Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?
Đất là một trong những tài nguyên vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người. Khi mà dân số ngày một gia tăng, thị trường bất động sản ngày càng nóng lên thì những vụ tranh chấp đất đai cũng tăng nhanh và càng thêm căng thẳng. Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ phổ biến mà còn rất đa dạng về cả chủ thể lẫn nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, trong bài viết này Văn phòng Luật xin chia tranh chấp đất đai thành 2 dạng cơ bản để mọi người dễ nắm bắt gồm:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai là người có quyền sử dụng hợp pháp với một mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này, thường có các vấn đề chính gồm tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp đòi lại đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế….
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như: tranh chấp trong việc cho thuê quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư….
LS TRẦN MINH HÙNG
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp về đất đai phải thông qua hoà giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây.
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Để lập hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng mua bán đất, Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật
- Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng hoặc chứng thực)
- Biên bản hòa giải không thành của UBND xã, phường, thị trấn
- Tài liệu khác liên quan đến việc tranh chấp đất đai (nếu có, ví dụ: bản vẽ hiện trạng nhà đất, chứng thực thực hiện nghĩa vụ tài chính; hồ sơ trích đo địa chính…).
Lưu ý khi nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
Khi nộp hồ sơ để giải quyết các tranh chấp đất đai, các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần ghi nhớ một số lưu ý như:
1. Các tài liệu gửi kèm đơn đều phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.
2. Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp cần được gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Văn phòng luật Sư - đơn vị tư vấn tranh chấp đất đai uy tín hàng đầu
Tranh chấp đất đai hiện đang là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên. Do đó, thay vì tự chuẩn bị hồ sơ, hiện nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức đang có xu hướng tìm đến các đơn vị tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai uy tín như Văn phòng luật Hà Trần.
Đến với Công ty Luật Hà Trần, bạn sẽ được các luật sư giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ và xử lý các hồ sơ tranh chấp khó. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần làm hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai.