luật sư chuyên tranh tụng nhà đất
Tranh chấp nhà ở có thể phân thành hai nội dung chính, Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Tranh chấp nhà ở có thể phân thành hai nội dung chính:
- Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở.
- Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở thường biểu hiện ở việc tranh chấp về tiền đặt cọc; hình thức, nội dung hợp đồng mua bán nhà ở và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở.
Hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không trái pháp luật, đạo đức xã hội
+ Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hoàn toàn tự nguyện
+ Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở biểu hiện ở các nội dung quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt đối với nhà ở