứ theo Koản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, con bạn năm nay 2,5 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thứ hai, chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn.
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Như vậy, khi ly hôn, bạn và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi (có tính đến một số yếu tố như công sức đóng góp, tạo lập tài sản, hoàn cảnh của mỗi bên…) còn tài sản riêng của ai thì người ấy sở hữu.
Thứ ba, quyền lưu cư:
Căn cứ Điều 63 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Thứ tư, về việc cấp dưỡng
Căn cứ quy định tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.
Nếu nói bảo vệ quyền lợi của phụ nữ sau khi ly hôn thì những quy định trong pháp luật Việt Nam chỉ mới đáp ứng ở nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất chứ chưa thực sự bảo vệ tối đa quyền lợi phụ nữ. Pháp luật các nước phương Tây, nơi trẻ em và phụ nữ được xã hội hết sức bảo vệ còn có những quy định mà khi cân nhắc đến vấn đề ly hôn hay tiếp tục khiến các ông chồng phải đau đầu suy nghĩ.
Đơn cử như họ có quy định bồi thường về tuổi thanh xuân bị mất trong quá trình làm vợ, làm mẹ. Và số tiền bồi thường này thường rất lớn, tập trung vào các trường hợp ly hôn của những người nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh, ca nhạc có thu nhập cao nhưng thời gian dành cho gia đình bị hạn chế, công việc dạy dỗ con cái và việc nhà giao trọn cho người vợ đảm trách.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)