Thủ tục hưởng thừa kế của người ở nước ngoài
1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài
Hưởng thừa kế của người đang ở nược ngoài ngày nay rất phổ biến,
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài
2. Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật
Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định:
- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
- Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
- Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.
Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau:
- Cách thứ nhất:
Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế.Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).
Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường.Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế.Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.
- Cách thứ hai:
Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.
3. Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài
a. Chỉ được nhận thừa kế giá trị nếu di sản thừa kế là bất động sản
Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam(không phải là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước)thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (Điều 186, Luật Đất đai 2013).
b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.
Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).
c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài
Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.
- Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau
- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);
- Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;
- Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).
- Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ
Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)………..thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận(huyện).
Tôi là (ghi rõ họ và tên): ....................................................
Sinh ngày: ...../...../...........
Chứng minh nhân dân số: ......cấp ngày .../..../...... tại ........
Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ...
Là ……..của ông/bà………………………………………
( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo ………………………………………………………
(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Nếu nhiều người cùng đề nghị nhận thừa kế thì ghi như sau:
Chúng tôi là :
1. (ghi rõ họ và tên): ...............................................
Sinh ngày: ...../...../...........
Chứng minh nhân dân số: ................cấp ngày .../..../...... tại ....
Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ...
Là ……..của ông/bà…………………………………………
(ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo …………………………………………………………
(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
2. (ghi rõ họ và tên): ...............................................
Sinh ngày: ...../...../...........
Chứng minh nhân dân số: ........cấp ngày .../..../...... tại ..........
Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ...
Là ……..của ông/bà…………………………………………
( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo …………………………………………………………
(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
3. (ghi rõ họ và tên): ...............................................
Sinh ngày: ...../...../...........
Chứng minh nhân dân số: ................cấp ngày .../..../...... tại ...
Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) ...
Là ……..của ông/bà…………………………………………
( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo …………………………………………………………
(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Tôi (chúng tôi) là người thừa kế của ông(bà) .............. chết ngày .../..../........... theo Giấy chứng tử số..........do Uỷ ban nhân dân ............cấp ngày.../..../........ Tôi (chúng tôi) xin đề nghị nhận thừa kế của ông(bà) ...............để lại như sau:
(Trong phần này phải ghi rõ: di sản để lại và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)
.....................................................………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan:
+ Những thông tin đã ghi trong Văn bản đề nghị nhận thừa kế này là đúng sự thật;
+ Ngoài tôi (chúng tôi) ra, ông(bà) ................................ không còn người thừa kế nào khác;
+ Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do tôi (chúng tôi) tự nguyện lập.
Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.
Người đề nghị nhận thừa kế (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC
Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.……………………………………………...)
(Trường hợp chứng thực ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu chứng thực được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện) ………...…. thành phố Hồ Chí Minh.
(Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân)
Tôi (ghi rõ họ tên, chức vụ của người thực hiện chứng thực) ……………quận (huyện) ………...….thành phố Hồ Chí Minh.
Chứng thực:
- Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do ông(bà) ............................................. lập;
- Tại thời điểm chứng thực, người (những người) đề nghị nhận thừa kế có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; người (những người) đề nghị nhận thừa kế cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung văn bản đề nghị nhận thừa kế và cam đoan khụng cũn người thừa kế nào khác
- Sau khi thực hiện niêm yết nội dung đề nghị nhận thừa kế tại .................. từ ngày ......... tháng ..... năm ..... đến ngày ....... tháng ......... năm ......... Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………..thành phố Hồ Chí Minh không nhận được khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc có thêm người thừa kế khác hoặc liên quan đến di sản;
- Nội dung đề nghị nhận thừa kế phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người (những người) đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;
- Văn bản đề nghị nhận thừa kế này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ........trang), cấp cho người (những người) đề nghị nhận thừa kế ........... bản chính; lưu tại Phòng Tư pháp một bản chính.
Số chứng thực ......……….., quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.
Người có thẩm quyền chứng thực
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Trân trọng!
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.