Xây Nhà Trên Đất Cha Mẹ Cho Giờ Anh Em Kiện Chia Thừa Kế
Thứ nhất: Xác định người thừa kế được hưởng di sản do bố mẹ để lại:
Hai mảnh đất mang tên bố mẹ bạn thì khi bố mẹ bạn mất, nếu không để lại di chúc thì di sản được chia thừa kế theo pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất mà bố mẹ bạn được ông bà bạn tặng cho hiện nay đã đứng tên bố mẹ bạn nên theo quy định tại khoản 2 điều 467 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” Như vậy, việc tặng cho tài sản là mảnh đất trên giữa ông bà bạn và bố mẹ bạn đã có hiệu lực kể từ thời điểm bất động sản trên mang tên của bố mẹ bạn. Khi đó bố mẹ bạn mất thì tài sản trên là di sản thừa kế của bố mẹ bạn. Khi đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”.
Khi bố mẹ bạn mất di sản thừa kế được chia đều cho những người thừa kế thứ nhất gồm ông bà bạn, bạn và con đẻ, con nuôi của người chết.
Thứ hai: Chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Thời điểm cha mẹ của bạn chết mà ông, bà nội của bạn vẫn còn sống nên theo điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng ½ giá trị căn nhà của cha bạn là 03 người gồm: ông nội của bạn, bà nội của bạn, và bạn, tức là mỗi người được hưởng 1/6 giá trị căn nhà; những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng ½ giá trị căn nhà của mẹ của bạn là 01 người gồm: bạn (giả sử ông bà ngoại của bạn đã chết trước khi mẹ bạn qua đời).
Như vậy, phần tài sản mà ông nội của bạn được hưởng trên phần di sản của cha của bạn để lại, tức 1/6 giá trị căn nhà.
Do đó, khi ông nội của bạn chết và không để lại di chúc thì 1/6 giá trị căn nhà này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các người con còn lại của ông nội của bạn, bà nội của bạn vì những người này thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005.
Như trên đã phân tích thì có thể thấy rằng kỷ phần mà bạn được thừa kế là lớn hơn rất nhiều so với kỷ phần mà các con của ông, bà nội của bạn hưởng.
Hiện tại, các con của ông, bà nội của bạn đòi bán căn nhà đó để chia thừa kế mà bạn muốn giữ lại căn nhà thì theo quy định tại khoản 2 Điều 685 BLDS 2005 thì các bạn có thể thỏa thuận với họ về việc định giá căn nhà để xác định giá trị bằng tiền của phần tài sản của mỗi người, từ đó các bạn thỏa thuận thanh toán cho họ để các bạn sở hữu căn nhà này.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì vụ việc trở thành tranh chấp và có quyền yêu cầu tòa án giải quyết căn cứ theo Luật Đất Đai 2013, Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho cuộc thi Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín, bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng cho thân chủ.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)