An Lộc                             

PHÁT THANH TRỰC TIẾP TƯ VẤN PHÁP LUẬT
NGÀY 22/9/2023
CHỦ ĐỀ: TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Khách mời: LS TRẦN MINH HÙNG – ĐOÀN LS TP.HCM
Logo chương trình.
An Lộc mến chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp, chương trình này do Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phối hợp với Đài PT-TH Bình Dương thực hiện. Được phát sóng trên tần số Fm 92,5 Mhz vào lúc 9 giờ 10 phút đến 10 giờ - thứ sáu hàng tuần.
Thưa quý vị! Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên thông tin, cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn, vụ án liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vì nhẹ dạ cả tin, ham lời, nhiều người vẫn bị mắc lừa. Tội phạm ừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, xuất khẩu lao động, làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu tài sản để cầm cố, thế chấp, mua bán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân…
Thưa quý vị! Trong chương trình Tư Vấn Pháp Luật hôm nay, với sự tham gia của LS Trần Minh Hùng– Đoàn LS TP.HCM chúng tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạn tài sản… Ngay từ bây giờ, quý thính giả có thể gọi đến số 0274 – 3836.246 để được LS Trần Minh Hùng– Đoàn LS TP.HCM tư vấn, giải đáp những câu hỏi cho quý vị.
………….
Còn bây giờ sẽ là phần dành cho thính giả tham gia câu hỏi “Tìm hiểu về pháp luật”  để nhận 2 thẻ cào điện thoại, mỗi thẻ trị giá 100 ngàn đồng dành cho 2 thính giả trả lời đúng được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.

Câu hỏi tuần này là: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả lại tài sản hoặc đã bồi thường và người bị hại rút đơn kiện thì có bị khởi tố không?

  • Đáp án A: Có            (Đáp án đúng)
  • Đáp án B: Không    

Quý vị hãy nhanh tay gọi về số điện thoại 0274 – 3826.833 để tham gia nhé. Thính giả trúng thưởng, An Lộc sẽ công bố vào cuối chương trình. Xin được nhắc lại  số điện thoại để tham gia phần tìm hiểu về pháp luật đó là 0274 – 3826.833.
CHÀO ĐẦU

  1. Thưa LS, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta diễn ra khá phức tạp. Theo LS thì trong những năm gần đây hoạt động của tội phạm này có gì khác trước?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của các nền tảng ứng dụng số, mạng xã hội, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng tăng nhanh cả về số vụ, tính chất và mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản, bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2022, các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến và 12.935 vụ việc lừa đảo trực tuyến với 02 hình thức lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Có thể thấy rằng, tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng đang diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt gây khó khăn trong quá trình phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội phạm này của các cơ quan chức năng.

  1. Lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng. Theo LS thì vì sao ngành chức năng, báo chí đã cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều người bị lừa, thậm chí là lừa với số tiển rất lớn?

Thời gian qua, không ít người dân đã bị lừa đảo bởi tội phạm công nghệ cao thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng, tránh bị “sập bẫy” của kẻ xấu.
Đây là thủ đoạn lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện bằng hình thức cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Với phương thức lừa đảo trên, tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo nhanh chóng và khi bị phát hiện thì ít để lại dấu vết.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là do người dân vẫn chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.
Tội phạm công nghệ được huấn luyện, tố chức phạm tội cá nhân ở nước ngoài, đánh vào tâm lý lòng tham, đánh bắt tâm lý bị nạn….ăn cắp thông tin cá nhân…..làm cho việc điều tra tuy tìm khó…..

  1. Câu hỏi dự phòng: Chào luật sư.. Em có tìm hiểu trên mạng về một trang page tư vấn vay tiền. Và em bị lừa số tiền 38 triệu em muốn hỏi nếu em muốn kiện họ thì em phải cần những gì. Và có điều kiện như thế nào để đâm đơn kiện ạ ?

Trước thực trạng các vụ lừa đảo vay tiền qua app ngày càng phức tạp cả về thủ đoạn và số vụ lừa đảo, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo người dân cần tìm hiểu xem app vay tiền đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin gồm: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…). Sau đó, cần tìm hiểu xem lãi suất cho vay có nằm trong giới hạn quy định của Bộ luật Dân sự (không quá 20%/năm) không? App vay tiền có yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình hay có yêu cầu phải đóng phí bảo hiểm hay không?... Ngoài ra, trong quá trình đăng ký vay, không thực hiện vay trên nhiều app khác nhau.
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo vay tiền qua app hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, khi bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến một trong các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

  1. Tội phạm lừa đảo qua không gian mạng có nhiều phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân, vậy thì LS có cảnh giác đến người dân?

Để phòng tránh rủi ro, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân luôn đề cao cảnh giác và nhận biết một số dấu hiệu lừa đảo của các đối tượng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực.  Theo đó, người dân cần hết sức cảnh giác, khi phát hiện các dấu hiệu, thông tin liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng của Công an.
Đồng thời, khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Trước những thông tin không nên vội vàng chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của các đối tượng mà trao đổi với người thân, bạn bè và thông báo ngay với lực lượng công an gần nhất để chủ động phòng ngừa, đấu tranh…
Ngoài ra, nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan Công an để tố giác tội phạm:
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Số đường dây nóng là 08.3864.0508
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/
Thưa quý vị! Việc cập nhật những thông tin mới nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt là một trong những điều cần thiết. Đây là hành vi phạm tội đáng bị xã hội bởi không chỉ gây tổn thất cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Nhưng trong trường hợp người bị hại đã nhận được bồi thường rút đơn kiện thì người phạm tội có bị khởi tố không? Trước khi tiếp tục câu hỏi với LS Trần Minh Hùng – Đoàn LS TP.HCM, mời quý vị nghe tiểu phẩm ngắn sau nhé.
TIỂU PHẨM.

  1. Thưa LS, việc bị chính người quen lừa xảy ra khá phổ biến… và trong tiểu phẩm mà chúng ta nghe thì người mẹ rất lo lắng vì con trai mình bị khởi tố. Nhưng có thắc mắc là vì sao đã bồi thường đủ số tiền con trai mình lừa và người bị lừa cũng đã rút đơn kiện nhưng vì sao con trai chị vẫn bị khởi tố?

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, dù người phạm tội đã trả hết số tiền cho người bị hại và bị hại đã rút đơn kiện nhưng cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.

  1. Trong tiểu phẩm thì 2 nhân vật có nhắc đến tình tiết giảm nhẹ. Vậy với yội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Việc đã trả hết số tiền chiếm đoạt cho bị hại và được bị hại rút đơn kiện là hành vi tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả nên đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Như vậy, tùy vào các yếu tố nhân thân, sự hối lỗi về hành vi, bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được xem xét gỡ tội, làm nhẹ tội. Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án
Theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”
Theo quy định nêu trên thì tuỳ thuộc vào tình hình hồ sơ vụ án để xác định những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

  1. Tài sản mà người hàng xóm bị lừa là 1 cái xe máy trị giá 50 triệu, vậy nếu bị khởi tố thì mức hình phạt được quy định như thế nào?

 Căn cứ  khoản 2, điều 174 BLHS quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Do đó, trường hợp này có thể bị khởi tố khung 2 với mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

  1. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì số tiền lừa đảo bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định trên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Tội cướp tài sản
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
+ Tội cưỡng đoạt tài sản
+ Tội cướp giật tài sản
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
+ Tội trộm cắp tài sản
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Còn bây giờ sẽ là phần dành cho thính giả tham gia câu hỏi “Tìm hiểu về pháp luật”  để nhận 2 thẻ cào điện thoại, mỗi thẻ trị giá 100 ngàn đồng dành cho 2 thính giả trả lời đúng được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.
Câu hỏi tuần này là: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả lại tài sản hoặc đã bồi thường và người bị hại rút đơn kiện thì có bị khởi tố không?

  • Đáp án A: Có            (Đáp án đúng)
  • Đáp án B: Không    

Quý vị hãy nhanh tay gọi về số điện thoại 0274 – 3826.833 để tham gia nhé. Thính giả trúng thưởng, An Lộc sẽ công bố vào cuối chương trình. Xin được nhắc lại  số điện thoại để tham gia phần tìm hiểu về pháp luật đó là 0274 – 3826.833.

  • Câu hỏi dự phòng: Tôi có thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị A với tổng giá trị là 750 triệu đồng. Sau khi thực hiện hành vi, tôi bị cơ quan công an bắt giữ. Sau khi bị bắt, tôi đã hoàn trả toàn bộ số tiền tôi đã chiếm đoạt và bà A cũng đã rút đơn không yêu cầu khởi tố tôi nữa. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phải đi tù không? Xin cảm ơn!

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, dù người phạm tội đã trả hết số tiền cho người bị hại và bị hại đã rút đơn kiện nhưng cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.

  1. Mẹ tôi có giao dịch về việc mua đất rẫy giá 700 triệu đồng, vì tin tưởng chỗ quen biết cô T nên hai bên đã thiết lập hợp đồng (có giấy tờ viết tay) như sau: Cô T bán đất với giá 700 triệu đồng, hai bên đã xem đất chốt giá, sau đó Cô T đề nghị mẹ tôi đưa tiền cọc 200 triệu đồng hẹn 1 tuần sẽ giao sổ đỏ đất và mẹ tôi sẽ đưa đủ tiền khi giao xong giấy tờ đất. Nhưng ngay ngày hôm sau cô T đã đến nhà và đòi đưa thêm 300 triệu đồng để lấy sổ đỏ ra do sổ đỏ đó bị cô T đem thế chấp vay ngân hàng, sự việc vỡ lở mẹ tôi đã đi tìm hiểu nguồn gốc đất đó, được biết là đất đó là của chủ khác chỉ là cô T xiết nợ và chiếm đoạt luôn đất và cùng sổ đỏ. Sau đó cô T có nhiều hành vi mập mờ muốn lừa đảo chiếm đoạt luôn số tiền của mẹ tôi, vì sổ đỏ đó là sổ đỏ mang tên Cô T chỉ là giả mạo để lừa đảo. sau này mẹ tôi biết được có thêm hai người cũng bị lừa đảo mua bán rẫy lấy tiền cọc và không giao đất, y như mẹ tôi, có nghĩa là (trên cùng 1 mảnh đất, hành vi đã thực hiện lại 3 lần với 3 chủ khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Nhờ LS tư vấn cho trường hợp của tôi?

Trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, cô T đã làm giả sổ đỏ nhằm lừa dối mẹ bạn để mẹ bạn mua mảnh đất. Mẹ bạn đã đồng ý mua và đưa cho cô T 200 triệu tiền đặt cọc. Như vậy, hành vi của cô T đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền cô T lừa đảo chiếm, chiếm đoạt của mẹ bạn là 200 triệu đồng. Do đó, cô T có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 điều 174 BLHS với mức phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

  1. Thời hạn khởi tố đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu ngày?

 Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau::
“Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.”
Như vậy, khi có tố giác của mẹ bạn, cơ quan điều tra có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác. Trong trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì thời hạn để ra quyết định khởi tố hay không có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 2 tháng. Khi cơ quan điều tra ra quyết định về việc giải quyết  tố giác, mẹ bạn sẽ được thông báo về kết quả giải quyết.

  1. Trong trường hợp nếu người lừa đảo không chịu hầu tòa và trốn nghĩa vụ phải trả cho người bị hại  thì sẽ xét xử ra sao? 

Trong trường hợp vụ án được đưa ra xét xử tại tòa, căn cứ theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử...”
Do đó, khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì cô T phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng sẽ bị áp giải, nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, nếu cô T trốn tránh thì sẽ bị truy nã và vụ án bị tạm đình chỉ. Trường hợp cô T bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì vụ án sẽ được tạm đình chỉ cho đến khi cô T khỏi bệnh. Tòa án có thể xét xử vắng mặt cô T trong trường hợp cô T trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; cô T đang ở nước ngoài và không thể về triệu đập đến phiên tòa được; sự văng mặt của cô T không trở ngại cho việc xét xử và cô T đã được chuyển giao giấy triệu tập hợp lệ.
Sau khi xét xử và có bản án quyết định của Tòa án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cô T, mẹ bạn có quyền làm đơn đề nghị được nhân lại số tiền đã bị lừa đảo. Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn quy định, cô T sẽ phải thi hành án, trả lại số tiền đã lừa đảo cho mẹ bạn. Trong trường hợp hết thời hạn quy định, cô T có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

  1. Nếu người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 16 tuổi thì pháp luật quy định như thế nào?

 Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì chủ thể của tội này không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Vì vậy, người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này do vẫn chưa đủ 16 tuổi. Tuy nhiên người đó vẫn bị xử lý theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.

  1. Khuyến cáo của LS?

Thực tế cho thấy, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số tội phạm. Bên cạnh đó, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng cấu kết thành ổ nhóm tội phạm, có tổ chức thành đường dây với nhiều đối tượng tham gia tại nhiều địa phương khác nhau và có yếu tố nước ngoài.
Qua nhiều vụ việc cho thấy, người bị hại không còn tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ trung niên nhẹ dạ cả tin, một bộ phận người dân thiếu kiến thức về kinh tế, trình độ khoa học ở khu vực nông thôn mà ngày càng đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống...
Một nguyên tắc khác người dân cần lưu ý là thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và tuyệt đối không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết. Đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là chuyển tiền qua Internet Banking, Mobile Banking, khi phát hiện hoạt động tội phạm người dân cần thông báo cơ quan công an để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết. Cơ quan công an cũng đề nghị người dân cảnh giác khi cài “app” vay tiền, bởi một là phải chịu lãi suất cao cùng việc đòi nợ theo kiểu “tín dụng đen”, hai là dính vào những đường link cài “app” lừa đảo.
Ngoài ra, khi cài app qua kho ứng dụng, các app vay tiền đều đòi hỏi người cài đặt cho truy cập danh bạ điện thoại, từ đó sẽ có cơ sở tìm ra những người liên lạc thường xuyên và không chỉ gửi tin nhắn đe dọa đến người vay, mà có thể những người trong danh bạ cũng bị vạ lây. Tuyệt đối không bấm vào các đường link do đối tượng gửi đến và hướng dẫn đóng thuế thu nhập hoặc nạp tiền để tăng hạn mức rút tiền…

Thưa quý vị! Những năm gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và người dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Để ngăn chặn loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc đấu tranh quyết liệt của lực lượng chức năng, mỗi người dân cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo. Đến đây thì thời gian dành cho Chương trình Tư vấn Pháp Luật Trực Tiếp xin tạm dừng. AL và những người thực hiện chương trình xin chào và hẹn gặp. Chương trình tư vấn PL trực tiếp  được phát vào 9 giờ 10 phút thứ Sáu hàng tuần trên tần số Fm 92,5 MHz của Đài PT-TH Bình Dương. AL Xin chào và hẹn gặp lại.

LS TRẦN MINH HÙNG

Từ vụ hoa hậu bán dâm 200 triệu: Khách mua dâm có được trả lại tiền?

Thứ năm, 21/09/2023 - 09:10
 
00:00/03:14
 
 
 

(Dân trí) - Luật sư nhìn nhận, theo quy định pháp luật, số tiền phục vụ hoạt động mại dâm sẽ bị tịch thu. Người mua dâm không có quyền đòi lại số tài sản đó.

Công an TP.HCM mới đây đã triệt phá đường dây môi giới mại dâm do Nguyễn Thành Liêm (34 tuổi, quê Cà Mau) và Hà Thụy Vân Anh (24 tuổi, ở quận Tân Phú, TP.HCM) cầm đầu. Khai thác lời khai, cơ quan chức năng kiểm tra, bắt quả tang 4 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm thông qua môi giới của 2 nghi phạm tại tòa nhà O.R.S. (quận 7) và khách sạn La Galerie (huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Trong số này, T.T.H. (36 tuổi, Hoa hậu Thế giới người Việt) bán dâm với giá 200 triệu đồng. N.N.T.T. (27 tuổi, Hoa khôi Du lịch Việt Nam) bán dâm giá 45 triệu đồng trong khi hai cô gái còn lại bán dâm với giá 5 triệu đồng.

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, những người mua dâm của các cô gái trên có thể được trả lại tiền hay không?

Từ vụ hoa hậu bán dâm 200 triệu: Khách mua dâm có được trả lại tiền? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/S2_nUcaxb_JF8q3DbxtL46zWYlQ=/thumb_w/1360/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/deJ7G57EuU9wQu6FS_irX8MFaRQ=/thumb_w/1020/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/S2_nUcaxb_JF8q3DbxtL46zWYlQ=/thumb_w/1360/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 2x" data-adbro-processed="true">

Liêm và Vân Anh tại thời điểm bị cảnh sát bắt giữ (Ảnh: Công an cung cấp).

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm như sau:

Đối với người mua dâm, Điều 22 Pháp lệnh này quy định tùy tính chất, mức độ vi phạm thì người mua dâm có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong trường hợp mua dâm đối với người chưa thành niên hoặc người mua dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Đối với người bán dâm, theo Điều 23 Pháp lệnh này, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người đó có thể bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì có thể bị áp dụng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc trục xuất khỏi Việt Nam.

Đối với người môi giới mại dâm, đây là hành vi phạm tội và sẽ bị xử lý hình sự về tội Môi giới mại dâm theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, đối với các hành vi mua dâm và bán dâm, nếu không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, khung hình phạt đối với hành vi mua dâm sẽ là 1-5 triệu đồng. Đối với hành vi bán dâm, theo Điều 25 Nghị định này, mức phạt sẽ từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với cả 2 hành vi này, người vi phạm đều bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Về khái niệm tang vật vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chưa quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, Điều 26 Luật này định nghĩa khái niệm "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" là việc sung vào ngân sách Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Theo khoản 6, Điều 5 Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính có thể được áp dụng đối với trường hợp vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Căn cứ những quy định trên, có thể thấy tiền mua bán dâm là phương tiện liên quan trực tiếp tới vi phạm hành chính nên được coi là tang vật vi phạm hành chính. Nếu không có số tiền này, hành vi vi phạm hành chính không thể thực hiện được. Do đó, có cơ sở để áp dụng biện pháp tịch thu tang vật hành chính trong trường hợp này.

Như vậy, đối với những người mua bán dâm, số tiền phục vụ cho hoạt động mại dâm này sẽ bị tịch thu, sung công quỹ chứ không được trả lại cho chủ nhân của số tiền đó.

Hoàng Diệu

Link:https://dantri.com.vn/ban-doc/tu-vu-hoa-hau-ban-dam-200-trieu-khach-mua-dam-co-duoc-tra-lai-tien-20230921090956333.htm 

TAND TP.HCM thụ lý hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

 
twitterzalomailprinter
21/08/2023 | 16:41
SONG MAI
 
0:00/0:00
0:00
(PLO)-TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng và hiện đang tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo. 

Chiều 21-8, Chánh văn phòng TAND TP.HCM cho biết TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm bị truy tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS. Sau khi thụ lý vụ án, TAND TP.HCM sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo.

 

Bốn đồng phạm trong vụ án, gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).

TAND TP.HCM thụ lý hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng  ảnh 1

Bà Nguyễn Phương Hằng hiện đang bị tạm giam. Ảnh: FBNV

Trước đó, ngày 31-5, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ cho VKSND TP.HCM để điều tra bổ sung để làm rõ vai trò của ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Phương Hằng) có dấu hiệu đồng phạm với bà Phương Hằng hay không, do các buổi livestream của bà Hằng đều có sự xuất hiện của ông Dũng. Đề nghị làm rõ hành vi của những người bị truy tố có dấu hiệu làm nhục, vu khống người khác theo Điều 155, 156 BLHS hay không.

Đến ngày 26-7, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra kết luận điều tra bổ sung và giữ nguyên quan điểm của vụ án. Đối với hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng, CQĐT xác định chưa đủ cơ sở cấu thành tội phạm.

VKSND TP.HCM cũng giữ nguyên quan điểm truy tố. VKS cho rằng hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng chưa đủ cấu thành tội phạm.

 

Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của các cá nhân, gồm: Ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM).

Để tăng độ uy tín, tin cậy, bị can Nguyễn Phương Hằng còn mời Tiến sĩ Luật, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM Đặng Anh Quân để tham gia livestream. Ông Quân cùng tương tác, góp phần cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội.

3 bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân là nhân viên và hưởng lương từ bị can Hằng, có hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng thực hiện hành vi phát ngôn, đăng tải các nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân.

Hiện hai bị can Nguyễn Phương Hằng và Đặng Anh Quân vẫn đang bị tạm giam.

SONG MAI

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng

 

(Dân trí) - Ở chưa đầy 1 tháng nhưng số điện lên đến 492kwh, chị Đ. thắc mắc thì bị chủ trọ đuổi thẳng, lấy luôn số tiền đã cọc.

Không thể phản kháng

"Họ đuổi chúng tôi đi trong ngày, khi con tôi mới có 6 tháng tuổi", chị B.A.Đ. (quê tại TP Hà Nội) bức xúc khi bị chủ trọ quỵt tiền.

Theo chị Đ., chị tìm được phòng trọ từ hội nhóm cho thuê trên mạng xã hội. Người quản lý khu trọ chào mời chị Đ. bằng nhiều lời lẽ ngon ngọt, để chị nhanh chóng đặt cọc.

Trong 18 ngày sống tại căn trọ, chị Đ. kiểm tra đồng hồ điện thì tá hỏa nhận ra đã lên 492 số điện, tạm tính hơn 1 triệu đồng.

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/YvC_W-hGt-m8VNAB5NDPG5z9yDw=/thumb_w/1360/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/uDt5Em4c_HqvOuz3OyxyVchhxlQ=/thumb_w/1020/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/YvC_W-hGt-m8VNAB5NDPG5z9yDw=/thumb_w/1360/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 2x" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Chị Đ. bị chủ trọ thách thức khi thắc mắc về đồng hồ điện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Dù có dùng điều hòa cả ngày thì cũng không hết từng đấy số điện được. Tôi nhắn tin cho chủ trọ để kiểm tra lại đồng hồ điện nhưng họ nói tôi không được thắc mắc, hỏi nhiều. Chủ trọ còn thách thức nếu thích thì tự đem đồng hồ điện đi kiểm tra", chị Đ. bức xúc.

Sau khi đăng tải sự việc này lên mạng xã hội, chị Đ. tiếp tục bị chủ trọ dọa nạt. Ở chưa đầy 1 tháng, chị Đ. nhận được thông báo bị đuổi khỏi phòng trọ. Chị Đ. mất trắng 5,2 triệu đồng tiền cọc và tiền trọ đã đóng ban đầu.

"Họ nói tiền điện cộng thêm tiền trọ chưa đầy 1 tháng đã âm vào tiền cọc, nên nhất quyết không trả", chị Đ. kể.

Bế đứa con còn đỏ hỏn trên tay, chị Đ. ứa nước mắt khi phải đi tìm chỗ ở mới ngay lập tức. Dưới phần bình luận của bài viết "phốt" chủ trọ trên mạng xã hội, chị Đ. nhận ra có nhiều người là nạn nhân giống như mình.

"Chỗ này đã lừa nhiều người lắm rồi. Họ còn lấy số điện thoại, hình ảnh của tôi đăng lên mạng khiến tôi bị "khủng bố" nhiều ngày qua", bà mẹ trẻ thở dài, nói.

Với chiêu thức khác, chị M.C. (ngụ tại TPHCM) cũng vừa bị chủ trọ quỵt 500.000 đồng tiền cọc. Theo đó, chị C. cũng tìm phòng từ các hội nhóm trên mạng xã hội. Chị C. nhanh chóng tìm được phòng trọ giá 800.000 đồng, khu vực gần Bệnh viện Da liễu TPHCM.

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng - 2https://cdnphoto.dantri.com.vn/G2HG9pVaKjkN4fYlsny4rhZaHbk=/thumb_w/1360/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/P1v504E4GmPkvDP_AHz8rsLXsTg=/thumb_w/1020/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/G2HG9pVaKjkN4fYlsny4rhZaHbk=/thumb_w/1360/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 2x" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Nài nỉ xin lại số tiền cọc, chị C. đành ngậm ngùi khi chủ trọ chặn tin nhắn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngỏ ý muốn đến xem phòng, nhưng chủ trọ lại hẹn chị C. vào cuối tháng vì người ở cũ chưa dọn đi. Song, người này vẫn đề nghị chị phải đặt cọc trước để giữ phòng.

"Sau khi tôi chuyển khoản xong, tôi vẫn thấy người này đăng bài cho thuê tiếp nên đã biết mình bị lừa. Nhắn tin thắc mắc thì tôi bị chủ trọ chặn số, không trả lại tiền", chị C. nói.

Vì số tiền bị lừa ít, lại không có hợp đồng thuê nhà giữa hai bên nên chị C. đành ngậm "trái đắng".

Kiểm tra kỹ hợp đồng thuê nhà

Tương tự, chị M.D.Q. (quê tại tỉnh Nghệ An) hiện vẫn chưa lấy lại được số tiền cọc 2 triệu đồng, sau khi bị chủ trọ đuổi ra ngoài với lí do vô lý.

Q. cho biết, chị vào TPHCM để tìm việc từ ngày 10/8. Trước đó, vì không kiếm được nhà trọ, chị đăng tải lên mạng xã hội với mong muốn tìm phòng trọ.

Lúc này, chị N.T.T.L. (ngụ tại quận 8) ngỏ ý muốn cho Q. ở ghép với một khách nữ khác, với giá 2 triệu đồng/tháng. Căn phòng này nằm tại chung cư Topaz Elite (quận 8, TPHCM).

Nhanh chóng chuyển tiền cho chị L., nhưng chị Q. lại sơ ý không thắc mắc về hợp đồng giữa hai bên.

Khi vừa vào ở được 2 ngày, L. đột ngột nhắn tin ngay trong đêm, thông báo chị Q. bị đuổi khỏi phòng trọ. Theo chị Q., lí do chị L. cho rằng Q. dắt bạn về phòng trọ nên không được ở tiếp.

Mặc cho chị Q. nài nỉ, chị L. vẫn nhất quyết để Q. ngủ ngoài đường. Phải uống thuốc đặc trị bệnh 2 lần/ngày, nhưng Q. không thể vào nhà lấy vì bị chặn tin nhắn.

Sau khi trình báo với cơ quan chức năng phường 4, Q. được hỗ trợ đến để lấy đồ ra ngoài. Cô gái cố gắng nhắn tin đòi lại số tiền 2 triệu đồng, nhưng chị L. vẫn "bật vô âm tín".

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM), nếu hợp đồng thuê nhà còn thời hạn, nhưng chủ trọ không tiếp tục cho thuê, không trả tiền cọc sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Người thuê nhà có thể khởi kiện qua tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự. "Tuy nhiên, nếu số tiền bị quỵt không lớn, việc khởi kiện sẽ khiến người thuê cảm thấy bị mất thời gian, công sức", luật sư Hùng nói.

Bên cạnh đó, nếu chủ trọ giả vờ đăng tin cho thuê nhưng thực tế lại không có phòng trọ hoặc nhận cọc rồi nhưng không cho người thuê vào ở, sẽ bị xem là tội danh hình sự. Cụ thể, các tội danh bao gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản. Người bị lừa có thể tố cáo đến công an quận nơi chủ trọ đó cho thuê.

"Để tránh bị lừa, người thuê nhà cần phải ký hợp đồng đặt cọc rõ ràng, xem kỹ quyền và nghĩa vụ, thời hạn, mục đích đặt cọc,…", vị luật sự nói.

Nguồn: Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

 

Bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự như: Tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác hoặc nghiêm trọng hơn là các tội vô ý làm chết người, tội giết người.Tùy vào hành vi, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội sẽ có cấu thành tội phạm khác nhau và phải chịu trách nhiệm hình sự khác nhau. Cụ thể:

+ Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù cao nhất là từ 01 năm đến 30 năm;

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trong đó, tại khoản 1 Điều này quy định trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, giết người dưới 16 tuổi thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung than hoặc tử hình.

Đối với trường hợp này, tùy thuộc vào kết quả điều tra xác minh của cơ quan có thẩm quyền để xác định hành vi phạm tội, tuy nhiên dựa trên thông tin thực tế về cơ bản thì có thể có trường hợp sau:

Thứ nhất, với kết quả xác minh, khám nghiệm tử thi  từ phía cơ quan điều tra cho thấy đối tượng này đã tác động ngoại lực ở vùng đầu và bụng. Trường hợp phạm tội Giết người thì cần phải làm rõ hành vi của người có hành vi bạo lực bao gồm: hung khí, diễn biến các lần đánh đập, mức độ thường xuyên đánh đập, vị trí tác động lên thân thể, khả năng gây tử vong.Trường hợp, đối tượng hoàn toàn nhận thức được rằng hành vi đánh vào đầu và bụng cháu bé là hành vi giết người, có thể tước đoạt tính mạng của cháu bé nhưng đối tượng này vẫn cố ý thực hiện hành vi, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra. Do đó, nếu có căn cứ chứng minh ý thức chủ quan của đối tượng này khi tác động ngoại lực đến bé trai mà dẫn đến nạn nhân tử vong thì có thể đối tượng này sẽ bị khởi tố về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự. Đồng thời, hành vi có tính chất côn đồ, phạm tội với người dưới 16 tuổi thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt nghiêm khắc được quy định tại khoản 1 (Điều 123, BLHS 2015) với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Thứ hai, trường hợp tội Cố ý gây thương tích thì có các hành vi không được dùng hung khí nguy hiểm, không đánh vào vị trí không gây nguy hiểm và đối tượng không nhận thức được hậu quả, việc nạn nhân tử vong phải nằm ngoài ý muốn chủ quan của người gây thương tích. Ngoài ra, cần làm rõ động cơ, mục đích phạm tội là muốn cháu bé tử vong hay chỉ đánh để gây tổn thương, nhằm mục đích răn đe, dạy bảo?

Với trường hợp này, đối tượng phạm tội có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 14 năm tù với tình tiết định khung là “làm chết người”.

Thứ ba, trường hợp tội Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 140 Bộ luật hình sự

Do đó, nếu xác định bé trai có dấu hiệu bị đánh đập, hành hạ, song nguyên nhân tử vong không phải do việc bạo hành gây ra thì đối tượng này có thể bị cơ quan điều tra khởi tố về tội Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015. Khung hình phạt cao nhất của tội này là bị phạt tù đến 3 năm.

LS TRẦN MINH HÙNG

 

Quy định về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ có lẽ còn xa lạ đối với nhiều người. Người muabảo hiểm nhân thọ có thể được bồi thường ngay cả khi hợp đồng chưa được phát hành. Hay nói cách khác, công tybảo hiểmcó thể chi trả khi khách hàng chưa chính thức là khách hàng của họ.Bảo hiểm nhân thọ tạm thờiđược sử dụng để cho người mua bảo hiểm vẫn được hưởng các quyền lợi đầy đủ theo thỏa thuận nhưng chỉ trong một khoảng thời gian chờ nhất định.

 

Bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ

 

Bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ là gì?

Điều 36 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ được quy định như sau:

 

Doanh nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm tạm thời cho bên mua bảo hiểm kể từ thời điểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm tạm tính của bên mua bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm tạm thời do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận. Bảo hiểm tạm thời kết thúc sau khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm hoặc trường hợp khác theo thỏa thuận.

Tại sao cần có bảo hiểm tạm thời?

Quy trình tham gia bảo hiểm nhân thọ thông thường trải qua 3 bước chính:

  • Người mua nộp hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng phí cho công ty bảo hiểm
  • Công ty Bảo hiểm thẩm định hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
  • Công ty bảo hiểm ra quyết định bảo hiểm (từ chối hoặc chấp thuận). Nếu chấp thuận bảo hiểm thì phát hành hợp đồng và gửi cho khách hàng. Nếu từ chối bảo hiểm thì gửi thông báo bằng văn bản và hoàn phí cho khách hàng.

Quy trình này có thể kéo dài vài ngày. Thậm chí trong trường hợp đặc biệt, nó có thể là hàng tuần.

Theo lý thuyết, cho đến thời điểm công ty thông báo chấp thuận bảo hiểm bằng văn bản, bạn mới chính thức được bảo vệ theo các quyền lợi có trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngày nay các công ty bảo hiểm càng ngày càng cải thiện tốc độ thẩm định. Chẳng hạn như áp dụng thẩm định hồ sơ online. Thế nhưng rủi ro thì không thể biết trước. Nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nó cũng không đợi đến khi khách hàng chính thức được bảo hiểm mới đến.

Vậy nên, điều khoản Bảo hiểm tạm thời là rất cần thiết. Nó đảm bảo quyền lợi cho những khách hàng đã có ý thức tham gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình dựa trên những thỏa thuận doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận như nội dung phân tích nêu trên.

Một số lưu ý về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ

Một số lưu ý về bảo hiểm tạm thời

Thời hạn

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bảo hiểm tạm thời sẽ chấm dứt vào một trong số những thời điểm dưới đây, tùy trường hợp nào xảy ra trước:

  • Công ty bảo hiểm phát hành Giấy chứng nhận bảo hiểm;
  • Công ty bảo hiểm phát hành văn bản tạm hoãn;
  • Công ty bảo hiểm từ chối Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm;
  • Bên mua bảo hiểm hủy bỏ Yêu cầu mua bảo hiểm.

Quyền lợi được hưởng

Bảo hiểm tạm thời có quyền lợi nổi bật là giúp bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong do tai nạn. Cụ thể, trong thời hạn bảo hiểm tạm thời, nếu người tham gia không may tử vong do tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả một khoản tiền bồi thường theo quy định hoặc hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng, không có lãi tùy theo sự thỏa thuận cụ thể Hai Bên. Như vậy, khi quyền lợi bảo hiểm tạm thời được chi trả thì phí bảo hiểm đã đóng sẽ không được hoàn lại và ngược lại.

Một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn chi trả quyền lợi bảo hiểm tạm thời trong trường hợp thương tật vĩnh viễn do tai nạn hoặc chấn thương cơ quan nội tạng do tai nạn.

Điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng bảo hiểm

  • Kê khai thông tin minh bạch rõ ràng tại hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
  • Tìm hiểu kỹ các thông tin, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm
  • Chỉ định người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo cho công ty bảo hiểm nếu có thay đổi thông tin cá nhân
  • Nắm rõ các hình thức và trách nhiệm đóng phí bảo hiểm
  • Nắm rõ quy trình và thủ tục giải quyết quyền lợi khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Tư vấn về tham gia bảo hiểm

Luật sư tư vấn tham gia bảo hiểm

  • Tư vấn về hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Hướng dẫn soạn thảo, đánh giá hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn hợp đồng và ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn, giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ..

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Xử lý ra sao với dàn siêu xe liên quan tới vụ Phan Công Khanh lừa đảo?

PV
Thứ tư, 26/07/2023 - 06:00
 
00:00/04:17
 
 
 

(Dân trí) - "Nếu cơ quan điều tra nhận thấy việc trả lại dàn siêu xe không làm ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ án, số phương tiện này sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp sau thời gian tạm giữ".

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Công Khanh (tức Khanh Super, SN 1994, ở quận 7, TP.HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan tới vụ án, Mohamach Da Pha (27 tuổi, nhân viên showroom Khanh Super) bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo cơ quan chức năng, chị L.N.T.H. (32 tuổi, ở TP.HCM) có nhu cầu bán xe McLaren nên nhờ Phan Công Khanh bán hộ. Sau khi nhận xe từ chị H., Khanh giao Mohamach Da Pha đem xe của chị H. đi cầm với giá 2 tỷ đồng. Biết Khanh mang xe đi cầm cố, chị H. làm đơn tố giác tội phạm gửi đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM.

Mở rộng điều tra, công an xác định có nhiều người tới trình báo về việc bị Khanh cùng đồng phạm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, anh P. (ở Kiên Giang) tố cáo bị Khanh mượn siêu xe Brabus 800 rồi đem bán lại cho một người đàn ông ở TP.HCM với giá 24,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Khanh còn nợ nhiều người các khoản tiền khác nhau như tiền mua hoa tặng khách hàng khi mua xe, tiền thuê xe cầu, tiền nhôm kính sửa chữa, xây dựng showroom để khai trương.

Quá trình giải quyết tố giác, cơ quan điều tra đã tạm giữ 8 siêu xe liên quan tới các hành vi phạm tội của Khanh và Pha. Theo quy định của pháp luật, những chiếc xe này có thể được xử lý ra sao?

Xử lý ra sao với dàn siêu xe liên quan tới vụ Phan Công Khanh lừa đảo? - 1https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1020/2023/07/25/phancongkhanhsieuxe-1690109115638-1690267068705.jpg 1.5x, https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1360/2023/07/25/phancongkhanhsieuxe-1690109115638-1690267068705.jpg 2x" data-ll-status="loaded" data-adbro-processed="true" style="cursor:default">

Những chiếc xe liên quan đến các "phi vụ" lừa đảo của Phan Công Khanh (Ảnh: Công an cung cấp).

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm; tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Trong vụ án này, 8 chiếc siêu xe được xác định là tài sản liên quan tới các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Khanh và Pha, là tài sản mang dấu vết tội phạm, có giá trị chứng minh tội phạm và có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án nên được coi là vật chứng trong vụ án. Theo nguyên tắc bảo quản vật chứng, số phương tiện này sau khi bị tạm giữ sẽ được niêm phong, đưa về trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra.

Về việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy. Nếu vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước còn nếu là vật không có giá trị sử dụng hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu, tiêu hủy.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có các quyền sau: Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng sau đó được xác định không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, thi hành án; Bán hoặc tiêu hủy vật chứng thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản và Giao cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật đối với vật chứng là động vật hoang dã, thực vật ngoại lai.

Từ những căn cứ pháp lý trên, luật sư Hùng nhìn nhận trong vụ án liên quan tới Khanh, ngoài 8 chiếc siêu xe, số tiền mà bị can chiếm đoạt được cũng sẽ là vật chứng vụ án. Trước mắt, cơ quan chức năng sẽ tạm giữ số phương tiện nói trên cũng như phong tỏa tài khoản, đóng băng số tiền mà Khanh có được từ hành vi lừa đảo của bản thân.

Trong quá trình điều tra, đối với 8 chiếc siêu xe, cơ quan điều tra sẽ trả lại số tài sản này cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của phương tiện nếu xét thấy không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án, thi hành án. Còn đối với số tiền mà Khanh chiếm đoạt được, sau khi cơ quan chức năng thu hồi thì sẽ xử lý bằng cách trả lại cho người bị hại hoặc xung công quỹ nếu đó là số tiền bất hợp pháp.

"Trong các vụ án về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, việc thu hồi tài sản là chính sách quan trọng; đặc biệt là các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm tham nhũng chức vụ. Trong các vụ án này, phần lớn trách nhiệm dân sự được tòa án tuyên buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi tài sản bị kẻ phạm tội xâm hại cũng thu hồi được. Điều kiện để thu hồi được đó là phải xác định tài sản đó là vật chứng của vụ án hình sự. Có thu hồi được vật chứng thì mới thu hồi được tài sản.

Đối với những tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt thì buộc người phạm tội phải trả lại cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp khi tài sản đó còn nguyên giá trị. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì sung công quỹ Nhà nước.

Trong trường hợp tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt và sử dụng hoặc tiêu thụ hoặc gây hư hỏng thì người phạm tội phải sửa chữa phục hồi; hoặc bồi thường cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp theo quy định của pháp luật", luật sư Hùng bình luận.

Hoàng Diệu

Nguồn: https://dantri.com.vn/ban-doc/xu-ly-ra-sao-voi-dan-sieu-xe-lien-quan-toi-vu-phan-cong-khanh-lua-dao-20230725232626116.htm

LS TRẦN MINH HÙNG

Nghề "không được tin ai", đi làm ngày nào cũng bị gạ tình
Nguyễn Vy
Nguyễn Vy
Thứ sáu, 21/07/2023 - 07:2700:00/05:57Nữ miền Bắc
(Dân trí) - Làm phục vụ ở quán bar, N. có thu nhập cao nhưng thường xuyên chịu cảnh bị khách ép uống rượu, dụ dỗ quan hệ tình dục, thậm chí sử dụng chất kích thích.
Quỳ gối xin tha"Chị ấy bị khách dụ dỗ vào nhà vệ sinh để quan hệ, khách ép đến mức chị ấy phải quỳ gối để cầu xin mở cửa", D.N.A. (21 tuổi, ngụ TPHCM) nhớ lại khoảnh khắc ám ảnh của đồng nghiệp, khi còn là nhân viên phục vụ trong quán bar.A. cho hay, sau khi chứng kiến nhiều việc không hay tại nơi làm việc, cô đã chủ động xin nghỉ để không bị ảnh hưởng đến cuộc sống.Nghề không được tin ai, đi làm ngày nào cũng bị gạ tình - 1
Nhân viên làm việc tại quán bar luôn phải đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm (Ảnh minh họa: Minh Hoàng).2 năm trước, A. từ quê đến TPHCM làm việc. Ban ngày, A. là nhân viên văn phòng, nửa đêm, cô gái lại lật đật thay quần áo đến quán bar làm việc. Đây là công việc A. vô tình tìm thấy trên nhóm cộng đồng mạng xã hội.Do có tiếng Anh cơ bản, A. được nhận vào làm ngay với các ca làm việc từ 18h-2h hoặc 23h-6h ngày hôm sau. Công việc này có lương thử việc khoảng 6 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền boa chung, riêng. Ngoài ra, A. còn được trả thêm 150.000 đồng cho mỗi ly rượu được khách mời uống. Thời điểm đó, dù chỉ mới 19 tuổi, A. đã có mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa.Là người trong cộng đồng LGBT (cộng đồng người đồng tính), A. có ngoại hình như một chàng trai. Thế nhưng, dù được phân công dọn dẹp bàn ghế, A. vẫn không thoát được những lời gạ gẫm từ các vị khách nam đến quán."Ban đầu tôi nghĩ đơn giản rằng mọi người vào quán bar, pub thì uống bia, rượu lịch sự thôi. Vì đây cũng là khu vực nhiều người nước ngoài sinh sống. Nhưng sau khi làm được vài ngày thì thấy bất thường vì quán có tuyển thêm "lady night" (tạm dịch - "quý cô về đêm)", A. nói.Nghề không được tin ai, đi làm ngày nào cũng bị gạ tình - 2
Dù có bị gạ gẫm, buông lời khiếm nhã, nhân viên tại các quán bar luôn phải nở nụ cười và xem như chưa có chuyện gì (Ảnh minh họa: Minh Hoàng).Theo A., khái niệm của chức danh này là chỉ những nữ nhân viên phụ trách nhiệm vụ tiếp rượu với khách. Ngoài ra, những cô gái này phải tìm cách để khách gọi thức ăn, nước uống và chi tiền boa."Những chị là "lady night" có thể quan hệ với khách để có cuộc sống tốt hơn. Thậm chí, một trong những đồng nghiệp cũ hiện đã được đi định cư ở nước ngoài nhờ có mối quan hệ với khách đến uống rượu", A. kể.Dễ sa ngãLà nhân viên phục vụ tại quán bar ở TPHCM từ tháng 10/2022 đến nay, T.N. (23 tuổi) cũng đã dần với thích nghi với khái niệm "sống về đêm".Tốt nghiệp ngành luật ở trường đại học nổi tiếng tại TPHCM, N. bỏ công việc mà bố mẹ, bản thân từng đặt kỳ vọng để chọn làm "night life" (tạm dịch - "điểm vui chơi về đêm").N. chia sẻ, thời điểm cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, N. không xin được việc làm đúng chuyên ngành do lương quá thấp. Tình cờ, cô gái lại biết được làm việc ở quán bar sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định, không ràng buộc hay đòi hỏi bằng cấp gì. Hàng tháng, N. có thể kiếm được khoảng 15 triệu đồng, nhưng khối lượng công việc lớn, đôi lúc phải "cày" 16 tiếng/ngày.Nghề không được tin ai, đi làm ngày nào cũng bị gạ tình - 3
Việc cảnh giác với những hành động khiếm nhã luôn là quy tắc quan trọng mà nhân viên quán bar nào cũng phải nắm rõ (Ảnh minh họa: Minh Hoàng)."Làm việc ở đây tôi phải giấu gia đình. Lúc đầu tôi không ngại nhưng sau này mới thấy, nhiều người họ dành ánh nhìn dè chừng cho mình quá. Những người xung quanh cho rằng người làm công việc này sẽ không tốt, tệ nạn", N. trải lòng.Làm việc từ 18h đến sáng hôm sau, sức khỏe của N. bị ảnh hưởng nhiều. Từ việc bị đau dạ dày, trí nhớ của N. dần kém đi.Thời gian làm việc chưa quá lâu, nhưng N. cũng đã có nhiều trải nghiệm "dở khóc dở cười"."Trong một lần vừa vào ca làm việc, khách bỗng dưng ném ly thủy tinh về phía tôi. Mảnh vỡ khiến mặt tôi bị thương, chảy máu, nhưng tôi vẫn phải cắn răng tiến tới xem khách có ổn không trước, rồi sau đó về mới lo cho thân mình", N. nhớ lại.Về việc bị gạ tình khi làm việc, N. nói rằng điều này xảy ra như "cơm bữa". Khi những trường hợp này xảy ra, N. chỉ có thể cười cho qua rồi giữ khoảng cách với khách. Đến hiện tại, những trải nghiệm "kinh hoàng" ấy đối với N. chỉ còn là chuyện cười để kể lại.Hơn hết, N. tiết lộ một trong những quy tắc ngầm khi làm việc trong môi trường này chính là không được tin ai. "Người đồng nghiệp đưa ra lời khuyên này cho tôi, chính là người đã lừa gạt tôi sau này", N. ngán ngẩm, nói.Đối với N., cô sẽ không xem công việc này là sự nghiệp gắn bó lâu dài mà chỉ là nguồn thu nhập tạm thời giúp cô trang trải cuộc sống. Trong tương lai, N. sẽ cố gắng tìm một công việc khác thích hợp và "ra ánh sáng" nhiều hơn.D.N.A. bộc bạch, bản thân A. cũng cho rằng làm việc trong môi trường quán bar sẽ bị ảnh hưởng không tốt. "Có một vài tình huống tôi cảm thấy mất tự trọng, mất giá trị bản thân. Dù làm vì bất kỳ mục đích gì thì rất dễ bị sa ngã", A. nhận định.Nghề không được tin ai, đi làm ngày nào cũng bị gạ tình - 4
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM), hiện nay, Nhà nước đã ban hành bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào về hành vi quấy rối tình dục. Tuy nhiên, có thể hiểu, quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, đây là hành vi không mong muốn, không được chấp nhận làm xúc phạm đến người nhận.Quấy rối tình dục thường được thể hiện bằng hành vi (tiếp xúc, cố tình động chạm, vuốt ve, ôm ấp), thể hiện bằng lời nói (những nhận xét không phù hợp, những ngụ ý, gợi ý về tình dục hay những lời đề nghị, những yêu cầu mang tính cá nhân một cách liên tục) hoặc được thể hiện bằng hành vi phi lời nói (như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cái nhìn)."Các hành vi khiêu khích, quấy rối hay buông lời gạ gẫm cũng được xem là các hành vi quấy rối tình dục được pháp luật điều chỉnh, nghiêm cấm", luật sư nói.Theo đó, đối với hành vi buông lời gạ gẫm một cách liên tục, khiêu khích, quấy rối tình dục có thể bị xử lý hành chính theo quy định (tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).Cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt số tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác trừ trường hợp đối với người thi hành công vụ hoặc đối với thành viên gia đình.Ngoài ra, luật còn quy định phạt tiền từ 5-8 triệu đồng đối với các hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục hoặc khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng. Người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả bằng cách buộc xin lỗi công khai.Bên cạnh đó, không thể không kể đến hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân thực hiện hành vi giao cấu; các hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.Xét về hành vi này, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Hiếp dâm" theo quy định (tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) với hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân."Nhân viên làm việc trong các quán bar, vũ trường, đây là một trong những ngành nghề có thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, thường phải đối mặt với rất nhiều cạm bẫy đặc biệt là các cạm bẫy, cám dỗ về tiền tài, vật chất, các nhân viên thường xuyên bị khách trêu ghẹo, gạ gẫm hoặc thậm chí là sàm sỡ.Bên cạnh đó, không ít các trường hợp mắc phải những cạm bẫy, không giữ được mình khi say xỉn hoặc bị lừa, ép sử dụng các chất kích thích", vị luật sư nhấn mạnh.

Nghề "không được tin ai", đi làm ngày nào cũng bị gạ tình | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội

Nguyễn Vy
Thứ năm, 29/06/2023 - 06:
 

(Dân trí) - Tin tưởng người nhà hay bị "hoa mắt" bởi những khoản tiền trước mắt, không ít người lao động thu nhập thấp đồng ý đứng tên giúp để người "giàu" mua nhà ở xã hội.

Dính bẫy... người nhà

"Vì người nhà nên tôi cũng tin tưởng. Lúc đó còn nhỏ nên ai nói gì cũng nghe, hầu như mọi giấy tờ, thủ tục tôi đều không được biết. Chỉ được đến để… ký tên xác nhận thôi", anh Quang Minh (ngụ TPHCM) nhớ lại.

Năm 2015, khi anh Minh vẫn còn là một sinh viên, chưa có nguồn thu nhập, không biết khái niệm về nhà ở xã hội. Anh cũng "mù tịt" kiến thức về thị trường bất động sản. 

Tận dụng sự "non nớt" của Minh, người chị họ đã gọi điện nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội.

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ dính bẫy mượn tên mua nhà ở xã hội - 1https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1020/2020/08/21/cham-tre-tra-nha-cong-vu-vi-chua-duoc-bo-tri-nha-o-xa-hoi-1-1597966050018.jpg 1.5x, https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1360/2020/08/21/cham-tre-tra-nha-cong-vu-vi-chua-duoc-bo-tri-nha-o-xa-hoi-1-1597966050018.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Nhà ở xã hội đang thu hút nhiều người lao động có thu nhập thấp tìm mua, với giấc mơ an cư, lạc nghiệp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).

"Lúc đó tôi cũng nghĩnhà ở xã hộilà nhà của nhà nước cấp hoặc của tổ chức xã hội. Tôi có lên mạng tìm hiểu thử, nhưng vì là sinh viên mới ra trường nên không đủ kiên nhẫn tiếp thu, tìm hiểu hết luật pháp. Tôi không biết cho người khác mượn tên mua nhà là lách luật", Minh nói.

Không những vậy, vì là người thân nên anh có phần cả nể, không đề phòng. Mặt khác, người chị họ cũng bày tỏ hoàn cảnh khó khăn, gia đình lục đục, muốn chuyển ra ngoài ở để tự nuôi 2 con. Vậy nên, Minh không thể từ chối.

"Chị nói chuyện cũng niềm nở, ngọt ngào nên tôi lung lay. Chị trình bày không có khả năng mua ngôi nhà bình thường, thu nhập lại hơn 10 triệu đồng/tháng nên không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội", anh Minh kể.

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ dính bẫy mượn tên mua nhà ở xã hội - 2https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1020/2023/05/22/nha-o-xa-hoi-tai-hoc-mon-dai-viet-1684755635292.png 1.5x, https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1360/2023/05/22/nha-o-xa-hoi-tai-hoc-mon-dai-viet-1684755635292.png 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Từ những lợi ích giá thấp, không ít người có thu nhập cao lợi dụng người lao động nghèo để nhờ đứng tên mua nhà giúp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).

Quá trình tư vấn, chuẩn bị và ký tên mua nhà chỉ diễn ra trong vài tháng. Những cuộc gặp mặt giữa anh Minh, người chị họ và một người xưng là "cò" chỉ diễn ra chớp nhoáng. Anh Minh cũng chỉ được giải thích sơ bộ về nhà ở xã hội là gì, vì sao phải nhờ đứng tên giúp chứ không được nghe những rủi ro nếu anh đồng ý ký tên.

Thời điểm đó, anh Minh nhận thấy quy trình này có đầy đủ giấy tờ, có công chứng nhà nước và thầm nghĩ là nhà ở xã hội nên không cần tranh chấp. Vì vậy, anh không ngại ngần vì thủ tục có phần nhanh gọn.

"Người "cò" ấy đã làm cho tôi bộ hồ sơ giả. Họ liên hệ với một công ty không rõ danh tính, rồi nhờ xác nhận rằng tôi đã làm ở đó với mức lương 3 triệu đồng/tháng, làm việc đã 15 tháng. Người này cũng chuyển cho nơi đó 25 triệu, "phí" làm hồ sơ", anh Minh cho hay.

Một chữ ký, một người nghèo mất cơ hội sở hữu nhà

Anh Minh chia sẻ, thời điểm đó nhà ở xã hội vẫn chưa "rầm rộ" như hiện nay nên anh không mảy may quan tâm.

Đến giờ, khi công nghệ thông tin phát triển, anh mới "mò" lên tìm hiểu và tá hỏa biết rằng bản thân sẽ không có cơ hội mua nhà ở xã hội được nữa. Không những vậy, căn nhà mà người chị họ nhờ anh đứng tên để mua, cũng đã được bán cho người khác vào 3 năm trước.

Nam kỹ sư hối hận vì lỡ dính bẫy mượn tên mua nhà ở xã hội - 3https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1020/2023/05/09/xep-hang-tu-mo-sang-de-nop-ho-so-mua-nha-o-xa-hoi-tai-da-nang-2-edited-1683599185916.jpeg 1.5x, https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/1360/2023/05/09/xep-hang-tu-mo-sang-de-nop-ho-so-mua-nha-o-xa-hoi-tai-da-nang-2-edited-1683599185916.jpeg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Nếu đồng ý đứng tên mua giúp nhà ở xã hội, người lao động nghèo khó sở hữu được loại tài sản này trong tương lai (Ảnh minh họa, nguồn D.T).

"Mọi việc chớp nhoáng lắm. Tôi nhớ lúc đó vài tháng là xong giấy tờ rồi, chỉ nghe báo lại mọi việc đã xong chứ tôi cũng không nghĩ gì nhiều", anh Minh nhớ lại.

May mắn hơn những người khác, thời điểm hiện tại, anh Minh là một kỹ sư điện tử với mức lương hơn 1.000USD. Vậy nên, nhà ở xã hội không phải tài sản mà anh nhắm tới.

"Nhưng không phải mỗi tôi mà còn nhiều người khác nữa. Có nhiều người họ sẵn sàng chi 100 triệu đồng cho người có thu nhập thấp để nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội. Bản thân tôi không tiếc vì không mua được nhà ở xã hội, mà tiếc vì tiếp tay cho người thân lách luật", anh Minh nói.

Dù vẫn chưa chịu quá nhiều rủi ro từ việc bị mượn tên mua nhà ở xã hội, anh Minh vẫn cảnh báo nhiều người khác về tình trạng này. Anh cho hay, người được ngỏ ý mượn tên bản thân cần tìm hiểu rõ hơn về dạng nhà ở này. Bởi không chỉ mất quyền lợi sở hữu tài sản phù hợp với túi tiền, người bị "dụ" có thể vướng vào nhiều rắc rối liên quan đến pháp luật.

Cùng tâm sự như anh Minh, chị T.L. (ngụ TPHCM) cũng cho biết đã nghe rất nhiều thông tin về việc nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội. Bản thân chị L. cũng từng bị một người thân "dụ" đứng tên giúp và hứa sẽ mua tặng một chiếc điện thoại mới. Tuy vậy, chị nhất quyết từ chối vì biết đó là hành vi trái pháp luật.

"Nếu mình chấp nhận làm việc đó thì vô tình đã cướp đi cơ hội sở hữu nhà của một ngườilao độngnghèo, lương tâm mình không cho phép mình làm vậy. Tuy vậy, không ít người sẵn sàng làm việc đó với chi phí chỉ vài triệu đồng hoặc vài chục triệu đồng", chị L., thở dài. 

Theo luật sư Trần Minh Hùng (đoàn luật sư TPHCM), Luật Nhà ở có quy định cụ thể về các đối tượng và điều kiện để được hưởngchính sáchhỗ trợ về nhà ở xã hội. Những người không thuộc các đối tượng được hưởng chính sách và không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chính sách, mà mượn tên người khác để mua nhà ở xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, trái với nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

"Giao dịch khi mượn tên người khác mua nhà ở xã hội không được pháp luật công nhận. Do vậy, nếu bị phát hiện, người mượn sẽ bị cơ quan nhà nước thu hồi nhà ở xã hội đã mượn tên để mua trước đó, các giao dịch này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo", luật sư nói.

Về phía người cho mượn tên, họ sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để có thể tiếp tục mua căn nhà ở xã hội thứ hai. Ngoài ra, họ sẽ không được hưởng các chính sách, ưu đãi, phúc lợi mà lẽ ra họ đã được hưởng.

Việc những người có tiền mượn tên người khác để mua nhà ở xã hội sẽ dẫn đến hiện tượng "đầu cơ", khiến loại hình nhà ở này mất đi ý nghĩa vốn có, không đáp ứng đúng đối tượng cần thiết.

Bên cạnh đó, người nhận tiền để làm giả hồ sơ cho người khác có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi sáng 19/6, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, chính sách về nhà ở xã hội là một trong 8 nhóm chính sách quan trọng trong lần sửa đổi luật lần này. Chính sách trên được thể hiện trong các quy định chung và tại chương 6 của dự thảo luật.

Qua nghiên cứu, đại biểu nhận thấy chính sách được thể hiện trong dự thảo chưa thực sự trúng và xử lý đúng vướng mắc từ thực tiễn.

Đại biểu chỉ rõ hai vướng mắc, trong đó có những chính sách đi theo hướng cố gắng hỗ trợ nhà cho người thu nhập thấp thay vì bảo đảm nguyên tắc để người dân có quyền có chỗ ở hợp pháp.

Nhưng thực tế, người có thu nhập thấp, nhất là công nhân, người mới đi làm có thu nhập thấp hơn mức trung bình. Trong khi, nhà ở là tài sản quá lớn, quá sức với đại bộ phận người có thu nhập thấp.

Vậy nên việc mua, sở hữu một căn hộ dù là nhà ở xã hội trả góp cũng là gánh nặng tài chính quá lớn".

Do vậy, theo đại biểu, xác định mục tiêu như trên sẽ dẫn đến hệ quả là người dân khai man các điều kiện thu nhập, diện tích để hưởng lợi từ việc mua nhà ở xã hội với giá thấp.

Bên cạnh đó, người có tiền mượn tên công nhân để đăng kí mua nhà dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm cho nhà ở xã hội không phục vụ đúng đối tượng, mất đi ý nghĩa vốn có.

Link bài: Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

Page 3 of 53

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006