Luật Sư Tranh Tụng

Luật sư Chuyên Tranh Tụng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Giải quyết tranh chấp tiền tố tụng:

  • Đánh giá toàn diện trong đó bao gồm các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp;

  • Tư vấn cho khách hàng các giải pháp để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh chóng;

  • Đề xuất các phương án đàm phán cho khách hàng trên cơ sở xác định vị thế đàm phán của khách hàng; tham gia cùng khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc, đàm phán với bên thứ ba;

  • Tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng trong việc soạn thảo giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

  • Phân tích và đánh giá về thế mạnh và điểm yếu của các bên trong vụ việc tranh chấp, tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp;

  • Đại diện khách hàng trong việc đàm phán và giải quyết tranh chấp với các đối tác trước hoặc trong quá trình tố tụng;

  • Đại diện theo ủy quyền và/hoặc làm luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án/vụ việc dân sự, kinh doanh thương mai, lao động và hành chính;

  • Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm hoặc bảo vệ quyền lợi của nạn nhân trong các vụ án hình sự.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài:

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện và thực hiện các thủ tục khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền;

  • Tham gia tố tụng tại tòa án các cấp hoặc trọng tài theo yêu cầu và trên cơ sở ủy quyền của khách hàng;

  • Đại diện cho khách hàng liên hệ, làm việc với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp, để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự gồm:

  • Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, gồm động sản và bất động sản;

  • Giải quyết tranh chấp về ký kết và thực thi hợp đồng dân sự, kể cả có yếu tố nước ngoài;

  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động, đại diện cho cả người lao động và người sử dụng lao động;

  • Giải quyết tranh chấp về thừa kế;

  • Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng;

  • Giải quyết tranh chấp về phạt vi phạm hợp đồng:

  • Giải quyết tranh chấp về ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, tài sản khi ly hôn, cấp dưỡng, truy nhận cha cho con;

  • Giải quyết các tranh chấp về bất động sản, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

  • Giải quyết tranh chấp về bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Tòa Án Nhanh Giải Quyết Vụ Án

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ..........................................................................................................

Người khiếu nại: bà Nguyễn Thị Linh Chi, sinh năm: 1967

Địa chỉ: ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhớn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ

Người bị khiếu nại: TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. CẦN THƠ

Địa chỉ: 12 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Nguyên vào ngày 21/4/2014 tôi có khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP Cần Thơ để yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ tôi là Nguyễn Thị Hồng Châu để lại và yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho giữa bà Châu với bà Yến, bà Trang, hủy giấy chứng nhận cấp cho bà Nguyễn Thị Linh Trang, bà Ngô Thị Hồng Yến do bà Châu, bà Yến giả mạo chữ ký trên hợp đồng tặng cho ngày 30/10/2009 của bà Châu dối với thửa đất số 27, diện tích: 1.325m2, giấy CNQSDĐ số 0006 do UBND huyện Châu Thành cấp ngày 3/6/1996 cho bà Châu,nhà đất tọa lạc tại: xã ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhớn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Thưa Qúy cơ quan có thẩm quyền.

Vụ án của tôi được tòa án nhân dân TP Cần Thơ thụ lý giải quyết từ 2014 theo thông báo thụ lý số 20/2014/TLST –DS ngày 16/6/2014 đến nay đã hơn 4 năm nhưng tôi không hiểu vì lý do gì mà Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không chịu đưa vụ án ra xét xử cho tôi. Trong khi vụ án có chứng cứ và chứng từ, hợp đồng rõ ràng bà Yến, Trang giả mạo chữ ký mẹ tôi, nội dung như ban ngày ban mặt ai cũng biết nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã không giải quyết cho tôi.

Theo quy định Luật tố tụng dân sự 2003 và cả 2015 thì thời hạn giải quyết vụ án dân sự chỉ từ 2- đến 4 tháng. Nếu phức tạp thì cũng không quá 8 tháng nhưng vụ án của tôi đến nay đã hơn 4 năm thì liệu Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không khách quan, không minh bạch hay đã bao che cho bị đơn là bà Yến, bà Trang hay đã có hành vi thiên vị, bênh vực cho bị đơn nên cố tình kéo dài gây khó khăn cho tôi khi biết tôi ở Đài Loan đi lại về khó khăn tốn kém. Tôi lấy chồng nước ngoài và căn nhà trên đất nêu trên tôi đã gửi tiền về xây nhà cho mẹ ở và để sau này về già tôi về ở tại Việt Nam nhưng các chị em tôi đã ngang nhiên làm giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt tài sản phần thừa kế tôi được hưởng.

Cụ thể, theo Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ – HĐTP tại Điều 14 đó là:

“Điều 14. Thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 của BLTTDS

Điều 179 của BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; do đó, các thời hạn quy định trong Điều này đều được tính trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính như sau:

1. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

a) Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

– Bốn tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;

– Hai tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của BLTTDS.

b) Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

– Sáu tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;

– Ba tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31của BLTTDS.

c) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này mà phiên toà không được mở trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng, thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng trường hợp được cộng thêm tối đa là một tháng nữa.

2. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa.

3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTDS mà thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS, thì cần phải báo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 179 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS.

a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

c) “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến,… nên cản trở Toà án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.”

Căn cứ các quy định trên thì vụ án tôi đến nay đã hơn 04 năm cho dù có phức tạp, trở ngại khách quan, có lý do chính đáng...thì đến nay cũng đã quá thời hạn đã lâu nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ cố tình “ém” vụ án tôi kéo dài để tôi nản mà bỏ cuộc để bà Trang, Yến...được cơ hội chiếm đoạt nhà và phần thừa kế của tôi của thửa đất nêu trên.

Tôi được rất nhiều luật sư, thẩm phán các quận huyện tài Cần Thơ và tại TPHCM tư vấn rằng không có bất kỳ vụ án nào kéo dài tới hơn 4 năm mà không xét xử làm tôi hết sức bức xúc và tức giận.

Quyền lợi của tôi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không giải quyết mà đùn đẩy trách nhiệm như quả bóng trách nhiệm đá cho nhau để lừa dối tôi.

Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không công tâm giải quyết thì làm sao giải quyết vụ án làm sao xét xử bảo vệ quyền lợi cho dân chúng tôi. Vụ án làm tôi tốn bao công sức tiền bạc khi phải bay đi bay về liên tục hơn 04 năm nay gây uất ức cho tôi và gia đình tôi cũng như dư luận quanh nhà tôi.

Nay bằng đơn này, tôi kính mong Qúy cơ quan có thẩm quyền, kính mong Chánh án nhân dân tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM, ông Bí thư TP Cần Thơ, các cấp lãnh đạo, cơ quan có thẩm quyền, Viện kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ , các đơn vị báo chí trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình ra văn bản chỉ đạo Chánh án tòa án nhân dân TP Cần Thơ nhanh chóng đưa vụ án của tôi ra xét xử nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

Kính mong Quý cơ quan xem xét giải quyết, chỉ đạo vụ án giải quyết.

Trân trọng cảm ơn

                                                          Cần Thơ, ngày   tháng   năm 2018

                                                                   Người khiếu nại

Đính kèm:

Giấy chứng nhận, hợp đồng tặng cho, các biên bản hòa giải, thụ lý, hồ sơ liên quan vụ án.

Mẫu Đơn Phản Tố Trong Tố Tụng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

                                                                               Tp.HCM ngày … tháng …. Năm 2018

ĐƠN PHẢN TỐ

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 11, TP. HCM

NGƯỜI PHẢN TỐ:

Họ tên                        :

Sinh năm                    :

CCCD số                    :

Địa chỉ thường trú    :

Tôi là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” theo thông báo thụ lý vụ án số: 186/2017/TB-TLVA ngày 05/10/2017 của Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM.

NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:

Họ tên                        :

Sinh năm                    : 1948

Địa chỉ thường trú    :

Là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” theo thông báo thụ lý vụ án số: 186/2017/TB-TLVA ngày 05/10/2017 của Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM

Nội dung phản tố:

Ngày 05 tháng 10 năm 2017 Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM có thông báo về việc đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản” nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1948 nội dung vụ kiện và yêu cầu của bà Hồng là buộc tôi cùng gia đình rời khỏi và bàn giao căn nhà số ……………………………………..

Tôi và bà Nguyễn Thị Thu Hồng có mối quan hệ là mẹ con ruột với nhau. Bà Hồng là chủ sở hữu nhà đất tọa lạc tại địa chỉ: …………………………………… GCN QSDĐ hồ sơ gốc số: 2874/2008/ UB.GCN do UBND quận 11 cấp ngày 01/8/2008 do bà Hồng đứng tên.

Trước khi thực hiện xây dựng, sửa chữa căn nhà đang tranh chấp, thì bà Hồng là mẹ ruột của tôi có đồng ý cho tôi được phép xây dựng, sửa chữa nhà ở riêng trên phần diện tích thuộc quyền sở hữu của bà Hồng để tôi ổn định nơi ở, do mối là mẹ con ruột, tin tưởng nhau nên không lập giấy tờ gì về việc đồng ý trên. Do bà Hồng là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi lập hợp đồng thi công xây dựng công trình nhà ở trên với công ty TNHH TMDVXD VÕ CÔI thì bà Hồng đứng tên, nhưng người ký hợp đồng là tôi ký chứ không phải bà Hồng, vì tôi là người bỏ tiền và chi phí cho việc xây dựng, sửa chữa nhà nêu trên.

Hơn nữa, chi phí trong quá trình xây dựng căn nhà nêu trên do tôi và con là ông Nguyễn Bá Phúc đầu tư bỏ tiền ra; tất cả các phiếu thu, phiếu giao nhận hàng, hợp đồng kinh tế ký kết ngày ngày 06/12/2014 và Hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015, phiếu tạm ứng Công ty TNHH VÕ CÔI .. đều do tôi và ông Phúc ký tên, đóng tiền chứ không phải bà Nguyễn Thị Thu Hồng. Tổng chi phí đầu tư hoàn thiện căn nhà là: 1.400.000.000đồng (một tỷ bốn trăm triệu đồng).

Việc bà Hồng yêu cầu cả gia đình tôi ra khỏi nhà và bàn giao lại căn nhà …………………………..đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống gia đình tôi, và gây thiệt hại rất lớn vì tôi đã bỏ ra số tiền rất lớn để xây dựng, sửa chữa căn nhà trên. Vì vậy chúng tôi không đồng ý với yêu cầu trên của bà Hồng. Tuy nhiên nếu chúng tôi bàn giao lại căn nhà nêu trên thì chúng tôi yêu cầu bà Hồng phải hoàn trả lại số tiền: 1.400.000.000đồng chi phí mà tôi đã đầu tư bỏ ra xây dựng, sửa chữa căn nhà nêu trên và tiền hỗ trợ để chúng tôi tìm nơi ở mới.

Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:

-         Yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Hồng hoàn trả lại cho tôi số tiền: 1.047.560.690 đồng (một tỷ không trăm bốn mươi bảy triệu, năm trăm sáu mươi nghìn, sáu trăm chín mươi đồng) chi phí từ hợp đồng thi công xây dựng công trình ngày 12/8/2014.

-         Yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Hồng hoàn trả lại cho tôi số tiền: 179.630.635 đồng (một trăm bảy mươi chín triệu, sáu trăm ba mươi nghìn sáu trăm ba mươi lăm đồng) từ 02 hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015 và hợp đồng kinh tế ngày 06/12/2014, mua sắm vật liệu xây dựng tại cửa hàng Tân Hoàng Tuấn (có phiếu giao nhận hàng), tiền tạm ứng của Công ty TNHH TM XD Võ Côi ngày 18/5/2015, chi phí mua bán vật liệu xây dựng ngày 08/12/2014 …; (tất cả có trong hóa đơn, chứng từ kèm theo đơn phản tố). Ngoài ra còn có các chi phí xây dựng, sửa chữa phát sinh sau này mà không có hóa đơn chứng từ như làm cổng sắt, hàng rào bằng sắt, ban công …với chi phí 140.000.000đ (một trăm bốn mươi triệu đồng).

-         Nếu tôi bàn giao lại nhà nêu trên cho bà Hồng, thì tôi yêu cầu bà phải trả một khoản tiền hỗ trợ: 600.000.000đồng (sáu trăm triệu đồng) để tôi có chi phí tìm nơi ở mới và ổn định cuộc sống với gia đình.

-         Tổng cộng bà Hồng phải hoàn trả cho tôi số tiền là: 2.000.000.000đồng (hai tỷ đồng).

-         Khi nào bà Hồng hoàn trả lại đủ số tiền trên, thì chúng tôi sẽ bàn giao trả lại căn nhà số:………….., Tp.HCM cho bà Hồng.

Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tài liệu kèm theo:

-         Hợp đồng thi công ngày 18/8/2014 (bản photo);

-         Hợp đồng kinh tế ngày 06/12/2014(bản photo);

-         Hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015(bản photo);

-         Phiếu giao nhận hàng của Công ty Tân Hoàng Tuấn ngày 16/7/2015; ngày 23/7/2015; ngày 28/7/2015; ngày 30/7/2015; ngày 03/8/2015; ngày 08/8/2015; ngày 13/8/2015; ngày 16/8/2015; ngày 18/8/2015(bản photo);

-         Hóa đơn bán lẻ số: 001279 ngày 08/12/2014(bản photo);

-         Biên nhận ngày 19/5/2015(bản photo);

-         Phiếu tạm ứng ngày 18/5/2015(bản photo);

-         Phiếu thu số: 0004317 ngày 20/1/2015 (bản photo);

-         CMND + HK của tôi ( bản sao y)

-         GCN QSDĐ của bà Nguyễn Thị Thu Hồng cấp ngày 01/8/2008 ( bản photo)

 

                                                                                                  Người phản tố

luật Sư Tư Vấn Về Hoãn Thi Hành ÁN

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

 Điều 61Bộ luạt hình sự định người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong trường hợp sau đây: 

– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng , đặc biệt nghiêm trọng.

– Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công việc thì được hoãn đến một năm

– Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới thì tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Trường hợp 2: Nếu yêu cầu hoãn hình phạt tù từ sau ngày 01/07/2016 điều kiện hoãn hình phạt tù:

* Điều 67 Bộ luật hình sự 2015 quy định hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

– Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

* Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.   

       * Thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù:

– Nếu người bị kết án đang được tại ngoại, người bị kết án làm đơn yêu cầu xin hoãn thi hành án hoặc Chánh án Tòa án căn cứ vào văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú để ra quyết định hoãn thi hành án.

– Nếu người bị kết án đang bị bắt thì người nhà có thể làm đơn xin hoãn thi hành án gửi tới Chánh án tòa án nơi đã xét xử vụ án để xin hoãn thi hành án.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Điểm Mới Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Khởi tố vụ án hình sự là nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự, không phụ thuộc vào ý muốn bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại, người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (bị hại) lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Cụ thể, Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.
      Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng cho phép người bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Quy định này không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 về rút đơn yêu cầu khởi tố theo yêu cầu bị hại, bởi lẽ khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm chỉ cho phép bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Tuy nhiên, quy định này còn bộc lộ một số vướng mắc như sau:
 
      Thứ nhất, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
      Điểm c Khoản 1 Điều 277 và điểm 1 Khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp như: Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đình chỉ vụ án.
 
      Tuy nhiên, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi theo khoản 3 Điểu 326 BLTTHS năm 2015 quy định, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm: Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm. Như vậy, mọi vấn đề quan trọng Hội đồng xét xử đều giải quyết thông qua nghị án, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 không quy định đình chỉ vụ án thông qua nghị án. Do đó, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào.
 
      Thứ hai, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
      Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa có thẩm quyền: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Do đó, nếu trong giai đoạn này bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố ai có thẩm quyền đình chỉ vụ án và căn cứ đình chỉ là như thế nào.
 
      Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án trong hai trường hợp:
 
      - Trường hợp thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án khi: không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này đã xuất hiện oan sai nên Hội đồng xét xử sẽ tuyên bị cáo không có tội. Tuy nhiên, đây không phải oan sai mà do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Do đó, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể đình chỉ vụ án trong trường hợp này.
 
      - Trường hợp thứ hai, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác[1]. Như vậy, BLTTHS năm 2015 cũng không quy định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Do đó, nếu tại phiên tòa bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi BLTTHS năm 2015 không quy định đây là một trong các trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
 
      Mặt khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 để đình chỉ vụ án. Bởi lẻ, hiện tại đã có một bản án sơ thẩm về hành vi phạm tội nên khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì chủ thể trên phải hủy bản án sơ thẩm để làm mất đi sự tồn tại của bản án này  sau đó mới đình chỉ vụ án.
Như vậy, mặc dù BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, song nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa sơ thẩm và trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử không thể đình chỉ vụ án như tinh thần Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015.
 
      Do đó, thiết nghĩ trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cần phải có văn bản hướng dẫn vấn đề này hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau:
 
      Thứ nhất, nên bổ sung đình chỉ vụ án là một nội dung cần phải thông qua nghị án, để Hội đồng xét xử có thẩm quyền đình chỉ vụ án tại phiên tòa.
 
      Thứ hai, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
 
      Thứ ba, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.
 
      Trên đây, là một vài ý kiến về nội dung bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố theo quy định BLTTHS năm 2015./.
 

 
 

Tác giả bài viết: Lương Thị Mỹ Hiền

Nguồn tin: VKSND huyện Phong Điền

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006