LUẬT SƯ GIỎI VỀ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI. VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN VỀ ĐẤT ĐAI
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin được trình bày một số vấn đề liên quan đến đăng ký đất đai gồm:
- Đăng ký đất đai là gì?
- Tính bắt buộc và đối tượng phải đăng ký đất đai?
- Hình thức đăng ký đất đai ra sao?
- Thời hạn đăng ký đất đai như thế nào?
- Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký đất đai.
1. Khái niệm đăng ký đất đai.
Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Đây là một nội dung có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung mới trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và bảo đảm quyền và lợi ích cho người sử dụng đất.
2. Tính bắt buộc và các đối tượng phải tiến hành đăng ký đất đai
Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc. Trước đây, Luật đất đai 2003 cũng đã quy định về thủ tục đăng ký đất đai, song với mục đích là “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Việc quy định như vậy, dẫn đến việc Nhà nước không thể quản lý được hết tài nguyên đất, nhất là những diện tích đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi không phải người sử dụng đất nào cũng đảm bảo đủ các điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Vì thế để khắc phục hạn chế, Luật đất đai 2013 xác định rõ mục đích của việc đăng ký đất đai là “ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” mà không phải ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của thửa đất đó. Theo đó mọi đối tượng sử dụng đất, được giao đất để quản lý bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.
Luật đất đai 2013 quy định đối tượng phải tiến hành đăng lý đất đai gồm mọi đối tượng sử dụng đất tại Điều 5 hay được giao đất để quản lý tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. (Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Như vậy, Luật mới đã mở rộng phạm vi đối tượng cần đăng ký đất đai đó là mọi trường hợp sử dụng đất (kể cả không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hay được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được sử dụng cho đến khi nhà nước có quyết định xử lý theo quy định.
3. Hình thức đăng ký đất đai
Theo quy định tại Điều 95 và 96 Luật Đất đai năm 2013 thì việc đăng ký đất đai được tiến hành dưới các hình thức trên giấy hoặc đăng ký điện tử đều có giá trị pháp lý như nhau.
- Đăng ký tại tổ chức đăng ký đất đai đối việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
- Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Ngoài ra Luật đất đai 2013 còn bổ sung các trường hợp đăng ký biến động. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai.(Khoản 3 và 4, Điều 95)
4. Thời hạn đăng ký đất đai.
Luật đất đai sửa đổi bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký đất đai, đó là 30 ngày kể từ khi có biến động về đất đai như cho thuê; thế chấp; chuyển quyền; đổi tên; chia tách thửa đất; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; trường hợp thừa kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế. Bên cạnh đó, thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính để từ đó làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của người đăng ký.
5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đất đai.
Luật đất đai 2013 đã quy định về thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký đất đai. Cụ thể Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký.
Trong quá trình sử dụng đất, không ít trường hợp người sử dụng đất rơi vào tình huống vô cùng khó khăn khi xảy ra tranh chấp với người khác. Tranh chấp đất đai thường rất đa dạng và phức tạp, có thể là tranh chấp diện tích đất, tranh chấp ranh đất, tranh chấp quyền sử dụng đât, tranh chấp thừa kế hoặc các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất.
Nếu giữa các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua con đường thương lượng, hòa giải thì bắt buộc phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân, tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng vụ việc tranh chấp mà xác định thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào.
Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Căn cứ vào quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như trên, trong trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận thì quý khách hàng có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền, tùy thuộc vào các điều kiện nào thuận lợi sẵn có trong từng hồ sơ cụ thể.
Vấn đề luật sư đặt ra là, nếu hồ sơ có đủ tính pháp lý theo quy định của pháp luật về đất đai thì quý khách hàng nên chọn phương án giải quyết tranh chấp tại Tòa án để tiết kiệm thời gian. Bởi lẽ, nếu lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân thì sau khi có kết quả giải quyết, bên kia có thể sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện hành chính đối với quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân theo quy định tại khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai. Như vậy, việc tranh chấp sẽ kéo dài thêm thời gian giải quyết bởi lẽ theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính thì trình tự giải quyết vụ án hành chính cũng bao gồm phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị, thậm chí vụ kiện cũng có thể bị kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.