Câu hỏi vụ chung cư gửi anh LS Hùng !

Báo Phụ Nữ nhận được phản ánh của Ban quản trị (BQT) chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh (P.9, Q.5) bức xúc về việc chủ đầu tư của chung cư này là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 chiếm giữ phí bảo trì 2% của chung cư này khiến cho đời sống của cư dân gặp rất nhiều khó khăn.

Theo đó, chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2012 với 272 căn hộ. Hiện tại, chính thức có 267 hộ dân đang sinh sống trong chung cư. Từ đầu năm 2015 đến nay, thì chung cư đã có thành lập BQT theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ đầu tư của chung cư vẫn không bàn giao phí bảo trì 2% cho BQT chung cư để tiến hành bảo trì chung cư theo quy định của pháp luật..

Sau nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì nhưng không có kết quả. Ngày 25/8, BQT chung cư đã có cuộc họp với chủ đầu tư để thỏa thuận bàn giao phí bảo trì. Tuy nhiên, tại cuộc họp này đại diện lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 xác nhận, chủ đầu tư không lập tài khoản ngân hàng quản lý 2% kinh phí bảo trì theo quy định và hiện tại chủ đầu tư không có khả năng chi trả phí bảo trì.

Hiện tại chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều căn hộ phần trần nhà đã bị thủng, nứt và thấm nước. Trong khi đó nhiều nơi hệ thống điện đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống PCCC của chung cư cũng đã cũ nhiều năm nay chưa được nâng cấp do không có kinh phí.

Qua vụ việc này em có một số câu hỏi gửi anh Hùng:

1. Việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh có vi phạm luật nhà ở và các quy định của pháp luật hay không ? Luật sư hãy phân tích rõ vi phạm này ? Hiện tại chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT như vậy có hợp lý và đúng pháp luật hay không ?

Theo quy định tại khoản 1, điều 108 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:

“ 1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;

b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó”.

Ngoài ra, tại điều 109 Luật nhà ở quy định:Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:

“1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.

2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại”.

Căn cứ theo quy định trên thì việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh là vi phạm Luật nhà ở và vi phạm với các chủ sở hữu chung cư theo như hợp đồng mà các bên đã ký kết khi mua chung cư. Việc chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT là trái quy định của Pháp luật và Luật nhà ở, bởi theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.

2. Quan điểm của luật sư liên quan đến vụ việc này ?

Theo tôi chủ đầu tư của Chung cư không những vi phạm Luật nhà ở mà còn vi phạm hợp đồng mua bán căn hộ với các chủ sở hữu chung cư. Đây là hành vi không những vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh, kinh doanh thiếu trách nhiệm. Việc không chuyển kinh phí bảo chỉ cho Ban quản trị khi chung cư đã xuống cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nơi đây thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của các hộ dân. Căn cứ theo quy định trên thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ để bảo đảm quyền lợi cho dân. Vì chung cư là nơi nhiều hộ dân sinh sống, chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng pháp luật và hợp đồng đã ký kết để bảo đảm tính mạng, tài sản cho dân chứ không thể kinh doanh theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” xong việc là bỏ của chạy lấy người là thiếu trách nhiệm, coi thường pháp luật và tính mạng, tài sản của người khác cần phải xử lý nghiêm để răn đe làm gương cho các nhà đầu tư khác.

Cảm ơn luật sư Trần Minh Hùng

Sơn Lâm - Báo phụ nữ TP.HCM

 

Vụ chết người ở bệnh viện Trí Đức: Có thể xử lý hình sự

(NTD) - "Có thể xử lý về mặt hình sự đối với những cá nhân, tập thể liên quan đến vụ hai người chết tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Bệnh viện Trí Đức) do sốc thuốc phản vệ", đó là ý kiến của luật sư Trần Minh Hùng, đoàn luật sư TP.HCM

 

Liên quan đến vụ chết người ở Bệnh viện Trí Đức, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã khẳng định, lô thuốc gây mê sử dụng cho 2 nạn nhân này đã sử dụng cho bệnh nhân khác và an toàn.

“Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với nhà cung cấp loại thuốc gây mê trên, xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân thì đây là những thuốc thông thường vẫn sử dụng tại các bệnh viện” – bà Trần Thị Nhị Hà nói.

Hiện giờ, Công an Q.Hai Bà Trưng đã niêm phong phòng mổ, vỏ thuốc gây mê đã sử dụng cho 2 bệnh nhân và các sổ sách… liên quan đến ca gây mê. Ngoài ra công an cũng đã làm việc với 2 bác sĩ chịu trách nhiệm về gây mê ở hai kíp mổ, lấy lời tường trình tại thời điểm xảy ra vụ việc.

benh vien tri duc
Bệnh viện Trí Đức nơi xảy ra vụ chết hai bệnh nhân. Ảnh internet

Ngoài ra, để phục vụ cho công tác điều tra, hiện Sở Y tế Hà Nội đã tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại Bệnh viện Trí Đức, cũng như các cá nhân tham gia 2 kíp mổ. Hiện công tác điều tra nguyên nhân vụ hai bệnh nhân chết đang được các cơ quan Công an lẫn ngành Y tế khẩn trương.

Sở Y tế cũng đã kiểm tra và niêm phong, bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn các thuốc có liên quan phục vụ gây mê tại bệnh viện này. Toàn bộ các hóa đơn, chứng từ liên quan đã được Đội điều tra tổng hợp Công an Q.Hai Bà Trưng thu giữ.

Còn hồ sơ lưu lại Sở Y tế do Bệnh viện Trí Đức gửi báo cáo danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại bệnh viện tháng 12/2015, trong đó hai kíp phẫu thuật này chưa có tên của kỹ thuật viên gây mê Phạm Thị Hương và nhân viên dụng cụ Bùi Thị Kim Oanh (hai người trong ekip phẫu thuật cho anh T.)

luat su tran minh hung
Luật sư Trần Minh Hùng. Ảnh NVCC

Trao đổi xung quanh vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết thêm: "Nếu như theo thông tin mà báo chí đã đưa thì chỉ khi có kết luận cụ thể của cơ quan chức năng, mới xác định được trách nhiệm của bệnh viện này sẽ bị xử lý cụ thể thế nào. Trách nhiệm ở đây bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

Tùy tính chất của hành vi, nguyên nhân là chết do bệnh nhân hay do sự sơ suất của bác sĩ, bệnh viện, chưa tuân thủ các quy tắc khám chữa bệnh, không có giấy phép khám chữa bệnh hoặc có giấy phép nhưng do lỗi của bác sĩ, bệnh viện.... thì có thể bị xử lý về mặt hình sự về "tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo quy định tại điều 315 Bộ luật hình sự. Ngoài trách nhiệm hình sự thì bệnh viện còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân như tiền thuốc men, ma chay, chi phí cứu chữa, tiền công chăm sóc, tiền tổn thất tinh thần..."

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh vụ hai bệnh nhântử vong tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Bệnh viện Trí Đức). Nguyên nhân được xác định ban đầu là do sốc phản vệ sau khi gây mê chuẩn bị mổ. Hai bệnh nhân đã chết được xác định là Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình, Hà Nội) và bệnh nhân Hoàng Văn T. (sinh năm 1982, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội).

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chu Du

Nguồn: Báo người tiêu dùng

Mở CMND ra xem bạn đã phải đi cấp đổi thẻ căn cước theo Luật chưa
 
 
Hạn cuối đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước có phải ngày 31/12/2019 không?
 
Mở CMND ra xem bạn đã phải đi cấp đổi thẻ căn cước theo Luật chưa
Ảnh minh họa.

Luật Căn cước công dân bắt đầu có hiệu lực thi hành từ đầu năm nay (ngày 01/01/2016). Theo đó, CMND (chứng minh nhân dân) được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 38, Luật Căn cước công dân quy định:

“Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019”.

Như vậy, hạn cuối đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước có phải ngày 31/12/2019 không?

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia đình – đoàn luật sư TP HCM, Điều 38, Luật Căn cước công dân quy định đầy đủ như sau:

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

2. CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.

3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.

4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.

5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12 năm 2019.

Căn cứ Khoản 2 nêu trên, nếu đến ngày 31/12/2019, CMND của bạn vẫn có giá trị sử dụng thì bạn chưa phải đổi sang thẻ căn cước công dân, trừ khi bạn muốn đổi.

Luật cũng quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, căn cứ Khoản 5 nêu trên, CMND cấp trước ngày 31/12/2004 sẽ hết hạn và buộc phải chuyển sang thẻ căn cước.

 

Mỹ Lan

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: Trí thức trẻ

 

Nếu bố mẹ ghi giấy nợ như mẹ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bạn có phải trả tiền không?
 
Một ngày nào đó, bất ngờ nhận được giấy vay nợ của bố mẹ khi lấy danh nghĩa của con để vay tiền, bạn có cam tâm trả nợ không?
Nếu bố mẹ ghi giấy nợ như mẹ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bạn có phải trả tiền không?
 

Mới đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khiến người hâm mộ và cộng đồng mạng bất ngờ khi chia sẻ clip livestream kể về nỗi khổ “gánh nợ” hơn 20 tỉ đồng cho mẹ ruột trong nhiều năm qua.

Điều đặc biệt là người sinh thành ra anh thường xuyên lấy danh nghĩa nam ca sĩ để vay mượn bạn bè, thậm chí cả fan của anh.

Nếu rơi vào tình cảnh như Đàm Vĩnh Hưng khi bố mẹ ghi giấy nợ giống mẹ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bạn có phải trả tiền không?

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia đình – đoàn luật sư TP HCM, xét về luật, bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả khoản tiền nợ đó.

Cụ thể, theo quy định tại điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".

Như vậy, theo quy định về hợp đồng vay tài sản thì chủ thể đứng vay là người phải trực tiếp trả nợ vay, bên nhân danh người khác để vay nợ đều không có giá trị nếu bên được nhân danh không đồng ý hoặc không biết. Người vay vẫn phải trả khoản nợ vay và bên được nhân danh không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì.

Pháp luật cũng cấm việc nhân danh người khác để thực hiện vay tài sản hoặc thực hiện các giao dịch khác khi nhân danh một bên thứ ba mà không có sự đồng ý của họ.

Theo đó, trong trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (như anh chia sẻ gần đây), thì ca sĩ này hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm trả nợ cho mẹ đẻ của mình theo đúng pháp luật.

Mai Lan

Theo Trí Thức Trẻ

Siêu thị "bêu" hình kẻ cắp để chống trộm?

06:58 14/12/2016

(Tin tức) - Theo quy định của siêu thị 7 Mập, người nào đến siêu thị mua đồ mà “quên” tính tiền hoặc ăn trộm thì sẽ bị chụp hình cùng tang vật “bêu” ở cửa ra vào. Việc “bêu” hình như vậy là để... chống trộm.

Theo quy định của siêu thị 7 Mập (đường Kinh Dương Vương, An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM), người nào đến siêu thị mua đồ mà “quên” tính tiền hoặc ăn trộm thì sẽ bị chụp hình cùng tang vật “bêu” ở cửa ra vào. Quản lý siêu thị này cho biết, việc “bêu” hình như vậy là để... chống trộm. Tuy nhiên, nhiều người dân đến mua hàng tại siêu thị này cảm thấy bức xúc bởi nhiều hình ảnh được “trưng bày” quá phản cảm.

Hình thức trừng phạt phản cảm

Những ngày qua, báo Phụ Nữ liên tục nhận được phản ánh của người dân ở Q.Bình Tân bức xúc về việc siêu thị 7 Mập “bêu” hình của những người trộm đồ tại siêu thị này.

Chị Trần Thị Thanh Hiền (26 tuổi, ngụ P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân) cho biết, chị là khách hàng thân thiết của siêu thị 7 Mập nhưng đến mua hàng, chị cảm thấy bất bình việc siêu thị này “bêu” hình người ăn trộm cùng tang vật chiếu lên màn hình ngay cửa ra vào. Chị Hiền đã nhiều lần góp ý với nhân viên siêu thị và đề nghị chấm dứt việc làm trên. Tuy nhiên, nhiều năm nay, siêu thị 7 Mập vẫn duy trì cách làm này.

Cuối tháng 11, khi đến mua hàng tại đây, chị không khỏi choáng váng khi chứng kiến cảnh một người quen của mình bị siêu thị “bêu” hình ảnh trên tay cầm chiếc quần lót. Một số nhân viên trong siêu thị cho biết, cách đây không lâu người này vào siêu thị trộm đồ lót bị bắt quả tang.

Chị Hiền cho hay: “Tôi thấy siêu thị bắt chị ấy cầm chiếc quần lót đưa trước mặt để chụp hình và “bêu” lên như vậy là không chấp nhận được. Thường ngày chị này rất hiền lành và không có tiền án tiền sự gì... Theo tôi, việc siêu thị “bêu” hình ảnh của chị ấy là vi phạm đạo đức và pháp luật”.

Sieu thi
Những hình ảnh phản cảm được “bêu” ở gần cửa ra vào siêu thị 7 Mập

Anh Nguyễn Văn Khang (30 tuổi, ngụ P.An Lạc A, Q.Bình Tân) nói, anh rất bức xúc với cách “xử lý” người ăn trộm của siêu thị 7 Mập. Theo anh, những người bị siêu thị này “bêu” hình hầu hết là phụ nữ, những món hàng mà họ lấy cắp có khi trị giá chỉ vài ngàn đồng, chưa đến mức để xử lý theo quy định của pháp luật nên người ăn trộm không đáng bị hạ nhục như vậy.

“Tôi từng chứng kiến cảnh một người phụ nữ trộm đồ bị bảo vệ phát hiện. Chị này khóc lóc van xin nhưng bảo vệ siêu thị vẫn đưa chị ấy ra phía sau lập biên bản, chụp hình. Hôm sau, hình ảnh người phụ nữ này xuất hiện trên màn hình của siêu thị và được chiếu đi chiếu lại suốt gần một năm”.

Không còn cách nào khác?

Sáng 3/12, chúng tôi có mặt tại siêu thị 7 Mập để ghi nhận thông tin bạn đọc phản ánh. Một màn hình to dựng ngay tại cổng ra vào của siêu thị trình chiếu hình ảnh của những người được cho là trộm đồ của siêu thị, như hình ảnh một người phụ nữ cầm chiếc quần lót đưa ra trước mặt, một cô gái cầm tang vật là chiếc kẹp tóc…

Bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng (quản lý siêu thị 7 Mập) cho biết, sở dĩ phải “bêu” hình người trộm đồ là để ngăn chặn tình trạng trộm cắp thường xuyên xảy ra tại siêu thị. Theo bà Phượng, khi phát hiện, siêu thị bàn giao cho công an phường xử lý. Tuy nhiên, tình trạng trộm cắp vẫn không giảm. Sau nhiều lần nghiên cứu và tham khảo một số biện pháp xử lý người ăn trộm của nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi khác, siêu thị 7 Mập chọn phương án “xử lý nội bộ” người trộm cắp bằng cách lập biên bản và đăng ảnh người trộm cùng tang vật tại nơi bảo vệ đứng.

“Mục đích của việc đăng ảnh không chỉ để bảo vệ mà còn để tất cả nhân viên đều nhận dạng được kẻ trộm, và để người ăn trộm không dám vào trộm lần hai. Quan trọng hơn, việc đăng ảnh như thế sẽ cảnh tỉnh và hạn chế những người có ý định ăn trộm”, bà Phượng lý giải.

Bà Phượng cho biết, theo quy định tại siêu thị, người ăn trộm đồ vật gì sẽ bị chụp hình kèm với đồ vật đó nên có một số hình ảnh gây phản cảm. “Nhiều người lấy quần lót hay áo ngực thì tôi cho chụp hình đăng lên cùng tang vật như vậy. Nếu khách hàng phản ánh là phản cảm quá thì sắp tới tôi sẽ khắc phục bằng cách chỉ đăng ảnh người ăn trộm không gồm tang vật cũng như tên tuổi hay bất kỳ nội dung gì khác”.

Một đại diện của Phòng Quản lý khiếu nại thuộc siêu thị 7 Mập cho biết, từng có nhiều người bị siêu thị đăng hình đã đến năn nỉ gỡ hình xuống. Với những trường hợp này nếu thấy họ thật sự ăn năn hối cải, siêu thị sẽ gỡ hình. Những trường hợp khác thì sau một năm siêu thị mới gỡ.

Vị đại diện này cho hay: “Đến thời điểm này, chúng tôi cho rằng biện pháp xử lý người trộm cắp như trên là hiệu quả nhất và giảm tối thiểu tình trạng trộm cắp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật và tiếp nhận ý kiến đóng góp khắp nơi để có thể giảm tình trạng trộm cắp xuống mức tối thiểu, cũng như không gây phiền lòng những người xung quanh”.

Sơn Vinh

Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

 

Lộ thêm sai phạm của giám đốc dùng súng uy hiếp phụ nữ


 
13:48 07-Th12-2016
 
 

Như thông tin đăng trên CDVO ngày 6/12 vừa qua, về vụ việc người đàn ông cho là giám đốc công ty bảo vệ an ninh Việt Nhật dùng súng uy hiếp người phụ nữ đi đòi tiền lương cho con trai mình.

giam-doc-1http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-1-1-234x300.png 234w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-stretch:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Vụ việc xảy ra từ ngày 5/12 tại quán nước trên đường Cống lở, P.15, Q. Tân Bình

Mới đây, khi khám xét nơi làm việc của vị giám đốc công ty bảo vệ này cơ quan công an đã phát hiện thêm một số sai phạm, trong đó có việc ông này làm thẻ tên trong ngành lực lượng công an. Thẻ này có số hiệu, chức vụ cán bộ Phòng PC45 Công an TP HCM mang tên Phương. Hiện Công an quận Tân Bình đang bắt tạm giữ đối với Bùi Đức Phương để tiếp tục điều tra làm rõ những hành vi vi phạm.

Để hiểu thêm về mức độ xử lý chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Minh Hùng – Văn phòng luật sư Gia đình.

Theo điều 267 Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì hành vi của Phương có thể xét vào “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” như vậy có thể sẽ nhận một trong những hình phạt sau:

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm; 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Như vậy, việc sai phạm của Bùi Đức Phương cũng có thể sẽ áp dụng một trong những hình phạt trên, nhưng không đơn giản là “làm cho oai” theo lời nhận của Phương mà phía sau vụ việc này còn có những bàn tay nào âm thầm kề vai sát cánh? Vấn đề này sẽ được công an điều tra làm rõ.

 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc, mọi thắc mắc, đơn thư, tin tức quí bạn đọc có thể gửi về theo địa chỉ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , chúng tôi sẽ đồng hành cùng quí vị.

                                                                                                                                                                   DanLak

Nguồn: Công dân Việt

TP.HCM: Nổ súng vì bị người nhà của nhân viên đòi tiền lương

14:27 06-Th12-2016
 
 
Dùng súng để bắn giải quyết mâu thuẫn cá nhân là không đúng mục đích thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
 
Ngày 6/12, một video được chia sẻ trên mạng xã hội với tựa đề “Vụ này căng? Đi đòi tiền lương cho con trai bị giám đốc đối đãi như vậy. Ông giám đốc này được sử dụng súng không bà con?”. Video này nhanh chóng thu hút được rất nhiều người quan tâm, chỉ trong vòng nửa buổi sáng đã có tới hơn 700 ngàn lượt xem, cũng như chia sẻ và những bình luận về vụ việc trong clip này.

giam-doc-1http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-1-300x275.jpg 300w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Clip được chia sẻ chưa đầy 12 giờ đồng hồ lượt xem đã lên tới trên 900 ngàn

Theo người quay clip này cho biết thì trong clip là Giám đốc Công Ty An Ninh Việt Nhật, Ông Bùi Đức Phương người đã sử dụng súng bắn thị uy, uy hiếp người phụ nữ tên N.T.T. (45 tuổi) là mẹ của anh B.H.P. làm việc cho công ty ông Bùi Đức Phương, nhưng không được trả tiền mà hẹn hoài nên bà N.T.T, đã cùng anh con trai lên công ty đòi lại quyền lợi. Thì đã xảy ra cuộc tranh cãi và Ông giám đốc này đã rút súng mang theo trong người định thôn tính người đàn bà ấy nhưng khi lên đạn thì phải phát thứ 3 súng mới phát đạn và nổ. Vụ việc đã được công an phường 15, quận Tân Bình thụ lý, điều tra làm rõ vào sáng nay ngày 6/12.

giam-doc-2http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-2-297x300.png 297w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Cuộc tranh cãi diễn ra khá căng giữa người mặc áo màu sẫm (giám đốc) và người phụ nữ là mẹ của B.H.P

Cơ quan chức năng cần điều tra để xác minh rõ

Trao đổi với chúng tôi về vụ việc trên Luật sư Trần Minh Hùng làm việc tại Văn phòng luật sư Gia đình cho biết.  Hiện tại chưa xác định được vị giám đốc này sử dụng súng là loại súng gì. Vì vậy chưa xác định được mức độ và hình thức xử lý chính xác. Nếu công ty bảo vệ này hoạt động theo đúng quy định pháp luật và đã được cho phép sử dụng một số công cụ hỗ trợ thì có thể sẽ được cấp phép sử dụng một số loại súng như súng bắn đạn cao su, súng hơi cay và một số loại công cụ hỗ trợ khác như dùi cui, roi điện..

giam-doc-1http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-1-1-234x300.png 234w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Người cầm súng thị uy được cho là giám đốc cty bảo vệ an ninh Việt Nhật

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 liệt kê các loại công cụ hỗ trợ như sau:

“9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, còng số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.”.

          Như vậy, nếu giám đốc công ty bảo vệ sử dụng công cụ hỗ trợ như quy định trên dùng súng để bắn giải quyết mâu thuẫn cá nhân là không đúng mục đích thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật và tùy tính chất hành vi, mục đích, hậu quả mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
    đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;”

Vì nếu khẩu súng trên không phải là vũ khí quân dụng và công ty bảo vệ được cấp phép sử dụng khẩu súng trên thì việc sử dụng cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Người quản lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ không được phép tùy tiện sử dụng các công cụ hỗ trợ trên để giải quyết các việc riêng không đúng mục đích và giấy phép cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu hình sự thì có thể bị xử lý theo quy định tại điều 233 Bộ luật hình sự “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ”.

Trong trường hợp này vị giám đốc sử dụng súng này là vũ khí quân dụng thì việc vị giám đốc này sử dụng súng có dấu hiệu phạm “tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo quy định tại điều 230 của Bộ luật Hình sự.

Từ các căn cứ trên các cơ quan chức năng cần điều tra để xác minh rõ vị giám đốc trên sử dụng súng gì để có cơ sở làm căn cứ giải quyết theo đúng quy định.

Sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng   

Theo quy định của Luật lao động tại điều 47, khoản 2, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Như vậy, nếu nhân viên đã nghỉ việc và đã quá thời hạn nêu trên mà Công ty này vẫn không giải quyết các quyền lợi cho người lao động là chưa đúng. Người lao động có thể khởi kiện để được Tòa án giải quyết bảo đảm quyền lợi theo đúng quy định pháp luật.

Công Phong

Nguồn: Công dân Việt

 

Vụ thông tin sai về nước mắm: T&A Ogilvy chịu trách nhiệm gì?

Các chuyên gia luật cho rằng Công ty T&A Ogilvy có quyền tài trợ cho Vinastas nếu không nhằm mục đích thương mại. Còn nếu có mục đích không trong sáng thì đã vi phạm Luật Cạnh tranh và cần phải xử lý theo luật định.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, kết quả khảo sát nước mắm của Vinastas được khẳng định không minh bạch do không xây dựng đề án và kế hoạch khảo sát rõ ràng. Việc khảo sát chủ yếu do Chủ tịch Hội và một số cá nhân thực hiện. Nhiều khâu khảo sát không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giám sát.

“Quá trình lấy mẫu thiếu tin cậy, không đúng quy định. Việc khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ của Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy, không đảm bảo tính độc lập theo quy định” – Thứ trưởng nói.

Nói với Một Thế Giới về trách nhiệm của Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy trong vụ việc này, luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng luật sư Lê Nguyễn cho biết, theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện việc việc tài trợ và Hội vẫn có thể nhận tài trợ.

Theo ông Vũ, Khoản 12 Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21.4.2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Hội có quyền “Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 5 Điều lệ Hội của Vinastas cũng quy định tương tự, cho phép Vinastas được nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Như vậy nếu quan hệ giữa Công ty T&A Ogilvy và Vinastas là quan hệ tài trợ “đúng nghĩa”, thỏa thuận giữa các bên liên quan đến việc tài trợ là phù hợp, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đây là hoạt động tài trợ đúng quy định của pháp luật.

Tuy vậy, ông Vũ cho rằng, nếu việc “tài trợ” của Công ty T&A Ogilvy cho Vinastasvới động cơ, mục đích “không trong sáng”, để Vinastas khảo sát và công bố kết quả khảo sát không đầy đủ, không chính xác, nhằm hạ thấp uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước mắm truyền thống thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh, cụ thể là có dấu hiệu vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh.

Theo vị luật sư này, có thể Công ty T&A Ogilvy không kinh doanh nước mắm, nhưng nếu công ty này có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, xâm phạm quyền và lợi ích của các công ty kinh doanh nước mắm thì vẫn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Lý do là luật không giới hạn hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là hành vi giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng, cùng lĩnh vực hay nói cách khác là không chỉ giới hạn giữa các doanh nghiệp có cùng thị trường liên quan.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Hùng cho biết, nếu công ty này tài trợ cho cuộc khảo sát nhằm mục đích thương mại, quảng cáo, có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nhằm để hạ uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống thì có đủ cơ sở đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi này vi phạm Khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh. Tại điều này luật quy đinh rất rõ như sau: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng".

Đồng thời theo Điều 42, Luật Cạnh tranh 2004 quy định như sau: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó".

Như vậy, các luật sư cho rằng khi có căn cứ xác định việc công ty này ký kết hợp đồng tài trợ với Vinastas nhằm mục đích thương mại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống và người tiêu dùng khi đưa ra các thông tin không chính xác, sai sự thật thì công ty này sẽ bị phạt.

Tùy tính chất hành vi, mức độ thiệt hại và hậu quả mà công ty này có thể bị xử phạt theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP với mức phạt thấp nhất từ 10 triệu đồng và cao nhất đến 150 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu vi phạm thì công ty tài trợ còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác và bị tịch thu các khoản lợi nhuận từ hành vi vi phạm và phải công khai xin lỗi.

Cùng với đó, luật sư Trần Minh Hùng cho biết, tùy các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu bồi thường hay không mà công ty này và Vinastas phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan.

 

T&A Ogilvy là ai?

Tiền thân của T&A Ogilvy là Công ty TNHH Tư vấn truyền thông T&A được sáng lập vào tháng 11.1996 bởi ông Nguyễn Thanh Sơn, một chuyên gia truyền thông có tiếng của Việt Nam.

Năm 2001, Công ty Tư vấn truyền thông T&A trở thành đối tác của Ogilvy Public Relations Group - một công ty truyền thông tổng hợp và quan hệ cộng đồng, công ty con của Tập đoàn WPP tại Mỹ. Đến năm 2009, T&A chính thức trở thành một công ty của Tập đoàn truyền thông WPP và đổi tên thành T&A Ogilvy.

Công ty T&A có trụ sở chính tại Hà Nội, đến năm 2005 mở thêm văn phòng thứ hai tại TP.HCM. Tính đến nay, Công ty T&A Ogilvy có hơn 70 nhân viên tư vấn. Công ty T&A Ogilvy bao gồm các loại hình kinh doanh dịch vụ tư vấn, xúc tiến tài trợ, nghiên cứu thị trường, quảng cáo...

Đến nay, T&A Ogilvy vẫn chưa lên tiếng chính thức về vụ việc này.

Trí Lâm

Nguồn: Vietnew.vn

Xử phạt T&A Ogilvy thế nào?

  • 10:55 02/12/2016

 Trong khi chuyên gia truyền thông xem chiến dịch nhắm vào nước mắm truyền thống là tạo thảm họa để kiếm lợi thì luật sư chỉ rõ cách áp dụng luật để xử phạt T&A Ogilvy.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/11, Bộ Công Thương cho hay Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy tài trợ cho cuộc khảo sát nước mắm của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). 

Mặc dù là công ty truyền thông, chuyên tư vấn, xử lý khủng hoảng cho các doanh nghiệp, nhưng đã 3 ngày kể từ khi có kết luận của Chính phủ, T&A Ogilvy vẫn im lặng, từ chối bình luận về hành động tài trợ cho một cuộc khảo sát được cho là không liên quan đến lĩnh vực của công ty.

'Tạo thảm họa kiếm lợi'

Trao đổi với Zing.vn, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn, chuyên gia về quản trị khủng hoảng của Nhóm quốc tế nghiên cứu về Truyền thông trong Khủng hoảng tại Đại học Công nghệ Ilmenau (CHLB Đức), cho rằng việc T&A Ogilvy tài trợ cho cuộc khảo sát nước mắm của Vinastas thực sự có vấn đề.

Ở góc độ truyền thông, hành vi này được xem là tạo ra thảm họa để kiếm lợi. Kinh tế học gọi là “chủ nghĩa tư bản thảm họa”.

Phân tích về chiến dịch truyền thông của vụ nước mắm nhiễm asen, ông Lê Ngọc Sơn cho rằng các chiến lược được bày binh bố trận rất bài bản. Vinastas mang danh bảo vệ người tiêu dùng đứng ra “công bố kết quả nghiên cứu khoa học”, rồi lại công phu đến mức phát đi “thông cáo báo chí”, tiếp đến là một số tờ báo và lực lượng các Facebooker có nhiều người theo dõi công bố thông tin...

Tất cả như một thiên la địa võng, được giăng sẵn để tập kích người tiêu dùng, gây một “chấn thương trên diện rộng” hay “sang chấn tập thể” nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng.

"Dưới góc độ nghiên cứu chiến lược truyền thông, có thể dùng đúng từ mà Bộ Thông tin và Truyền thông nói là “truyền thông bất lương”, ông Sơn nói.

Một chuyên gia khác trong lĩnh vực truyền thông cho rằng hoàn toàn có cơ sở nghi ngờ rằng T&A Ogilvy nhận vài trăm triệu từ một doanh nghiệp khác, sau đó tài trợ cho Vinastas, nhắm tới nước mắm truyền thống.

Theo chuyên gia này, việc làm trên là cố tình làm ảnh hưởng nền công nghiệp nước mắm truyền thống, cần phải xử lý nghiêm để làm gương cho các công ty truyền thông khác. Bằng không, tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề hơn nữa từ hiện tượng truyền thông bất lương.

Đồng thời với việc đó, cần làm rõ ai là khách hàng của T&A Ogilvy trong vụ này. Chủ mưu là khách hàng hay T&A Ogilvy?

“Làm ăn gì cũng phải giữ đạo đức, uy tín chứ không thể bất chấp mọi thứ. Không chỉ T&A Ogilvy mà nhiều công ty truyền thông hiện tại cũng có những hoạt động biến tướng như lobby, tạo khủng hoảng nhằm trục lợi từ đó. Ở các quốc gia như Anh, Đức, Mỹ, những người làm nghiên cứu về khủng hoảng, hay truyền thông chính đạo rất phản đối hành vi dạng này”, vị chuyên gia truyền thông cho hay.

Xu phat T&A Ogilvy the nao? hinh anh 1

Nước mắm truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi công bố về chất lượng của Vinastas Ảnh: Tấn Thạnh

 .

Xử phạt T&A Ogilvy được không?

Trao đổi với Zing.vn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong chiến dịch "truyền thông bẩn" về nước mắm.

“Hiện Bộ Công Thương chưa có báo cáo chính thức về việc này. Nếu tài trợ làm không đúng cũng bị xử lý”, ông Mai Tiến Dũng khẳng định.

Về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng, đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng T&A Ogilvy tài trợ cho Vinastas nhằm mục đích thương mại, quảng cáo hay để hạ uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống nếu có đủ cơ sở thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng". 

Đồng thời theo Điều 42, Luật Cạnh tranh 2004 quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó". 

Như vậy, tùy tính chất hành vi, mức độ thiệt hại và hậu quả mà công ty này có thể bị xử phạt theo Nghị định 71 với mức phạt thấp nhất từ 10 triệu đồng và cao nhất đến 150 triệu đồng.

"Công ty T&A Ogilvy còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác và bị tịch thu các khoản lợi nhuận từ hành vi vi phạm và phải công khai xin lỗi. Và tùy các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu bồi thường hay không mà công ty Công ty này và Vinastas phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan", luật sư Trần Minh Hùng cho hay.

'Phải tìm ra ai đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy'

Chung góc nhìn về cạnh tranh không lành mạnh trong vụ khảo sát nước mắm, luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh cần làm rõ mục đích tài trợ của T&A Ogilvy là gì. Đó là việc tài trợ đơn thuần cho nghiên cứu khoa học hay là núp bóng tài trợ để gây ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh.

“Ở đây có hai mức độ, thực hiện chiến dịch truyền thông hay là người thiết kế ra chiến dịch truyền thông mang tính chất cạnh tranh không lành mạnh ấy. Nếu chỉ là thực hiện chiến dịch truyền thông thì trách nhiệm của T&A Ogilvy còn nhẹ. Nhưng nếu thiết kế ra chiến dịch truyền thông đó thì T&A Ogilvy cần phải bị xử lý nghiêm” - luật sư Đức nói vớiZing.vn sáng 2/12.

Luật sư cho rằng dù mức độ tham gia như thế nào, thì T&A Ogilvy tổ chức chiến dịch truyền thông có chủ đích, và ý thức rõ việc vi phạm, chứ không phải vô tình. 

Ông Đức cũng nhấn mạnh việc phải tìm ra chủ thể đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy, phải công khai tên tuổi doanh nghiệp, làm rõ hợp đồng thỏa thuận với nhau làm những việc trái đạo đức kinh doanh. 

“Nếu không tìm ra được chủ thể đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy thì việc xử lý sẽ không có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.” - luật sư Đức nhấn mạnh.

Kiều Linh

Nguồn: Báo điện tử Zing New

Phạt đến 3 triệu đồng vì tiểu bậy: Liệu có tác dụng?

Đó là băn khoăn của Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình. Đoàn luật sư Tp HCM) xung quanh mức phạt với hành vi tiểu bậy nâng lên đến 3 triệu đồng.

Từ ngày 1/2/2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như :

Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Đặc biệt, phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Quy định "Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng" được nhiều người rất quan tâm, nhưng nhiều người lo lắng nếu không có lực lượng thực thi, điều này có tác dụng?

Phat den 3 trieu dong vi tieu bay: Lieu co tac dung? - Anh 1

(Ảnh minh họa)

Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Theo tôi việc tăng mức xử phạt cũng là một trong những yếu tố sẽ tạo tính răn đe người vi phạm và góp phần hạn chế tình trạng tiểu bậy tràn lan và nhiều nơi công cộng như hiện nay”.

Tuy nhiên, luật sư Trần Minh Hùng cũng băn khoăn, đây không phải là biện pháp hữu hiệu khi ở Việt Nam việc giám sát còn nhiều hạn chế nguyên nhân do mặt khách quan và chủ quan.

Ngoài ra, đây là vấn đề thuộc về ý thức của cá nhân, mỗi con người nên dù phạt nhiều thì không hẳn sẽ hạn chế được tình trạng này. Hơn nữa việc tại nhiều nơi chung cư, công cộng không có nhà vệ sinh công cộng như các nước đã dẫn đến tình trạng người dân phải giải quyết nhu cầu cấp bách này để tránh tình trạng "chịu không được".

Vì vấn đề đi tiểu thuộc về sinh học của con người đến lúc đại tiện sẽ chịu không được buộc họ phải tiểu bậy do thiếu nhà vệ sinh công cộng.

“Nếu tăng mức phạt nhưng không có Cảnh sát kiểm tra, giám sát, cơ quan có thẩm quyền chuyên môn theo dõi để phát hiện vi phạm để xử phạt thì vấn đề tăng mức phạt sẽ không khả thi, không đi vào cuộc sống.

Hơn nữa người tiểu bậy, tiểu tiện luôn quan sát xem có ai không họ mới thực hiện hành vi nên cũng rất khó để phát hiện nếu không có các cơ quan công an chuyên ngành để giám sát, xử phạt. Hơn nữa việc tiểu bậy, tiểu tiện xong là xong nên việc cưỡng chế xử phạt cũng không hiệu quả khi người đó có thể bỏ chạy hoặc trốn tránh thì cũng rất khó khăn cho cơ quan chức năng’ - Luật sư Hùng giải thích.

Theo luật sư Hùng, để hiệu quả thì bắt buộc phải có cơ quan chuyên môn để tuần tra, giám sát phát hiện các hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc lắp đặt các camera nơi công cộng, chung cư...cũng là biện pháp xử phạt nguội nếu thấy cần thiết.

Luật sư Hùng kiến nghị: “Theo tôi ý thức là vấn đề quan trọng trong những thói quen xấu này. Để người dân có được một ý thức tốt thì phải được giáo dục, dạy dỗ từ gia đình, xã hội trường học từ nhỏ. Đây là vấn đề thuộc về xử phạt hành chính nên tính răn đe đối với người dân cũng không cao.

Việc tuyên tuyền cho người dân thực hiện đúng nếp sống văn hóa văn minh, hiện đại, tôn trọng quyền lợi công cộng, ý thức được cuộc sống công cộng là vấn đề quan trọng bậc nhất trong vấn đề giải quyết các thói quen xấu này. Do vậy, đây là vấn đề thuộc về ý thức, nhận thức cho mọi người”.

Ngoài ra, theo luật sư Hùng, chúng ta nên xây các nhà vệ sinh mang tiêu chuẩn sạch, miễn phí tại các nơi công cộng, chung cư, nhà cao tầng... để người dân thuận tiện trong việc giải quyết tiểu tiện.

Đáng chú ý, ở Việt Nam hiện nay có 1 số nơi công cộng có nhà vệ sinh công cộng nhưng rất mất vệ sinh và cách phục vụ của người trông coi nhà vệ sinh này rất khó chịu, không thân thiện cũng là nguyên nhân hạn chế tình trạng người dân vào nhà vệ sinh công cộng. Cần có camera lắp đặt tại các nơi công cộng cũng là một giải pháp để có thể nhắc nhở, xử phạt nguội người vi phạm.

Thành Nhân

Nguồn: Báo mới

 

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006