Luật sư cho rằng thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần

"Cơ quan CSĐT cho rằng chị L. có cơ hội mà không chạy để cho đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm nên không khởi tố vụ án là không có cơ sở, thiếu căn cứ và có dấu hiệu không khách quan", luật sư Trần Minh Hùng nhận định.Liên quan đến nghi án người mẹ chấp nhận cho hàng xóm hiếp dâm 2 lần để bào vệ 2 con nhỏ viết đơn xin đi tù vì quá nhục nhã, chúng tôi đã trò chuyện với luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM để hiểu rõ hơn về tính pháp lý của vụ việc Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ra thông báo "Không khởi tố vụ án hiếp dâm" theo như đơn tố cáo của chị T.P.T.L.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 1.

Suốt hơn 2 tháng nay, chị L. sống trong cảnh tủi nhục với mọi người bởi những điều tiếng không hay.

Theo luật sư Trần Minh Hùng sau khi tìm hiểu thông tin về vụ việc, xem các biên bản lời khai của chị L. cũng như cách điều tra của Công an huyện Tân Thạnh cho biết nếu đúng như lời chị L. trình bày chị bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự, không giám định sau khi Huỳnh Lý A. thực hiện giao cấu. Đồng thời, việc cơ quan CSĐT cho rằng đêm xảy ra vụ việc, chị L. có điều kiện để chạy thoát khỏi nghi phạm nhưng không chạy để cho đối tượng quan hệ tình dục là không có cơ sở, thiếu căn cứ và có dấu hiệu không khách quan, không minh bạch trong điều tra xử lý.

Theo đó, luật sư Hùng phân tích: "Trong quá trình xử lý tội hiếp dâm, việc giám định là chứng cứ quan trọng để khởi tố bị can nhưng đến mấy ngày sau, sau khi chị L. cương quyết đòi giám định thì công an mới cho đi giám định là một sai sót nghiêm trọng. Ngoài ra, việc chị L. cho rằng bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố hình sự là trái với quy định pháp luật, vi phạm tố tụng nghiêm trọng".

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM nhận định về vụ án.

Về việc công an cho rằng chị L. không bỏ chạy khi có điều kiện mà để đối tượng thực hiện xâm hại là thiếu khách quan. "Đối tượng Huỳnh Lý A. có mang dao trong người, đã uy hiếp 3 mẹ con chị L. và dọa giết thì làm sao chị L. có thể bỏ chạy, để mặc 2 đứa con nhỏ ở lại với nghi phạm được. Điều này rất nguy hiểm cho tính mạng của 2 đứa nhỏ, với tư cách một người mẹ, chị L. không thể nào bỏ con mình được. Nếu có hành vi hiếp dâm thì theo tôi phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định. Không thể viện cớ chị L. có thể bỏ chạy mà không chạy để không khởi tố đối tượng là không có căn cứ, không đúng pháp luật. Hơn nữa, nếu đúng việc chị L. bị ép ký văn bản không khởi tố vụ án hình sự, không giám định thì chị L. cần làm đơn khiếu nại gửi tới VKS cùng cấp, Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để điều tra, giải quyết lại theo thẩm quyền", luật sư Hùng cho biết.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 3.

Cánh cửa tôn lỏng lẻo nơi đối tượng A. đột nhập vào nhà để hãm hiếp chị L.

Để làm rõ hơn về tội hiếp dâm theo bộ luật hình sự, luật sư Trần Minh Hùng giải thích việc đối tượng A. cầm dao, dùng vũ lực để đe dọa chị L. chiều theo ý hắn, ép chị L. phải thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với A. Và sau khi thực hiện xong hành vi lần 1, A. tiếp tục uy hiếp bắt chị L. quan hệ lần 2, có nghĩa là A. đã đạt được mục đích ban đầu của mình là hiếp dâm chị L. Dựa vào điều này, có thể xác định A. phạm tội bởi hắn đã hoàn thành được mục đích theo Khoản 1, Điều 111, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định.

"Theo thông tin thì A. đã thừa nhận hành vi nên theo tôi việc không khởi tố vụ án sẽ gây bức xúc cho dư luận và nạn nhân. Như vậy, để tạo nghiêm minh của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như tránh oan sai, bảo đảm quyền lợi cho chị L. thì Cơ quan CSĐT và VKS tỉnh Long An nên xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án với lý "Không có sự việc phạm tội" theo quy định tại Khoản 1, Điều 107, Bộ luật Tố Tụng hình sự để điều tra cụ thể, lấy lời khai, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra... bảo đảm vụ án được điều tra khách quan, trung thực, đầy đủ đảo bảo quyền lợi cho các bên", luật sư Trần Minh Hùng trình bày.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 4.

Chiếc giường ngủ nơi chị L. bị A. xâm hại 2 lần trong đêm 20-6.

Trao đổi thêm về lá "đơn xin đi tù" của chị L. gởi cơ quan chức năng, luật sư Hùng cho biết lá thư sẽ không được chấp nhận bởi pháp luật hiện hành không cho phép một công dân bình thường có quyền xin tự trút bỏ tư cách công dân cũng như xin đi tù.

Trước đó như chúng tôi đã thông tin, theo chị T.P.T.L (SN 1983), ngụ tại thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết vào tối ngày 20-6, người hàng xóm là Huỳnh Lý A. đột nhập vào nhà chị L., dùng dao uy hiếp và tiến hành cưỡng hiếp chị L. 2 lần.

 

Vì đối tượng dùng dao, 2 con nhỏ đang ở nhà nên để bảo vệ 2 con chị chấp nhận cho Huỳnh Lý A. hãm hiếp. Trong lúc diễn ra vụ việc, bé lớn (7 tuổi) do bị sốt nên ngủ say, riêng bé nhỏ (3 tuổi) khóc thét vì sợ hãi thì bị tên A. đe dọa. Đặc biệt, trước khi tên A. thực hiện hành vi xâm hại mình, chị L. có van xin A. cho mình nấu mì ăn vì quá đói bụng và cũng được A. đồng ý. Sau khi ăn xong, A. đã hãm hiếp chị L. 2 lần đến sáng rồi mới buông tha.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 5.

Để bảo vệ hai con nhỏ, chị L. đã chấp nhận cho A. hiếp dâm.

Cũng ngay trong sáng 21-6, chị L. đã đến Công an Thị trấn Tân Thạnh để trình báo vụ việc và được hướng dẫn lên Long An để uống thuốc phơi nhiễm. Sau đó, công an mời các bên lên làm việc, đối tượng A. cũng đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình thực hiện với chị L. Tuy nhiên, sau 2 tháng điều tra, ngày 22-8-2017, Đại tá Phạm Công Bô – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã ra thông báo không khởi tố vụ án hình sự theo đơn tố cáo của chị L. với lý do "Không có tình tiết phạm tội".

Quá bức xúc trước quyết định của Cơ quan điều tra, chị L. uất ức viết đơn "Xin được đi tù" gởi đến cơ quan chức năng.

Văn Tiên / Theo Thời đại

Văn Tiên / Theo Thời đại

"Người mẹ viết đơn xin đi tù" kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 07:01 09/09/2017
 
 
Yêu cầu kẻ hiếp dâm đi lấy sữa cho con uống?

Chị Trần Phạm Thanh L. (SN 1983, ngụ thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An) khóc nghẹn khi chia sẻ về sự việc cho rằng bị Huỳnh Lý A. (SN 1988, ngụ cùng địa phương) hiếp dâm.

Chị kể, khoảng 0h ngày 21/6, chị đang nằm trên giường, nghe phía sau nhà có tiếng động liền đi tới kiểm tra thì phát hiện 1 nam thanh niên ở trần. Người này bất ngờ tung cửa lao vào một tay kẹp cổ, tay còn lại dùng dao (dao nhỏ, cán vàng) uy hiếp: "Im lặng, đừng có la! La anh xử 3 mẹ con luôn".

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 1.

Căn nhà nghèo nàn của chị L.

Thời điểm này con gái út đột nhiên khóc lớn trong đêm, chị L. xin phép A. cho vào dỗ con. Đối tượng liền dùng vải bịt mắt chị rồi áp giải xuống nhà dưới để dỗ con không khóc nữa.

"Lúc này tôi nghĩ rất nhanh rằng hiện tại mình đang không có một chút sức khỏe nào để chống cự với một thằng liều mạng đang say và không biết nó là ai. Trong khi đó con mình vẫn còn quá nhỏ để chạy thoát ra ngoài cầu cứu giữa đêm khuya và sợ hắn có đồng bọn bên ngoài. Tôi nghĩ nên dùng lời lẽ ngon ngọt tránh nguy hiểm trước rồi mọi chuyện tới đâu thì tới. Cùng lắm là bị cưỡng hiếp", chị L. nhớ lại.

Theo lời người mẹ, để thêm phần chắc chắn, nam thanh niên đã lấy thêm con dao nữa tại nhà chị (cán gỗ dài 40cm) nhưng bị chị giật lại bỏ vào máy giặt.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 2.

Chị L. chỉ vị trí bị đối tượng kề dao bắt quan hệ.

Khi đứa bé đòi sữa, chị L. xin đi lấy sữa cho con nhưng A. không đồng ý và hỏi: "Biết tôi là ai không, nói đúng thì thả ra".

Chị đáp lại: "Em không cần biết anh là ai. Giờ anh sợ em bỏ chạy, vậy anh đi lấy sữa cho con em đi". Sau khi được chỉ chỗ, người này tự đến lấy sữa đưa chị để cho con uống nhưng tay vẫn kẹp vào cổ nạn nhân.

Vừa cho con uống trong tư thế bị kẹp cổ, chị L. xin đối tượng nới tay ra vì rất khó thở nhưng không được. Được biết, trong lúc khống chế, đối tượng nói đã đoán được việc ngày mai chị sẽ đến công an trình báo nhưng vẫn không hề sợ.

Bình tĩnh nấu mì ăn: "Anh có ăn mì không, em nấu?"

"Tôi nghe nói hắn mới đi tù về, là một thằng lưu manh nổi tiếng xưa giờ nên mẹ con tôi chết chắc. Tôi nghĩ giờ phải bình tĩnh và bằng mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 2 con và cả bản thân mình", chị L. nghẹn ngào tâm sự sau khi biết tên nam thanh niên là Huỳnh Lý A., trú cùng địa phương.

Sau một thời gian thuyết phục A. cho ra ngoài đi ăn vì quá đói bụng, đối tượng mới đồng ý tháo băng bịt mắt cho chị L. Lúc này chị nghĩ trong đầu sẽ tìm cách báo mọi người trợ giúp nhưng nghĩ 2 con nhỏ sẽ gặp nguy hiểm nên không đi. Sau đó chị đi xuống bếp nấu mì, tìm cơ hội tạt nước sôi nhưng sợ lượng nước ít sẽ không đủ làm đối tượng bị thương.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 3.

Người mẹ bên đứa con thơ dại của mình.

"Lúc này tôi hỏi hắn: Anh ăn gì không, em nấu luôn nhưng hắn không ăn. Vừa ăn mì tôi vừa giả vờ trò chuyện thì được biết hắn đã theo dõi tôi rất lâu. Nhiều lần đột nhập vào nhà nhìn trộm tôi, lục lọi đồ đạc để tìm tiền nhưng không có", chị L. nói và cho biết thời điểm trò chuyện với A. chị có nói về việc mình hiện đang nợ nhiều nơi.

Đến khoảng hơn 3h sáng, A. lấy mền trải xuống nền nhà (cạnh giường đứa trẻ đang ngủ), uy hiếp đòi chị L. quan hệ. "Vì lo 2 con thơ nên tôi không còn cách nào khác, không thể chạy ra ngoài mà bỏ con được. Tôi đau đớn và nhục nhã nhưng không biết phải cầu cứu ai".

Luật sư: "Cơ quan điều tra đã không minh bạch khi không khởi tố vụ án"

 

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết: "Nếu đúng như bị hại trình bày, việc chị bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự, không giám định vì cho rằng chị có cơ hội mà không chạy thì tôi cho rằng cơ quan điều tra không khách quan và minh bạch. Bởi tội hiếp dâm thì việc giám định là chứng cứ quan trọng để khởi tố bị can nhưng đến mấy ngày sau mới giám định là một sai sót nghiêm trọng".

Luật sư cũng khẳng định việc nạn nhân không bỏ chạy là do còn 2 con nhỏ. Theo chị L. thì A. đã dùng vũ lực là con dao để uy hiếp chị thì làm sao chạy được. Nếu có hành vi hiếp dâm thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định. Không thể viện cớ bị hại có thể bỏ chạy mà không chạy để không khởi tố, như vậy là không có căn cứ, không đúng pháp luật.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 4.

Quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra.

Hơn nữa, nếu đúng việc chị L. bị ép ký văn bản không khởi tố vụ án hình sự, không giám định thì chị cần làm đơn khiếu nại gửi tới VKS cùng cấp, Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để điều tra, giải quyết lại theo thẩm quyền.

Nếu như có hành vi giao cấu trái với ý muốn của bị hại thì hành vi trên có cơ sở và có dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 5.

Quá uất ức chị L. viết đơn xin đi tù để minh oan cho mình.

"Hơn nữa do A đã thừa nhận hành vi nên theo tôi việc không khởi tố vụ án sẽ gây bức xúc cho dư luận và nạn nhân. Như vậy, để tạo nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho chị L. thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, Cơ quan tố tụng tỉnh Long An nên xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án. Cần tổ chức điều tra cụ thể, lấy lời khai, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra... bảo đảm vụ án được điều tra khách quan, trung thực, đầy đủ đảm bảo quyền lợi cho các bên", luật sư Hùng nhấn mạnh.

Lừa đảo mua hàng trả góp

14:59 | 27/08/2017

 
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xuất hiện các vụ lừa đảo bằng thủ đoạn mua hàng trả góp bằng giấy tờ giả. Nạn nhân của loại tội phạm này là các siêu thị điện máy công ty tài chính. 

Thủ đoạn tinh vi

Vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Ba Duy (29 tuổi, ở thành phố Tam Điệp, Ninh Bình), Phùng Xuân Hùng (22 tuổi, ở huyện Ba Vì, Hà Nội), Hoàng Thu Hà (22 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) và Phạm Thanh Niên (21 tuổi, ở huyện Yên Mô, Ninh Bình) về hành vi sử dụng giấy chứng minh nhân dân (CMND) và sổ hộ khẩu đi mượn để mua hàng trả góp và chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 600 triệu đồng.

Theo tài liệu điều tra, nhóm đối tượng này đội lốt các công ty cho vay tín chấp và đăng tải thông tin trên mạng xã hội rằng, vay tiền chỉ cần thế chấp CMND và sổ hộ khẩu. Sau đó, chúng chiếm đoạt các loại giấy tờ này. Khi có được các giấy tờ, chúng thay ảnh của đồng phạm vào CMND rồi đến các siêu thị điện máy để mua hàng trả góp. Các đối tượng chủ yếu đến các siêu thị điện máy có chương trình liên kết với các công ty tài chính như Home Credit, Fe Credit, HD Saison để lừa đảo.

lua dao mua hang tra gop
Nhóm đối tượng làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản bị Cơ quan CSĐT Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) bắt giữ
Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp: “Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phải xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật”.

Tại các siêu thị điện máy, chúng dùng giấy tờ “tự chế” làm thủ tục mua điện thoại trả góp. Nếu nhân viên của công ty tài chính gọi điện thoại xác minh, sẽ có đối tượng đồng phạm khác nghe điện thoại nhận là người nhà của người mua hàng. Bằng thủ đoạn đó, nhóm đối tượng này đã gây ra khoảng 90 vụ tại các siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố Hà Nội với số tiền hơn 600 triệu đồng.

Trước đó, cuối tháng 6-2017, TAND thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo làm giả giấy tờ mua hàng trả góp. Từ tháng 6 đến tháng 10-2016, các bị cáo Ram Jack Sinh, Cao Thị Nhung, Phạm Mạnh Minh (cùng ở phố Lạch Tray, quận Lê Chân, TP Hải Phòng); Nguyễn Văn Chung (xã An Đồng, huyện An Dương); Nguyễn Thị Thu Hồng (phường Đằng Lâm, quận Hải An) lên mạng Internet quảng cáo dịch vụ cho vay trả góp, xin việc làm để lấy CMND và các giấy tờ tùy thân của một số người. Lợi dụng hoạt động cho vay trả góp của Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit và Công ty Tài chính TNHH HD SaiSon, các bị cáo sử dụng CMND, giấy phép lái xe, hộ khẩu (đã thay ảnh của chúng) để ký hợp đồng tín dụng mua điện thoại trả góp rồi rao bán lại qua mạng, chiếm đoạt hàng chục triệu đồng. Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Sinh, Nhung, Minh, Chung mức án từ 15 tháng tù đến 24 tháng tù; bị cáo Hồng 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Cần cảnh giác

Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Việc các công ty tài chính tạo điều kiện cho vay vốn mua hàng trả góp với thủ tục đơn giản, nhanh gọn đã tạo điều kiện, tiết kiệm cả thời gian và công sức cho khách hàng. Tuy nhiên, chính từ những thao tác dễ dàng, đơn giản của các công ty tài chính đã mở đường cho nhiều kẻ lợi dụng sự sơ hở để phạm tội. Việc làm giấy tờ giả thể hiện sự không trung thực ngay từ đầu, có hành vi gian dối của khách hàng. Ngoài việc người vi phạm hạn chế sự hiểu biết pháp luật, lòng tham và có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân thì do các công ty tài chính quản lý còn kém, lỏng lẻo, quy trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ còn hạn chế không như các ngân hàng nên tạo điều kiện cho nhiều đối tượng lợi dụng để qua mặt các thủ tục”.

Cũng theo Luật sư Trần Minh Hùng, hành vi làm giả giấy tờ mua hàng trả góp tùy tính chất hành vi, mức độ, hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà có các hình thức xử phạt khác nhau. Từ việc xử lý hành chính cho đến hình sự. Về mặt hình sự thì hành vi trên có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hình phạt thấp nhất là 6 tháng tù và cao nhất đến chung thân, tùy vào tính chất của vụ việc...

Đề xuất giải pháp, Luật sư Hùng cho rằng: “Cần sớm tuyên truyền ý thức pháp luật, nhận thức cho người dân, đồng thời xử lý nghiêm những người vi phạm. Bên cạnh đó, các công ty tài chính cần kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ thẩm định cho vay với quy trình chặt chẽ, an toàn và bảo đảm về mặt pháp lý cũng như hồ sơ nhân thân của người vay. Khi phát hiện có người vi phạm cần phối hợp với cơ quan chức năng để được giải quyết”.

lua dao mua hang tra gop

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500 nghìn đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 500 nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999).

Xuân Hinh - Đinh Hương

Nguồn: Petrotimes

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 00:02 26/08/2017
 
 

Lợi dụng tâm lý thích phòng trọ giá rẻ nhưng đầy đủ tiện nghi, nhóm đối tượng sống trong căn nhà số 125/41 đường D1 (quận Bình Thạnh) đã tìm cách "vẽ" ra một "hợp đồng ma" để cài bẫy nhiều sinh viên nhẹ dạ cả tin rồi chiếm đoạt tiền cọc.

 
 

Một năm học mới vừa bắt đầu, nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên có xu hướng tăng mạnh. Nắm bắt được điều này, nhiều chủ nhà trọ đã tung nhiều "chiêu" dụ những bạn còn nhẹ dạ cả tin hòng chiếm đoạt tiền đặt cọc.

Thủ đoạn hét giá "cắt cổ" phí điện nước, wifi, giữ xe... khi sinh viên đến nhận phòng

Mới đây, nhiều sinh viên ở Sài Gòn bức xúc "tố" bị chủ nhà trọ số 125/41 đường D1 (phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM) chiếm đoạt trắng trợn số tiền đặt cọc để giữ phòng, vào khoảng 500.000 – 1 triệu đồng/người. Điều đáng nói, mỗi ngày có hàng chục sinh viên bị chủ trọ này lừa với cùng một thủ đoạn.

B.T (SV trường ĐH ở quận Gò Vấp) cho biết, cách đây khoảng 1 tháng, cậu và một người bạn có thấy tờ rơi dán trên cột điện ngoài đường với tựa đề "Dãy trọ mới sửa, cho thuê phòng với giá 1,2 triệu đồng/tháng, ưu tiên sinh viên". Thấy giá rẻ nên B.T liền gọi vào số điện thoại in sẵn trên đó thì đầu giây bên kia có một giọng nữ bắt máy. Người này nhận là chủ trọ nhưng lại không nói địa chỉ cụ thể, chỉ hướng dẫn đường đi rồi gọi lại lần nữa để dẫn vào xem phòng.

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn - Ảnh 1.

Căn nhà tại địa chỉ 125/41 đường D1 (phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM).

"Lúc này, chủ trọ dẫn em và bạn đến số nhà 125/41 đường D1 (quận Bình Thạnh). Đây là dạng nhà nguyên căn trông rất mới nên bọn em cũng mừng thầm. Sau đó có 1 cô gái tự nhận là người thân chủ trọ đưa em đi xem phòng giá 1,2 triệu/người/tháng, nếu ở 2 người thì 1,5 triệu/tháng, đã bao gồm cả tiền điện, nước, wifi, giữ xe.

Nếu thuê thì vài ngày sau mới nhận phòng vì hiện người thuê phòng này chưa dọn đi. Thấy phòng đẹp, đủ tiện nghi với lại giá khá rẻ nên em đồng ý thuê giá 1,5 triệu/tháng thì cô gái này bảo đóng 1 triệu đồng tiền cọc để giữ chỗ".

Tin "sái cổ" những lời "đường mật" của chủ nhà trọ, B.T vội móc 1 triệu để giữ chỗ vì sợ người khác thuê mất.

B.T sau đó được một người trong nhà trọ này đưa ra tờ giấy đã soạn sẵn có tên "Giấy thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ" để ký tên và 3 ngày sau đến nhận phòng. Tuy nhiên khi nam sinh này dọn đồ đạc đến thì tá hỏa khi chủ nhà báo giá điện, nước, wifi là 100.000 đồng cho mỗi khoản, riêng tiền giữ xe là 300.000 đồng/tháng. Ngoài ra nếu xài điện nước nhiều quá mức quy định sẽ phải đóng thêm.

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Trước căn nhà này luôn có tờ giấy cho thuê phòng "dụ" sinh viên nhẹ dạ cả tin.

Quá bức xúc, B.T yêu cầu trả lại tiền cọc không thuê nữa thì nhóm người trong căn nhà này làm khó dễ, kéo dài thời gian. Do trời sắp tối và cần phải tìm phòng khác tá túc qua đêm nên B.T và bạn phải "ngậm đắng nuốt cay" bỏ tiền cọc ra về mà không đòi được đồng nào.

Tương tự như B.T, nữ sinh viên B.H (20 tuổi, trường Cao đẳng ở quận 9) cũng bị chính nhà trọ này lừa tiền cọc. H. kể lại, vì sang năm học mới phải chuyển cơ sở học nên nữ sinh này nhờ bạn chở qua khu vực Bình Thạnh để tìm phòng trọ.

Thấy số nhà 125/41 đường D1 (quận Bình Thạnh) có dán tờ rơi trước cổng cho thuê phòng trọ nên vào xem thử. Khi vào xem phòng, H. định chụp ảnh gửi cho bạn xem để hỏi ý kiến nhưng chủ nhà trọ này cấm cản.

"Chủ nhà trọ yêu cầu đóng tiền trước 2 tháng là hơn 3 triệu đồng và cộng thêm 1 triệu đồng tiền giữ chỗ nữa là khoảng 4,5 triệu đồng. Nếu không mang đủ tiền thì phải nộp giấy chứng minh, sổ hộ khẩu photo có công chứng thì sẽ bớt cho 1 tháng tiền cọc. Người phụ nữ lớn tuổi này bảo đóng 500.000 đồng tiền giữ chân, rồi đưa hợp đồng thỏa thuận bảo ký tên. Vì tin tưởng lời ngon ngọt nên em cũng đóng tiền để giữ phòng chứ không nghi ngờ gì", H. chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng rơi vào tình thế tương tự như những sinh viên trước đó, H. bị chủ trọ hét giá "cắt cổ" để các khoản phí phát sinh khi nữ sinh này đến nhận phòng. Người chủ trọ này còn thách thức H.: "Nếu được thì ở, nếu thấy giá cao quá thì có thể tìm chỗ khác, nhưng không thể lấy lại tiền cọc vì hai bên đã ký hợp đồng". Quá uất ức mà không làm gì được, H. đành ngậm ngùi bỏ số tiền 500.000 rồi đi tìm chỗ trọ mới.

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Các bạn sinh viên bị lừa chia sẻ câu chuyện.

Lách luật, bẫy sinh viên bằng "hợp đồng ma" kèm theo những điều khoản mập mờ

Qua những lời kể của nhiều sinh viên, có thể dễ dàng nhận thấy một điều là chủ nhà trọ đã ràng buộc "con mồi" bằng một tờ giấy thỏa thuận, giống như một "hợp đồng ma" để chiếm đoạt tiền mà nạn nhân không thể làm gì được.

Trong bản thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ nếu sinh viên nào sáng suốt sẽ nhận ra những điều khoản do chủ nhà trọ này soạn thảo sẵn rất mập mờ.

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Chủ quan đọc qua loa, nam sinh viên vội ký vào hợp đồng thuê nhà.

Nguyên văn dòng đầu tiên trong điều khoản chung có nêu: "Bằng giấy thỏa thuận giữ chỗ này Bên A (chủ trọ - PV) sẽ giữ phòng cho Bên B (người thuê trọ - PV) và đến khi giao phòng cho Bên B phòng nào trống thì giao cho Bên B phòng đó". Điều này có thể hiểu là chủ trọ sẽ tự quyết định muốn giao phòng nào cho người thuê cũng được, bất chấp trước đó người thuê đã đặt cọc giữ phòng mình muốn thuê.

 

Nữ sinh H. bức xúc nói: "Như vậy khi nào có phòng trống thì giao, nếu không có thì không giao. Nếu lỡ như đến ngày hẹn nhận phòng mà chủ trọ nói phòng chưa trống, sinh viên vẫn phải đợi. Nếu đợi không được sẽ bỏ luôn tiền cọc".

Còn theo nam sinh B.T, các điều khoản tiếp theo cũng rất bất hợp lý, không rõ ràng, gây khó hiểu. Nếu sinh viên nào đọc lướt qua sẽ dễ bị dính thủ đoạn lừa bịp.

Nhiều sinh viên ấm ức “tố” bị chủ nhà trọ dùng “hợp đồng ma” để lừa tiền đặt cọc ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Bản "hợp đồng ma" chuyên dùng để lừa tiền cọc của sinh viên.

"Lúc đầu, quá vội và mừng vì tìm được phòng giá rẻ nên em chỉ đọc lướt qua các điều khoản, chỉ đọc phần dưới cùng (in đậm trong giấy thỏa thuận). Bây giờ sau khi bị lừa tiền mới nhận ra hợp đồng đã ký nên không thể làm gì được", nam sinh viên buồn bã nói.

Theo lời B.T sau khi tìm hiểu trên mạng thì được biết trước đó đã có hàng trăm sinh viên đã bị lừa tương tự như nam sinh này. Các bạn chỉ biết cảnh báo nhau trên mạng xã hội để tránh bị mắc bẫy của nhà trọ lừa đảo này nữa, chứ chưa nhờ tới sự can thiệp của lực lượng chức năng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, sau khi xem qua giấy thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ mà nhà trọ soạn thảo, luật sư nhận thấy "hợp đồng" này không rõ ràng.

Bên A (nhà trọ) ghi không đầy đủ thông tin, không quy định trách nhiệm bên cho thuê. Chính vì thế người thuê nên xem xét và không nên ký những loại hợp đồng không rõ ràng như thế này. Theo luật sư Hùng, trường hợp này có thể chủ nhà đã cố ý gài bẫy người thuê ngay từ ban đầu, có sự chuẩn bị từ trước.

Câu chuyện giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như chưa đến hồi kết.

Mới đây, nhóm nghiên cứu về điều kiện kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị bãi bỏ logistics cùng 15 ngành nghề khác ra khỏi ngành nghề kinh doanh ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư - kinh doanh có điều kiện.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

 

Chuyên gia “khuyên bỏ”, đại diện hiệp hội “khuyên giữ” !

Bình luận về quan điểm nên giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng xét về bản chất logictics không phải là một ngành nghề độc lập.

“Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà nó chính là một chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề như: vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan…”.

Vì vậy, theo ông Tuấn các doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh.

“Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành . Do vậy nên DN sẽ phải thỏa mãn điều kiện về khai thuê hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái mũ điều kiện của ngành logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý, vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của DN”, ông Tuấn nói.

Từ đó, VCCI kiến nghị loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện cùng với 15 ngành nghề khác.

Không đồng thuận với quan điểm của ông Tuấn, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, nên giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Tôi không ủng hộ vấn đề bỏ logictics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây không phải là hai tầng điều kiện kinh doanh bởi trên thực tế chuỗi logistics không có một điều kiện kinh doanh nào bao hàm lên các ngành còn lại (!). Tôi ví dụ, khi anh kinh doanh về dịch vụ nào đó thì anh (doanh nghiệp vận tải, đại lí thuế, hải quan…-PV) chỉ phải tuân thủ điều kiện của ngành nghề ấy thôi. Còn khi vào hiệp hội thì anh phải tuân thủ những yêu cầu của hiệp hội ”, ông Tương nói.

Mặt khác, dù thừa nhận logistics là một chuỗi các ngành logistics rằng, phải giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của hội viên, khách hàng. Đồng thời cũng tránh được tình trạng lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logictics.

“Hiệp hội logictics Việt Nam cũng như Hiệp hội logictics thế giới đều có những quan điểm riêng của mình để bảo vệ khách hàng của mình và quyền lợi của hội viên. Phải có điều kiện làm cơ sở hoạt động cho DN, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Logistics đúng là có nhiều ngành dịch vụ tổng hợp, nhưng cần xác định điều kiện kinh doanh chung cho cả ngành để tạo điều kiện cho quản lý và cấp phép đầu tư, tránh bị lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics”, ông Tương nói

Đồng thời, ông Tương còn đề nghị giữ nguyên điều kiện có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu trong ĐKKD với lý do đội ngũ nhân viên góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian cung cấp dịch vụ cho DN.

Dường như, những tranh cãi xung quanh câu chuyện nên bỏ hay giữ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Logictics dưới góc nhìn pháp lý

Dưới góc độ luật pháp, Luật sư Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

“Điều kiện kinh doanh của ngành logistics đã tồn tại hơn một thập kỷ qua và trong bối cảnh hiện nay thì việc xem xét, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với dịch vụ logistics là rất cần thiết”, ông Vũ nói.

Ông Vũ cho rằng trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

“Thực tế không hề tồn tại một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập. Nếu cứ giữ logistic là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì DN sẽ phải chịu ‘hai tầng điều kiện kinh doanh’.Điều này làm gia tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp và Nhà nước. Chỉ cần kinh doanh một ngành, nghề có điều kiện là đã có thể ‘nếm trải’ những mệt mỏi, vất vả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép con… huống hồ là 2 tầng điều kiện kinh doanh “đè” lên DN”, ông Vũ nói.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Thành phố HCM cũng cho rằng nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi:

“Theo tôi, nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiên bởi các lí do sau:

Thứ nhất, bản chất logistics cũng không phải là ngành kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe đến con người hay đến anh ninh quốc gia...nó chỉ là một ngành mang tính chất kinh tế kinh doanh thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên hệ với nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh. Thứ hai, logistic là một chuỗi các ngành nghề liên quan nên việc ra kinh doanh có điều kiện với chuỗi ngành nghề này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành. Thứ ba, nếu tiếp tục duy trì sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho DN”, ông Hùng nói.

Để ngành logistics có thể phát triển, để DN có thể giảm tải được các chi phí, ông Hùng kiến nghị nên sớm bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Huyền Trang
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Câu chuyện giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như chưa đến hồi kết.

Mới đây, nhóm nghiên cứu về điều kiện kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị bãi bỏ logistics cùng 15 ngành nghề khác ra khỏi ngành nghề kinh doanh ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư - kinh doanh có điều kiện.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

 

Chuyên gia “khuyên bỏ”, đại diện hiệp hội “khuyên giữ” !

Bình luận về quan điểm nên giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng xét về bản chất logictics không phải là một ngành nghề độc lập.

“Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà nó chính là một chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề như: vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan…”.

Vì vậy, theo ông Tuấn các doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh.

“Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành . Do vậy nên DN sẽ phải thỏa mãn điều kiện về khai thuê hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái mũ điều kiện của ngành logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý, vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của DN”, ông Tuấn nói.

Từ đó, VCCI kiến nghị loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện cùng với 15 ngành nghề khác.

Không đồng thuận với quan điểm của ông Tuấn, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, nên giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Tôi không ủng hộ vấn đề bỏ logictics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây không phải là hai tầng điều kiện kinh doanh bởi trên thực tế chuỗi logistics không có một điều kiện kinh doanh nào bao hàm lên các ngành còn lại (!). Tôi ví dụ, khi anh kinh doanh về dịch vụ nào đó thì anh (doanh nghiệp vận tải, đại lí thuế, hải quan…-PV) chỉ phải tuân thủ điều kiện của ngành nghề ấy thôi. Còn khi vào hiệp hội thì anh phải tuân thủ những yêu cầu của hiệp hội ”, ông Tương nói.

Mặt khác, dù thừa nhận logistics là một chuỗi các ngành logistics rằng, phải giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của hội viên, khách hàng. Đồng thời cũng tránh được tình trạng lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logictics.

“Hiệp hội logictics Việt Nam cũng như Hiệp hội logictics thế giới đều có những quan điểm riêng của mình để bảo vệ khách hàng của mình và quyền lợi của hội viên. Phải có điều kiện làm cơ sở hoạt động cho DN, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Logistics đúng là có nhiều ngành dịch vụ tổng hợp, nhưng cần xác định điều kiện kinh doanh chung cho cả ngành để tạo điều kiện cho quản lý và cấp phép đầu tư, tránh bị lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics”, ông Tương nói

Đồng thời, ông Tương còn đề nghị giữ nguyên điều kiện có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu trong ĐKKD với lý do đội ngũ nhân viên góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian cung cấp dịch vụ cho DN.

Dường như, những tranh cãi xung quanh câu chuyện nên bỏ hay giữ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Logictics dưới góc nhìn pháp lý

Dưới góc độ luật pháp, Luật sư Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

“Điều kiện kinh doanh của ngành logistics đã tồn tại hơn một thập kỷ qua và trong bối cảnh hiện nay thì việc xem xét, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với dịch vụ logistics là rất cần thiết”, ông Vũ nói.

Ông Vũ cho rằng trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

“Thực tế không hề tồn tại một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập. Nếu cứ giữ logistic là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì DN sẽ phải chịu ‘hai tầng điều kiện kinh doanh’.Điều này làm gia tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp và Nhà nước. Chỉ cần kinh doanh một ngành, nghề có điều kiện là đã có thể ‘nếm trải’ những mệt mỏi, vất vả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép con… huống hồ là 2 tầng điều kiện kinh doanh “đè” lên DN”, ông Vũ nói.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Thành phố HCM cũng cho rằng nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi:

“Theo tôi, nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiên bởi các lí do sau:

Thứ nhất, bản chất logistics cũng không phải là ngành kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe đến con người hay đến anh ninh quốc gia...nó chỉ là một ngành mang tính chất kinh tế kinh doanh thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên hệ với nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh. Thứ hai, logistic là một chuỗi các ngành nghề liên quan nên việc ra kinh doanh có điều kiện với chuỗi ngành nghề này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành. Thứ ba, nếu tiếp tục duy trì sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho DN”, ông Hùng nói.

Để ngành logistics có thể phát triển, để DN có thể giảm tải được các chi phí, ông Hùng kiến nghị nên sớm bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Huyền Trang
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

 
17/8/2017 11:08 UTC+7
(Công lý) - Trước quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Trương Hồ Phương Nga, nhiều chuyên gia pháp lý, luật sư đã nêu lên ý kiến của mình.
 

Trước quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Trương Hồ Phương Nga (từng đạt danh hiệu hoa hậu người Việt tại Nga 2007) bị cáo buộc lừa đảo 16,5 tỉ đồng, nhiều chuyên gia pháp lý, luật sư, cán bộ điều tra cho rằng đình chỉ vụ án là điều mà cơ quan điều tra buộc phải làm và hoàn toàn đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành. Việc bị can Nguyễn Đức Thùy Dung và bạn trai Lữ Minh Nghĩa trao đổi thư nilông thông qua sự giúp sức của cán bộ trại giam được cho là có dấu hiệu thông cung. Do vậy, trong phiên sơ thẩm lần 2, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ án để làm rõ 9 nội dung, trong đó có vấn đề Thông cung. Thông cung có thể được hiểu là thông đồng cung khai, cùng nhau thống nhất một lời cung cho một nội dung sự việc. Đây thuộc nhóm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp quy định trong điều 300, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga

“Tạm đình chỉ điều tra vụ án khác với đình chỉ điều tra vụ án”

LS Trần Thu Nam - người tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại Cao Toàn Mỹ trong vụ án Trương Hồ Phương Nga – nhận định: “Có lẽ việc tạm đình chỉ vụ án là điều mà Cơ quan điều tra buộc phải làm. Lý do, trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án có 9 vấn đề được yêu cầu điều tra làm rõ, trong khi thời gian điều tra bổ sung quá ngắn (một tháng), trong 9 vấn đề có cả phần liên quan đến giám định. 

Kết quả giám định lại không phụ thuộc vào Cơ quan điều tra mà phụ thuộc vào cơ quan giám định. Chính vì thế Cơ quan điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra vụ án để hoàn tất việc giám định cũng như đi xác định những vấn đề liên quan khác”. Theo Luật sư Nam: Tạm đình chỉ điều tra vụ án khác với đình chỉ điều tra vụ án. Đình chỉ điều tra vụ án là do không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội, bị can hoặc nghi can duy nhất của vụ án chết, rồi do chuyển biến tình hình hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa… Còn tạm đình chỉ điều tra vụ án trong trường hợp vụ án của Trương Hồ Phương Nga là để có thời gian hoàn tất những nội dung điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa.  Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ngắn với các luật sư:

PV: Về quyết định tạm đình chỉ vụ án Phương Nga vì có đến 9 yêu cầu điều tra bổ sung, trong khi thời gian là 1 tháng (quá ngắn), xin ông cho biết ý kiến về điều này?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng- Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Về Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan  đến Bị can Trương Hồ Phương Nga và bị can Nguyễn Đức Thùy Dung do cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 09/08/2017 với lý do thời gian một tháng là quá ngắn để có thể đáp ứng 9 yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án theo tôi là hoàn toàn đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự thì thì Tạm đình chỉ điều tra khi Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Căn cứ theo quy định trên thì việc cơ quan điều tra tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định các chứng cứ, vật chứng để điều tra, làm rõ là điều pháp luật cho phép nên đây là hoạt động tố tụng bình thường trong án hình sự. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

PV: Trong khi Trương Hồ Phương Nga kêu oan thì lại có bản khai nhận tội của Nga giống đến từng chi tiết bản khai củaông Cao Toàn Mỹ. Nguyễn Đức Thùy Dung thì khai gửi cả 10 bức thư viết trên bao nilông từ trại giam cho bạn trai. Một câu hỏi cần được hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng làm rõ đó là có hay không xảy ra việc “thông cung” trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Theo ý kiến của LS khi theo dõi những tiến trình của vụ án ông nhận định sao về điều này dưới khía cạnh của luật pháp?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Quá trình thẩm vấn tại phiên Tòa Hình sự sơ thẩm ngày 29/06/2017 vừa qua đã xuất hiện một số tình tiết mới rất quan trọng có thể dẫn đến thay đổi bản chất vụ án. Tuy nhiên đây mới là các tình tiết chưa được xác minh, đánh giá theo đúng trình tự pháp luật về Tố tụng hình sự nên chưa được coi là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định là có hay không hành vi “thông cung” làm sai lệch hồ sơ trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản được.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Nếu đúng là có bản khai nhận tội của Nga giống đến từng chi tiết bản khai ông Cao Toàn Mỹ, ngoài ra Nguyễn Đức Thùy Dung thì khai gửi cả 10 bức thư viết trên bao nilông từ trại giam cho bạn trai thì ai cũng có quyền đặt dấu hỏi có dâu hiệu “thông cung”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giả thiết và đặt dấu hỏi. Còn có việc thông cung hay không còn phải tiếp tục điều tra, đối chất, xem xét, giám định các chứng cứ, vật chứng, lấy lời khai của các bên liên quan theo quy định rồi mới có thể kết luận chính xác liệu có dấu hiệu thông cung hay không. Bởi hiện nay cũng chưa có kết quả giám định các vật chứng, chứng cứ nên chưa thể kết luận chính xác là có dấu hiệu thông cung.

Nếu có dấu hiệu “thông cung” vụ án sẽ phục hồi điều tra theo đúng quy định tại Điều 235 – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015

PV: Trước thông tin tạm đình chỉ vụ án Trương Hồ Phương Nga, ông Cao Toàn Mỹ lên tiếng với tin tưởng và khẳng định: “Tôi và luật sư của tôi cũng sẽ làm mọi biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, tôi tin tưởng rằng những việc làm trái pháp luật như thông cung, lừa đảo… sẽ được cơ quan điều tra làm rõ và nghiêm trị trước cán cân công lý”. Theo LS nếu có xảy ra việc “thông cung” trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trách nhiệm của các bên đến đâu? Điều gì sẽ xảy ra?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Trong trường hợp có các căn cứ pháp lý rõ ràng làm sáng tỏ được các hành vi “Thông cung” hay bất cứ hành vi nào của bất cứ cá nhân nào dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án trong vụ án Hình sự Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì vụ án sẽ phục hồi điều tra theo đúng quy định tại Điều 235 – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Quá trình điều tra bổ sung bất cứ cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật Hình sự sẽ đều bị xử lý căn cứ vào mức độ phạm tội cụ thể của từng người theo đúng các quy định của Pháp Luật hiện hành.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Nếu có việc thông cung thì đây là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và cần chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra theo thẩm quyền. Lúc này trách nhiệm có thể sẽ đặt ra đối với cán bộ điều tra hoặc quản giáo, những người liên quan đến việc thông cung của vụ án này. Lúc này việc nhập hoặc tách vụ án phải giải quyết theo quy định. Đồng thời Vụ án Nga - Mỹ có thể sẽ được tách với vụ vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp về hành vi “thông cung” và cán bộ nào là người phải chịu trách nhiệm thì còn phải điều tra, hoặc cơ quan có thẩm quyền cũng có thể nhập vụ án để giải quyết.

Minh Khang
Nguồn: Công Lý

Bức xúc của các nhà đầu tư dự án của Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt

CN, 06/08/2017, 07:28

 

(NTD) - “Công ty không giữ đúng cam kết, và các cam kết trong hợp đồng, hội thảo, quảng cáo không đúng với sự thật và không rõ ràng minh bạch. Chúng tôi nhận định đây là một hình thức lừa đảo”. Đó là bức xúc của bà Trần Thị Kim L. (Nghệ An) gửi đến Báo Người Tiêu Dùng để phản ánh việc Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt không thanh toán tiền góp vốn cho nhà đầu tư!

 
“Chiếm đoạt” tiền của nhà đầu tư?

Trong đơn gửi đến Báo Người Tiêu Dùng, bà L. cho biết vào năm 2016, Công ty Cổ phần Thiên Rồng Việt (có địa chỉ Văn phòng giao dịch số 201 Hoàng Hoa Thám, phường 13, Tân Bình, TP.HCM) liên tục tổ chức hội thảo tại Nghệ An và Thanh Hoá để thu hút đầu tư tài chính và đưa ra các dự án như: “Tạo nguồn kinh phí tiêu dùng hàng ngày cho gia đình bạn”. Theo đó, Thiên Rồng Việt đã tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào công ty này với các gói có giá trị từ 5 – 250 triệu đồng với lời hứa sẽ được hưởng lợi nhuận từ việc góp vốn trong vòng 100 ngày làm việc.

IMG_1234
Chính sách lợi nhuận của Công ty Thiên Rồng Việt

Cụ thể hơn, dự án này còn có nội dung “bay bướm” kích thích người dân như: “Bạn là nhà đầu tư góp vốn vào Thiên Rồng Việt mức 15 triệu đồng, nhận hợp đồng cam kết bảo toàn vốn của bạn và công ty. Hàng ngày, bạn nhận được 252 ngàn đồng liên tục trong 100 ngày làm việc. Mỗi ngày nhận tiền, bạn trích ra 150 ngàn đồng góp lại 100 ngày, bạn sẽ có tiền hoàn vốn. Mỗi ngày bạn dùng 102 ngàn đồng để chi tiêu cho gia đình trong vòng 100 ngày, không sử dụng đến nguồn tiền lương hay nguồn tiền khác của bạn… Ngoài ra, công ty còn chi trả một lần số tiền là 950 ngàn đồng vào ngày đầu và giữa tháng, và còn 6 triệu đồng tích lũy lại tại công ty để bạn mua hàng trực tuyến, vé máy bay… Sau 100 ngày, nếu bạn ký tiếp hợp đồng khác trong vòng 100 ngày tiếp theo và số tiền 6 triệu tích lũy tại công ty chưa dùng, thì bạn chỉ cần đóng 9 triệu đồng thay cho 15 triệu đồng ban đầu, như vậy, bạn sẽ nhận được 252 ngàn đồng cho mỗi ngày…”.

IMG_1235
Chính sách hợp tác kinh doanh của Công ty Thiên Rồng Việt

Cũng theo bà L., để thực hiện giao dịch cho “dễ dàng”, bà được ông Nguyễn Văn Chới (xưng là cán bộ cấp cao ngành đường sắt) mời đến tham gia hội thảo này. Thấy ông Chới là người có “uy tín” và ông Chới sẽ là người đứng ra bảo lãnh, nên bà L. rất tin tưởng “rót tiền” tham gia dự án, thậm chí cả con gái và em ruột của bà L. cũng tham gia. Vào ngày 11/5/2016, bà L. tham gia đầu tư 60 triệu đồng, con gái bà tên là Trần Thị Diệu H. tham gia 105 triệu đồng và em gái bà L. tham gia 105 triệu đồng để đầu tư theo như “dự án” được Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt đưa ra.

Thế nhưng, theo cam kết của hợp đồng chỉ trả trong vòng 100 ngày, thì hết cả vốn lẫn lãi. Nhưng sau khi nhận được hơn 10 ngày, cả gia đình bà L. tá hoả vì công ty ngưng và không thấy chuyển trả.

“Trầy trật” đòi tiền.

Nóng lòng vì chẳng thấy được chia lãi lẫn vốn, gia đình và L. liên hệ khắp nơi nhưng vẫn chưa nhận được lời giải đáp, thì vào cuối tháng 6/2016, gia đình bà lại tiếp tục được ông Chới mời ra Thanh Hoá để nghe ông Nguyễn Hữu Tiến (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thiên Rồng Việt) tiếp tục khai trương văn phòng mới tại đây, quảng bá về Công ty để thu hút nhà đầu tư mới và hứa hẹn về những khoản tiền chưa trả…

Ads by AdAsia
 
 
 
 
IMG_1236
Chính sách hoa hồng hệ thống của công ty này

Thế nhưng, sau buổi hội thảo tại Thanh Hoá, gia đình bà L. vẫn chưa thấy tiền đâu, trong lúc đó, ông Chới tiếp tục “hướng dẫn” rằng ai muốn lấy được tiền thì phải chuyển sang cổ phiếu. Càng khó hiểu hơn, khi có cổ phiếu rồi thì ông Chới lại bảo phải chờ ông Tiến qua Singapore lấy tiền về mới trả!? Chờ lâu không thấy trả tiền, ngày 5/1/2017, bà L. lặn lội từ Nghệ An vào TP.HCM gặp ông Tiến để yêu cầu Công ty thực hiện đúng hợp đồng và thanh lý, thu hồi lại cổ phiếu của bà Trần Thị Kim L. 139,8 triệu đồng, Trần Thị Diệu H.186,61 triệu đồng và được trợ lý của ông Tiến hứa sẽ chuyển tiền vào tài khoản trong vòng 45 ngày, nhưng cũng chỉ là hứa suông.

IMG_1228
Giấy bảo lãnh của ông Chới để gia đình bà L. "an tâm" rót tiền vào đầu tư

Sau đó, bà L. đã 5 lần ra vào TP.HCM để mong lấy lại được tiền chính đáng của mình nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn, thậm chí bà L. cho rằng lãnh đạo công ty này không hề ra mặt giải quyết công việc.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, chia sẻ: Việc công ty lập các hợp đồng đầu tư, nếu dùng các thủ đoạn gian dối để cho khách hàng nộp tiền vào công ty nhưng sau khi nhận được tiền khách hàng, đạt được mục đích rồi, thì không trả tiền cho khách nữa. Hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác, hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; và vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…thì những hành vi trên sẽ có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này hiện nay ở Việt Nam rất nhiều, lách luật dưới hình thức góp vốn nhưng sau đó lấy luôn tiền khách hàng và cho rằng làm ăn thua lỗ không hiệu quả, trốn trách nhiệm. Người dân cần cảnh giác khi hợp tác đầu tư, góp vốn.

TOADAM4-1
Ông Nguyễn Hữu Tiến - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thiên Rồng Việt

Luật sư Hùng cho rằng: Pháp luật cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người dân và cần xử lý nghiêm những người có hành vi này để tạo tính răn đe.

Cao Tuấn - Võ Nguyễn

Nguồn: người tiêu dùng

Kỳ 2 - An Giang: Tỉnh chỉ đạo, huyện Tri Tôn sẽ giải quyết khiếu nại của dân?

  11:29 - 28/07/2017   |   Điều tra - Bạn đọc
 
 
 

(PL+) - Vụ ngâm đơn của dân gần 2 thập kỷ tại tỉnh An Giang, sau khi Pháp luật Plus vào cuộc phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo buộc địa phương phải vào cuộc xử lý. UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết

Ngày 18/7/2017, Pháp luật plus đã đăng bài viết: “An Giang: "Ngâm" đơn khiếu nại của dân gần 2 thập kỷ, chính quyền phải chịu trách nhiệm?”. Trao đổi với phóng viên, bà Hồng Thị Thu Quyến, Phó Ban tiếp Công dân UBND tỉnh An Giang cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Tri Tôn giải quyết khiếu nại của công dân như Pháp luật Plus đã phản ánh.

Ông Đặng Văn Tùy ròng rã khiếu nại gần 2 thập kỷ nhưng chỉ nhận được sự im lặng của chính quyền địa phương.
Ông Đặng Văn Tùy ròng rã khiếu nại gần 2 thập kỷ nhưng chỉ nhận được sự im lặng của chính quyền địa phương.

Theo đó, ông Đặng Văn Tùy (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang), nhân vật nêu trong bài viết bày tỏ sự phấn khởi khi Pháp luật Plus đã phản ánh vụ việc.

Ông Tùy cho biết: “Đúng ra từ năm 1999, khi nhận đơn khiếu nại, các cấp chính quyền địa phương giải quyết thì đâu có xảy ra tình trạng chồng chéo đất, trách nhiệm người giải quyết như bây giờ. Nếu hồi đó giải quyết mà không cấp đất được thì trả tiền lại cho dân để dân còn đi tìm đất khác.

Đi lính về, rồi thành thương binh, mọi người làm gì có tiền nên phải đi vay đi hỏi và đóng lời chứ lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để đóng tiền đầu công đất. Chính quyền im lặng, không giải quyết như vậy thì hỏi sao dân không bức xúc!”.

Có thể nói, động thái của UBND tỉnh An Giang đã làm vơi đi phần nào bức xúc của ông Tùy và dư luận. Kết quả giải quyết như thế nào, tất cả đang chờ đợi, và vấn đề vẫn là thời gian.

"Ngâm" đơn của dân: Cán bộ phải chịu trách nhiệm

Tuy nhiên, một số vấn đề nữa mà bạn đọc, người dân đặc biệt quan tâm và mong muốn các cơ quan chức năng cũng như báo chí cần làm sáng tỏ, đó là: Vì sao khiếu nại của ông Tùy được gửi gần 2 thập kỷ nhưng chính quyền các cấp tỉnh An Giang lại “im lặng” một cách bất thường như vậy? Ai đứng sau sự bất thường trên và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm trong vụ việc?

Đơn kêu cứu của ông Đặng Văn Tùy.
Đơn kêu cứu của ông Đặng Văn Tùy.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP HCM phân tích: “Việc các cấp chính quyền tỉnh An Giang nhận đơn khiếu nại của dân nhưng không ra quyết định giải quyết khiếu nại là vi phạm Luật Khiếu nại hiện hành.

Cá nhân để xảy ra vi phạm trên có thể bị xử lý kỷ luật hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tùy theo tính chất hành vi, mức độ, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp cho rằng không thuộc thẩm quyền giải quyết cũng phải trả lời cho người khiếu nại biết và hướng dẫn người khiếu nại làm thủ tục khiếu nại tới cấp có thẩm quyền...”.

Luật sư Hùng dẫn chứng, cụ thể Luật Khiếu nại năm 2011, tại Điều 67 quy định việc “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người giải quyết khiếu nại: Người giải quyết khiếu nại có một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật”.

Trụ sở UBND huyện Tri Tôn.
Trụ sở UBND huyện Tri Tôn.

Trên tinh thần xây dựng, người dân đang hy vọng tinh thần “Chính phủ kiến tạo” phục vụ nhân dân hiện nay sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh An Giang tiếp thu và hành động.

Người dân là những người thống thiết khiếu nại hàng chục năm nay đang rất mong các cơ quan chức năng tỉnh An Giang ngiêm túc, nhanh chóng vào cuộc giải quyết vụ việc.

 Các hành vi bị nghiêm cấm trong giải quyết khiếu nại

Tại Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: 

1 -  Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2 - Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3 - Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4 - Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5 - Cố tình khiếu nại sai sự thật.

6 - Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7 - Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8 - Vi phạm quy chế tiếp công dân.

9 - Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Kiến Dân - Nguyễn Hiếu

Nguồn: Pháp luật Plus

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006