Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ

ĐỊNH NGUYỄN - TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 07:08 29/06/2017
Chia sẻ

"Nếu cơ quan chức năng hoặc những người liên quan đến vụ án chứng minh được nội dung tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ đối với Phương Nga là không đúng sự thật, ông Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với việc bị xử lý hình sự về hành vi "Vu khống", luật sư Giang Hồng Thanh nhận định.

 
 

Vụ án xét xử Phương Nga và Thuỳ Dung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới, cụ thể nhân chứng "bí ẩn" là bà Nguyễn Mai Phương đã xuất hiện, nhưng được trả lời thẩm vấn trong phòng kín.

Tại phòng kín, bà Mai Phương trả lời lưu loát tất cả những câu hỏi của HĐXX, VKS cũng như luật sư của bị hại và bị cáo. Theo đó, nhân vật bí ẩn này cũng phủ nhận tất cả những lời khai trước đó của bị cáo Phương Nga và Thùy Dung.

Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ - Ảnh 1.

Ngoài ra, để khẳng định những lời khai của mình là thật, bà Nguyễn Mai Phương còn đưa ra bằng chứng là băng ghi âm ghi lại nội dung cuộc nói chuyện giữa bà và bà Hồ Mai Phương (mẹ của Phương Nga) về việc đưa hối lộ cán bộ trại giam với số tiền 50 triệu đồng để thông cung.

Quy định về việc cách ly người làm chứng như thế nào?

Xung quanh vấn đề này, dư luận đã có những ý kiến trái chiều về việc nhân chứng "bí ẩn" tại ở phòng kín.

Còn luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn LS TP. HCM) cho rằng đây là tình huống có một không hai lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng. Yêu cầu và lý do người làm chứng Nguyễn Mai Phương đưa ra đã được Tòa án chấp thuận ít nhiều đã gây ra những ý kiến trái chiều không những trong dư luận mà ngay cả những cựu cán bộ đã và đang làm công tác xét xử cũng đã có những góc nhìn khác nhau.

Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ - Ảnh 2.

Việc bà Mai Phương được lấy lời khai trong phòng kín cũng khiến nhiều người quan tâm

Luật sư Đức cho biết, về việc cách ly người làm chứng cũng đã quy định tại Điều 204 BLTTHS 2003. Cụ thể: "Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng".

"Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó", Điều 211 Bộ Luật TTHS 2003.

Bên cạnh đó, tại BLDS 2015 đã quy định về "Quyền nhân thân" cụ thể là việc "Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý" cũng đã quy định tại Điều 32 của bộ luật này. Theo luật sư Đức, các nhà làm luật cần có quy định hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn về vấn đề này.

Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ

Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Phương Nga có liên quan đến vấn đề mua bán nhà, cụ thể ông Mỹ kiện Phương Nga lợi dụng việc mua bán nhà để lấy 16,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, dư luận đặt giả thiết rằng nếu những hợp đồng mua bán nhà của ông Mỹ là giả, nguỵ tạo thì ông ta có phạm tội?

Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, nếu cơ quan chức năng hoặc những người liên quan đến vụ án chứng minh được nội dung tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ đối với Phương Nga là không đúng sự thật, ông Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với việc bị xử lý hình sự về hành vi "Vu khống" theo Điều 122 Bộ luật hình sự.

"Khi đó, Nga sẽ không còn bị điều tra, truy tố, xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với số tiền 16,5 tỷ đồng mà ông Mỹ đang tố cáo. Còn việc Nga lúc này có phạm tội gì khác hay không hay chỉ liên quan đến một phần số tiền này thì lại phải phụ thuộc vào kết quả điều tra", luật sư Thanh nói.

Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ - Ảnh 3.

Nếu những gì ông Mỹ tố cáo là không đúng sự thật thì ông Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Cần triệu tập điều tra viên và trả hồ sơ điều tra bổ sung

Nhận định về một số tình tiết mới trong vụ án trong đó có tình tiết lá thư nylon với chữ viết không hiện rõ nội dung, luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho biết vấn đề này có dấu hiệu thông cung nên cần triệu tập cán bộ trại giam đến toà án. Nếu có vấn đề thông cung thì Toà cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Còn theo luật sư Thanh - vấn đề này phụ thuộc vào HĐXX. Ngoài ra, nếu trả hồ sơ thì điều tra bổ sung nội dung liên quan đến cán bộ này chứ không triệu tập cán bộ đó đến Tòa để nghe lời khai, lời trình bày của người cán bộ này.

Liên quan đến tình tiết cán bộ trại giam nhận số tiền 50 triệu từ bà Hồ Mai Phương (mẹ Nga) để thông cung, đưa thư ra vào, luật sư Thanh cũng cho biết:"Nếu việc này được xác định là có thật thì bà Hồ Mai Phương có thể bị xử lý về hành vi "Đưa hối lộ" theo Điều 289 Bộ luật hình sự, còn cán bộ trại giam có thể bị xử lý về hành vi "Nhận hối lộ" theo Điều 279 Bộ luật này".

Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ - Ảnh 4.

Việc mẹ Phương Nga bị bà Phương tố cáo hối lộ 50 triệu cần phải điều tra lại

Băng ghi âm, bản khai giống nhau và thư nylon: Phải xác thực!

 

Theo luật sư Thanh, băng ghi âm không phải là chứng cứ duy nhất để kết luận một ai đó có tội. Cơ quan chức năng sẽ phải xác định tính xác thực của đoạn ghi âm này, thậm chí phải giám định giọng nói, giám định nội dung, giám định tính nguyên bản của đoạn ghi âm… trước khi đưa ra kết luận.

Luật sư Hùng cũng đồng tình với quan điểm của ông Thanh: "Nếu đúng như vậy thì hành vi nêu trên có dấu hiệu cấu thành tội".

"Hành vi khách quan gồm hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người có chức vụ, quyền hạn. Hình thức đưa hối lộ có thể là trực tiếp hoặc thông qua trung gian. Tội phạm hoàn thành khi của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần", luật sư Hùng cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề bản khai mà phía LS bảo vệ Phương Nga đưa ra cho rằng bản khai này giống nhau từng dấu chấm, dấu phẩy, các luật sư đồng quan điểm nên cho điều tra lại tình tiết này vì khi xem xét dư luận có quyền đặt nghi vấn về sự thiếu khách quan.

Ngoài ra các luật sư cũng đưa ra nhận định cần làm rõ nội dung bức thư viết trên giấy nilon. Luật sư Hùng cho biết: "Theo tôi các tình tiết này thì bắt buộc phải trưng cầu giám định chữ viết".

Nếu chứng minh được hợp đồng mua bán nhà là giả, Phương Nga có thể kiện lại Cao Toàn Mỹ - Ảnh 5.

Bức thư nylon cũng là 1 trong những điểm mấu chốt của vụ án

Còn luật sư Thanh thì cho rằng: "Nếu nội dung trên bức thư nylon có nội dung liên quan đến chạy án, thông cung thì Hội đồng xét xử có thể sẽ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ vấn đề này chứ không quyết định nội dung của nó có chính xác hay không".

Ngoài những luật sư nêu trên thì các luật sư và nhiều chuyên gia pháp luật cũng dự đoán HĐXX sẽ trả hồ sơ để điều tra lại vì nhân chứng bí ẩn và những tình tiết mới cần phải được làm rõ để tránh oan sai. Theo các luật sư, những tình tiết này không thể làm sáng tỏ tại toà.

Nguồn: Kênh 14

Mất hàng tỷ đồng vì dính cú lừa 'giải cứu' heo

12:08 28/06/2017

pno
Trong khi giá heo rớt thê thảm, bà Thúy gạ gẫm các hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Lộc A để mua nợ hàng trăm con heo với giá cao, hứa trả tiền sau một tuần nhưng sau đó “biến mất” với số tiền nợ hàng tỷ đồng.

Khóc ròng với cú lừa “giải cứu” heo

Gần một tháng qua, gia đình bà Nguyễn Thị Mai (ấp 4, xã Vĩnh Lộc A) như ngồi trên đống lửa khi người mua heo “biến mất” với số tiền nợ hàng trăm triệu đồng. Theo bà Mai, vào ngày 1/6 vừa qua, thương lái tên Nguyễn Thị Thúy (thường gọi là Út, quê tỉnh An Giang, trú tại ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM) đến nhờ bà “làm mối” để thu mua heo thịt của một người em. 

Bà Mai đã đứng ra “làm mối” cho bà này thu mua 23 con heo với số tiền hơn 69 triệu đồng. Bà Thúy hứa hôm sau sẽ đến trả tiền nhưng đến ngày 3/6 thì “lặn” mất tăm. Trước đó, bà Mai cũng đã bán thiếu cho bà Thúy 50 con heo với số tiền 150 triệu đồng.

Mat hang tỷ dong  vi dinh cu lua 'giai cuu' heo
Nhiều hộ chăn nuôi ở xã Vĩnh Lộc A điêu đứng khi bà Thúy “mua chịu” heo rồi biến mất.

Một nạn nhân khác của bà Thúy là ông Lê Duy Sinh, 60 tuổi, ngụ ấp 4, xã Vĩnh Lộc A. Ông Sinh cho biết, gia đình ông lấy tiền dành dụm và vay vốn thêm để đầu tư cho đàn heo giống với khoảng 200 con heo con. Lúc heo rớt giá, bà Thúy đã đến thu mua 200 con heo con và một con heo nái với giá 145 triệu đồng, đến nay chẳng thấy tiền đâu.

Bà Nguyễn Thị Tiệm (59 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc A) kể: “Đầu tháng Sáu, bà Thúy gọi điện gạ gẫm tôi bán heo cho bà ấy với giá 27.000 đồng/kg hơi, trong khi giá thị trường chỉ 24.000đ. Do bà Thúy đang nợ tôi 20 triệu đồng nên tôi không đồng ý bán; hôm sau, bà Thúy lại gọi điện đòi thu mua đàn heo 50 con của tôi với giá 31.000, rồi 33.000đ/kg hơi. Thấy khả nghi nên tôi không dám bán. Trong khi đó, con gái tôi cả tin, đã bị bà Thúy lừa bán đàn heo với tổng số tiền 70 triệu đồng”.

Khi biết anh Đỗ Trọng Dũng (ngụ tại xã Vĩnh Lộc A) muốn bán chuồng heo, bà Thúy giả vờ giới thiệu một người đến mua lại chuồng với giá rất cao. Sau đó, bà Thúy nói, người mua muốn lấy chuồng ngay nên anh Dũng phải bán đàn heo để giao chuồng. Tin lời bà Thúy, anh Dũng đã bán đàn heo cho bà này với giá 135 triệu đồng. Nhưng sau khi bán heo, bà Thúy đã “biến mất”, người mua chuồng cũng chẳng thấy đâu.

 

“Biến mất” với khoản nợ 4 tỷ đồng 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Thúy vốn là một thương lái thu mua heo trên địa bàn hai huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Trong giai đoạn heo rớt giá, bà đã chủ động liên hệ với những người chăn nuôi trên địa bàn, gạ gẫm mua heo với giá cao; đổi lại, người chăn nuôi phải cho bà Thúy nợ, sau một thời gian mới thanh toán. 

Từ tháng 4 đến đầu tháng 6/2017, bà Thúy đã thu mua hàng trăm con heo của 24 hộ dân ở các xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh và xã Xuân Thới Thượng của huyện Hóc Môn với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng. Đầu tháng 6/2017, nhiều người chăn nuôi gọi điện yêu cầu bà Thúy trả tiền mua heo thì được bà hứa hẹn, nhưng đến ngày 3/6, bà Thúy bỏ đi biệt tích, cắt đứt mọi liên lạc với những người chăn nuôi.

Từ thời điểm bà Thúy rời khỏi địa phương, rất nhiều người chăn nuôi nghèo rơi vào cảnh khốn khổ. 

Được biết, ngoài “mua chịu” heo, bà Thúy còn vay mượn tiền của rất nhiều người chăn nuôi trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A. Theo ước tính ban đầu của người dân, bà Thúy đã “ôm” khoảng 4 tỷ đồng tiền nợ của người dân.

Người dân địa phương đã làm đơn tố cáo hành vi của bà Thúy lên Công an xã Vĩnh Lộc A, nhưng công an đã hướng dẫn người dân chuyển đơn qua cho cán bộ tư pháp xã. Thông tin với báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Văn Hoàng - cán bộ Tư pháp xã Vĩnh Lộc A - xác nhận: “UBND xã Vĩnh Lộc A có tiếp nhận đơn của nhiều hộ dân tố cáo bà Thúy nợ tiền mua heo và tiền vay mượn. Ngày 16/6, UBND xã Vĩnh Lộc A có mời bà Thúy và người dân lên hòa giải nhưng bà Thúy không có mặt. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mời bà Thúy lên để hòa giải”.

Khi được hỏi, bà Thúy đang có dấu hiệu bỏ trốn, vì sao cán bộ tư pháp xã Vĩnh Lộc A không chuyển hồ sơ cho công an điều tra, ông Hoàng nói: “Đây là vụ việc tranh chấp dân sự. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mời bà Thúy lần thứ ba; nếu bà này không có mặt trong ba lần mời hòa giải thì chúng tôi mới có cơ sở xác định bà này bỏ trốn, từ đó chuyển hồ sơ cho công an”. 

Chiều ngày 26/6, chúng tôi tìm đến căn nhà nơi bà Thúy sinh sống nhưng nhà đã khóa cửa. Một số hàng xóm của bà Thúy xác nhận bà này đã rời đi từ ngày 3/6 và đến nay không ai liên lạc được. 

Có dấu hiệu phạm tội 

Theo tường trình của người dân, bà Thúy đã có thủ đoạn gian dối ngay từ đầu để đánh lừa người khác giao tài sản, sau khi lấy được tiền, tài sản, hàng hóa rồi bỏ trốn. Đến nay, bà Thúy vẫn chưa trả tiền và số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng. Như vậy, hành vi của bà Thúy có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo tôi, việc cán bộ tư pháp xã cho rằng vụ việc trên là tranh chấp dân sự là chưa thỏa đáng, bởi trong vụ việc này, không có sự tự nguyện thỏa thuận mà bà Thúy đã có hành vi gian dối ngay từ đầu. Người dân nên làm đơn tố cáo vụ việc lên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an H.Bình Chánh, là nơi có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc này.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM)

Sơn Vinh

Nguồn: Báo phụ nữ TPHCM

Vụ hoa hậu Phương Nga: Luật sư chỉ ra những vấn đề khó hiểu!


 

Thứ tư, 28/06/2017, 01:00

(NTD) - Qua diễn biến các phiên toà xét xử cựu Hoa hậu Phương Nga bị truy tố tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ông Cao Toàn Mỹ, luật sư Trần Quốc Dũ nhận đinh: có thể có một số vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, cần điều tra làm rõ. Cùng quan điểm, luật sư Trần Minh Hùng đặt vấn đề có khách quan hay không khi nhân chứng ngồi trong...phòng kín?

 

Vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra vụ án?

Luật sư Trần Quốc Dũ - Trưởng Văn phòng luật sư Thịnh Quốc - cho rằng trong phần xét hỏi tại phiên tòa hôm 23/6, luật sư đã công bố biên bản ghi lời khai của Trương Hồ Phương Nga vào ngày 29/9/2014 và biên bản ghi lời khai của Cao Toàn Mỹ ngày 9/9/2014, đây được xem là chứng cứ mới của vụ án. Hai bản ghi lời khai này hoàn toàn giống nhau từ dấu phẩy, nội dung lời khai… cho thấy dấu hiệu vi phạm tố tụng, điều này đồng nghĩa có thể điều tra viên sao chép lời khai của ông Cao Toàn Mỹ để đưa vào lời khai của bị cáo Phương Nga, hoặc có thể bị cáo bị mớm cung, ép cung. Do đó, cần phải được làm rõ. Theo tôi, cần triệu tập điều tra viên để làm rõ có hay không việc mớm cung, ép cung, tại sao có sự giống nhau đó?

Cũng theo luật sư Dũ, bà Nguyễn Mai Phương cũng liên tục tố rằng bà Hồ Mai Phương có quan hệ bạn bè với nhiều người trong ngành công an, VKS để giúp bà Hồ Mai Phương thông cung nhưng bà Phương không tiện cung cấp danh tính những người này. Do đó, rất cần điều tra làm rõ liệu có cán bộ điều tra, kiểm sát viên tạo điều kiện thông cung hay không, và tại sao mẹ cựu hoa hậu luôn một mực cho rằng bà Nguyễn Mai Phương gợi ý có thể giúp con bà chạy án.Đồng thời, cần làm rõ lời khai của Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của Dung - trong phiên xét xử ngày 26/6, Nghĩa đã thay đổi lời khai trước đó tại Cơ quan điều tra, cho rằng khai gì thì ông Cao Toàn Mỹ đều biết hết, bản thân ông Nghĩa cũng cho rằng mình bị ông Cao Toàn Mỹ tác động đến lời khai. Quan trọng hơn, ông Nghĩa cũng không tin vào Cơ quan điều tra. Như vậy, Cơ quan điều tra đã khách quan chưa, có hay không có việc ông Mỹ tác động đến lời khai và có hay không việc Cơ quan điều tra làm lộ bí mật điều tra, thông tin cho ông Mỹ biết lời khai của ông Nghĩa?

Và rất nhiều vấn đề bất thường khác cần làm rõ, "tôi cho rằng tại phiên toà này sẽ không thể làm làm sáng tỏ tất cả các vấn đề. Hội đồng xét xử cần trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ thêm: có hay không việc Cơ quan tố tụng ép cung, mớm cung, làm lộ bí mật điều tra…để xử lý tất cả những ai vi phạm theo quy định pháp luật? Tuy nhiên, để tạo sự khách quan vô tư, minh bạch trong hoạt động điều tra, tôi kiến nghị vụ án nên chuyển lên Cục điều tra – Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại, điều tra bổ sung".

“Không khách quan khi tham gia dự tòa ở trong phòng kín!”

Đó là nhận định của Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình - khi được biết bà Nguyễn Mai Phương tham gia tòa lại ngồi trong…phòng kín. Luật sư Hùng cho rằng, vụ án cũng thuộc chứng cứ, hành vi, hậu quả như nhiều vụ án khác nhưng do một bên Hoa hậu, một bên đại gia nên vụ án được nhiều người quan tâm. Trong vụ án có nhiều thông tin lời khai giống nhau, dư luận nghi có sự thông cung, ép cung...khi Nga tuyên bố trước tòa không còn tin cơ quan tố tụng, đó là một dấu hỏi lớn.

Cho đến nay, Tòa án đã triệu tập người làm chứng nhưng người làm chứng lại ngồi trong phòng kín. Điều này thể hiện không khách quan, không minh bạch và dư luận càng thêm nghi vấn một cách gay gắt. Theo tôi, người làm chứng phải tham gia phiên tòa trực tiếp, đầy đủ...để bảo đảm quyền lợi cho các bên trong vụ án, để làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà luật sư và hội đồng xét xử thấy cần hỏi người làm chứng.

ls-tran-minh-hung_12182799
“Không khách quan khi tham gia dự tòa ở trong phòng kín!” - Luật sư Trần Minh Hùng cho biết

Mặc dù có những điểm lấn cần về chứng cứ, thu thập chứng cứ, người làm chứng, lời khai, bản hỏi cung...nhưng về cơ bản đến lúc này tôi chưa thấy có yếu tố nào thể hiện sự vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Bởi tòa án đã triệu tập người làm chứng, đã trả hồ sơ để làm rõ hồ sơ hợp đồng tình ái, những vấn đề mà dư luận cũng như báo chí quan tâm thì cơ quan tố tụng, cụ thể là Tòa án, đã phần nào đáp ứng.

Riêng cá nhân tôi mong muốn người làm chứng phải trực tiếp tham gia phiên tòa như những người làm chứng khác, để bảo đảm sự khách quan và tạo niềm tin cho dư luận. Bởi Luật tố tụng hình sự đã quy định về người làm chứng như sau:

    Người làm chứng có nghĩa vụ:

a)    Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. 5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. 6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Do vậy, người làm chứng ở trong phòng kín không những làm cho phiên tòa mất đi sự trang nghiêm, uy nghi, mà còn không đúng với quy định của điều luật. Luật quy định phải tham gia phiên tòa chứ không có bất kỳ quy định ngoại lệ nào nên việc ở trong phòng kín như vậy tôi thấy chưa khách quan, không bảo đảm sự minh bạch, công khai, toàn diện khi giải quyết vụ án.

Cao Tuấn – Ngọc Diễm

Nguồn: Người tiêu dùng

Nhân vật "bí ẩn" Mai Phương liệu có xuất hiện trong ngày xét xử tiếp theo vụ án hoa hậu Phương Nga?

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 23:55 25/06/2017
Chia sẻ14
 
 
 
 
 Đến lúc này những tình tiết trong vụ án Phương Nga bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xoáy sâu về những câu hỏi liên quan đến người "đạo diễn" đứng sau vụ án là bà Nguyễn Mai Phương.
 
 

Bị cáo Dung bị "người bí ẩn" đề nghị không được khai Nga và Mỹ có tình cảm

Một tình tiết được cho là quan trọng liên quan đến bà Nguyễn Mai Phương (tư cách nhân chứng trong vụ án) nhưng "người bí ẩn" này chưa bao giờ xuất hiện trước các phiên tòa xét xử Phương Nga.

Trong phiên tòa lần thứ 2, Phương Nga và Thùy Dung liên tục khẳng định vai trò "đạo diễn" của bà Mai Phương khi đứng ra hướng dẫn các bị cáo khai theo những gì ghi trong tờ giấy A4.

Bị cáo Dung cho biết, trước khi bị bắt, bị cáo có gặp bà Mai Phương trong quán ăn trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, TPHCM) có Phương Nga và Lữ Minh Nghĩa (người yêu Nga) để khai theo sự hướng dẫn của "người bí ẩn".

Ngoài ra, khi thời điểm Phương Nga và Thùy Dung chính thức bị bắt tạm giam, người phụ nữ bí ẩn này đã nhiều lần gửi thư cho bị cáo Dung để dặn dò.

Nhân vật bí ẩn Mai Phương liệu có xuất hiện trong ngày xét xử tiếp theo vụ án hoa hậu Phương Nga? - Ảnh 1.

Những điều Dung khai về bà Mai Phương vẫn còn là sự bí ẩn.

Trong những bức thư đó bà Mai Phương dặn Dung không được khai về mối quan hệ tình cảm giữa Phương Nga và ông Mỹ, mọi chuyện đã có bên ngoài lo. Do đó, trong suốt thời gian dài, Thùy Dung đã có một số lời khai không đúng sự thật.

"Từ khi bị bắt tạm giam tại trại giam Chí Hòa, bị cáo bị rất nhiều áp lực từ bà Mai Phương cũng như Lữ Minh Nghĩa nên bị ảnh hưởng về tâm lí. Bị cáo nhận được nhiều thư từ bà Mai Phương và anh Nghĩa nói mình cứ nhận tội lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông Mỹ, cùng lắm chỉ ở tù 1 năm rồi được ra. Nhưng cuối cùng không phải vậy", Dung khai với HĐXX.

Khi đại diện VKS xét hỏi về vấn đề này, Thùy Dung nói rõ những lá thư đó bị cáo nhận được của bà Mai Phương và Nghĩa thông qua cán bộ trại giam đưa trong hoàn cảnh giam giữ nên khi vừa đọc xong đã xé hủy.

Bị cáo Dung còn tự bào chữa cho mình khi sau một năm bị tạm giam, bị cáo đã yêu cầu thay đổi lời khai bằng cách nói ra sự thật nhưng điều tra viên đã không chấp nhận lời khai này.

Những người bị tòa triệu tập nhưng không đến có thể bị dẫn giải

Trong khi vụ án càng lúc khó khăn hơn cho HĐXX vì hoa hậu Phương Nga vẫn im lặng thì nhân chứng quan trọng là bà Nguyễn Mai Phương liên tục vắng mặt tại phiên tòa khiến vụ án càng thêm bế tắc.

Trường hợp vắng mặt những người làm chứng quan trọng, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP.HCM) cho biết nghĩa vụ của người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của người làm chứng gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.

Theo luật sư phân tích, khi có mặt tại tòa, người làm chứng phải khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án. Nếu người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự. Còn nếu khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự.

Nhân vật bí ẩn Mai Phương liệu có xuất hiện trong ngày xét xử tiếp theo vụ án hoa hậu Phương Nga? - Ảnh 2.

Luật sư dự đoán kết quả phiên tòa có thể bất lợi cho Phương Nga?

Ngoài nghĩa vụ, người được triệu tập làm chứng cũng có quyền được cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe,...; được cơ quan triệu tập thanh toán chí phí đi lại,...

 

Còn trong trường hợp vụ án sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu những người làm chứng quan trọng không có mặt tại tòa, luật sư Hùng cho rằng những tình tiết trong vụ án sẽ không được làm rõ. Tuy nhiên, có thể HĐXX sẽ dựa vào lời khai như nhân chứng đã khai với cơ quan điều tra để làm cơ sở đánh giá.

Việc có hay không Hợp đồng tình dục giữa Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ vẫn đang là dấu hỏi, nhưng qua các phiên xét xử, các luật sư hai bên vẫn đang củng cố những chứng cứ, tình tiết mới để cung cấp cho HĐXX sớm làm sáng tỏ vụ án.

Nói về kết quả phiên tòa xét xử Phương Nga tiếp tục được diễn ra vào ngày 26/6, luật sư Hùng dự đoán HĐXX sẽ tiếp tục phiên tòa dựa theo kết quả điều tra. Theo luật sư, HĐXX đã có quan điểm riêng và sẽ tuyên án trong phiên tòa ngày mai.

Tuy nhiên, kết quả có thể bất lợi cho Phương Nga và luật sư cũng dự đoán dư luận sẽ có những ý kiến trái chiều với tuyên án này.

Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin phiên tòa xét xử Phương Nga vào ngày mai (26/6).

Nguồn: Kênh 14

 
ĐỜI SỐNG

Có một chiến lược đằng sau "quyền im lặng" mà Trương Hồ Phương Nga sử dụng?

Thực tế theo diễn biến phiên xét xử, phía Trương Hồ Phương Nga đang từ từ hé lộ tình tiết liên quan.

 

Trong quá trình điều tra, người đẹp Trương Hồ Phương Nga luôn im lặng từ chối khai báo. Tương tự, tại tòa Phương Nga liên tục giữ quyền im lặng. Nhưng nhìn vào diễn biến từ thời điểm người đẹp bắt tạm giam để điều tra cho tới phiên xét xử thì Phương Nga hoàn toàn không im lặng.

Vụ việc Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Tại phiên tòa vừa qua (ngày 22,23/6/2017), phòng xử chật kín người đến dự. Được biết, trong số những người đến dự khán có rất nhiều luật sư có tên tuổi. Theo dõi diễn biến phiên tòa, nhiều luật sư nhận định: Phương Nga liên tục sử dụng quyền im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi của HĐXX và Viện kiểm sát. Việc cô sử dụng quyền im lặng khá đúng chỗ và khi cần đối đáp rất quyết liệt với những người tiến hành tố tụng.

Phương Nga có thật sự "im lặng"? (ảnh: Zing.vn)

Nhìn lại toàn bộ quá trình vụ án, có thể thấy khá rõ điều này. Cụ thể, khi bị bắt tạm giam phục vụ điều tra (kể cả khi tòa trả hồ sơ điều tra lại), Phương Nga luôn giữ im lặng và từ chối khai báo.

Theo cáo trạng cũng thể hiện, do người đẹp im lặng và từ chối khai báo nên không đủ cơ sở để xử lý ông Nguyễn Văn Yên (người giúp việc, và được cho là do Phương Nga nhờ đóng giả chủ nhà, lập bản di chúc giả rồi lập các hợp đồng mua bán, đặt cọc giả tạo nhờ ông Yên ký để đi lừa đại gia), về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thân Tấn Dũng (được cho là người do Nga thuê “xử” đại gia) về tội không tố giác tội phạm.

Diễn biến tiếp theo cho thấy, tại phiên tòa tháng 9/2016, Phương Nga đã tiết lộ nhiều tình tiết bất ngờ về mối quan hệ tình cảm với ông Mỹ.

Phương Nga khẳng định số tiền nhận của ông Mỹ là để thực hiện hợp đồng tình ái với đại gia này trong 7 năm. Tuy nhiên, do cả hai xảy ra mâu thuẫn nên ông Mỹ đã dựng chuyện mua bán nhà, tố cô lừa đảo. Việc cô ký vào các biên bản nhận tiền của ông Mỹ là do bị một nhóm người đe dọa và ép buộc.

Từ những lời khai của bị can, HĐXX đã trả hồ sơ để điều tra lại.

Khi nào Phương Nga mới khai báo đầy đủ?

Tiếp diễn tới phần xét hỏi ở cả 2 phiên tòa vừa qua (ngày 22,23/6), Phương Nga liên tục sử dụng quyền im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi của HĐXX và Viện kiểm sát, tuy nhiên những tình tiết mới về vụ việc, những mẫu thuẫn trong hồ sơ lại được chỉ ra rõ ràng hơn.

Lý do mà Phương Nga đưa ra đó là không tin Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra vì cho rằng bản cáo trạng không đúng sự thật khiến nhiều người có mặt tại phiên tòa bất ngờ.

Dù vậy trong thời gian phiên tòa, nhiều lần Phương Nga khẳng định: "Tôi không có nghĩa vụ phải chứng minh tội phạm. Im lặng không có nghĩa nhận tội hay không nhận tội, im lặng chỉ là im lặng”. Hai như việc Phương Nga nói tại tòa: “Không thể kết tội tôi bằng những chứng cứ nguỵ tạo".

Ngay cả khi luật sư LS Phạm Công Hùng – nguyên thẩm phán TAND Tối cao, một trong các luật sư bào chữa cho Phương Nga đặt câu hỏi, cô vẫn giữ quyền im lặng. Nhưng câu trả lời của Phương Nga tại tòa khiến cho người dự khán đặc biệt chú ý. “Bởi vì bị cáo tin rằng khi luật sư Phạm Công Hùng tham gia vào vụ án này thì bản thân luật sư không có mối quan hệ cũng như quen biết với bị cáo. Bị cáo tin rằng sau khi nghiên cứu vụ án, luật sư sẽ hiểu bản chất vụ việc và đưa ra quan điểm của mình. Bị cáo không trả lời thẩm vấn của luật sư là để đảm bảo sự khách quan", bị cáo Nga nói tại tòa.

Trong khi đó, bị cáo Thùy Dung phản cung đưa ra nhiều lời khai chứng minh về mỗi quan hệ tình ái của Phương Nga và ông Mỹ cùng số tiền 16,5 tỷ đồng.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo đã đưa ra quan điểm, những mâu thuẫn trong cáo trạng truy tố người đẹp. Dư luận cho rằng, trong những buổi xử tiếp theo Phương Nga sẽ tiếp tục im lặng và  khai “nhỏ giọt”, hứa hẹn những tình tiết mới.

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM): “Kêu oan nhưng ra tòa lại im lặng thì rất mẫu thuẫn. Quyền im lặng chỉ có ý nghĩa khi không có luật sư, bị ép cung, mớm cung, bị tạm giam... mà chưa có luật sư hoặc những tình tiết bất lợi ko kịp phản ứng”.

“Khi ra tòa công khai, có luật sư bào chữa công khai, là cơ hội để bị cáo thể hiện quyền tự bào chữa nếu cho rằng bị ép, mớm...Chuyện lạ là các ông Huỳnh Văn Nén, ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Hàn Đức Long, ...(những người được minh oan) ra tòa kêu oan và dùng quyền tự bào chữa để được minh oan. Với một người am hiểu luật pháp, Phương Nga chắc chắn không “im lặng", bởi cô thừa biết đây là điều bất lợi cho mình. Do vậy, theo dõi phiên tòa có thể thấy Phương Nga không hoàn im lặng, có thể Nga đang có những tính toán riêng, và khi nào cần thiết cô ấy sẽ đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội”, luật sư Hùng nói.

Nguyễn Khoát/ Theo VTV | 25/06/2017 06:08 PM

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử?

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 06:52 25/06/2017
 
 

Qua 2 ngày xét xử, Nga kiên quyết giữ quyền im lặng. Theo luật sư nhận định, có thể trong trường hợp này, Phương Nga đã hiểu sai tinh thần pháp luật về quyền im lặng và quyền tự bào chữa.

  •  
 
 

Phương Nga liên tục sử dụng quyền im lặng vì "đảm bảo sự khách quan"?

Ngày 22 và 23/6, phiên tòa xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trị giá 16,5 tỷ đồng do Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung bị cáo buộc thực hiện tiếp tục diễn ra. 

Tại phiên tòa sơ thẩm từng bị hoãn trước (21/9/2016), Phương Nga và Thùy Dung bất ngờ khai ra tình tiết Hợp đồng tình cảm. Phương Nga cho rằng, số tiền 16,5 tỷ đồng chính là chi phí của bản hợp đồng giữa Cao Toàn Mỹ (bị hại) với cô chứ không phải số tiền hợp đồng mua bán nhà.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 1.

Phương Nga tại phiên xét xử sáng 23/6.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 2.

Cao Toàn Mỹ trong phiên tòa.

Với tình tiết phát sinh này, HĐXX xét xử đã trả hồ sơ lại để điều tra bổ sung. Sau khoảng 9 tháng, cáo trạng VKSND TP.HCM vẫn truy tố hai bị cáo Nga và Dung tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trong phần xét hỏi ở cả 2 phiên tòa vừa qua, Phương Nga liên tục sử dụng quyền im lặng. Cô này từ chối trả lời các câu hỏi của HĐXX và Viện kiểm sát. Thậm chí, Phương Nga còn nói không tin Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra vì cho rằng bản cáo trạng không đúng sự thật khiến nhiều người có mặt tại phiên tòa bất ngờ. 

Theo nội dung cáo trạng của VKS, Phương Nga và Thùy Dung làm giả giấy tờ việc mua bán nhà không thành, số tiền nói trên đã trả lại cho ông Cao Toàn Mỹ. Đồng thời, Nga thuê ông Nguyễn Văn Yên (SN 1959) đóng giả là người bán nhà. Người đàn ông này có vai trò giúp Nga ký vào giấy nhận bán nhà, sau đó trả số tiền 16,5 tỷ đồng vì không muốn bán nhà cho Nga.

Tuy nhiên, khi sự việc vỡ lỡ, ông Yên cho biết mình không biết hành vi đó là giúp sức cho Nga chiếm đoạt tài sản. Khai trước HĐXX, ông Yên cũng cũng thừa nhận giúp Nga ký nhận giấy bán nhà nhưng không biết Nga lợi dụng mình để chiếm đoạt tài sản của ông Mỹ.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 3.

Cô khẳng định không tin tưởng Viện kiểm sát...

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 4.

... và cho rằng bản cáo trạng không đúng sự thật.

Trong cáo trạng cũng nêu rõ: "Nga im lặng và từ chối khai báo nên không đủ cơ sở để xử lý ông Yên về tội Lừa đảo chiêm đoạt tài sản".

Còn đối với bà Dương Thị Nga (người giới thiệu ông Yên cho Nga làm giả các hồ sơ) đã thuê một người tên Dũng đe dọa ông Mỹ. Tuy nhiên, bà Dương Nga không biết việc mình giới thiệu ông Yên cho Hoa hậu nhằm mục đích gì. Cũng với lí do Nga giữ im lặng nên cơ quan VKS không đủ cơ sở để truy tố bà Dương Nga tội danh lừa đảo.

Bên cạnh đó, về tình tiết Nga dùng 200 triệu đồng để thuê Thân Tấn Dũng, Nguyễn Thị Bạch Kiều để đe dọa ông Mỹ rút đơn tố cáo, Dũng khai nhận với Cơ quan điều tra không biết Phương Nga và Thùy Dung đã lừa đảo chiếm đoạt tiền người khác. Trước sự giữ nguyên quyền im lặng của Phương Nga, cơ quan tố tụng nhận định: "Nga im lặng nên không có cơ sở xử lý Dũng về tội Không tố giác tội phạm".

Vụ án Phương Nga bị cáo buộc về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng liên quan đến ông Lữ Minh Nghĩa (bạn trai Thùy Dung) nhưng trong 2 phiên tòa vừa qua người này đều không có mặt.

Trước HĐXX, bị cáo Thùy Dung khai Nghĩa có vai trò giúp Nga viết bản di chúc và giấy xác nhận di chúc việc ông Yên được thừa kế căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (quận 1). Trong bản cáo trạng, Nghĩa cũng khai không biết việc mình làm giúp Nga là mục đích gì.

Tiếp tục như những người liên quan khác, Cơ quan điều tra cũng không có được thông tin từ lời khai của Nga vì cô này tiếp tục giữ quyền im lặng trước các câu hỏi. Theo đó, ông Nghĩa không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì cơ quan chức năng chưa đủ cơ sở.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 5.

Phương Nga mong muốn Viện kiểm sát tôn trọng quyền im lặng của mình.

Một mắt xích quan trọng trong vụ án nữa là bà Nguyễn Mai Phương (người hứa giúp Nga không bị truy tố) nhưng người phụ nữ này vẫn chưa xuất hiện trong những phiên tòa vừa qua.

Trong phiên toà ngày 23/6, Phương Nga vẫn bình tĩnh và kiên quyết dùng quyền im lặng để không trả lời bất cứ vấn đề nào liên quan đến vụ án dẫn đến việc điều tra của cơ quan chức năng gặp khó khăn. Mặc dù được VKS nhiều lần xét hỏi nhưng bị cáo Nga tiếp tục khẳng định: "Bị cáo giữ quyền im lặng và không nói gì thêm. Mong tòa tôn trọng quyền im lặng của bị cáo". 

 

Không những thế, ngay cả khi luật sư LS Phạm Công Hùng – nguyên thẩm phán TAND Tối cao, một trong các luật sư bào chữa cho Phương Nga đặt câu hỏi, cô vẫn giữ quyền im lặng. "Bị cáo xin tiếp tục im lặng và không trả lời câu hỏi từ luật sư của mình. Bởi vì bị cáo tin rằng khi luật sư Phạm Công Hùng tham gia vào vụ án này thì bản thân luật sư không có mối quan hệ cũng như quen biết với bị cáo.Bị cáo tin rằng sau khi nghiên cứu vụ án, luật sư sẽ hiểu bản chất vụ việc và đưa ra quan điểm của mình. Bị cáo không trả lời thẩm vấn của luật sư là để đảm bảo sự khách quan", bị cáo Nga nói.

Quan điểm của luật sư về quyền im lặng mà Phương Nga sử dụng

Liên quan đến quyền im lặng của Phương Nga, trao đổi thêm với chúng tôi về vấn đề này Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP.HCM) nhận định, có thể trong trường hợp này, Phương Nga đã hiểu sai tinh thần pháp luật về quyền im lặng và quyền tự bào chữa.

Vị luật sư phân tích: Quyền im lặng chỉ có ý nghĩa khi bị ép cung, mớm cung, bị tạm giam... mà chưa có luật sư hoặc những tình tiết bất lợi không kịp phản ứng. Khi ra tòa công khai, có luật sư bào chữa công khai, thì đó là cơ hội để bị cáo thể hiện quyền tự bào chữa nếu cho rằng bị ép, mớm cung... Thế nhưng Phương Nga lại giữ im lặng và cho rằng chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng (đây là lý thuyết) theo Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 6.

Phương Nga kiên quyết giữ quyền im lặng

Về vấn đề Pháp luật có cho phép bị cáo im lặng hay không, luật sư Hùng thông tin, pháp luật hình sự không quy định trực tiếp việc bị cáo có quyền im lặng. Tuy nhiên tại điểm c, Khoản 2, Điều 48, 49 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định "người bị tạm giữ, bị can có quyền trình bày lời khai". Tức là, trình bày lời khai được xem là một quyền chứ không phải nghĩa vụ.

Mặt khác, nếu trong trường hợp kết quả cuối cùng Phương Nga bị kết tội nhưng trước đó giữ im lặng thì như thế nào? Luật sư Hùng cho rằng HĐXX sẽ cân nhắc tình tiết khai báo thành khẩn để đưa vào tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình (xử phạt). Nhưng nếu cho rằng mình không phạm tội thì phải tự bào chữa, phải đưa ra lý luận và quan điểm về hành vi của mình để được Tòa cân nhắc. Quyền im lặng và quyền tự bào chữa là 2 quyền khác nhau.

Luật sư nói gì về việc hoa hậu Phương Nga kiên quyết giữ im lặng trong phiên xét xử? - Ảnh 7.

Cuối phiên xét xử buổi chiều ngày 22/6, Phương Nga mới chịu lên tiếng rằng: "Im lặng không có nghĩa đồng ý, im lặng chỉ là im lặng".

Luật sư Hùng còn cho biết thêm, luật không quy định thời hạn được quyền im lặng cho nên Phương Nga có thể được quyền im lặng trong suốt vụ án. Ngoài ra luật cũng không quy định bị cáo phải trả lời hay không được im lặng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Nên trong trường hợp này, việc Phương Nga nói hoặc im lặng là quyền của cô ấy.

Nguồn: Kênh 14

Tố cáo trên mạng xã hội: Coi chừng hệ lụy!

23:41 | 17/06/2017

 
Mới đây, tại phiên thảo luận tổ về Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Nhân Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax, email và đăng trên mạng xã hội do lo ngại phương thức này sẽ bị lợi dụng để bôi nhọ, hạ thấp, xuyên tạc tổ chức, cá nhân. Phải chăng thông tin trên mạng về vấn đề này quá phức tạp?  

Khổ sở vì mạng xã hội

Đầu năm 2015, trên facebook lan truyền thông tin liên quan đến các nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz như ca sĩ Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, diva Thanh Lam, siêu mẫu Xuân Lan, Á hậu Linh Chi, người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Quách Ngọc Ngoan, doanh nhân Phượng Chanel... Những thông tin này bắt nguồn từ một người dùng facebook có tên "Thánh Cô Cô Bóc". Người này tuyên bố sẽ bóc trần những bí mật showbiz khiến nhiều người trong giới nghệ sĩ choáng váng. Những thông tin thất thiệt đó mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt ảnh hưởng lớn đến uy tín, công việc và sức khỏe của nhiều “sao”.

Ngay sau đó, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra và bắt khẩn cấp Trần Thị Hương Giang (37 tuổi, ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) vì hành vi sử dụng mạng xã hội facebook đăng tải các bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

to cao tren mang xa hoi coi chung he luy

Trường hợp của anh Nguyễn Thanh Đông (TP HCM) là một ví dụ cay đắng. Giữa tháng 3-2017, anh Đông bị tố xâm hại tình dục bé gái 7 tuổi tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP HCM). Một loạt thông tin về tên, tuổi, hình ảnh, địa chỉ cơ quan, nhà ở của người đàn ông này bị lan truyền trên mạng xã hội facebook kèm theo nội dung khẳng định anh Đông chính là thủ phạm của vụ ấu dâm bé gái. Điều này khiến cá nhân và cả gia đình anh Đông bị chỉ trích và chịu đàm tiếu, miệt thị thậm tệ từ dư luận. Tuy nhiên, ngày 16-5-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã công bố kết quả điều tra cho thấy bé gái không bị xâm hại. Mặc dù được trả lại sự trong sạch nhưng nỗi đau mà anh Đông và gia đình phải chịu đựng thì không gì có thể bù đắp.

Chia sẻ với phóng viên Báo Năng lượng Mới, anh Nguyễn Thanh Đông cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, anh vô cùng hoảng loạn khi biết toàn bộ thông tin cá nhân của mình bị lan truyền trên mạng xã hội facebook. Thời điểm bị tố trên mạng xã hội, anh Đông đã nghỉ việc ở Trường Tiểu học Lương Thế Vinh hơn chục năm. Vì vậy, nhiều người bạn của anh không tin đó là sự thật.

“Lúc đó vợ chồng tôi túc trực trong bệnh viện chăm hai con sinh đôi nên không có thời gian vào facebook. Chỉ đến khi bạn bè, người thân gọi điện nói việc tôi bị bêu xấu trên mạng xã hội, tôi mới hay” - anh Đông nói.

Theo anh Đông, sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của anh. Lo ngại sự việc đi quá xa nên anh đã nhanh chóng khóa tài khoản facebook cá nhân và nghỉ việc một thời gian: “Tôi khổ sở vì những lời hăm dọa, chửi bới thậm tệ trên mạng xã hội. Biết là khó khăn nhưng tôi còn phải bảo vệ vợ con, gia đình của mình nên không dám đi làm” - anh Đông kể.

Tuy nhiên, điều khiến anh Đông cảm thấy buồn nhất là khi sự việc được Cơ quan Công an đã làm sáng tỏ nhưng những người bình luận ác ý hoặc chia sẻ thông tin không đúng sự thật về anh đều không một lời xin lỗi hay đính chính. Người ta kết án anh khi không có một bằng chứng cụ thể nào, kèm theo đó là hàng loạt bình luận thỏa sức nhục mạ, dọa đánh, dọa giết. Họ xúc phạm người khác theo phong trào cho sướng miệng rồi khi sự việc rõ trắng đen lại lặng lẽ xóa bài. Qua sự việc, anh hy vọng cơ quan chức năng phải có biện pháp bảo vệ người dân để không còn ai rơi vào cảnh như anh.

Khó kiểm soát mạng xã hội

to cao tren mang xa hoi coi chung he luy
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu

Nói về việc đưa thông tin lên mạng xã hội, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc đăng tải và phát tán thông tin của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ là hành vi vi phạm pháp luật về quyền riêng tư. Câu chuyện của anh Nguyễn Thanh Đông không phải là trường hợp đầu tiên và duy nhất khi chưa kiểm chứng thông tin, mà dư luận đã lao vào chỉ trích. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người trong cuộc, nếu là mình, liệu có chịu được lời kết tội, áp lực, đả kích từ dư luận với sự việc không phải do mình gây nên. Sự thực nếu người đó có tội, họ sẽ bị trừng trị trước pháp luật.

Tuy nhiên, bà Hoài Thu thừa nhận, do việc kiểm soát thông tin và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội là không dễ dàng. Vấn đề này không chỉ cần sự can thiệp của pháp luật mà còn cần có sự giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc xác minh, sàng lọc thông tin và phát ngôn trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng nên xem mạng xã hội nói chung, facebook nói riêng là một kênh thông tin tham khảo trong trường hợp có nội dung rõ ràng. Còn nếu sự việc đó không có thật, vu khống nhằm bôi nhọ, làm hại đến uy tín, thanh danh và sức khỏe của người khác thì người đó vu khống sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo bà Hoài Thu, hiện nay, pháp luật quy định chỉ tiếp nhận thông tin tố cáo qua hai hình thức là đến trình báo trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chức năng. Những người muốn tố cáo, tố giác tội phạm nên bảo đảm chắc chắn về nội dung sự việc, trình bày rõ ràng và cụ thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét.

Liên quan đến vấn đề đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình lưu ý, hành vi bịa đặt được hiểu là việc tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có thật đối với người khác để bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn hành vi loan truyền, tuy không bịa đặt nhưng lại tiếp sóng những thông tin mà mình biết rõ đó là do bịa đặt, không đúng sự thật. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như sao chép làm nhiều bản gửi đi cho nhiều người qua tin nhắn, kể lại cho người khác nghe, đăng trạng thái, comment trên mạng xã hội...

Trong trường hợp của anh Đông, người tung tin trên mạng xã hội có dấu hiệu phạm pháp hình sự và nạn nhân có thể làm đơn tố cáo người này về tội vu khống theo quy định Điều 122 Bộ luật Hình sự. Còn nếu theo quy định của Luật Dân sự thì người bị xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm bởi hành vi bêu riếu, nói xấu trên mạng xã hội có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Cần chú trọng nội dung tố cáo

Tại Điểm d, khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Trước đề nghị của ông Nguyễn Nhân Chiến, đại biểu Nguyễn Hữu Chính - Chánh án TAND TP Hà Nội khẳng định, tố cáo bằng nhiều hình thức như trực tiếp, bằng đơn, qua fax, email, qua điện thoại đều hợp pháp và phù hợp với một số luật như Luật Phòng chống tham nhũng. Trong trường hợp xuất hiện tố cáo nặc danh, nếu có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm) thì nên được xem xét bởi nhiều khi họ sợ bị trả thù hoặc không đảm bảo về quyền lợi hoặc bị đe dọa tính mạng, sức khỏe nên họ phải nặc danh.

Đồng tình với Chánh án TAND TP Hà Nội, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau) cho rằng, không nên phân biệt giữa tố cáo bằng văn bản, tố cáo trực tiếp với tố cáo bằng fax, email, điện thoại. Thay vào đó, bản chất thông tin được tố cáo mới là quan trọng nhất. Ông Vân cũng cho biết, không thể viện dẫn số liệu đúng, sai về thông tin tố cáo đã giải quyết để bao biện cho việc loại bỏ hình thức tố cáo nặc danh. Bởi ngoài việc lợi dụng để gây rối, triệt hạ, vu khống người khác, có thể thấy một sự thật là người nặc danh sợ bị trả thù, bị trù dập, bị bức hại... nên họ mới chọn hình thức này. Điều đó cũng cho thấy cơ chế bảo vệ pháp luật của chúng ta chưa đủ mạnh để bảo đảm quyền tố cáo của họ. Vì vậy, cần thừa nhận hình thức này.

Ở một góc độ khác, đại biểu Phạm Tất Thắng - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, theo quy định, chỉ tiếp nhận đơn tố cáo chính danh, không xem xét trường hợp nặc danh. Tuy nhiên, vẫn nên ghi nhận nếu đơn tố cáo trên mạng xã hội có thông tin người gửi rõ ràng, nội dung cụ thể: “Sự phát triển của công nghệ đã và sẽ xuất hiện nhiều hình thức liên lạc, trao đổi thông tin khác nhau. Bên cạnh đó bản thân một số điều luật của chúng ta đã chấp nhận một số hình thức giao dịch điện tử nên việc chấp nhận đơn tố cáo trên mạng xã hội để nó đồng bộ với các luật khác.

Trong trường hợp người tố cáo vì một lý do nào đó, không muốn công khai danh tính (nặc danh), nếu xác minh được sự việc có thật thì chúng ta nên coi đó là một kênh cung cấp thông tin, không phải là một đơn tố cáo chính thức. Và đương nhiên, trường hợp này sẽ không xử lý theo quy trình của một đơn tố cáo. Ví dụ khi người dân tố cáo về tham nhũng, tiêu cực về địa phương của mình, do những mối quan hệ thân quen nên họ không thể nêu tên tuổi người gửi. Tuy nhiên, nếu đơn thư tố cáo đó được trình bày rõ ràng, cụ thể, chúng ta vẫn nên tiếp nhận, nhưng với góc độ là nguồn cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng tham khảo và nghiên cứu, nó khác hoàn toàn với quy trình xử lý đơn tố cáo.

Không thiếu những trường hợp, những vụ việc đưa đơn lên mạng xã hội là khi người dân đã đưa đơn ra tòa, tới chính quyền nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng. Không còn con đường nào khác để tiếp cận công lý, đường cùng mới phải đưa đơn lên mạng xã hội để gây sự chú ý của dư luận, nhờ đó các cơ quan chức năng có thể tiếp cận nguồn thông tin và xem xét giải quyết lấy lại công bằng cho họ. Do vậy cần xem xét sự việc một cách khách quan và không nên bỏ sót thông tin tố cáo nếu có nội dung cụ thể và rõ ràng”.

to cao tren mang xa hoi coi chung he luy

Cây ngay không sợ chết đứng!

Chia sẻ về vấn đề này, nguyên đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông cho biết, việc đưa đơn tố cáo lên mạng Internet trong trường hợp đã gửi đơn lên chính quyền nhưng không được giải quyết có thể chấp nhận. Từ đây các cơ quan chức năng, giám sát sẽ nắm được tình hình và kiểm tra. Bên cạnh đó, hiện nay các cơ quan báo chí rất phát triển, cạnh tranh và minh bạch. Trong trường hợp các cơ quan chức năng vô cảm, không giải quyết được kiến nghị, người dân có thể tìm đến cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí. Mạng xã hội chỉ là kênh để cơ quan chức năng tiếp nhận, tham khảo chứ không bắt buộc giải quyết. Nhưng nếu báo chí đã đăng tải thông tin, cơ quan chức năng sẽ phải vào cuộc để xem xét và giải quyết vụ việc.

Theo Luật sư Trương Anh Tú - Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, hiện nay, thời đại công nghệ kéo theo những tiện ích trong đó có việc gửi email, fax... vậy nên đề nghị không tiếp nhận đơn tố cáo qua mạng xã hội nói riêng và mạng Internet nói chung là đi ngược với sự tiến bộ của thời đại. Hơn nữa, nếu các vị lãnh đạo không làm chuyện gì mờ ám thì cũng không sợ ảnh hưởng đến danh dự cá nhân hay tổ chức đang công tác. Ông bà ta có câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”, nếu bản thân người bị tố cáo trong sạch thì người tố cáo sẽ phải chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.

Ở một góc độ khác, Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cho rằng: “Cần phối hợp cả phương thức nhận đơn thư tố cáo trực tiếp và cả thông qua các phương tiện truyền thông như: fax, email, đăng trên mạng xã hội... để tăng khả năng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; cần tuân thủ nguyên tắc, việc tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo phải được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ, hợp lý, phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; cách thức tổ chức tiếp nhận đơn thư tố cáo, giải quyết đơn tố cáo theo cơ chế “một cửa” khoa học, hợp lý; tăng cường cơ chế giám sát ở bộ phận tiếp nhận đơn thư tố cáo” .

Điều 20 Luật Tố cáo quy định về hình thức tố cáo như sau: Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Xuân Hinh - Đinh Hương

Nguồn: Petrotimes

 

NỘI DUNG LUẬT SƯ TRẦN MINH HÙNG - VPLS GIA ĐÌNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG VỀ CHUYÊN MỤC LỜI CẢNH BÁO PHÁT NGÀY 17/6/2017.

MUA HÀNG ONLINE: RỦI RO CÓ ĐƯỢC BẢO VỆ?

Tóm tắt nội dung đề tài:

Theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 và quý I năm 2017 của Cục Quản lý cạnh tranh, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên. Các vấn đề điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm giao sai sản phẩm/sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web; giao hàng chậm; giao thiếu hàng khuyến mãi; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại…Cùng với đó là việc đăng sai giá; hủy đơn hàng không lý do; sản phẩm không nhãn mác; thông báo hết hàng mặc dù trang web vẫn còn nhưng với giá cao hơn; không cung cấp hóa đơn. Nguyên nhân là do người tiêu dùng không thể tìm hiểu trực tiếp về sản phẩm trước khi mua hàng, mà chỉ nhìn hình ảnh qua thiết bị kết nối mạng nên khó thẩm định đúng chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, việc quản lý, xử lý gặp rất nhiều khó khăn.

Câu hỏi phỏng vấn:

Câu 1: Thưa ông, hiện nay việc mua sắm trực tuyến đang được nhiều người coi là kênh mua sắm tiện lợi. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều người đã gặp phải nhiều sự cố khi mua sắm trực tuyến như (mua hàng không đúng chất lượng, không được đổi trả hàng…), vậy theo ông nguyên nhân là do đâu?

Do bận công việc và không có nhiều thời gian ngày nay có nhiều người mua hàng onlie, và hiện nay cũng do quảng cáo khá rầm rộ, bên cạnh ưu điểm cũng có nhược điểm nhất định. Chính vì mua bán onlien nhiều cá nhân, tổ chức không có trụ sở rõ ràng, thông tin mập mờ, không có tư cách pháp nhân, hoạt động không có địa điểm, không tạo uy tín, không biết chủ cửa hàng là ai...bán chủ yếu lấy tiền nên không tạo uy tín về sau....cũng do quảng cáo online nên cạnh tranh khốc liệt để dụ người mua thì người bán phải nói quá, nói sai về hàng hóa thì, về giá thì mới có người mua....

Câu 2: Thưa ông, trong quá trình mua hàng nếu người tiêu dùng gặp phải những sự cố thì liệu người tiêu dùng có được pháp luật bảo vệ không?  nếu được thì bằng những cơ sở pháp luật như thế nào?

Pháp luật vẫn bảo vệ, về hình sự thì có thể tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền, khiếu nại đến Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm đơn đến các đội quản lý thị trường, cơ quan UBND các cấp hoặc có thể khởi kiện ra tòa án để yeu cầu bồi thường thiệt hại.

Câu 3: Trong pháp luật có qui định như thế nào về việc mua bán hàng online? Và việc xử phạt đối với các cơ sở hay cá nhân vi phạm là khó hay dễ thưa ông?

Có thủ đoạn gian dối: thủ đoạn gian dối ở đây là người bán hàng kia đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật.....

+Có hành vi chiếm đoạt: Sau khi bạn đã chuyển khoản, người này có được số tiền mà bạn chuyển đến và không gửi oặc gui hàng ko dung như thoa thuan ban dau.

Như vậy, có thể thấy người bán hàng trên mạng kia đã có hành vilừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan Công an để được giải quyết. Và người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo số tiền đã chiếm đoạt được từ bạn.

+ Nếu số tiền chiếm đoạt chưa đủ 2 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ luật HS thì người có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 15Nghị định 167/2013/NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngđối với một trong những hành vi sau đây:

a)Trộm cắp tài sản;

b)Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c)Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d)Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm....................

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Câu 4: Lời khuyên của ông đối với người tiêu dùng là như thế nào?

. Lựa chọn các kênh truyền hình, quảng cáo trực tuyến uy tín uy tín

2.2. Kiểm tra lại thông tin quảng cáo trước khi quyết định đặt hàng.

2.3. Xác định rõ danh tính và địa chỉ của đơn vị bán hàng

Thực tế các vụ việc khiếu kiện của người tiêu dùng cho thấy, một trong những vấn đề phát sinh khi người tiêu dùng mua bán hàng qua truyền hình là việc liên hệ với bên bán thường rất khó khăn sau khi giao dịch đã được thực hiện xong. Phần lớn các quảng cáo hiện nay trên truyền hình chỉ đăng tải tên công ty, số điện thoại liên hệ, rất ít công ty công bố địa chỉ cửa hàng rõ ràng. Để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ thông tin về người bán thông qua một số cách:

- Gọi điện đến đài truyền hình để kiểm tra thông tin về người bán;

- Gọi các tổng đài hỗ trợ (1080) để kiểm tra thông tin người bán;

- Gọi điện trực tiếp đến số điện thoại của bên bán và yêu cầu được đến trực tiếp cửa hàng/showroom để xem sản phẩm (trong trường hợp cùng địa bàn với người tiêu dùng);

- Gọi điện đến Cục Quản lý cạnh tranh theo số 04.39387846 để kiểm tra lịch sử giao dịch của số điện thoại hoặc tên công ty đã có khiếu nại gì chưa;

- Hỏi ý kiến bạn bè, tham khảo thông tin trên Internet (Google) để xem thông tin của doanh nghiệp có chuẩn xác hay không….

2.4. Lưu ý dành riêng cho các người tiêu dùng là các bà/chị nội trợ

Nếu như mô hình bán hàng trên mạng có đối tượng chính hướng tới là dân công sở, hàng ngày đều tiếp xúc và sử dụng Internet thì mô hình bán hàng qua sóng truyền hình nhằm hướng tới đối tượng là các bà nội trợ. Đặc điểm của nhóm người tiêu dùng này là thời gian ở nhà nhiều, ít có điều kiện cập nhật thông tin về giá cả của một số mặt hàng (ngoại trừ lương thực, thực phẩm là những thứ các bà, các chị mua bán hàng ngày), và thời gian tiếp xúc, xem ti vi khá nhiều. Nắm bắt được đặc điểm này, các nội dung quảng cáo đều cố gắng truyền tải một hình ảnh sản phẩm hoàn hảo, một nội dung quảng cáo đầy hấp dẫn đi cùng với mức giá hợp lý và cung cấp hình thức giao hàng và thanh toán tiền tận nhà cho mọi người. Các bà nội trợ vốn ít thời gian lựa chọn lại sẵn tâm lý tính toán mua hàng tiết kiệm và không muốn dành nhiều thời gian đi lại mua bán nên rất dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán với các công ty bán hàng qua truyền hình. Ngoài ra, một đặc điểm cần phải lưu ý nữa là hiện nay, tâm lý của rất nhiều người đều tin vào những gì quảng cáo trên tivi. Thói quen này xuất phát và kéo dài từ nhiều năm trước, khi các nhà đài 100% đều thuộc quyền kiểm soát của các cơ quan nhà nước, đăng tải những thông tin chính thống và nội dung đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, khi lĩnh vực truyền hình, viễn thông đã phát triển với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân thì mức độ kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực truyền hình đã không còn được chặt chẽ như trước. Do vậy, khi tiếp nhận một thông tin quảng cáo từ các kênh truyền hình, người tiêu dùng cần luôn cảnh giác và phải có sự đối chiếu, so sánh thông tin trước khi giao dịch, mua bán.

Sản phụ 'bị trầm cảm sau sinh' gây án có bị kết tội?

19:00 15/06/2017

pno
Trước sự vụ Phan Thị Tr. (19 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội) giết con trai 33 ngày tuổi nghi do trầm cảm sau sinh; nhiều bạn đọc nhờ báo Phụ Nữ hỏi đến các luật sư, sản phụ gây án sẽ bị những tội gì?

Nếu một người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã phạm phải.

Nhưng  nếu hội đồng giám định pháp y xác định họ mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình khi thực hiện hành vi đó thì họ không phạm tội.

San phu 'bi tram cam sau sinh' gay an co bi ket toi?
Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Đối với những người thân xung quanh, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, trừ trường hợp họ là đồng phạm hoặc có hành vi cấu thành các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM: Việc xác định sản phụ giết con có bị tâm thần hay không cần phải khám bệnh theo quy định, phải dựa vào kết luận của hội đồng giám định pháp y và có bản án của tòa án tuyên người đó bị tâm thần.

Nếu như hội đồng giám định pháp y xác định bị tâm thần thì tiếp tục làm rõ người đó bị tâm thần trước khi gây án, trong khi gây án hay sau khi gây án.

 
San phu 'bi tram cam sau sinh' gay an co bi ket toi?
Luật sư Trần Minh Hùng

Nếu sản phụ thực hiện hành vi trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Lúc đó, sản phụ chỉ bị bắt buộc chữa bệnh.

Người nhà không phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới. Nhưng người giám hộ có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại do người bệnh gây ra.

Ngược lại, nếu khi thực hiện hành vi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (tình trạng sức khỏe bình thường, tình trạng bệnh tâm thần đã ổn định có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi) nhưng khi cơ quan chức năng đang điều tra thì bệnh tái phát. Lúc này, người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh chị ấy cũng sẽ phải chấp hành hình phạt theo quy định.

Khi biết người gây án bị tâm thần thì cơ quan có thẩm quyền phải tạm đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử để chờ người bị tâm thần điều trị bệnh xong thì mới tiếp tục giải quyết vụ án.

Luật sư Trần Huy Tuấn (Đoàn luật sư TPHCM): Cần xác định rõ giữa tội "Giết người" và "Giết trẻ em"

Theo luật sư Tuấn, xác định ranh giới giữa “con mới đẻ” và “trẻ em” là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý sau này. Nếu là giết con mới đẻ thì hình phạt tối đa chỉ là 2 năm tù, còn giết trẻ em thì hình phạt tối đa lên đến tử hình.

San phu 'bi tram cam sau sinh' gay an co bi ket toi?
Thiếu phụ sát hại con ruột của mình và dòng chữ nghi phạm viết trên cầu thang.

Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 BLHS.

Mặt khác, người mẹ giết con bị truy tố theo Điều 94 với tội "Giết con mới đẻ" mà phải thỏa yếu tố: người mẹ này chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v… Hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối nhu đứa trẻ sinh ra có dị dạng… Nhưng trong trường hợp này đứa trẻ đã 33 ngày tuổi nên buộc người mẹ này phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 93 BLHS.

“Trong loạn thần sau sinh có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào triệu chứng loạn thần mắc phải. Ví dụ, người bệnh có hoang tưởng là có ai đó rình rập theo dõi giết mình, thì người bệnh sẽ tìm người đó, tiêu diệt người đó trước, trước khi người đó ra tay, hoặc trốn tránh.

Một loại khác, người bệnh bị ảo giác, luôn nghe có nhiều tiếng nói, nội dung xui khiến mình làm gì đó như giết con, ăn cắp, đốt nhà… thì bệnh nhân lại làm theo nội dung bị xui khiến đó”, luật sư Tuấn giải thích thêm.

Bây giờ phải chờ kết luận từ phía cơ quan điều tra xem động cơ, mục đích Trinh giết con là gì cũng như kết luận giám định pháp y thì mới xác định Trinh phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Có dấu hiệu bị tâm thần

Cơ quan điều tra xác định, cuối năm 2016, Trinh kết hôn với anh Vũ Hoàng Hải và sinh được cháu V.A.. Ngày 11/6/2017, khi cháu V.A. ngủ, Trinh đặt con nằm trên giường, bên trong cùng sát tường, còn Trinh nằm giữa, anh Hải nằm ngoài. Khoảng 2h sáng ngày 12/6, Trinh tỉnh giấc vì nghe tiếng con khóc. Trinh cho con bú khoảng 5 phút thì cháu V.A. ngủ tiếp.

San phu 'bi tram cam sau sinh' gay an co bi ket toi?
Người dân phẫn nộ khi theo dõi công an đưa người mẹ trẻ về lại căn nhà để thực nghiệm hiện trường vụ án.

Trinh đặt con xuống giường rồi ngủ tiếp được một lúc thì tỉnh dậy. Người mẹ trẻ khai, khi tỉnh dậy, chị này thấy đau đầu, mất kiểm soát. Trinh bế cháu V.A. từ phòng ngủ ra gần cầu thang lối lên tầng 2 của gia đình. Thấy có chậu nước hàng ngày tắm cho cháu con còn đầy nước, Trinh thả cháu vào chậu trong tư thế sấp mặt xuống đáy chậu rồi đi xuống nhà vệ sinh tầng 1, sau đó lên phòng ngủ ở tầng 2.

Trong lúc đi lên tầng 2, thấy cục than hoa, Trinh viết dòng chữ in hoa “TAO SẼ GIẾT CHÁU MÀY LĂNG” (Lăng là tên bố chồng Trinh). Sau đó, Trinh lên giường đi ngủ cho đến khi ông Lăng phát hiện vụ việc đau lòng.

Ngày 15/6 Trinh bị công an bắt giữ, tại cơ quan điều tra Trinh khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân dẫn đến vụ án thương tâm này do Phan Thị Trinh mắc bệnh trầm cảm nặng.

Theo luật sư Trần Huy Tuấn (Đoàn luật sư TPHCM), ông chỉ đưa ra nhận định, không dám đưa ra chắc chắn chẩn đoán gì cho người mẹ trẻ này vì phải thăm khám trực tiếp, hay bằng theo dõi giám định pháp y mới kết luận chính xác được người mẹ này có bị

 “Tôi nghĩ nhiều đến khả năng tâm thần sau sinh. Nhưng còn phụ thuộc vào cơ quan điều ra xác minh rõ Trinh có mâu thuẫn gì lớn với bố chồng mà lại viết ra những dòng chữ kỳ lạ trên cầu thang, lấy lời khai của những người thân của Trinh xem trong thời gian gần đây Trinh có những biểu hiện gì lạ hay không?

Đồng thời còn phụ thuộc vào kết luận điều cũng như kết quả giám định tâm thần, nếu Trinh bị tâm thần mất khả năng nhận thức trước, trong và sau khi giết con thì sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Nhưng bị tâm thần sau khi giết con hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự thèo điều 93 BLHS với khung hình phạt lên tới tử hình”, luật sư Tuấn nêu rõ.

Phạm An - Hồ Ca - Sơn Hà - Hồ Nam

Nguồn: Báo phụ nữ TPHCM

Vụ thiếu nữ bị hành hung dã man ở Sài Gòn: Gia đình lo vụ án bị 'chìm xuồng'

09:57 14/06/2017

pno
Nạn nhân bị nhóm côn đồ tấn công dã man, cơ quan pháp y xác định bị thương tích 53%, nhưng đã hơn 60 ngày trôi qua, Công an Q.Tân Bình vẫn chưa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

“Con sẽ bị mù thật sao mẹ?”

Nhiều ngày qua, bà Nguyễn Thị Xuân Anh (ngụ hẻm 130 đường Ni Sư Huỳnh Liên, Q.Tân Bình, TP.HCM) gõ cửa khắp nơi kêu cứu, yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết vụ việc của con mình. Trước đó, cuối tháng 3/2017, nhóm côn đồ kéo đến nhà, tấn công con gái bà, Nguyễn Thị Ngọc Trúc (16 tuổi), dã man. Tuy nhiên đến nay, vụ việc vẫn chìm trong im lặng. 

Vu thieu nu bi hanh hung da man o Sai Gon: Gia dinh lo vu an bi 'chim xuong'
Dù cháu Trúc bị hành hung và đã có kết quả giám định thương tích nhưng đến nay Công an Q.Tân Bình vẫn chưa khởi tố vụ án

Trò chuyện với chúng tôi, bà Xuân Anh nghẹn ngào: “Từ lúc xuất viện về nhà đến nay, con bé thấy người lạ đến là lại trốn trong phòng, không dám ra nói chuyện. Ngoài các vết thương chằng chịt trên cơ thể, mắt trái con bé không còn thấy gì nữa. Các bác sĩ cho biết, mắt phải cháu cũng có nguy cơ mù. Mỗi lần nghe con gái hỏi “con sẽ bị mù thật sao mẹ?”, lòng tôi lại quặn thắt”.

Theo trình bày của bà Xuân Anh, ngày 30/3, trong lúc cháu Trúc đang bán trà sữa tại nhà, bất ngờ bị một nhóm gần 20 người do Phan Thị Cẩm Hằng cầm đầu, kéo đến gây rối. Khi vào quán, nhóm của Hằng mang theo hung khí liên tục đánh đập Trúc.

Sau đó, ba đối tượng giữ chặt tay Trúc, Hằng dùng dao cắt tai, gân tay, gân chân và dùng vật nhọn đâm nhiều nhát lên mặt Trúc. Chị gái của Trúc là Nguyễn Thị Ngọc Tư cùng bạn trai Võ Đình Huy chạy ra can ngăn liền bị nhóm côn đồ tấn công, gây thương tích nặng. Nhóm côn đồ rời khỏi quán khi cả ba nạn nhân nằm gục trên sàn nhà.

Trong thời gian cháu Trúc nhập viện, gia đình liên tục nhận những tin nhắn đe dọa. “Từ khi các con bị hành hung đến nay chưa đêm nào tôi được ngủ yên giấc, vì cứ lo sợ tai họa ập đến bất cứ lúc nào. Hiện, công an đã xác định nhóm côn đồ, nhưng không hiểu sao họ vẫn để chúng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, bà Xuân Anh chia sẻ.

Kết quả giám định pháp y chưa chính xác?

Vụ cháu Ngọc Trúc bị hành hung dã man gây phẫn nộ dư luận. Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan làm rõ thông tin vụ việc, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, Công an Q.Tân Bình đã trưng cầu giám định pháp y đối với các nạn nhân. Trung tâm Pháp y (thuộc Sở Y tế TP.HCM) xác định, nạn nhân Nguyễn Thị Ngọc Tư bị đánh gây thương tích 4%, nạn nhân Võ Đình Huy bị thương tích 19%. Riêng cháu Nguyễn Thị Ngọc Trúc, dù bị đánh chấn thương đầu, rách vành tai phải gần đứt lìa, vỡ xoang hàm phải, vỡ nhãn cầu trái hiện không nhìn thấy hình dạng, gãy xương sườn 7, 8 phải...

Tuy nhiên, tại kết luận giám định pháp y về thương tích số 310/TgT.17 ngày 3/5/2017 của Trung tâm Pháp y, tỷ lệ thương tật của cháu Trúc chỉ 53%. Bà Xuân Anh bức xúc: “Sau khi nhận được kết quả giám định pháp y, tôi mang đến tham khảo ý kiến một số luật sư thì họ cho biết, thông tư số 20/2014TT-BYT và căn cứ thông tư liên tịch số 28/2013 Bộ Y tế - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định về tỷ lệ tổn thương do thương tích thì kết quả giám định tỷ lệ thương tật của con tôi là quá thấp”.

Tính từ thời điểm xảy ra vụ việc đến nay đã hơn 60 ngày, cơ quan chức năng đã trưng cầu giám định pháp y, nhưng Công an Q.Tân Bình vẫn chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến việc gây thương tích cho cháu Trúc. “Các đối tượng chưa hề có lời xin lỗi hoặc có bất cứ khoản bồi thường nào cho gia đình tôi, ngược lại còn tỏ ra thách thức. Gia đình tôi rất lo lắng vụ án có nguy cơ chìm xuồng”, bà Xuân Anh chia sẻ.

Liên quan đến vụ việc, báo Phụ Nữ đã gửi văn bản và trực tiếp liên hệ với Công an Q.Tân Bình để tìm hiểu thông tin bạn đọc phản ánh. Tuy nhiên, đại diện Phòng Tham mưu tổng hợp Công an Q.Tân Bình né tránh: “Lãnh đạo Công an quận cho biết vụ án đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin...”.

Về việc gia đình phản ứng kết luận giám định pháp y về thương tích cháu Trúc là quá nhẹ, luật sư Hoàng Việt Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: “Theo tôi, việc bị đánh vỡ võng mạc, vỡ xoang hàm, bị cắt tai gần đứt, nhiều vết thương ở chân, ngực, đầu, má, mặt... mà chỉ thương tích 53% là chưa phù hợp với thương tích mà nạn nhân phải chịu. Chỉ tính riêng tổn thương ở mắt khiến nạn nhân không thể nhìn thấy, kết quả giám định thông thường phải trên 70%”. 

Chậm khởi tố vụ án

Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. 

Vụ việc Nguyễn Thị Ngọc Trúc (Q.Tân Bình) bị hành hung đến nay đã quá 60 ngày, nhưng chưa khởi tố vụ án là không đúng quy định pháp luật. Viện kiểm sát và Cơ quan Cảnh sát điều tra Q.Tân Bình có trách nhiệm trả lời cụ thể cho gia đình bị hại biết lý do chậm trễ. 

Luật sư Hoàng Việt Hùng 
(Đoàn luật sư TP.HCM)

Nguồn: Báo phụ nữ TPHCM


 
Hoàng Lâm

Nguồn: Báo phụ nữ TPHC

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006