Tamnhin.net.vn Vấn đề cải cách tư pháp, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện cho người dân theo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện cho luật sư tham gia bào chữa là những kiến nghị của các luật sư nêu lên đối với tân Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân

Ngày 10/5, tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia Đảng bộ TP.HCM, giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. 

"Tôi xin hứa hết sức mình để cùng với lãnh đạo, cùng gần 10 triệu đồng bào thành phố tiếp tục công việc mà các thế hệ lãnh đạo đã làm", tân Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ.

dinh-la-thang-1-0950

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quyết định bổ nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy TP.HCM cho ông Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Trần Phong) 

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Tầm Nhìn, luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý – Đoàn Luật sư TP.HCM nêu lên một số kiến nghị tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân.

“Ông Nguyễn Thiện Nhân từng kinh qua nhiều vị trí công tác tại TP.HCM như cán bộ giảng dạy Đại học Bách khoa TP.HCM; Phó bí thư Thành đoàn TPHCM; Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa TP.HCM; Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM; Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM. Nay với tư cách là Bí thư Thành phố, tôi mong muốn ông Nguyễn Thiện Nhân là người sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những việc mà các lãnh đạo trước đây đã làm được cho thành phố. Đồng thời cũng mong ông giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng như:

1. Đôn đốc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện cho người dân theo đúng quy định pháp luật, đúng quy trình, đúng thời hạn; tránh kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và tránh việc khiếu nại khiếu kiện đông người, vượt cấp.

2. Tập trung chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.

9-2026

Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý bày mong muốn tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đôn đốc hơn nữa việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân.

3. Tập trung chỉ đạo các cơ quan tư pháp như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án giải quyết các vụ án đúng thời hạn và đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ trong các vụ án nhằm đàm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.

4. Ngoài ra các vấn đề còn gây bức xúc trong nhân dân như: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội, chống ngập, kẹt xe, các công trình công cộng xuống cấp, giáo dục, an sinh xã hội, khám chữa bệnh cho người nghèo…vv cũng cần được Bí thư quan tâm gian quyết trong thời gian tới.

Còn đối với Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP.HCM thì chia sể thêm: "Với sự trở lại lần này của ông Nguyễn Thiện Nhân, tôi hi vọng TP.HCM sẽ khởi sắc hơn trên tất cả các lĩnh vực.

18386716_1537437992941102

Luật sư Trần Minh Hùng hi vọng tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đi sâu sát và tạo điều kiện hơn nữa cho các Luật sư trong vấn đề tham gia bào chữa 

Về kinh tế thì phải là lá cờ đầu trong cả nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Dám nghĩ dám làm, đột phá kinh tế để đưa TP.HCM thành “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Còn người dân TP.HCM sẽ được chăm lo tốt trong các vấn đề an sinh xã hội. Phải làm sao cho giáo dục TP.HCM sẽ phát triển vượt bậc và đáp ứng với thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng đào tạo con người, thế hệ sau có đủ tài, đức. 

Tôi hi vọng sự thay đổi mạnh mẽ trong cải cách tư pháp để biến TP.HCM ngày càng năng động hơn; Cởi bỏ những nút thắt rườm rà trong công tác tổ chức, thủ tục quản lý hành chính; Phải tạo điều kiện cho luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo một cách thuận tiện tại cơ quan điều tra, tòa án.

Nguồn: Báo điện tử Tầm Nhìn.

Hôm nay Đài truyền hình Vĩnh Long phỏng vấn về nội dung anh tài xế đi xe taxi tông tên cướp ở Sg vừa qua có cấu thành tội phạm không, cách phòng chống tội phạm thế nào để mình không trở thành tội phạm trong các vụ việc tương tự.
Quan điểm của mình là việc phòng vệ phải tương xứng với hành vi và hoàn cảnh cụ thể, tùy tình chất hành vi. Phòng chống tội phạm hành vi phải mang tính tương xứng không vượt quá giới hạn, hạn chế gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác vốn là một trong những khách thể quan trọng bậc nhất được luật hình sự bảo vệ...
Mình quan điểm hành vi anh tài xế không cấu thành tội phạm vì tên cướp đi xe dùng phương tiện nguy hiểm cao độ, việc anh dùng taxi cản đường là tương xứng, chưa gây thiệt hại tài sản và tính mạng, sức khỏe.
Chương trình sẽ phát sóng vào lúc 6h30p sáng mai trên Đài truyền hình Vĩnh Long ngày 6/5/2017 trên Mục Người đưa tin 24G.

Khách hàng Oriental Plaza tố chủ đầu tư đơn phương chấm dứt HĐ

Chủ Nhật, ngày 07/05/2017, 13:30

 

Trước tố cáo của khách hàng về việc chủ đầu dự án Oriental Plaza tự ý thanh lý hợp đồng khi ngày bàn giao căn hộ cận kề, một lãnh đạo dự án khẳng định, đi hay ở vẫn tùy thuộc vào quyết định của người mua.

 

Thanh lý khi gần đến dịp bàn giao nhà…

Dự án Oriental Plaza (685 Âu Cơ, P.Tân Thành, Q.Tân Phú do Công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Thuận (Công ty Sơn Thuận) làm chủ đầu tư đang trong quá trình bàn giao nhà. Thế nhưng gần đây, giữa chủ đầu tư và khách hàng xảy ra những lùm xùm liên quan đến những bất cập trong lúc sửa chữa căn hộ.

Phản ánh đến báo Dân Việt, bà Vũ Thảo Vân (khách hàng mua căn hộ dự án) cho rằng, hiện tại gia đình bà Vân rất bức xúc vì cho rằng Công ty Sơn Thuận tự ý thanh lý hợp đồng mà không lắng nghe ý kiến khách hàng khi ngày bàn giao nhà sắp cận kề.

 khach hang oriental plaza to chu dau tu don phuong cham dut hd hinh anh 1

Chung cư Oriental Plaza (685 Âu Cơ, P.Tân Thành, Q.Tân Phú), nơi xảy ra vụ lùm xùm trước khi bàn giao 

Bà Vân cho biết, vì có nhu cầu mua nhà để ở bà tìm đến dự án này. Khi “thuận vợ xuôi chồng”, đầu năm 2017, bà Vân đặt bút ký hợp đồng với Công ty Sơn Thuận mua căn hộ số B10.10 với giá gần 2 tỷ đồng.

Sau nhiều lần chi trả, đến thời điểm hiện tại (cuối tháng 4.2017), bà Vân đã thanh toán cho chủ đầu tư khoảng 95% giá trị căn hộ và đang trong giai đoạn chờ ngày nhận bàn giao.

Hợp đồng ký kết giữa các bên thể hiện, tháng 5.2017 chủ đầu tư sẽ chính thức giao nhà cho khách hàng.

Để tạo điều kiện cho người mua hoàn thiện nơi ở, chủ đầu tư đồng ý cho bà Vân cùng nhiều hộ khác ra vào căn hộ để trang trí nội thất theo đề xuất của khách hàng.

Nút thắt bắt đầu xuất hiện khi ngày 22.4, trong lúc đậu xe dưới chung cư thì bất ngờ vật liệu xây dựng ở các tầng bên trên rơi trúng xe ô tô của bà Vân và làm vỡ kính.

Cho rằng công tác xây dựng của chủ đầu tư không an toàn, bà Vân khiếu nại, đề nghị chấn chỉnh đơn vị thi công. Thế nhưng, theo bà Vân, thay vì lắng nghe phản ánh của bà, chủ đầu tư quy cho bà gây rối an ninh trật tự, sử dụng căn hộ để kinh doanh và ngủ lại khi chưa có sự đồng ý của chủ đầu tư.

Sự việc tiếp tục căng thẳng khi sau đó vài ngày, đại diện chủ đầu tư đã ra văn bản “bắt” bà Vân phải thanh lý hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều bộ phận quản lý trong tòa nhà cũng không cho gia đình bà Vân ra vào căn hộ kinh doanh như trước.

Chỉ yêu cầu tạm dừng thi công?

Trong văn bản của chủ đầu tư gửi bà Vân, nguyên nhân chính được cho là dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng do bà Vân đã không tuân thủ các nguyên tắc mà chủ đầu tư đưa ra như tự ý kinh doanh trong căn hộ, gây rối trật tự, tự ý ngủ lại căn hộ…

Tuy nhiên, bà Vân lập luận, trong giai đoạn sửa chữa căn hộ, không chỉ có gia đình bà, và nhiều khách hàng khác cũng ra vào nhộn nhịp, thậm chí là ở lại. Vì thế, vấn đề ồn ào, lộn xộn là không thể tránh khỏi.

“Chúng tôi đặt mua căn hộ để ở lâu dài. Gần tới ngày giao nhà, tôi đã chuyển toàn bộ công việc, sinh hoạt hằng ngày của gia đình qua khu vực này rồi. Muốn thanh lý cũng phải tôn trọng khách hàng, phải để chúng tôi giải thích chứ thế này thì muốn đuổi ai cũng được sao”, bà Vân nói.

Trao đổi với PV Dân Việt chiều ngày 4.5, một lãnh đạo Công ty Sơn Thuận cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức thanh lý hợp đồng đối với vợ chồng bà Vân.

“Khách hàng vi phạm về tiến độ thanh toán, lại gây ảnh hưởng đến các căn hộ khác. Chúng tôi không chấp nhận được. Khi đã mua nhà, chủ đầu tư xác định họ là cư dân nên đã tạo điều kiện hết sức để cho họ làm. Chúng tôi cho vào sửa chữa trước chứ chưa phải bàn giao. Vậy nhưng những xích mích giữa chủ căn hộ với những căn hộ khác trong kinh doanh, cũng như tự ý thay đổi kết cấu nền là khó chấp nhận. Chủ đầu tư không phải cấm gia đình chị Vân vào căn hộ mà chỉ yêu cầu tạm dừng việc tiếp tục thi công và buôn bán. Nếu gia đình chị Vân muốn thanh lý hay ở tiếp thì phải ‘ngồi lại” với chủ đầu tư. Chúng tôi vẫn chưa thể tìm dược tiếng nói chung nên chưa thể đưa ra kết luận được gì”, lãnh đạo công ty Sơn Thuận nêu rõ.

Phân tích về vần đề đơn phương chấm dứt hợp đồng, Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn luật sư TP.HCM đánh giá, về các vấn đề như chủ đầu tư nêu trong văn bản gửi đến khách hàng thì không thuộc các trường hợp được quyền thanh lý hợp đồng. Nếu trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, chủ đầu tư buộc phải bồi thường cho khách hàng như các điều khoản ký kết trong hợp đồng và các khoản chi phí thực tế phát sinh.

Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Kỳ Phương
Nguồn: Báo Dân Việt

Bóc lột lao động trẻ em vẫn diễn ra từng ngày: Cuộc tháo chạy của lao động 'nhí'

12:23 03/05/2017

Những tờ thỏa thuận lao động “ma” đã đẩy những đứa trẻ người đồng bào thiểu số từ vùng sâu, xa về TP.HCM và sập bẫy lừa đảo, biến các em thành những cái máy quần quật làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya.

Tiếng khóc than kêu cứu tìm con của cha mẹ cũng vô vọng, bởi họ không biết con mình đang ở đâu. Chưa bao giờ sự thiếu hiểu biết lại hiển hiện đau buốt, là miếng mồi ngon của tội ác nhiều như bây giờ.

Bị đánh bầm giập, về quê không một xu dính túi

Y Khối Êban (12 tuổi, ngụ buôn H’Ngô A, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk) bị chủ xưởng may tại Q.Bình Tân, TP.HCM bắt làm việc đến kiệt sức.

 

Mỗi đêm em chỉ chợp mắt vài tiếng đồng hồ, giấc ngủ chập chờn vì những tiếng quát nạt của chủ xưởng may luôn đeo bám. Y Khối mất cha từ khi mới ra đời, cách đây hai năm mẹ em cũng qua đời sau một cơn bệnh.

Boc lot lao dong tre em van dien ra tung ngay: Cuọc tháo chạy của lao dọng 'nhí'
Em Y Khối kể lại việc đi làm thuê ở TP.HCM.

Năm 2016, Y Khối được một phụ nữ trong buôn dẫn xuống TP.HCM làm việc xếp quần áo trong một cơ sở may với mức lương rẻ mạt 15 triệu đồng/năm. 

Lương thấp nhưng Y Khối phải làm quần quật từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Không chịu nổi, Y Khối xin nghỉ việc về quê, nhưng chủ không những không trả tiền công mà còn không cho cả tiền về xe. Người chị họ của Y Khối phải ra bến xe mua vé cho em về.

Ngày 2/5, tiếp xúc với chúng tôi tại một căn nhà nhỏ ở thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk, lao động (LĐ) “nhí” Cao Văn L. vẫn chưa hết sợ hãi khi nhớ lại những trận đòn của quản lý nhà hàng Phú Mập 3 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Dù đã về nhà hơn nửa tháng nhưng hiện CMND và tiền công của L. vẫn còn bị nhà hàng Phú Mập 3 giữ. 

Theo gia đình L., giữa tháng 3/2017, L. xuống TP.HCM làm việc cho nhà hàng Phú Mập 3, em được phân công làm phục vụ và giữ xe. Ngày 15/4, cho là L. lấy trộm tiền trong cốp xe máy của khách, quản lý nhà hàng đã đánh L. nhiều lần để “dằn mặt”. Ngày 16/4, một nhân viên nhà hàng phát hiện L. nằm sốt trong phòng với nhiều vết thâm tím trên người nên đã gọi điện cầu cứu báo Phụ Nữ. 

PV báo Phụ Nữ đã liên hệ ngay với Hội LHPN Q.Bình Thạnh và chính quyền địa phương đến quán Phú Mập 3 “giải cứu” cho L. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng đến nơi thì đại diện nhà hàng cho biết, đã đưa L. về quê. L. kể: “Em không hiểu sao anh quản lý nhà hàng biết trước việc công an sẽ xuống, nên hai anh quản lý đã nhanh chóng “áp tải” em lên xe máy, đưa ra bến xe về Đăk Lăk.

Trên đường đi, hai anh tắt nguồn điện thoại của em và chở đi lòng vòng nhiều nơi nên em không thể liên hệ được với ai. Sau đó, hai anh đưa em lên xe về nhà trong tình trạng không giấy tờ tùy thân và không một xu dính túi”.

Boc lot lao dong tre em van dien ra tung ngay: Cuọc tháo chạy của lao dọng 'nhí'

Rầm rộ tuyển... trẻ em

Tuy có nhiều trường hợp trẻ em đi làm việc ở TP.HCM bị bóc lột, bạo hành, nhưng tại các buôn, làng nghèo khó của Đăk Lăk, tình trạng tuyển dụng trẻ em vẫn diễn ra khá rầm rộ. Các đối tượng tuyển LĐ đã dùng đủ chiêu trò để dụ dỗ, đưa trẻ em đi LĐ trái quy định.

Theo chính quyền huyện Krông Bông (Đăk Lăk), từ đầu năm 2017, tại địa phương xuất hiện hàng chục đối tượng lạ mặt đến tuyển dụng LĐ trẻ em. Cụ thể là người phụ nữ tên Nguyễn Thị Khang (SN 1958) và ông Nguyễn Văn Hải (cùng ngụ Q.Bình Tân). Để qua mặt cơ quan chức năng, hai “nhà tuyển dụng” này thường dụ phụ huynh và trẻ ký vào giấy thỏa thuận - thay cho hợp đồng cho con đi học nghề may ở TP.HCM.

Tại buôn H’Ngô A (xã Hòa Phong) có đến hơn chục trẻ em bị bà Khang lén lút đưa xuống TP.HCM. Chị H’Let Liêng (SN 1985, ngụ buôn H’Ngô A) cho biết, nhiều tháng qua gia đình chị rất lo lắng cho cậu con trai Y Kim Liêng (SN 2002) sau khi cậu bé bị một người phụ nữ lạ mặt lén đưa xuống TP.HCM, cho đến nay không nghe tin tức gì.

Chị H’Let Liêng kể: “Khi cháu đòi đi gia đình tôi cương quyết không cho, nhưng cháu vẫn bị một phụ nữ lạ mặt dụ dỗ theo bà ta xuống TP.HCM từ ngày 25/2 đến nay. Cháu có gọi điện về cho biết là được xưởng may trả lương 15 triệu đồng/năm; nhưng phải làm việc mỗi ngày ba ca: từ 7h - 12h, 13h - 20h và từ 20h30 - 23h mới được nghỉ.

Từ hôm đi làm, Y Kim liên tục điện về khóc với tôi là làm quá vất vả, nhớ nhà mà không về được, vì nếu làm không đủ năm sẽ không được trả lương, còn phải bồi thường tiền xe, tiền công dạy nghề và ăn ở kể từ ngày làm giấy thỏa thuận”. Chị H’Let cho biết, gia đình cũng định xuống TP.HCM đưa con về, nhưng không biết địa chỉ nên đành chịu.

Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, cháu H’Tranh Êban (12 tuổi, ngụ buôn H’Ngô A, con gái anh Y Liêng Byă) được bà Khang làm giấy thỏa thuận đưa xuống TP.HCM làm nghề may từ đầu năm 2017 đến nay. Khác với Y Kim, trong giấy thỏa thuận H’Tranh được bà Khang cam kết sẽ trả mức lương 25 triệu đồng/năm.

Boc lot lao dong tre em van dien ra tung ngay: Cuọc tháo chạy của lao dọng 'nhí'
Em L. bị thâm tím nhiều chỗ sau khi bị quản lý nhà hàng Phú Mập 3 đánh

Tuy nhiên, theo người nhà, mỗi ngày H’Tranh phải làm việc từ 7g sáng đến 12g đêm mới được nghỉ. Khi chúng tôi hỏi địa chỉ nơi H’Tranh đang làm việc ở TP.HCM, người nhà cháu lắc đầu không biết. Không chỉ buôn H’Ngô A, nhiều trẻ em tại buôn Noh Prông (xã Hòa Phong) cũng được người đàn ông tên Hải làm giấy thỏa thuận đưa đi “học nghề” may ở TP.HCM.

Trong đó nhiều em chỉ mới 12-15 tuổi như Thào Thị Ngần (SN 2005), Vữ Thị Dế (14 tuổi), Lê Văn Hổ (13 tuổi)… Thực tế, sau khi được đưa vào TP.HCM các em phải làm việc trên 10 tiếng đồng hồ/ngày. Bà Khang và ông Hải đều không thông báo địa chỉ cụ thể nơi làm việc của các em cho gia đình, khiến phụ huynh đứng ngồi không yên vì không biết con mình đang ở đâu, sống thế nào.

Giấy thỏa thuận học nghề trá hình

Ông Nguyễn Nguyên Đồng, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phong, cho biết: “Đầu tháng 2/2017, UBND xã nhận được thông tin từ ban tự quản buôn H’Ngô A và Ban giám hiệu Trường tiểu học Sơn Phong (xã Hòa Phong) báo cáo tình hình trẻ em trên địa bàn đi LĐ ở TP.HCM. Theo xác minh của công an xã, đến nay bà Khang và ông Hải đã đưa 22 trẻ em từ 11-15 tuổi xuống TP.HCM làm việc”.

Theo ông Đồng, hai đối tượng trên có thủ đoạn rất tinh vi khi làm giấy thỏa thuận. Giấy thỏa thuận viết tay, chỉ có bên A (cha hoặc mẹ) và bên B (trẻ em đi LĐ) chứ không có chữ ký, cam kết của người của người tuyển dụng LĐ. Trong giấy cũng không ghi rõ giờ làm việc, nơi làm việc của trẻ em khi đến TP.HCM.

Boc lot lao dong tre em van dien ra tung ngay: Cuọc tháo chạy của lao dọng 'nhí'
Những tờ giấy thỏa thuận viết tay không có giá trị pháp lý của những kẻ bất lương dùng để dụ dỗ, sử dụng lao động trẻ bất hợp pháp.

Tờ giấy thỏa thuận này là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. “Đa số trẻ em được đưa đi LĐ đều là con em người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn. Do thiếu hiểu biết nên phụ huynh dễ dàng bị hai đối tượng trên qua mặt, cứ nghĩ con mình đi làm việc kiếm tiền chứ không biết các cháu đang ở độ tuổi được bảo vệ, không ai được phép đưa đi LĐ trái pháp luật” - ông Đồng phân tích.

Trước tình hình trên, UBND xã Hòa Phong đã làm báo cáo gửi Phòng LĐ-TB-XH, Công an huyện, Huyện ủy, UBND huyện Krông Bông để phối hợp xác minh sự việc và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em bị đưa đi LĐ. Đồng thời, UBND xã cũng đã ban hành công văn về việc ngăn chặn tình trạng trẻ em đi LĐ gửi cho ban tự quản các thôn, buôn, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của xã. Trong 22 trẻ em bị đưa xuống TP.HCM làm việc, đến nay chỉ có hai em H’Đen Êban (13 tuổi) và Y Grăm Êban (15 tuổi) trở về nhà.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Công an xã Hòa Phong cho biết: “Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện đã cử lực lượng phối hợp với Công an xã thu thập thông tin, xác minh từng hộ dân và cử lực lượng xuống TP.HCM xác minh địa chỉ của ông Hải, bà Khang như đã ghi trong giấy thỏa thuận. Tuy nhiên, địa chỉ ghi trong giấy thỏa thuận của hai người này là không có thực”.

Đại tá Bùi Xuân Ngọc, Trưởng Công an huyện Krông Bông cho biết, không chỉ xã Hòa Phong, tại xã Yang Yeh cũng có nhiều LĐ trẻ em xuống TP.HCM làm việc. Công an huyện đang rà soát lại số lượng trẻ em đi LĐ tại các tỉnh và TP.HCM để kịp thời hỗ trợ và có giải pháp can thiệp, phát hiện những hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ học đi LĐ sớm của các đối tượng môi giới, tuyển LĐ trẻ em  trái pháp luật. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ có trẻ em ở xã Hòa Phong mới bị dụ dỗ đưa về TP.HCM làm việc.

Việc người quản lý nhà hàng bắt giữ, đánh đập em L. là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị truy tố về hành vi hành hạ người khác quy định tại điều 110, Bộ luật Hình sự. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được giữ các giấy tờ về nhân thân của một người khi người đó có những hành vi vi phạm pháp luật. 

Người quản lý giữ CMND của em L. là trái pháp luật. Theo quy định, người sử dụng LĐ chỉ được sử dụng người LĐ chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực. Thời gian làm việc của người LĐ chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá tám giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần. 

Thời gian làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá bốn giờ trong một ngày và 20 giờ trong một tuần và không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Luật sư Trần Minh Hùng  

(Đoàn Luật sư TP.HCM)

 
Nguyên Bảo - Sơn Vinh
 (Còn tiếp)

Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

Công ty Kim Phát “chặn” hàng trăm triệu đồng của khách hàng? 

 

Hiện nay, hàng chục đơn cầu cứu khắp nơi của người dân liên quan đến CTCP Địa ốc Kim Phát (Kim Phát) tại dự án Gold Hill của CTCP Xây dựng Địa ốc Long Kim Phát (Long Kim Phát). Thế nhưng đã gần nửa năm qua, Kim Phát vẫn cho rằng, lấy tiền của khách hàng là đúng.

Mất hàng trăm triệu đồng

Mới đây, hàng loạt khách hàng mua đất nền tại dự án Gold Hill (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) của chủ đầu tư Long Kim Phát – công ty con của CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh – đã làm đơn kêu cứu gửi tới Phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về quản lý trật tự kinh tế và Chức vụ (PC46) – Công an TP.HCM để “tố” có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.

Được biết, trong quá trình mua đất nền tại Gold Hill, khách hàng được nhân viên môi giới của Kim Phát tư vấn nhiều thông tin về dự án… Thậm chí, khách hàng còn cho biết, họ bị gây sức ép, buộc phải ký các thỏa thuận với công ty này bởi những người lạ mặt.

http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2017/03/dia-oc-2-300x236.jpg 300w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="margin:5px auto;padding:0px;font-style:inherit;font-variant:inherit;font-weight:inherit;font-stretch:inherit;font-size:inherit;line-height:inherit;font-family:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Khách hàng đến trước cửa công ty Cp địa ốc Kim Phát số 246 Lý Thường Kiệt căng băng rôn khẩu hiệu

Bên cạnh đó, phía Kim Phát còn nâng giá lô đất lên từ 74 triệu đồng/nền lên hơn 200 triệu đồng/nền. Một số khách hàng đã đóng cho công ty này 200 – 300 triệu đồng nhưng cũng không được ký hợp đồng mua bán, nhiều người đã yêu cầu Kim Phát đưa ra lời giải thích nhưng liên tục bị từ chối.

“Chúng tôi là những người lao động nhập cư đang phải thuê phòng trọ để ở, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tích góp, vay mượn mới mua được lô đất để có chỗ an cư nhưng đã bị Kim Phát sử dụng các chiêu trò kinh doanh vô đạo đức để lừa gạt chúng tôi…”, bà Lê Thanh Huyền Thanh, một nạn nhân của Kim Phát, trình bày trong đơn kêu cứu.

Được biết, tháng 6/2016, chủ đầu tư Long Kim Phát và Kim Phát ký hợp đồng tư vấn, môi giới hơn 100 nền đất còn lại tại dự án Gold Hill. Đến ngày 25/8/2016, Long Kim Phát bất ngờ nhận được phản ánh, khiếu nại của một số khách hàng về tình trạng Kim Phát đưa ra những thông tin tư vấn sai lệch, nâng giá bán đất nền và thu tiền của khách hàng.

Khi sự việc bị phát hiện, Kim Phát đã tìm cách hợp thức hóa số tiền chênh lệch đã thu thêm của khách hàng bằng một hợp đồng tư vấn? Doanh nghiệp này cử người đến tận nhà khách hàng để “nói ngọt” nhằm có được hợp đồng này.

“Trong hợp đồng môi giới giữa hai bên, Kim Phát không được quyền thu bất kỳ khoản tiền nào của khách ngoài tiền giữ chỗ không quá 20 triệu đồng/nền và phải chuyển về chủ đầu tư trong thời gian là 24 giờ. Việc Công ty Kim Phát tự động nâng giá bán đất nền, đồng thời tự động thu tiền của khách là vi phạm hợp đồng tư vấn, môi giới giữa 2 bên đã ký kết”, đại diện của Long Kim Phát cho biết.

http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2017/03/don-300x225.jpg 300w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="margin:5px auto;padding:0px;font-style:inherit;font-variant:inherit;font-weight:inherit;font-stretch:inherit;font-size:inherit;line-height:inherit;font-family:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Lá đơn tố cáo của người dân đối với Công ty cổ phần môi giới Địa Ốc Kim Phát

Ngày 12/9/2016, Long Kim Phát đã yêu cầu Kim Phát ngưng việc môi giới dự án Gold Hill và báo cáo tình hình kinh doanh, thu tiền của khách hàng về cho chủ đầu tư. Đến ngày 27/9/2016, Long Kim Phát đã tổ chức cuộc họp 3 bên giữa chủ đầu tư, Kim Phát và khách hàng. Tại buổi làm việc này, Kim Phát thừa nhận có thu tiền mua bán đất của khách và đồng ý trả lại số tiền nói trên, chậm nhất đến ngày 12/10/2016. Bên cạnh đó, đại diện của Long Kim Phát cũng có hứa khách hàng nào bị Kim Phát nâng giá bán đất nền tại dự án Gold Hill, sẽ được Long Kim Phát đứng ra đòi giùm.

http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2017/03/dia-oc-1-225x300.jpg 225w" sizes="(max-width: 750px) 100vw, 750px" style="margin:5px auto;padding:0px;font-style:inherit;font-variant:inherit;font-weight:inherit;font-stretch:inherit;font-size:inherit;line-height:inherit;font-family:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Hợp đồng dự án Dragon City mà Kim Phát đã đổi tên của công ty Long Kim Phát

Vào ngày 31/10/2016, Long Kim Phát đã chuyển cho Kim Phát 2,647 tỷ đồng, số tiền này là phí môi giới thành công 51 đất nền tại dự án Gold Hill. Trong đó, có các nền đất bị Công ty Kim Phát nâng giá bán với những khách hàng đã gửi đơn cầu cứu và Long Kim Phát hứa sẽ trả lại tiền, đồng thời Long Kim Phát yêu cầu Kim Phát trong vòng 3 ngày phải trả lại tiền đã nâng khống giá bán đất nền cho khách hàng. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua, người mua đất nền vẫn chưa nhận được tiền từ Kim Phát.

Luật sư khuyến cáo
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình – Đoàn Luật sư TP.HCM, chia sẻ, người mua đất nền dễ vướng vào pháp lý khi làm thủ tục tách thửa hoặc sang tên, quy hoạch, giải tỏa hoặc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều diện tích đất không đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật nên gây ra rủi ro cho người mua. Người dân không nên ký hợp đồng đặt cọc sơ sài hay các hợp đồng góp vốn, hứa góp vốn, hợp tác kinh doanh với các công ty bất động sản vì rủi ro rất cao.

http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2017/03/dia-oc-3-300x207.jpg 300w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="margin:5px auto;padding:0px;font-style:inherit;font-variant:inherit;font-weight:inherit;font-stretch:inherit;font-size:inherit;line-height:inherit;font-family:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình – Đoàn Luật sư TP.HCM

“Nếu có tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán đất, đặt cọc nhiều khả năng tòa tuyên việc mua bán đất là vô hiệu. Đó là chưa kể những trường hợp rủi ro khác như: Một miếng đất được bán cho nhiều người, người bán không phải là chủ đất thực sự. Theo tôi, hành vi của những người đứng đầu các công ty này nếu có dấu hiệu gian dối ngay từ ban đầu nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng, thì có dấu hiệu cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự”, luật sư Trần Minh Hùng phân tích.

Luật sự Trần Minh Hùng kết luận: “Ngoài việc có thể bị xử lý hình sự thì nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản vi phạm các quy định trên còn có thể bị phạt tiền hoặc bị khởi kiện nếu người dân đi kiện. Khi mua đất nền, khách hàng không vì ham rẻ, không nên tin nhân viên và công ty môi giới bất động sản, mà nên đến gặp các luật sư để xem tình trạng pháp lý về đất nền cũng như giấy tờ hợp lệ để được luật sư tư vấn đầy đủ thì mới quyết định mua hay không”.

                                                                                          theo Thái Minh-Cao Tuấn (Nguoitieudung)

Nguồn: Người tiêu dùng

Công an khẩn trương điều tra đường dây 'hút máu' người nuôi bệnh

- Ngay khi báo Phụ Nữ khởi đăng loạt bài "Ai đứng sau đường dây “hút máu” người nuôi bệnh thuê?", lãnh đạo Bệnh viện Nhân Dân 115 (BV 115) đã chỉ đạo các khoa, phòng kiểm tra các thông tin mà báo đã nêu.

BV 115 thừa nhận nhiều sơ hở

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ (BS) Nguyễn Đình Phú - Phó giám đốc BV 115 khẳng định, hiện chưa phát hiện viên chức, người lao động nào của BV có mối liên hệ hoặc giới thiệu người cần nuôi bệnh cho những đối tượng bảo kê để ăn tiền huê hồng. “Nếu phát hiện nhân viên nào vi phạm, BV sẽ xử lý nghiêm theo quy định của BV và pháp luật hiện hành” - ông Phú nói.

Về việc các nhân viên quét dọn vệ sinh mà báo nêu tên gồm Trang, Út và Trúc đã “móc nối”, hưởng huê hồng từ việc môi giới cho đường dây do vợ chồng Hồng - Lương cầm đầu, BV đã yêu cầu Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ công nghiệp Hoàng Gia - đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh điều chuyển ngay.

Cong an khan truong dieu tra duong day 'hut mau' nguoi nuoi benh
Ông Lương và bà Hồng - đôi vợ chồng cầm đầu đường dây "hút máu" người nuôi bệnh thuê.

“Chúng tôi không cho những người này làm việc tại BV nữa và đề nghị công ty xem xét, xử lý theo quy định. Hiện nay, Công an (CA) P.12, Q.10 cũng đang xem xét, điều tra, xử lý những đối tượng này”, BS Phú thông tin.

Theo BS Phú, BV luôn đặt ra trách nhiệm quản lý, bảo đảm an ninh trật tự tại khuôn viên BV và các khoa phòng. Tuy nhiên, ông thừa nhận thời gian qua có sơ hở do các bộ phận chưa quan tâm thấu đáo và thiếu sự đồng bộ, cũng như thiếu sự giám sát của các cấp lãnh đạo.

“BV đã rà soát lại và tới đây sẽ tăng cường chốt bảo vệ, camera quan sát tại những điểm có nhiều người ra vào. Chúng tôi cũng sẽ siết chặt giờ ra vào thăm nuôi bệnh. Do nhu cầu thuê người nuôi bệnh là một nhu cầu chính đáng, nên ngoài việc đã ký hợp đồng với một công ty cung cấp dịch vụ này, BV sẽ tiến hành chấn chỉnh, tổ chức quản lý tốt hơn những người làm công việc này.

Trước mắt, người nuôi bệnh phải có thẻ, áo đồng phục do BV cấp. Ngoài ra, chúng tôi sẽ áp dụng loa phóng thanh để cảnh báo người dân không nghe mồi chài từ những kẻ bảo kê, dắt mối. Riêng với những đối tượng như bà Hồng, ông Lương và những người khác trong đường dây này, chúng tôi sẽ có phương án kiểm soát chặt việc ra vào BV”, ông Phú nói.

Công an vào cuộc

Theo BS Phú, BV cũng đã đề nghị CA Q.10 hỗ trợ, xử lý dứt điểm, xóa sổ các băng nhóm, đối tượng bảo kê người nuôi bệnh thuê. Nhằm duy trì an ninh trật tự cả trong và ngoài BV, ông Phú mong muốn chính quyền địa phương và CA có cơ chế phối hợp linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời với BV trong xử lý khi BV phát hiện ra các đối tượng hay khi có vụ việc xảy ra tại BV.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh - Trưởng phòng Điều dưỡng BV 115 cho biết thêm, để ngăn ngừa chuyện “móc nối”, BV đã cho điều chuyển y công, tạp vụ, hộ lý của 16 khoa, phòng. Việc luân chuyển nhân sự như thế sẽ được thực hiện định kỳ sáu tháng hoặc một năm.

Cong an khan truong dieu tra duong day 'hut mau' nguoi nuoi benh
Phóng viên được bà Hồng bàn giao cho bà Phựa (áo vàng) dắt vào làm nghề nuôi bệnh ở bệnh viện Nhân Dân 115.

Đối với “đại bản doanh” của bà Hồng tại khu vực lầu 3, khu A, theo bà Trinh, BV đã điều chuyển một số nhân sự ở đây đến những khoa không có bệnh nhân. Ngoài ra, tại “điểm nóng” này, gồm khoa Bệnh lý mạch máu não, khu Hồi sức thần kinh, BV đã quyết định chuyển sang chăm sóc toàn diện, tức bệnh nhân tại đây không cần người nhà hay người làm thuê chăm sóc, việc phục vụ tất cả các nhu cầu của bệnh nhân đều sẽ do nhân viên y tế đảm nhận. Đây chính là một biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn những đường dây tương tự như của bà Hồng hoành hành.

Chiều 25/4, trao đổi với báo Phụ Nữ, trung tá Phạm Đình Ngọc - Phó trưởng CA Q.10 - cho rằng, phía lãnh đạo CA quận rất cảm ơn báo đã phản ánh về tình hình an ninh trật tự ở BV 115. Ngay sau khi loạt bài "Ai đứng sau đường dây “hút máu” người nuôi bệnh thuê?" được đăng tải, CA Q.10 đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra vụ việc.

“Hiện tại, chúng tôi tích cực thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hoạt động của đường dây nuôi bệnh thuê của bà Hồng và ông Lương. Quan điểm của CA Q.10 là xử lý nghiêm những người liên quan đến đường dây này theo quy định của pháp luật. Ngay sau khi có thông tin xử lý vụ việc, chúng tôi sẽ cung cấp cho cơ quan báo chí” - trung tá Ngọc nói.

Ông Võ Ngọc Thanh - Chánh văn phòng UBND Q.10 - cũng cho biết, ngay khi báo đăng, lãnh đạo quận đã lập tức chỉ đạo cho CA Q.10 nhanh chóng vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm vụ việc. Hiện tại, UBND Q.10 đang theo dõi sát sao quá trình điều tra để nhanh chóng có những chỉ đạo kịp thời.

Đường dây Hồng - Lương có vươn ra các BV khác?

Chúng tôi cũng đã trao đổi với lãnh đạo các BV khác về “vòi bạch tuộc” của bà Hồng. Theo ông Võ Duy Thức - Trưởng phòng Hành chính quản trị BV Ung Bướu TP.HCM - tại BV này, nhu cầu thuê người nuôi bệnh rất ít, bởi phần lớn là bệnh nhân nghèo từ các tỉnh, chiếm đến hơn 70%, thường có người nhà đi theo chăm sóc. “Để quản lý, BV phát cho mỗi người nhà bệnh nhân một thẻ nuôi bệnh. Họ phải ký nhận và đăng ký nhân thân với điều dưỡng trưởng khoa” - ông Thức cho biết.

Cũng theo ông Thức, trước đây, BV đã phát hiện vài trường hợp nuôi bệnh thuê không rõ nguồn gốc và đã phối hợp với CA mời làm việc, yêu cầu ngưng hoạt động.

Cong an khan truong dieu tra duong day 'hut mau' nguoi nuoi benh
Trong dòng người đông đúc tại bệnh viện Nhân Dân 115, có nhiều người là "lính mới" đến tìm việc và được bà Hồng dắt mối.

Liên quan đến đường dây của bà Hồng, BS Nguyễn Hoài Nam - Giám đốc BV Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp (Q.8) cho biết, muốn làm công việc này tại BV, người nuôi bệnh thuê phải có đơn xin, kèm giấy tờ tùy thân, giấy khám sức khỏe và chứng chỉ sơ cấp nghề nuôi bệnh. BV sẽ vào sổ quản lý và cấp thẻ nuôi bệnh. Để quản lý chặt chẽ, thẻ này được BV thay đổi hàng tháng, mỗi tháng có màu sắc khác nhau.

Do đặc thù bệnh nhân nằm điều trị lâu dài, từ tháng 8/2015, BV đã được Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề nhằm tổ chức các lớp đào tạo người nuôi bệnh thuê, mỗi khóa đào tạo kéo dài bốn tháng và học viên tham gia phải đóng ba triệu đồng.

Về thông tin do chị M. - một người nuôi bệnh thuê cung cấp, dù đã có chứng chỉ nuôi bệnh do BV Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp cấp nhưng sau đó vẫn không thoát khỏi được “vòi bạch tuộc” của bà Hồng, BS Nam cho rằng hiện BV đang quản lý 65 người nuôi bệnh thuê và chắc chắn có trường hợp đang làm “chui”. Trong số những người nuôi bệnh thuê tại đây, có những người trước đó từng bị bà Hồng “chăn dắt” nên có thể còn mối liên hệ.

Đối với phản ánh từ người nuôi bệnh thuê rằng họ phải đóng 300.000 đồng/tháng cho BV, ông Nam giải thích do những người lao động này hầu như ăn ở, tắm giặt luôn trong BV, nên BV phải thu số tiền đó để chi phí điện, nước, sổ sách quản lý, đăng ký tạm trú với CA phường…

Theo ông Nam, người nuôi bệnh thuê nên được trở thành một bộ phận chính thức trong hệ thống y tế quốc gia. Ngoài các lớp do BV tổ chức, hiện Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng có lớp đào tạo người chăm sóc bệnh nhân tại nhà.

Nhiều hành vi của bà Hồng, ông Lương có dấu hiệu tội hình sự

Qua nội dung báo chí phản ánh, hành vi của những “cai đầu dài” như bà Hồng, ông Lương có dấu hiệu của các tội hình sự.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực để bắt những người chăm bệnh nộp tiền có dấu hiệu của tội “cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự. Các tình tiết tăng nặng gồm “có tổ chức” và “có tính chuyên nghiệp”. Hành vi dùng vũ lực đánh đập những người chăm bệnh để “trừng phạt” do không nộp tiền bảo kê có dấu hiệu của tội “cố ý gây thương tích” được quy định tại điều 104 bộ luật này.

Và hành vi của bà Hồng khi nói với chị M. “nếu dám tố cáo với công an, sẽ bị cắt cổ” có dấu hiệu của tội “đe dọa giết người” theo quy định tại điều 103 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu có việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tiền của những người chăm bệnh thì còn có thể bị xử lý theo tội “cướp tài sản” được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự.

 Luật sư Đặng Thành Trí

Đoàn Luật sư TP.HCM

Hành vi của vợ chồng bà Hồng đã có dấu hiệu cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ một năm và cao nhất đến 20 năm.

Ngoài ra, tùy tính chất hành vi, hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi... mà vợ chồng bà Hồng có thể bị xử lý về tội “đe dọa giết người”, tội “cố ý gây thương tích” tương xứng với hành vi và hậu quả, mức độ thương tích của các nạn nhân.

Hành vi của vợ chồng bà Hồng là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ, gây hoang mang cho người dân và nạn nhân nên cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm và ngăn chặn hành vi này.

Các nạn nhân nên làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để được giải quyết. Cũng cần điều tra xem liệu có sự tiếp tay của BV hay không để xử lý theo quy định.

 Luật sư Trần Minh Hùng 
Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM

 
Quốc Ngọc - Sơn Vinh

Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

 

09:14 19/04/2017

Góa phụ kêu cứu vì bị gia đình chồng hành hung để giành tài sản

- Do bố mẹ chồng cũng đã mất nên chị Tâm và hai con trai của mình thuộc hàng thừa kế tài sản thứ nhất.

Gửi đơn cầu cứu đến báo Phụ Nữ, chị Bùi Thị Thanh Tâm (SN 1973, ngụ tại xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh, sau khi chồng qua đời, chị đến cơ quan chức năng làm giấy tờ sang tên thừa kế tài sản thì bị gia đình chồng nhiều lần hành hung. Trong khi đó, cơ quan chức năng chậm xử lý vụ việc khiến chị và hai con sống trong nơm nớp lo sợ.

Goa phu keu cuu vi bi gia dinh chong hanh hung de gianh tai san
Chị Tâm trong lần bị hành hung. (Ảnh: nhân vật cung cấp).

Bị hành hung nhiều lần

Theo trình bày của chị Tâm, vào tháng 11/2015, chồng chị là ông P.V.T. (SN 1966) bị đột quỵ, qua đời. Do bố mẹ chồng cũng đã mất nên chị Tâm và hai con trai của mình thuộc hàng thừa kế tài sản thứ nhất. Sau đó, chị Tâm đã đến cơ quan chức năng làm các giấy tờ để đứng tên tài sản thừa kế gồm bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền trên đất.

Biết được việc chị Tâm sang tên giấy tờ các tài sản thừa kế, gia đình chồng chị Tâm gồm anh chồng, chị chồng và các cháu đã nhiều lần đến đe dọa, gây rối, thậm chí là hành hung chị.

“Ngay sau khi chồng tôi qua đời, cháu chồng là Nguyễn Thành Nhân đã có hành vi đe dọa tôi. Lúc chồng tôi chết được một tháng, tôi có nhờ người đến dọn dẹp nhà cửa thì hai anh em Nguyễn Thành Nhân và Nguyễn Thành Trung cầm rựa ra đe dọa” - chị Tâm cho hay.

Tiếp đến, ngày 9/1/2016, các anh chồng, em chồng của chị Tâm gồm Phạm Văn Đông, Phạm Thị Thu, Phạm Thị Vân cùng các cháu chồng trong đó có Tâm, Nhân kéo đến nhà của chị Tâm dọn toàn bộ bàn thờ xuống, mang sang căn nhà kế bên. Lúc này, căn nhà kế bên đã bị chị Tâm khóa cửa nên Thành Nhân và Thành Tâm đã đập bỏ ổ khóa.

Khi phát hiện sự việc, chị Tâm chạy ra can ngăn thì bị hai người này dùng chén bát ném. Từ đó đến nay, Thành Tâm đã ở lại luôn trong căn nhà này dù chị Tâm là người đứng tên sở hữu. Theo chị Tâm, từ ngày Thành Tâm đến ở trái phép tại căn nhà của chị đến nay, chị liên tục bị Thành Tâm và một số người trong gia đình chồng hành hung, gây thương tích. 

Ngày 20/8/2016, khi chị Tâm nhờ cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Điền đến đo đạc lại các thửa đất mà mình được thừa kế thì bà Phạm Thị Vân cùng Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Thành Tâm xuất hiện, cản trở. Biết có sự việc chẳng lành, chị Tâm gọi công an xã Phước Hưng đến can thiệp. Khi công an vừa đến thì Thành Nhân lấy ly nước ném vào người chị Tâm. Sau đó, chị Tâm bị Thành Tâm và Thành Nhân xông vào đánh tới tấp.

Goa phu keu cuu vi bi gia dinh chong hanh hung de gianh tai san
Chị Tâm bị đánh thương tích ở vùng đầu, cổ. (Ảnh: nhân vật cung cấp).

Theo chứng nhận thương tích của Bệnh viện Bà Rịa, chị Tâm bị chấn thương vùng đầu, cổ, bầm vùng gáy và vùng tay, chân do bị đánh. Chị Tâm cho biết, mỗi lần xảy ra vụ việc, chị đều trình báo với cơ quan chức năng; công an địa phương cũng đã nhiều lần lập biên bản, nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết thỏa đáng.

Khốn khổ vì vụ việc kéo dài

Sau khi chị Tâm hoàn thành các thủ tục sang tên thừa kế bốn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số tài sản gắn liền với đất thì ông Phạm Văn Đông (anh chồng), bà Phạm Thị Thu (chị chồng), Phạm Thị Vân (em chồng) đã làm đơn khiếu nại ra UBND xã Phước Hưng về việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Được biết, khi nhận được khiếu nại của những người nói trên, UBND xã Phước Hưng mời các bên lên giải thích và đã có văn bản trả lời liên quan đến khiếu nại này. Theo văn bản số 28/TB-UBND của UBND xã Phước Hưng ngày 3/3/2016, căn cứ theo luật Đất đai và Bộ luật Dân sự năm 2005, do ông P.V.T. chết không để lại di chúc nên việc phân chia tài sản sẽ theo quy định về hàng thừa kế.

Theo quy định thì ông Đông, bà Thu, bà Vân không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên UBND xã Phước Hưng không giải quyết tranh chấp thừa kế của những người này với chị Bùi Thị Thanh Tâm (vợ ông P.V.T., thuộc hàng thừa kế thứ nhất).

Không đồng ý với thông báo này, các anh, chị, em chồng chị Tâm tiếp tục làm đơn kiện đòi quyền thừa kế lên TAND huyện Long Điền. Trong văn bản số 260/2016/TAH của TAND huyện Long Điền ngày 6/9/2016 nêu rõ: “Ngày 19/5/2016, TAND huyện Long Điền đã thụ lý vụ án “tranh chấp di sản thừa kế” giữa các nguyên đơn là bà Phạm Thị Thu, Phạm Thị Vân, ông Phạm Văn Đông và bị đơn là bà Bùi Thị Thanh Tâm. Trong thời gian tòa án thụ lý vụ án đến khi vụ án kết thúc, tất cả các đương sự phải giữ nguyên hiện trạng về khối tài sản đang tranh chấp”.

Trong khi đó, gia đình phía chồng chị Tâm vẫn mặc nhiên chiếm dụng căn nhà mà chị đang đứng tên sở hữu. Ngoài ra, các phần đất chị Tâm cho thuê cũng bị những người này ngăn cản. “Từ lúc chồng tôi mất đến nay, kinh tế gia đình tôi suy sụp. Tôi định cho thuê bớt một mảnh đất ở ngoài mặt tiền để kiếm tiền trang trải nhưng bị phía gia đình chồng cản trở nên không ai dám thuê.

Vụ việc đến nay đã kéo dài hơn một năm nhưng tòa vẫn chưa đưa ra xét xử. Trong khi đó, tôi luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì bị gia đình chồng hành hung. Tôi mong muốn tòa phải nhanh chóng giải quyết tranh chấp để tôi được hưởng tài sản thừa kế của chồng theo đúng quy định của pháp luật” - chị Tâm nói.

Đại diện Công an xã Phước Hưng xác nhận: “Việc chị Tâm bị một số người trong gia đình chồng hành hung là có. Hiện tại, chúng tôi đã chuyển hồ sơ lên công an huyện để cấp trên điều tra, giải quyết theo thẩm quyền”.

Trao đổi với phóng viên báo Phụ Nữ, bà Lê Thị Kim Dung - người phụ trách giải quyết đơn thư của UBND xã Phước Hưng, huyện Long Điền - cho biết: “Việc tranh chấp tài sản thừa kế giữa chị Tâm và gia đình chồng đã diễn ra lâu nay.

Trước đây, khi nhận khiếu nại của các anh, chị, em chồng chị Tâm về việc tranh chấp tài sản thừa kế thì UBND xã Phước Hưng đã có văn bản trả lời là không thụ lý giải quyết đơn khiếu nại này do đối tượng khiếu nại không thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, sau đó gia đình chồng chị Tâm lại khởi kiện vụ việc ra tòa. Chúng tôi đang chờ kết quả giải quyết của tòa án”.

Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, theo điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Chồng chị Tâm chết không có di chúc nên di sản được chia theo thừa kế pháp luật. 

Do cha mẹ chồng chị Tâm chết trước chồng chị Tâm nên các anh em chồng không được hưởng di sản thừa kế do chồng chị Tâm để lại. Chị Tâm và các con thừa hưởng di sản do chồng để lại là phù hợp với quy định pháp luật. Theo quy định, thời hạn xét xử đối với vụ án phức tạp cũng không quá sáu tháng.

Việc tòa án thụ lý hồ sơ đã hơn một năm mà chưa xét xử là chậm trễ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của chị Tâm và các con.

 Sơn Vinh

Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

06:00 13/04/2017

Người mắc bệnh hiểm nghèo gây án có được hoãn thi hành án?

- Nhiều ý kiến cho rằng nếu như người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn còn thực hiện hành vi phạm tội thì việc tạm đình chỉ vụ án, tạm hoãn thi hành án có chăng là thả cọp về rừng?

Thời gian qua, nhiều bạn đọc băn khoăn tại sao người mắc bệnh hiểm nghèo lại được tạm đình chỉ vụ án, hay tạm hoãn việc thi hành án.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu như người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thì việc tạm đình chỉ vụ án, tạm hoãn thi hành án có... thả cọp về rừng?

Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã phỏng vấn luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Nguoi mac benh hiem ngheo gay an co duoc hoan thi hanh an?
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM

- Xin luật sư cho biết những bệnh nào được xem là bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo được miễn hình phạt, mức độ bệnh như thế nào thì được giảm án?

- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 Nghị định 76/2003/NĐ-CP, là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. 

Theo điểm đ Khoản 2 Phần II Hướng dẫn 211/HĐTVĐX ngày 4/6/2010 của Hội đồng tư vấn đặc xá thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên; nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu.

- Vậy căn cứ vào đâu để xác định người phạm tội là người mắc bệnh hiểm nghèo hay không, thưa luật sư?

- Bệnh viện cấp tỉnh trở lên thì có thể xác định người bị kết án có đang bị những căn bệnh hiểm nghèo hay không, mức độ bệnh là như thế nào, có ảnh hưởng gì đến tính mạng người bị kết án.

Nếu người đó cho rằng bản thân bị ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... thì buộc phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên mới có hiệu lực được xem xét miễn, giảm.

- Theo luật sư, với những bị can, bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo trước khi ra tòa thì vụ án có bị đình chỉ không? Hoặc nếu họ biết bản thân đang mắc bệnh và cố tình phạm tội thì sẽ xử lý như thế nào?

- Thẩm phán phải căn cứ vào quy định của Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự, mặt khác phải căn cứ vào thực tế vụ án đang ở giai đoạn chuẩn bị xét xử để áp dụng cho phù hợp. Thẩm phán có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với những trường hợp sau

Trong trường hợp Toà án đã trưng cầu giám định tâm thần hoặc giám định pháp y, nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn xét xử, thì Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Sau khi có kết quả, tuỳ trường hợp mà Thẩm phán quyết định đưa vụ án ra xét xử (nếu bị cáo không mắc bệnh tâm thần) hay quyết định bắt buộc chữa bệnh (nếu bị cáo bị bệnh tâm thần).

Bị can, bị cáo bị bệnh tâm thần và không thuộc trường hợp không có trách nhiệm hình sự hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác, có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y thì Thẩm phán có thể tạm đình chỉ vụ án.

Đối với bị cáo bị bệnh hiểm nghèo nhưng Hội đồng giám định pháp y kết luận không phải là bệnh hiểm nghèo, nhưng cần phải có thời gian điều trị, thì Thẩm phán có thể chưa huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ mà đợi sức khoẻ của bị cáo ổn định mới đưa vụ án ra xét xử.

Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì nên đưa vụ án ra xét xử đối với các bị cáo khác, và có thể tạm đình chỉ đối với bị cáo tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng cần phải có thời gian điều trị theo yêu cầu của Giám định viên.

Nguoi mac benh hiem ngheo gay an co duoc hoan thi hanh an?
Nguyễn Thị Kiều (ngụ Vĩnh Long), người liên tục có bầu, sinh con để né án tù. Ảnh: internet

- Theo quan điểm của luật sư, người thực thi pháp luật có nên chấp nhận hoãn án, miễn án cho những bị cáo mắc bệnh và cố tình phạm tội không?

- Theo tôi tùy từng trường hợp, giai đoạn của bệnh nên cho xem xét hoãn chấp hành hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt cho người phạm tội. Nếu người phạm tội cố tình phạm tội để được hoãn, được miễn thì theo tôi không nên cho miễn mà chỉ nên cho hoãn chấp hành hình phạt.

- Vậy nếu như họ vẫn còn có thể tiếp tục phạm tội như trộm cắp, cướp giật, giết người… hoặc họ lấy bệnh của mình ra uy hiếp nạn nhân thì lúc này luật có quy định gì với những hành vi này hay không? 

- Trong trường hợp này họ vẫn bị xử lý hình sự như trường hợp tái phạm bình thường khác để tổng hình phạt đối với họ. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

- Tôi nhận thấy có nhiều người mang bệnh của mình như HIV, phổi,... những bệnh dễ truyền nhiễm ra để uy hiếp người khác nhằm trục lợi. Vậy liệu những điều khoản của bộ luật hình sự về người bệnh nặng đã khắt khe chưa? Luật có vô tình tạo điều kiện cho những đối tượng này lộng hành? Luật sư có thể chia sẻ một chút quan điểm của mình về tình huống này?

- Không phải mọi trường hợp có bệnh HIV, Phổi, bệnh hiểm nghèo đều được hoãn hay miễn chấp hành hình phạt.

Về các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 61 BLHS và được hướng dẫn tại Mục 7 Nghị Quyết 01/2007, khi người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.

Ngoài ra, người này phải thuộc một trong các trường hợp sau đây thì mới được hoãn chấp hành hình phạt tù:

Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ. Do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh.

Nguoi mac benh hiem ngheo gay an co duoc hoan thi hanh an?
Đối tượng Nguyễn Thành Tân bị truy nã vẫn hành nghề đòi nợ thuê. Ảnh: Người lao động

Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.

Là người bị kết tù không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng và là người duy nhất trong gia đình đang lao động có thu nhập.

Là người bị kết án về tội ít nghiệm trọng và do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định, nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).

Xin cảm ơn luật sư!

Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

 
 

“Cạm bẫy” bên trong cà phê xem phim phòng kín dành cho 2 người

Chủ Nhật, 09/04/2017 06:39

 | 
 

(CAO) Được biết đến như là những rạp chiếu phim thu nhỏ dành cho những Couple (cặp đôi), các quán cà phê phim HD là nơi lý tưởng để các bạn trẻ tìm chốn riêng tư cho mình. Cũng tại đây, trong không gian phòng kín chỉ có 2 người, nguy cơ tiềm ẩn về sự biến tướng và những hệ lụy khó lường luôn có thể xảy ra.

 
 
Bé gái 13 tuổi bị bạn trai rủ vào rạp phim làm chuyện ‘người lớn’
(CAO) Ngày 25-3, Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) đang tạm giữ Huy (17 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) để điều tra về hành vi "Hiếp dâm trẻ em". Nạn nhân là em Quỳnh (13 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp).
 

Xuất hiện tại TP HCM từ cách đây khoảng 5 năm, loại hình cà phê kết hợp với xem phim dành cho 2 người trong phòng kín đã dần dần phát triển rầm rộ. Theo nhiều bạn trẻ, đi xem phim ở rạp giờ đã lỗi thời và đi xem phim ở quán cà phê với không gian riêng tư mới thật sự “thoải mái”.

Một quán cà phê HD phim - Ảnh: Nguyên Huy

Vào “rạp” chiếu phim cho 2 người

Trong vai khách hàng, chúng tôi có mặt tại một quán cà phê H. M. trên đường Thành Thái (quận 10) vào chiều 31/1. Vừa dừng xe trước cửa quán, một nam nhân viên trạc ngoài 30 đã nhanh chóng có mặt và mời chúng tôi vào trong quán chọn phim.

“Quán có 9 phòng chiếu riêng biệt được trang bị máy chiếu HD cùng âm thanh vòm trãi đều khắp phòng giúp anh chị xem những phim yêu thích chất lượng cao trong không gian riêng tư hoàn toàn. Kho phim được cập nhật liên tục hàng ngày với chuẩn HD và phụ đề khớp với phim. Tất cả các phim đều là nguyên bản và sát theo phim, không như ngoài rạp bị cắt lọc rất nhiều do kiểm duyệt. Giá xem phim ở đây là 85 nghìn/h. Giá trên dành cho 2 người/phòng, từ người thứ 3 phụ thu 10k/người. Đồ ăn thức uống tính theo combo có giá từ 35 nghìn đồng” – Nam nhân viên này giới thiệu.

Chọn xong phim, nhân viên dùng USB chép phim và mời chúng tôi đi theo lên một căn phòng ở tầng một.Ở tầng một của quán có hai phòng được đánh số 1 và 2. Một trong hai phòng này đang đóng kín cửa – chứng tỏ đang có khách bên trong. Vừa đặt chân vào phòng theo hướng dẫn của nhân viên, chúng tôi cảm thấy choáng vì khung cảnh thiếu ảnh sáng của cả gian phòng.

Với diện tích mươi mét vuông, phòng xem phim này được bố trí một máy chiếu và một màn hình trình chiếu. Đối diện là một chiếc giường đủ chỗ cho 2 người cùng với một chiếc bàn nhỏ để thức uống. Thấy cảnh này, cô bạn đồng nghiệp ái ngại nhìn tôi rồi khẽ vỗ vai: “Phòng chiếu phim gì mà giống khách sạn hay nhà nghỉ vậy?”.

Không gian trong phòng chiếu  phim dành cho 2 người - Ảnh: Nguyên Huy.

Một số cảnh phim được giữ nguyên với bản gốc không được cắt gọt như phim được kiểm duyệt - Ảnh: Nguyên Huy

Sau hơn 1 giờ xem phim ở đây, chúng tôi ghi nhận thấy bộ phim có nhiều cảnh được giữ nguyên với bản gốc và không bị cắt gọt những nội dung nhạy cảm như những phim được kiểm duyệt ở các rạp lớn. Tiếp đó, chúng tôi tìm đến quán C. H. cafe trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận). Trên mạng, những quảng cảo về quán này cũng tương tự như quán H.M ở trên như “không gian riêng tư”, “phim nguyên bản không cắt lọc”. Thời điểm chúng tôi đến đây, mọi hoạt động diễn ra khá nhộn nhịp với những khách hàng trẻ tuổi.

Tranh thủ ngồi đợi phòng, chúng tôi bắt chuyện với một nam thanh niên cũng đang ngồi bên cạnh. Nam thanh niên tự giới thiệu tên Minh đang là sinh viên ở một trường Đại học ở quận Gò Vấp. Minh chia sẻ, sở dĩ cậu và bạn gái chọn quán cà phê chiếu phim này vì có không gian riêng tư để tâm sự. “Bạn gái em sợ ngại, nên khi vào đây bọn em yên tâm hơn. Vừa được xem phim, vừa được nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh và không ai quấy rầy”- Minh nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, ngoài những quán đã nói ở trên, loại hình cà phê chiếu phim tự chọn này hầu hết đã xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn khu vực các quận 1, quận 10, quận 5, quận 8, quận 7, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức,… Nhìn chung, các quán này cũng hoạt động khá nhộn nhịp và thu hút được đông đảo khách hàng là giới trẻ.

Đầy rẫy nguy cơ

Vấn đề đáng lo ngại của loại hình cà phê xem phim giải trí này là một bộ phận giới trẻ chọn nơi đây để bộc lộ tình cảm vì có không gian riêng tư. Đáng nói hơn, đó chính là nhiều bạn trẻ thuộc lứa tuổi học sinh đã sớm đến những nơi này để giải trí. Vừa kín đáo, có không gian riêng, chẳng sợ ai làm phiền, giá cả lại bình dân nên những rạp chiếu phim 2 người theo yêu cầu ngày càng thu hút khách.

Dưới ánh sáng mờ ảo, các cặp đôi sẽ thoải mái “tâm sự” mà không sợ ai làm phiền. Thử hỏi, ai biết việc gì đang diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng im ỉm kia? Câu hỏi được đặt ra là nếu các quán cafe chiếu phim này không được quản lý chặt chẽ thì sẽ có bao nhiêu bạn trẻ chọn đây là bến đáp cho cuộc vui vượt quá giới hạn cho phép?

Môi trường riêng tư luôn tiềm ẩn những sự biến tướng với hệ lụy khó lường - Ảnh minh họa: Nguyên Huy.

Chia sẻ về câu chuyện của mình, Mã Yến Nh. (Sinh viên một trường Cao đẳng ở quận 5) cho biết: “Trước đây, có một một bạn nam làm quen với mình rồi rủ mình đi xem phim. Thoạt đầu mình cứ nghĩ đó là đi xem phim ở rạp chiếu phim bình thường. Nhưng khi đến nơi thì thấy đó chỉ là một quán cà phê phim HD. Khi được nhân viên ở đó đưa vào phòng thì mình mới ngõ ngàng vì nhìn bày trí không khác gì một phòng khách sạn. Trong phòng tối om, có mỗi cái giường và 2 cái gối với máy chiếu và màn chiếu. Mình thấy sợ quá, nhất định đòi về mặc anh chàng kia nài nỉ”.

Nói về vấn đề này, Thạc sĩ - Chuyên gia tâm lý Lê Thị Thảo, Công ty tư vấn đào tạo và giáo dục Rồng Việt cho rằng, các bạn trẻ từ 16 tuổi trở lên đều có quyền đi xem phim đông người hoặc 2 người nếu họ muốn, thậm chí là họ có quyền thể hiện tình cảm với nhau một cách riêng tư. Đó là quyền con người, không ai có quyền ngăn cấm. Tuy vậy, điều thực sự quan trọng là liệu các bạn trẻ có biết chọn lựa những hình thức giải trí và xem phim phù hợp để không ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bản thân.

Một điều vô cùng cần thiết là các bạn nữ phải biết bảo vệ mình, nhận diện những vấn đề mình có thể gặp phải để biết cách phòng tránh và tự bảo vệ bản thân trước những tay sở khanh. Một thực tế có thể nhận thấy là một số bạn trẻ bị cài bẫy xuất phát từ một phần tâm lý các bạn, các bạn dễ dãi trước những lời mời, không kiềm chế được sự tò mò của bản thân.

“Cần tránh những lời mời, những lời rủ rê vào những khu vực vắng vẻ, không gian chỉ có hai người.Khi đã vào phòng đóng cửa lại thì với không gian như thế, những việc nhạy cảm hoàn toàn có thể xảy ra nằm ngoài dự kiến của bạn gái. Hơn thế nữa, trong một không gian như vậy thì không ai có thể cứu nguy các bạn trong tình huống gặp phải sự nguy hiểm hoặc bị xâm hại” – Thạc sĩ Lê Thị Thảo chia sẻ.

Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn luật sư TP HCM cho biết, căn cứ theo quy định hiện hành thì các quán này không phải là Rạp chiếu phim theo quy định mà có thể đây thực chất là những nhà nghỉ trá hình. Tuy nhiên, kể cả là nhà nghỉ, khách sạn thì việc kinh doanh phải có giấy phép hợp lệ. Nếu họ kinh doanh không có giấy phép thì có thể bị xử lý về hành vi kinh doanh không có giấy phép. Ngoài ra, nếu việc họ biết những người vào đây chủ yếu quan hệ chuyện tình dục và chưa thành niên mà vẫn không tố giác thì tùy tính chất từng hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý về tội không tố giác tội phạm, tội che dấu tội phạm…

Luật sư Trần Minh Hùng nói: “Tôi được biết rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi đã vào các địa điểm này với hình thức là xem phim nhưng thực chất là các em làm chuyện “người lớn”. Tôi nghĩ đã đến lúc các cơ quan Công an quận, huyện, phường, xã tại TP.HCM phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát, kiểm tra về chức năng, giấy phép hoạt động của các tổ chức này và nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, phạt nặng về mặt hành chính và nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cần truy tố trách nhiệm hình sự”.

Cũng theo luật sư Trần Minh Hùng, những hành vi ngang nhiên cho các em dưới 16 tuổi vào đây để quan hệ tình dục là chuyện không thể chấp nhận được, cần phải xử lý nghiêm khắc những chủ quán này, thậm chí phải xử lý về mặt hình sự để tạo tính răn đe. Cần tuyên truyền cho các em biết được việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các em sau này. Đồng thời tuyên truyền pháp luật cho các em biết các quy định pháp luật là việc một người thành niên quan hệ với các em dưới 16 tuổi thì dù tự nguyện đều sẽ bị xử lý hình sự theo quy định trên.

Bé gái 13 tuổi bị xâm hại trong "rạp" chiếu phim HD

Ngày 25-3, Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) đã tạm giữ Huy (17 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) để điều tra về hành vi "Hiếp dâm trẻ em". Nạn nhân là em Quỳnh (13 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp). Trước đó 5 ngày, ông Tùng (cha bé Quỳnh) phát hiện con mình có nhiều biểu hiện lạ nên gặng hỏi thì biết được sự việc Huy nhiều lần rủ nạn nhân đi rạp chiếu phim HD trên đường Nguyễn Thái Sơn để quan hệ tình dục. Ngay sau đó, ông Tùng đưa con mình đến trụ sở công an trình báo. Được mời lên làm việc, Tùng khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Hiện công an đang tạm giữ đối tượng này để điều tra.

*Tên nhân vật đã thay đổi

Tiến Mạnh

Nguyên Huy
 

Nguồn: Báo công an TPHCM

 

Kiên Giang: Chính quyền bị tố trưng dụng đất trái luật, dân mòn mỏi chờ câu trả lời

 
  13:34 - 30/03/2017   |  

(PL+) - Hơn 30 năm trước, gia đình ông Tăng Điền Thủy (ngụ TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị trưng dụng đất, nhưng không được hoán đổi đất khác theo quy định của Nhà nước lúc bấy giờ. Qua nhiều năm khiếu nại ròng rã, nhưng quyền lợi chính đáng của bà Phan Thị Ngọc Anh (vợ ông Thủy) vẫn chưa được cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang giải quyết.

 

Không ra quyết định vẫn trưng dụng đất của dân?

Theo Quyết định số 1904/QĐ-UBND (sau đây viết tắt: quyết định 1904), ngày 2/8/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang thì nguồn gốc khu đất có diện tích 10.099,53m2 (tọa lạc tại khu phố Phi Kinh, phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá) nguyên trước đây của hai hộ là ông Tăng Điền Thủy và ông Trần Văn Lãnh sử dụng trồng lúa và hoa màu. Trong đó, theo Thông báo số 405/TB-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 19/9/2011, đất của bà Phan Thị Ngọc Anh (vợ ông Thủy) có diện tích 8.766,03m2.

Nhiều năm qua khiếu nại đòi quyền lợi vẫn không được giải quyết, bà Anh chỉ biết chờ đợi.
Nhiều năm qua khiếu nại đòi quyền lợi vẫn không được giải quyết, bà Anh chỉ biết chờ đợi.

Cũng theo quyết định 1904 thì vào năm 1985, Nhà nước quản lý toàn bộ diện tích đất trên, sử dụng xây dựng Xí nghiệp Phân lân II (trực thuộc Ban Tài chính Tỉnh ủy Kiên Giang). Quyết định này có nêu:“Khi quản lý sử dụng đất, Nhà nước có xem xét bồi thường hoa màu trên đất cho các hộ Tăng Điền Thủy và ông Trần Văn Lãnh với tổng số tiền 3.470 đồng (có Biên bản ngày 13/11/1985)…”.

Theo đó, Biên bản đền bù hoa lợi do đại diện Xí nghiệp Phân lân II là ông Trần Thanh Phong, Phó Giám đốc ký tên và đóng dấu ngày 13/11/1985, thể hiện việc kiểm kê và chi trả tiền đền bù như: Xoài – 29 cây; Dừa – 12 cây; Chuối; Mận, v.v. với tổng số tiền 3.470 đồng.

Bằng khoán đất thời Pháp chứng nhận quyền sử sụng đất của ông Tăng Kiến Tường.
Bằng khoán đất thời Pháp chứng nhận quyền sử sụng đất của ông Tăng Kiến Tường.

Ngoài biên bản trên, theo bà Anh, gia đình bà không nhận được bất kỳ quyết định trưng dụng đất nào. 

Cũng theo bà Anh, Xí nghiệp Phân lân II đã không đền bù ngôi nhà mà cả gia đình gồm 8 người đang ở. Trên hết, gia đình bà không được hoán đổi đất khác theo quy định pháp luật để ổn định cuộc sống.

Bà Anh trình bày, do mất hết đất, cả gia đình ông bà sau đó khăn gói về sống nhờ nhà cha của mình là ông Tăng Ký Tường làm thuê sống qua ngày. Năm 1990, ông Tường mất. Năm 2008, ông Tăng Điền Thủy cũng qua đời, để lại cho vợ là bà Anh cùng 6 đứa con còn ở tuổi đến trường phải bỏ học, không ruộng vườn canh tác, phải đi làm thuê kiếm sống.

Đề nghị sớm giải quyết quyền lợi chính đáng cho dân

Cũng theo theo quyết định 1904, Xí nghiệp Phân lân II hoạt động đến năm 1998 thì giải thể. Sau đó, ngày 3/8/2001, UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định số 1549/QĐ-UB giao cho Công ty Xi măng Hà Tiên thuê sử dụng trong thời hạn 50 năm. Nhưng đến năm 2007, Công ty này lại dời đi nơi khác. Diện tích đất trên để trống.

Ngày 19/6/2007, Văn phòng Tỉnh ủy Kiên Giang ra thông báo số 88-TB/VPTU “giao cho UBND TP Rạch Giá quản lý sử dụng diện tích 9.799,53m2 (Tỉnh ủy giữ lại 300m2 để hoán đổi khu đất tại số 314-316 đường Ngô Quyền)”.

Biên bản đền bù hoa lợi của chính quyền đối với ông Tăng Điền Thủy ngày 13/3/1985 mà chính quyền không có quyết định trưng dụng, không bồi hoàn đầy đủ, không hoán đổi đất khác theo Quyết định 201 của Hội đồng Chính phủ.
Biên bản đền bù hoa lợi của chính quyền đối với ông Tăng Điền Thủy ngày 13/3/1985 mà chính quyền không có quyết định trưng dụng, không bồi hoàn đầy đủ, không hoán đổi đất khác theo Quyết định 201 của Hội đồng Chính phủ.

Bà Anh cho biết, thấy đất mình bị trưng dụng nhưng bỏ hoang phế nhiều năm, bà đã về lại khu đất cất nhà và trồng hoa màu sinh sống, đồng thời làm đơn xin lại hoặc bồi thường quyền sử dụng đất nhưng không được chính quyền xem xét giải quyết.

Cụ thể, ngày 19/9/2011, UBND tỉnh Kiên Giang ra thông báo số 405/TB-UBND cho rằng việc khiếu kiện của bà Anh là không phù hợp với Quyết định số 201 ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ.

Tiếp đến, ngày 16/1/2013 UBND TP Rạch Giá đã ra Quyết định 02/QĐ-UBND (QĐ 02), cho rằng: Căn cứ khoản 2 điều 10 Luật Đất đai năm 2003 bác toàn bộ nội dung đơn khiếu nại của bà Anh với lý do: “Không phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai”.

Trong khi bà Anh đang khiếu nại, thì phần đất đang bị một đơn vị khác vào đầu tư xây dưng.
Trong khi bà Anh đang khiếu nại, thì phần đất đang bị một đơn vị khác vào đầu tư xây dưng.

Bà Anh cho biết: “Quyết định của UBND TP Rạch Giá là thiếu thuyết phục, bởi khoản 2, điều 10 Luật Đất đai 2003 ghi rõ: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Tuy nhiên, mảnh đất trên đã không được chính quyền địa phương trưng dụng theo đúng quy định, không có quyết định trưng dụng, không bồi hoàn đầy đủ, không hoán đổi đất khác theo Quyết định 201 của Hội đồng Chính phủ...

Như vậy, việc căn cứ theo khoản 2, điều 10 Luật Đất đai 2003 là không phù hợp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

Bà Anh sau đó tiếp tục khiếu nại thì ngày 2/8/2013, UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 1904/QĐ-UBND công nhận quyết định 02 của UBND TP Rạch Giá là phù hợp với quy định của Pháp luật.

Không đồng ý với quyết định trên, bà Anh đang tiếp tục làm đơn cầu cứu khắp nơi để mong các cấp soi xét trả lại công bằng cho gia đình mình!

Có dấu hiệu trái luật

Luật sư Trần Minh Hùng.
Luật sư Trần Minh Hùng.

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia đình (thuộc Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: “Thời điểm 1985, Luật đất đai chưa có, vì vậy Quyết định số 201/CP (QĐ 201) ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý đất đai của các cơ quan chức năng.

Tại phần V của QĐ 201 trên: “Việc giao đất và thu hồi đất”, ở mục 3 “Việc thu hồi đất quy định”:

“a) Cấp nào có quyền giao đất thì cấp ấy có thẩm quyền thu hồi đất. Trường hợp cần thiết thì có thể trưng dụng đất...”.

Như vậy có thể thấy việc trưng dụng đất trên của chính quyền tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ thể hiện chỉ có Biên bản đền bù hoa lợi là trái luật.

Bên cạnh đó, tại điểm C, Quyết định 201 của Hội đồng Chính phủ cũng nêu rõ:  “Nếu việc thu hồi không phải là do lỗi của người sử dụng đất hoặc bị trưng dụng đất thì giải quyết như sau:

- Trường hợp người có đất bị thu hồi hoặc bị trưng dụng cần phải có đất để sử dụng thì được cấp đất khác.

- Nếu trên khoảnh đất bị thu hồi hoặc bị trưng dụng có nhà cửa, công trình xây dựng khác, hoặc trồng cây lâu năm hoặc trồng cây ngắn ngày chưa kịp thu hoạch đã phải phá bỏ, thì được bồi thường thích đáng. Tổng cục Quản lý ruộng đất cùng Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ quy định khoản tiền bồi thường này. Trong khi chờ văn bản quy định chung, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm thời quy định cho địa phương”.

Như vậy, theo Quyết định 201 của Hội đồng Chính phủ, ngoài việc trưng dụng đất trái luật, Xí nghiệp Phân lân II cũng như Chính quyền tỉnh Kiên Giang lúc này đã cố tình “bỏ quên” quyền lợi rất lớn của gia đình ông Thủy là đền bù ngôi nhà và trên hết, “quên” cả việc hoán đổi đất khác để gia đình ông ổn định của sống”.

Theo Luật sư Hùng, trong sự việc nói trên, tinh thần Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân cần được cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang tôn trọng và giải quyết sao cho thấu tình đạt lý hơn.

Để làm rõ thêm vụ việc trên ngày 20/12/2016, phóng viên đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang nhưng đến nay vẫn chưa có hồi đáp. Vì vậy, Pháp luật Plus đề nghị cơ quan chức năng địa phương cung cấp thông tin làm rõ thêm vụ việc trên, qua đó có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Kiến Dân - Kỳ Anh

Nguồn: Pháp Luật Plus

http://www.phapluatplus.vn/kien-giang-chinh-quyen-bi-to-trung-dung-dat-trai-luat-dan-mon-moi-cho-cau-tra-loi-d39174.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006