Luật Sư Ly Hôn

Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Quận 5

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định theo các trường hợp sau:

Trường hợp cả vợ/chồng thuận tình ly hôn (không có yếu tố nước ngoài), (căn cứ điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTDS), thì vợ/chồng có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả anh/chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú ở 2 nơi khác nhau thì anh/chị sẽ thỏa thuận nộp đơn kiện tại TAND quận (huyện) nơi của ông hoặc bà có hộ khẩu thường trú, tạm trú.

Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài thẩm quyền giải quyết do TAND cấp tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (Điều 34 BLTTDS) nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú.

Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là:

Đối với hôn nhân không có yếu tố nước ngoài: (Điều 33 BLTTDS) cơ quan có thẩm quyền giải quyết TAND quận (huyện) nơi cả vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú ở 2 nơi khác nhau thì đơn kiện sẽ nộp tại TAND quận (huyện) nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS giải quyết ), hoặc nếu thỏa thuận được thì đơn của vợ/chồng có thể nộp tại TAND quận (huyện) nơi nguyên đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS)

Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết do TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết (Điều 34 BLTTDS) nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú

2.Thời hạn giải quyết:

Căn cứ (Điều 171 BLTTDS, điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTDS) thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa (nghĩa là 6 tháng) (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 BLTTDS).

3. Thủ tục ly hôn:

Căn cứ Điều 164,165 BLTTDS. Khi anh/chị làm thủ tục ly hôn thì các giấy tờ cần thiết để giải quyết về ly hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Nếu có con chung (giấy khai sinh của con); Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/chung của vợ/chồng (nếu có); Giấy tờ về nhân thân của vợ/chồng như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú.

Trình tự thủ tục ly hôn:

-     Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết;

-     Tòa án thụ lý đơn, xem xét đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người viết đơn ly hôn;

-     Người xin ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án;

-     Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, vụ án ly hôn chính thức được Tòa án giải quyết.

Hồ sơ bao gồm:

-     Đơn xin ly hôn

-     Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính);

-     Bản chính giấy chứng nhận kết hôn ( trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

-     Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

-     Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

-     Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;

-     Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Thời gian giải quyết ly hôn:

-     Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng;

-     Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 1-2 tháng.

Trân trọng

Dịch Vụ Ly Hôn Trọn Gói

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

Trí Tuệ Luật xin tư vấn ly hôn tốt nhất như sau:

Thẩm quyền giải quyết vụ án đơn phương ly hôn là Tòa án Nhân dân quận, huyện nơi người bị ly hôn đang sinh sống. Hộ khẩu chỉ là tài liệu thể hiện việc quản lý hành chính về dân cư. Không phải bạn nhập hộ khẩu về nhà chồng thì Tòa án Nhân dân nơi có hộ khẩu giải quyết. Nếu người chồng không sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thì Tòa án nơi đó cũng không có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay chồng bạn định sinh sống ở đâu (có đăng ký tạm trú) thì Tòa án quận huyện nơi người chồng tạm trú có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm: Chứng minh Nhân dân, hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao công chứng), đăng ký kết hôn bản chính, giấy khai sinh của các con, đăng ký tạm trú, các giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia…

Trong trường hợp người chồng giữ tất cả các giấy tờ bản chính thì người vợ phải đi xin bản sao đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh ở các cơ quan đã đăng ký trước đây. Đối với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, nơi tạm trú của người chồng bạn phải xin được xác nhận của cơ quan công an về nơi cư trú của người chồng.

Sau khi bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý vụ việc và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Làm Thế Nào Để Được Nuôi Con Khi Ly Hôn?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

Cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn?

Trong cuộc sống hôn nhân, vì nhiều lý do khác nhau mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống và duy trì quan hệ hôn nhân được nữa. Có lẽ đối với nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn việc được Tòa án công nhận quyền nuôi dưỡng con mình sau ly hôn là vô cùng quan trọng, theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì để giành được quyền nuôi con cha hoặc mẹ phải chứng minh được mình có đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, cha, mẹ phải chứng mình bằng cách nào? Chứng minh những vấn đề gì để Toa án công nhận quyền nuôi con cho mình?. Sau đây các luật sư của luật sư Gia Đình sẽ tư vấn cho bạn về cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con sau ly hôn.

– Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con muốn ở với cha hoặc mẹ thì Tòa án sẽ cân nhắc để cháu được ở với người đó, trên thực tế có nhiều trường hợp con muốn ở với mẹ nhưng vì mẹ không có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng cho con thì Tòa án sẽ quyết định giành quyền nuôi con cho bố nếu như bố có đủ điều kiện để chăm sóc con.

Chứng minh về kinh tế:

– Khi xem xét đến yếu tố kinh tế để công nhận quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một thàng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

– Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội. Nếu cha, mẹ thường xuyên đánh đập con cái, sống không chan hòa với làng xóm thì chắc chắn Tòa án sẽ không công nhận quyền nuôi con cho người đó.

– Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con:

Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Đó chỉ là một trong những cách để chứng minh đủ điều kiện nuôi con sau ly hôn của cha và mẹ, khi xem xét vấn đề này Tòa án sẽ phân tích kỹ lưỡng và toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo rằng người con được hưởng những thứ tốt nhất từ người chăm sóc mình sau khi ly hôn.

Rõ ràng, việc cha, mẹ ly hôn là một ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và cuộc sống của con cái, nếu như người chăm sóc con sau ly hôn không tốt thì sẽ càng tác động hơn nữa đến cuộc sống của con cái.

Trên đây là tư vấn của VPLS GIA ĐÌNH về cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của vpls GIA ĐÌNH để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Quận Bình Tân - TP.HCM

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

  • 1. Trình tự xin ly hôn đơn phương quận Bình Tân:

    Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

    Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;

    Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

    Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

    thành lập công ty tại hải dương

    2. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương quận Bình Tân:

    Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

    Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử./.

    3. Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn ly hôn đơn phương quận Bình Tân gồm có:

    - Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

    - Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

    - Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);

    - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

  • Ly hôn nhanh thuận tình tại Quận Bình Tân

  • Ly hôn nhanh tại Quận Bình Tân. Hướng dẫn thủ tục ly hôn (ly dị) đơn phương, ly hôn đồng thuận (thuận tình), tranh chấp tài sản, con cái

  • Ly hôn nhanh tại Quận Bình Tân

    Tòa án Nhân dân Quận Bình Tân chỉ thụ lý vụ án ly hôn khi xác định được . Bị đơn (người bị ly hôn) là người đang cư trú hoặc có nơi làm việc thuộc địa bàn huyện Thanh trì. Sau khi Nguyên đơn nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Nếu không có tranh chấp về tài sản, tạm ứng án phí là 200.000 đồng. Nếu có tranh chấp, tạm ứng án phí là ½ số tiền án phí và tính theo công thức sau:

    Giá trị tài sản có tranh chấp

    Mức án phí

    a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

    200.000 đồng

    b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

    5% giá trị tài sản có tranh chấp

    c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

    20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

    d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

    36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

    đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

    72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

    e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

    112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

    • Hồ sơ tài liệu gửi kèm theo Đơn ly hôn gồm:

    1. Bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Nếu mất bản chính phải có bản sao của UBND nơi đăng ký kết hôn trước đây cấp

    2. Bản sao Giấy khai sinh của các con

    3. Bản sao CMND, hộ khẩu. Nếu không có phải có xác nhận của cơ quan công an nơi thường trú hoặc tạm trú

    4. Bản sao có công chứng giấy tờ nhà đất, tài sản, giấy vay nợ...

    5. Biên bản hòa giải giải quyết việc thuận tình ly hôn của cơ quan, gia đình, địa phương (nếu có)

    Luật sư tư vấn: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam (hay còn gọi là người nước ngoài) là một quy trình khá phức tạp. Nếu bạn muốn kết hôn với một ai đó mà không phải quốc tịch Việt Nam, bạn nên nhờ các luật sư tư vấn cho bạn để thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn suôn sẻ hơn. 

Luật Sư Tư Vấn Với Chồng/Vợ Mất Tích

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

Khoản 1, Điều 89 quy định căn cứ ly hôn: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”. Vợ chồng chị gái bạn kết hôn nhưng chồng chị gái bạn đã bỏ nhà đi hơn 3 năm cho đến thời điểm hiện tại chưa về, như vậy là thời gian ly thân của vợ chồng chị gái bạn tương ứng với số thời gian chồng chị gái bạn bỏ đi, và chồng chị gái bạn cũng đã có con với người khác.

Như vậy, theo quy định điều luật ở trên tình trạng hôn nhân của vợ chồng chị gái bạn là trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định cho ly hôn. Vì vậy, bạn đơn phương xin ly hôn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.

III. Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn:

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống.

Do vậy, để được tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bên nguyên đơn chứng minh được nơi bị đơn thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống, hoặc nơi người này làm việc. Nếu thấy bị đơn thay đổi địa chỉ, không còn cư trú hoặc làm việc tại địa phương nữa mà thực tế đang cư trú hoặc làm việc tại địa phương khác, tòa án đang thụ lý sẽ chuyển vụ án cho tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc để tiếp tục giải quyết vụ án.

Do vậy, trong trường hợp cụ thể của chị gái bạn, Tòa án nơi chị gái bạn đang cư trú không thuộc thẩm quyền giải quyết cho ly hôn, Tòa án nơi cư trú của bị đơn (nơi cư trú của chồng chị gái bạn) mới có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, do chị gái bạn không biết rõ nơi cư trú của chồng bạn ở đâu nên rất khó xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu bạn nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nơi bạn đang cư trú, Tòa sẽ không thụ lý giải quyết và trả lại đơn theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án ly hôn được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ thuộc về các đương sự.

Vì vậy, bạn nên tìm kiếm nơi cư trú của chồng chị gái bạn và cung cấp thông tin cho Tòa án để giải quyết việc ly hôn được nhanh chóng, nếu trong quá trình tìm kiếm không đạt kết quả chị gái bạn  có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích, sau đó yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn theo Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Khoản 2 Điều 89 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.

Điều 78 Bộ luật Dân sự quy định: Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

Sau 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên mà người bỏ đi vẫn không trở về hoặc có tin tức báo về thì tòa sẽ họp xét đơn yêu cầu tuyên bố công dân mất tích. Sau khi tòa án tuyên bố người mất tích, bạn mới được làm đơn xin ly hôn.

Mẫu đơn yêu cầu thông báo tìm người vắng mặt ở nơi cư trú có nội dung và hình  thức của một đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------***---------
 
 

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/V: .............................................)
 
 
                    Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN .....................,
 
Họ và tên người yêu cầu:
1.............................................................................................................. Sinh năm:........................
Nghề nghiệp:...................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.........................................................................................................................
Nơi cư trú:........................................................................................................................................
2.............................................................................................................. Sinh năm:........................
Nghề nghiệp:....................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.........................................................................................................................
Nơi cư trú:........................................................................................................................................
 
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:........................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
1.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
3.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

Tài liệu kèm theo đơn:
-         ......................(bản chính)
-         ......................(bản sao)
-        ........................ (phô tô công chứng)
 
Hà Nội, ngày......tháng......năm 200...
Người yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Ngoài ra khoản 2 điều 78 Bộ luật Dân sự cũng có quy đinh:

“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.”

Theo những quy định pháp luật nêu trên thì chị sẽ được phép đề nghị ly hôn sau khi Tòa án tuyên bố chồng chị mất tích.

Đối với việc tuyên bố người mất tích, bộ luật Dân sự 2005 khoản 1 điều 78 quy định các điều kiện sau:

“Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Tính đến nay, chồng chị đã biệt tích trên hai năm nếu sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm cũng không quay trở về thì đã đủ điều kiện để bị tuyên bố là mất tích. Vậy sau khi yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú của chị được giải quyết mà chồng chị vẫn không trở về, chị có thể thực hiện tiếp theo yêu cầu thông báo chồng chị mất tích. Mẫu đơn bao gồm các nội dung của “mẫu  đơn yêu cầu giải quyết sự việc dân sự” nêu trên. Sau khi được giải quyết và chồng chị bị tuyên bố là mất tích chị có thể xin đơn phương ly hôn.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006