Người dân có quyền kiểm tra giấy tờ của CSGT không?

Hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều về câu nói “người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ, phương tiện của CSGT” của Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an).

Như Infonet đưa tin, ngày 15/8, tại buổi tổ chức ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông mừng Quốc khánh 2/9 và ngày truyền thống Công an nhân dân do Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) tổ chức, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đã phát biểu: "Các chiến sỹ CSGT ra đường xử lý vi phạm được các cấp có thẩm quyền cho phép, trên ngực có bảng tên, biển hiệu, có thẻ đàng hoàng nên người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy”.

Câu nói này đã thu hút sự chú ý và tạo tranh luận của nhiều người với câu hỏi: Dân có quyền kiểm tra giấy tờ của Cảnh sát giao thông hay không?

Nguoi dan co quyen kiem tra giay to cua CSGT khong? - Anh 1

CSGT xử lý vi phạm giao thông

Ngay trong giới luật sư cũng có ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ”.

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM) lại cho rằng: “Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được”. Theo luật sư Hưng người dân có quyền tố cáo kịp thời và khiếu nại sau đó, không nên để tình trạng ai vi phạm cũng “kiểm tra ngược” CSGT”.

Để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này, Infonet đăng tải nội dung 2 luồng ý kiến. Dưới đây là cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư Tp HCM).

Nguoi dan co quyen kiem tra giay to cua CSGT khong? - Anh 2

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM)

Thưa luật sư Nguyễn Kiều Hưng, theo ông, nội dung Thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cục CSGT) nói như trên có đúng tinh thần "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" không?

Tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" được thể hiện và thực hiện bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được.

Theo quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an có 5 trường hợp CSGT được dừng xe, trong đó có trường hợp phải có kế hoạch tuần tra, hoặc theo chuyên đề, hoặc theo mệnh lệnh. Người dân có được biết giấy tờ này không?

Về nguyên tắc là được biết, nhưng biết lúc nào và trong trường hợp nào thì chưa có quy định cụ thể.

Nếu không cho người dân xem, lực lượng CSGT làm thế nào để đảm bảo cán bộ chiến sĩ có thẻ, có trang phục, có biển tên làm nhiệm vụ không được phân công?

Khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sai quy định, quy trình, người dân có đầy đủ các quyền của mình để biết điều đó. Đó là quyền tố cáo đến thanh tra của ngành công an, quyền yêu cầu CSGT ghi trong biên bản các thông tin cần thiết như tên, chức vụ, số hiệu biển tên, ngày giờ, địa điểm nơi phát hiện vi phạm và lập biên bản. Khi các thông tin này được ghi nhận trong biên bản, thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện CSGT ra tòa.

Bên cạnh đó, chuyện CSGT giả cũng không phải là chưa từng xảy ra, vậy cứ có biển tên, thẻ tuần tra kiểm soát là không cho người dân kiểm tra thì có phòng ngừa được vấn đề này không?

Theo tôi, có thể phòng ngừa, bằng cách gọi ngay cho đường dây nóng của công an địa phương hoặc thanh tra của ngành công an, khi có nghi vấn.

Tuy nhiên, cũng có hiện tượng, người vi phạm là hoạnh họe, đòi kiểm tra ngược CSGT. Vậy theo luật sư, cần cơ chế giám sát thế nào để người dân cứ vi phạm là hoạnh họe đòi kiểm tra lại cảnh sát giao thông?

Tôi đồng ý là không nên trao cho người dân quyền kiểm tra ngược lại CSGT ngay tức khắc, mà CSGT và các hoạt động tuyên truyền cần hướng dẫn người dân quyền tố cáo kịp thời, quyền khiếu nại sau đó.

Xin cảm ơn luật sư!

Nguoi dan co quyen kiem tra giay to cua CSGT khong? - Anh 3

Luật sư Trần Minh Hùng, Hãng luật Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM)

“Người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền”

Luật sư Trần Minh Hùng (Hãng luật Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) nêu ý kiến: "Theo tôi việc Thiếu tướng Trần Sơn Hà nói "người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy" là chưa có cơ sở và chưa bảo đảm quyền chứng minh, cung cấp chứng cứ của người vi phạm.

Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ. Như vậy, sẽ gây bức xúc, không thuyết phục cho người vi phạm khi không cho người dân những quyền cơ bản như được yêu cầu chứng minh lỗi, cung cấp chứng cứ có lỗi, được xem xét, kiểm tra các công cụ, máy móc hỗ trợ xử phạt của CSGT.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2016 của Bộ Công an quy định về kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau: Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó. Khi chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được, cảnh sát hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2, điều 12 của thông tư này quy định Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ theo các quy định trên thì việc người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền, tránh không đi làm nhiệm vụ mà vẫn xử phạt bất cứ thời gian và địa điểm nào...

Hồng Chuyên (thực hiện)

Nguồn: infonet

http://www.baomoi.com/nguoi-dan-co-quyen-kiem-tra-giay-to-cua-csgt-khong/c/20114051.epi

Tranh cãi: Dân có quyền kiểm tra giấy tờ của Cảnh sát giao thông?

17/08/2016 13:24 
Câu nói “người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ, phương tiện của CSGT” do Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) đang có những quan điểm trái chiều nhau.

 Như Infonet đưa tin, ngày 15/8, tại buổi tổ chức ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông mừng Quốc khánh 2/9 và ngày truyền thống Công an nhân dân do Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) tổ chức, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đã phát biểu: "Các chiến sỹ CSGT ra đường xử lý vi phạm được các cấp có thẩm quyền cho phép, trên ngực có bảng tên, biển hiệu, có thẻ đàng hoàng nên người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy”.

Câu nói này đã thu hút sự chú ý và tạo tranh luận của nhiều người với câu hỏi: Dân có quyền kiểm tra giấy tờ của Cảnh sát giao thông hay không?

CSGT xử lý vi phạm giao thông

Ngay trong giới luật sư cũng có ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ”.

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM) lại cho rằng: “Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được”. Theo luật sư Hưng người dân có quyền tố cáo kịp thời và khiếu nại sau đó, không nên để tình trạng ai vi phạm cũng “kiểm tra ngược” CSGT”.

Để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này, Infonet đăng tải nội dung 2 luồng ý kiến. Dưới đây là cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư Tp HCM).

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM)

Thưa luật sư Nguyễn Kiều Hưng, theo ông, nội dung Thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cục CSGT) nói như trên có đúng tinh thần "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" không?

Tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" được thể hiện và thực hiện bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được.

Theo quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an có 5 trường hợp CSGT được dừng xe, trong đó có trường hợp phải có kế hoạch tuần tra, hoặc theo chuyên đề, hoặc theo mệnh lệnh. Người dân có được biết giấy tờ này không?

Về nguyên tắc là được biết, nhưng biết lúc nào và trong trường hợp nào thì chưa có quy định cụ thể.

Nếu không cho người dân xem, lực lượng CSGT làm thế nào để đảm bảo cán bộ chiến sĩ có thẻ, có trang phục, có biển tên làm nhiệm vụ không được phân công?

Khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sai quy định, quy trình, người dân có đầy đủ các quyền của mình để biết điều đó. Đó là quyền tố cáo đến thanh tra của ngành công an, quyền yêu cầu CSGT ghi trong biên bản các thông tin cần thiết như tên, chức vụ, số hiệu biển tên, ngày giờ, địa điểm nơi phát hiện vi phạm và lập biên bản. Khi các thông tin này được ghi nhận trong biên bản, thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện CSGT ra tòa.

Bên cạnh đó, chuyện CSGT giả cũng không phải là chưa từng xảy ra, vậy cứ có biển tên, thẻ tuần tra kiểm soát là không cho người dân kiểm tra thì có phòng ngừa được vấn đề này không?

Theo tôi, có thể phòng ngừa, bằng cách gọi ngay cho đường dây nóng của công an địa phương hoặc thanh tra của ngành công an, khi có nghi vấn.

Tuy nhiên, cũng có hiện tượng, người vi phạm là hoạnh họe, đòi kiểm tra ngược CSGT. Vậy theo luật sư, cần cơ chế giám sát thế nào để người dân cứ vi phạm là hoạnh họe đòi kiểm tra lại cảnh sát giao thông?

Tôi đồng ý là không nên trao cho người dân quyền kiểm tra ngược lại CSGT ngay tức khắc, mà CSGT và các hoạt động tuyên truyền cần hướng dẫn người dân quyền tố cáo kịp thời, quyền khiếu nại sau đó.

Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư Trần Minh Hùng, Hãng luật Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM)

Luật sư Trần Minh Hùng (Hãng luật Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM):

“Người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền”

Theo tôi việc Thiếu tướng Trần Sơn Hà nói "người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy" là chưa có cơ sở và chưa bảo đảm quyền chứng minh, cung cấp chứng cứ của người vi phạm.

Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ. Như vậy, sẽ gây bức xúc, không thuyết phục cho người vi phạm khi không cho người dân những quyền cơ bản như được yêu cầu chứng minh lỗi, cung cấp chứng cứ có lỗi, được xem xét, kiểm tra các công cụ, máy móc hỗ trợ xử phạt của CSGT.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2016 của Bộ Công an quy định về kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau: Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó. Khi chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được, cảnh sát hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2, điều 12 của thông tư này quy định Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ theo các quy định trên thì việc người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền, tránh không đi làm nhiệm vụ mà vẫn xử phạt bất cứ thời gian và địa điểm nào...

Hồng Chuyên (thực hiện)

Nguồn: infonet

Link Nguồn: http://infonet.vn/tranh-cai-dan-co-quyen-kiem-tra-giay-to-cua-canh-sat-giao-thong-post206569.info

Tranh cãi: Dân có quyền kiểm tra giấy tờ của Cảnh sát giao thông?

17/08/2016 13:24 
Câu nói “người dân không có quyền kiểm tra giấy tờ, phương tiện của CSGT” do Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) đang có những quan điểm trái chiều nhau.

 Như Infonet đưa tin, ngày 15/8, tại buổi tổ chức ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông mừng Quốc khánh 2/9 và ngày truyền thống Công an nhân dân do Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) tổ chức, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông đã phát biểu: "Các chiến sỹ CSGT ra đường xử lý vi phạm được các cấp có thẩm quyền cho phép, trên ngực có bảng tên, biển hiệu, có thẻ đàng hoàng nên người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy”.

Câu nói này đã thu hút sự chú ý và tạo tranh luận của nhiều người với câu hỏi: Dân có quyền kiểm tra giấy tờ của Cảnh sát giao thông hay không?

CSGT xử lý vi phạm giao thông

Ngay trong giới luật sư cũng có ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này. Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ”.

Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM) lại cho rằng: “Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được”. Theo luật sư Hưng người dân có quyền tố cáo kịp thời và khiếu nại sau đó, không nên để tình trạng ai vi phạm cũng “kiểm tra ngược” CSGT”.

Để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này, Infonet đăng tải nội dung 2 luồng ý kiến. Dưới đây là cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư Tp HCM).

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM)

Thưa luật sư Nguyễn Kiều Hưng, theo ông, nội dung Thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cục CSGT) nói như trên có đúng tinh thần "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" không?

Tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" được thể hiện và thực hiện bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Đúng là trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc, ngược lại CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà có muốn cả 2 bên cũng không thể “lạm” được.

Theo quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an có 5 trường hợp CSGT được dừng xe, trong đó có trường hợp phải có kế hoạch tuần tra, hoặc theo chuyên đề, hoặc theo mệnh lệnh. Người dân có được biết giấy tờ này không?

Về nguyên tắc là được biết, nhưng biết lúc nào và trong trường hợp nào thì chưa có quy định cụ thể.

Nếu không cho người dân xem, lực lượng CSGT làm thế nào để đảm bảo cán bộ chiến sĩ có thẻ, có trang phục, có biển tên làm nhiệm vụ không được phân công?

Khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sai quy định, quy trình, người dân có đầy đủ các quyền của mình để biết điều đó. Đó là quyền tố cáo đến thanh tra của ngành công an, quyền yêu cầu CSGT ghi trong biên bản các thông tin cần thiết như tên, chức vụ, số hiệu biển tên, ngày giờ, địa điểm nơi phát hiện vi phạm và lập biên bản. Khi các thông tin này được ghi nhận trong biên bản, thì người dân có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện CSGT ra tòa.

Bên cạnh đó, chuyện CSGT giả cũng không phải là chưa từng xảy ra, vậy cứ có biển tên, thẻ tuần tra kiểm soát là không cho người dân kiểm tra thì có phòng ngừa được vấn đề này không?

Theo tôi, có thể phòng ngừa, bằng cách gọi ngay cho đường dây nóng của công an địa phương hoặc thanh tra của ngành công an, khi có nghi vấn.

Tuy nhiên, cũng có hiện tượng, người vi phạm là hoạnh họe, đòi kiểm tra ngược CSGT. Vậy theo luật sư, cần cơ chế giám sát thế nào để người dân cứ vi phạm là hoạnh họe đòi kiểm tra lại cảnh sát giao thông?

Tôi đồng ý là không nên trao cho người dân quyền kiểm tra ngược lại CSGT ngay tức khắc, mà CSGT và các hoạt động tuyên truyền cần hướng dẫn người dân quyền tố cáo kịp thời, quyền khiếu nại sau đó.

Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư Trần Minh Hùng, Hãng luật Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM)

Luật sư Trần Minh Hùng (Hãng luật Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM):

“Người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền”

Theo tôi việc Thiếu tướng Trần Sơn Hà nói "người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy" là chưa có cơ sở và chưa bảo đảm quyền chứng minh, cung cấp chứng cứ của người vi phạm.

Về nguyên tắc khi người vi phạm bị xử phạt thì người vi phạm được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng minh lỗi người vi phạm, được xem, biết và kiểm tra các chứng cứ này. Nếu người dân không có được những quyền cơ bản này sẽ dẫn đến lạm quyền, phạt không có căn cứ, vô tội vạ. Như vậy, sẽ gây bức xúc, không thuyết phục cho người vi phạm khi không cho người dân những quyền cơ bản như được yêu cầu chứng minh lỗi, cung cấp chứng cứ có lỗi, được xem xét, kiểm tra các công cụ, máy móc hỗ trợ xử phạt của CSGT.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 01/2016 của Bộ Công an quy định về kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau: Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó. Khi chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được, cảnh sát hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2, điều 12 của thông tư này quy định Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Căn cứ theo các quy định trên thì việc người dân có quyền được biết giấy tờ này là có cơ sở và người xử phạt phải cung cấp cho người vi phạm, tránh lạm quyền, tránh không đi làm nhiệm vụ mà vẫn xử phạt bất cứ thời gian và địa điểm nào...

Hồng Chuyên (thực hiện)

Nguồn: infonet

Link Nguồn: http://infonet.vn/tranh-cai-dan-co-quyen-kiem-tra-giay-to-cua-canh-sat-giao-thong-post206569.info

Một luật sư sẽ bào chữa miễn phí cho bố vợ chém chết con rể

Biết hoàn cảnh của người bố vợ chém chết con rể, LS.Trần Minh Hùng đã ngỏ lời bào chữa miễn phí cho nghi phạm Nguyễn Văn Nam.

logo-1463500711339-18-0-355-660-crop-1463500791987

Sẽ bào chữa miễn phí nếu ông Nam mời

Khoảng 20h hôm nay, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) đã ngỏ lời với phóng viên báo Trí Thức Trẻ là sẽ đồng ý bào chữa miễn phí cho ông Nguyễn Văn Nam – nghi phạm trong vụ bố chém chết con rể.

Chia sẻ với chúng tôi về việc này, Luật sư Hùng cho biết: “Những ngày qua tôi luôn theo dõi, phân tích thông tin về trường hợp phạm tội của ông Nguyễn Văn Nam, trong vụ cha vợ chém chết con rể rồi chở xác đến công an phường đầu thú.

Tôi nhận thấy gia đình ông đang gặp khó khăn trong kinh tế, cũng như nguyên nhân phạm tội của ông Nam là do bảo vệ con gái mình, kèm theo hành động chỉ là bộc phát khi cảm xúc bị dồn nén… Vì vậy tôi sẽ bào chữa miễn phí cho ông Nam nếu ông mời tôi bào chữa”.

Một luật sư sẽ bào chữa miễn phí cho bố vợ chém chết con rể - Ảnh 1.

Luật sư Hùng cho biết: “Tôi hy vọng với động cơ và mục đích phạm tội, nguyên nhân phạm tội và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ông Nam sẽ được sự khoan hồng của pháp luật”.

Theo luật sư Hùng nhận định đây là những mâu thuẫn trong gia đình nên khi xảy ra hậu quả chết người thì ai cũng cảm thấy thương cảm vừa thấy trách móc cả hai bên.

Người cha vì bênh vực con gái mình, vì bị dồn nén đã hành động ngoài tầm kiểm soát, người con rể vì tính ghen vô cớ, rượu chè, hành hạ vợ, coi thường danh dự, nhân phẩm người khác nên đã phải trả giá quá đắt về hành vi của mình.

Với hành vi của Nam, Luật sư Hùng cho biết: “Tôi cho rằng hành vi ông Nam không cấu thành tội giết người mà có thể cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tôi nhận thấy ông Nam thực hiện hành vi khi trước đó anh Việt đã có nhiều tình tiết có thể gây kích động mạnh cho ông Nam như nắm vai cô con gái lôi suýt ngã, chửi bởi tục tĩu, nhục mạ, hăm dọa, đánh đập vợ (con ông Nam)… nên tôi nghiêng về vấn đề ông Nam bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân”.

Được biết, luật sư Trần Minh Hùng là Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình thuộc Đoàn luật sư TPHCM. Là một luật sư có uy tín, ông đã thực hiện tư vấn bào chữa miễn phí các vụ án hình sự chỉ định, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo.

Điển hình như bào chữa miễn phí cho một bị hại trong vụ án giết người ở Thủ Đức, một bị cáo phạm tội cướp tài sản ở Tân Bình, TPHCM,…

Cảnh đời khốn khó của người bố vợ chém chết con rể

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nam 58 tuổi, ở quận Gò Vấp, TP HCM, quê Trà Vinh, xuất thân là nông dân. Năm 1992, ruộng lúa mất mùa, ông Nam dẫn vợ và các con lên TPHCM để kiếm kế mưu sinh.

Ông Nam đã trải qua nhiều nghề như xe ôm, thợ mộc, thợ xây,… để nuôi gia đình. Hơn 10 năm trước, ông bị sốt rét nặng rồi mất sức lao động. Từ đó, sáng ông chạy xe ôm ở khu chợ Xóm Cháy (Q.Gò Vấp) để kiếm sống.

Chiều về tranh thủ tạt qua trường rước hai đứa cháu nội. Hàng xóm của ông Nam ai cũng nói ông là người lành tính, chưa bao giờ to tiếng với vợ con.

Một luật sư sẽ bào chữa miễn phí cho bố vợ chém chết con rể - Ảnh 2.

Muốn vào nhà ông Nam, khách phải cúi sát đầu. Đây là nơi ở của 9 con người thuộc 3 thế hệ.

Sau một thời gian làm việc không biết mệt mỏi, vợ chồng ông Nam và 4 người con (3 gái, 1 trai) mua được miếng đất nhỏ ở Gò Vấp rồi cùng nhau tự bỏ công cất nhà.

Ngôi nhà chưa đến 30 mét vuông là nơi ngả lưng của gia đình 9 người, 3 thế hệ mỗi khi đêm về. Mùa nắng thì nóng, mùa mưa thì phải chạy nước, rồi sáng mai mua ván, xi măng về chắp vá.

Từ khi xảy ra chuyện, người nhà ông Nam luôn âm thầm vào ra ngôi nhà nhỏ, không dám nói chuyện với ai. Mặc dù hàng xóm luôn cảm thông, chia sẻ cho một ông già trải qua nửa đời người thống khổ.

Khi còn chạy xe ôm ở khu vực chợ Xóm Cháy, ông Nam không bao giờ lấy tiền của sinh viên, người già,… thế nên được mọi người quý mến. Biết chuyện của ông, ai cũng bất ngờ pha lẫn thương cảm.

Bà P.T.T (52 tuổi) cho biết: “Không những ông Nam mà bà P. cũng là người nhã nhặn. Bà ấy bán sạp thịt nhỏ ở đây bao nhiêu năm nhưng chưa hề cãi nhau với ai. Ông ấy sống hiền lành, lương thiện. Nghe ông ấy giết người ban đầu tôi cũng không tin”.

Hiện tại, vợ con của ông Nam cũng chẳng khá giả gì, 4 người con của ông đi làm công nhân mỗi tháng chỉ hơn 4 triệu. Thêm phần sáng chạy chợ Xóm Cháy, chiều phải qua chợ Thống Nhất bán từng bó rau, miếng thịt của bà P. cũng không đủ xoay sở.

Một luật sư sẽ bào chữa miễn phí cho bố vợ chém chết con rể - Ảnh 3.

Luật sư Hùng nhận định có thể do trình độ ông Nam thấp, bị cảm xúc dồn nén theo thời gian, khi cảm xúc vượt quá ngưỡng chịu đựng, ông Nam mới bộc phát hung tính mà giết người..

Nhưng không vì vậy mà bà làm ngơ trước nỗi đau của gia đình anh Tôn Thanh Việt (34 tuổi, người con rể bị ông Nam chém chết). Bà đã phải đi vay mượn khắp nơi nhằm bù đắp phần nào cho phía gia đình con rể.

“Sinh mạng con người không có gì bù đắp nổi, nhưng mọi chuyện đã xảy ra rồi, tôi tha thiết mong gia đình của Việt tha thứ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để chuộc lỗi cho ông ấy. Hiện tại gia đình tôi rất rối, không biết về luật pháp, tôi rất mong muốn có người hỗ trợ pháp lý cho chồng tôi”, bà P. chia sẻ.

Bà P. cho biết, đến bây giờ gia đình anh Việt cũng không làm khó hay bắt gia đình bà phải bồi thường. Ngay đến khi chị N.T.T.H (31 tuổi, vợ anh Việt) về quê chồng lo chịu tang anh Việt. Người nhà anh vẫn hỗ trợ và không hề làm khó chị. Thế nhưng, không vì vậy mà bà không muốn chối bỏ trách nhiệm về việc chồng mình gây ra.

Một bên là con rể, một bên là chồng, bà cũng đã chịu hai nỗi đau khi một người chết, một người phải vướng vào lao lý.

(Theo Soha News)

Vụ sập nhà 4 tầng ở Cửa Bắc: Trách nhiệm thuộc về ai?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) sập xuống đã làm 2 chết người, 3 người bị thương đang thu hút dư luận, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc nghiêm trọng này?

Như tin tức Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa, tính tới 11h30 ngày 4/8, đã có hai nạn nhân tử vong trong vụ sập nhà 4 tầng tại 43 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội. Trong đó, nạn nhân Nguyễn Văn Thanh đã tử vong vào hồi 7h25 khi đang trên đường cấp cứu. Nạn nhân cuối cùng được tìm thấy vào lúc 11h là chị Nguyễn Thị Hằng đã tử vong trước khi được đưa ra ngoài.

Trước đó, 4 người được đưa đến nơi an toàn gồm: anh Nguyễn Vĩnh Đua, anh Trần Văn Dần, anh Nguyễn Hồng Chiến và anh Nguyễn Văn Thắng. Tại hiện trường, 4 người được giải cứu khỏi đống đổ nát gồm anh Nguyễn Văn Thành, anh Nguyễn Văn Quang, chị Nguyễn Thị Hằng, chị Nguyễn Thị Thoa.

Nguồn tin từ Công an phường Trúc Bạch cho biết, qua xác minh, chủ ngôi nhà 41 Cửa Bắc là bà Nguyễn Thị Vân. Sau khi bị xử lý vì xây không phép thì bà Vân đã xin phép sửa chữa và có công văn 1123/UBND - QLĐT của Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình về việc chấp thuận khôi phục nhà cũ. Chủ ngôi nhà 41 Cửa Bắc tiến hành đào móng nên có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công trình nhà 43 Cửa Bắc.

Với thiệt hại nặng nề về cả người và của trong vụ việc này, câu hỏi “Trách nhiệm thuộc về ai” khiến dư luận đang rất chú ý.

Vu sap nha 4 tang o Cua Bac: Trach nhiem thuoc ve ai? - Anh 1

Khung cảnh hoang tàn tại ngôi nhà số 43 Cửa Bắc.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng – Công ty Luật Gia đình cho biết, vụ việc này cần xem xét ở nhiều góc độ, đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy cho căn nhà số 41 đã đúng quy định pháp luật chưa? Nhà số 41 đã tiến hành thi công có đúng giấy phép xây dựng, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không?

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần xem xét nguyên nhân sập nhà số 43 có phải là do bên nhà số 41 thi công hay là do nhà 43 xuống cấp nặng, không bảo đảm độ an toàn hay không?

“Nếu việc nhà số 41 xây dựng đúng quy định, theo giấy phép xây dựng, theo tiêu chuẩn xây dựng thì việc truy tố trách nhiệm hình sự theo tôi là không có cơ sở. Lúc này cần phải xem xét cơ quan cấp phép xây dựng đã đúng tiêu chuẩn, quy định hay chưa mà tại sao nhà 41 xây dựng đúng tiêu chuẩn vẫn gây sụp đổ cho nhà số 43” – ông Hùng nói.

Còn ngược lại, theo ông Hùng, nếu nhà số 41 xây sai phép, xây sai tiêu chuẩn, sai kỹ thuật đẫn đến nhà số 43 bị sập thì việc khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" là có cơ sở. Trong quá trình điều tra, tùy hành vi và trách nhiệm cụ thể mà cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can.

Theo ông Hùng, khi xây dựng một công trình dù là lớn hay nhỏ thì công việc khảo sát bao giờ cũng là công việc đầu tiên, khảo sát đúng là tiền đề cho thiết kế chính xác. Thực tế có không ít công trình do vi phạm các quy định về khảo sát nên dẫn đến chất lượng công trình kém, thậm chí bị sụp đổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khảo sát là khâu thiết kế công trình. Nếu việc thiết kế vi phạm các quy định về thiết kế, gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng, tài sản của người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xây dựng.

Tiếp theo khâu thiết kế thì thi công là một khâu vô cùng quan trọng. Nếu thi công không đúng với thiết kế thì công trình cũng không thể đảm bảo; những công trình bị xuống cấp, bị hư hỏng, thậm chí chưa đưa vào sử dụng đã bị đổ, bị sập chủ yếu là do khâu thi công; những người tổ chức thi công hoặc trực tiếp thi công đã bớt vật tư, thiết bị.

Ngoài ra, việc sử dụng máy móc trong khi thi công không đúng quy định, gây hậu quả cũng phải chịu trách nhiệm. Tùy theo hành vi mà chủ đầu tư (chủ nhà) có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài trách nhiệm hình sự thì chủ nhà số 41 còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự theo điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 và mục 2 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP 8/7/2006.

Hòa Hậu (t/h)

Nguồn: Báo mới

Link báo: http://www.baomoi.com/vu-sap-nha-4-tang-o-cua-bac-trach-nhiem-thuoc-ve-ai/c/20026450.epi

link 2: http://doanhnghiepvn.vn/vu-sap-nha-4-tang-o-cua-bac-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-d76501.html

link 3: http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/khoi-to-vu-sap-nha-43-cua-bac-la-co-co-so-39726.html

LUẬT SƯ RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP.

        Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

           Ngoài lĩnh vực hoạt động, Luật sư chúng tôi còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho nhiều đối tượng... Khách hàng đến với Văn phòng luật sư Gia Đình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của các Luật sư Gia Đình.

            Xin gửi lời chúc sức khoẻ và cảm lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả Quý khách hàng đã và đang hợp tác với chúng tôi trong thời gian qua. Chúng tôi tin rằng khi đến với Luật sư Gia Đình quý khách sẽ nhận được được những dịch vụ pháp lý hoàn hảo và đáng tin cậy, sự tận tâm, tận tình của chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư và các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chúng tôi. Yếu tố quyết định cho sự thành công bền vững của Luật sư Gia Đình chính là sự chuyên nghiệp, uy tín, trung thực đối với khách hàng và không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn và đạo đức của Luật sư trong nước và Luật sư thế giới thể hiện trong việc phân công đội ngũ nhân sự phù hợp, phát huy tốt nhất nhân tố con người.

Là luật sư chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.

Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…

1. Dịch vụ luật sư riêng- Tư vấn những vấn đề pháp luật cho doanh nghiệp:

  • Tư vấn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của các bộ phận và cách thức phối hợp làm việc giữa các bộ phận, giữa các vị trí Quản lý trong nội bộ Doanh nghiệp.
  • Tư vấn về cơ cấu tổ chức bộ máy (Văn phòng chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện) trong nội bộ Doanh nghiệp.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của Chủ Doanh nghiệp.
  • Tư vấn về áp dụng các chế độ chính sách với người lao động theo quy định của pháp luật lao động một cách hợp lý trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, khen thưởng, kỷ luật  đối với nhân sự.
  • Tư vấn về thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tư vấn về các thỏa thuận(dự kiến) trong Hợp đồng của Doanh nghiệp với đối tác, khách hàng có phù hợp hay trái với qui định của pháp luật.
  • Tư vấn về việc góp vốn đầu tư, kinh doanh; thủ tục chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp…
  • Tư vấn về phương pháp, công cụ quản trị nhân sự.
  • Tư vấn về quản lý các khoản mục đầu tư.
  • Tư vấn về pháp luật thuế, phí, lệ phí.

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp thực hiện gải quyết các công việc cụ thể:

  • Soạn thảo các loại Quy chế, Quy định, Quy tắc ứng xử…
  • Soạn thảo các loại Hợp đồng.
  • Cung cấp bộ tài liệu mô tả công việc, nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của nhân viên (khối văn phòng), các bộ phận, các phòng ban, các cấp lãnh đạo.
  • Thẩm định tính phù hợp pháp luật của các qui định mà Ban lãnh đạo công ty cần ký ban hành do cấp dưới trình ký;
  • Thẩm định pháp lý các văn bản pháp quy: công văn, quyết định, hợp đồng, thỏa thuận hợp tác….
  • Tham gia cùng Lãnh đạo Công ty trong quá trình đàm phán Hợp đồng, các giao dịch khác với tư cách là Luật sư Riêng của Chủ tịch HĐQT, TGĐ.
  • Là trung gian hòa giải bất đồng, tranh chấp cho Chủ Doanh nghiệp.
  • Đào tạo về pháp luật theo từng lĩnh vực cụ thể theo yêu cầu của Doanh nghiệp.

3. Luật sư riêng cho doanh nghiệp thực hiện các công việc với tư cách là người đại diện, người được ủy quyền của doanh nghiệp

Thay mặt Chủ Doanh nghiệp phát ngôn với các bên liên quan, cơ quan Quản lý nhà nước, đối tác và cộng đồng về các vụ việc và hạn chế thấp nhất các rủi ro về pháp lý mà doanh nghiệp:

  • Đại diện giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp.
  • Đại diện Chủ Doanh nghiệp tham gia tố tụng tại Tòa án.
  • Đại diện trung gian hòa giải.
  • Đại diện Khiếu nại, tố cáo, Khởi kiện…
  • Đại diện đàm phán các giao dịch dân sự.

Tóm lại, luật sư riêng cho doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý thường gặp:

  • Tranh chấp nội bộ: Về Hợp đồng lao động, tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Công ty …
  • Tranh chấp với bên ngoài: Về các loại Hợp đồng kinh tế, phát sinh nợ khó đòi …
  • Tranh chấp với cơ quan nhà nước: Về thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính …                                  
  • Thiệt hại do thiếu am hiểu thủ tục hành chính, chính sách Pháp luật về đầu tư, về thuế, xuất nhập khẩu .
CẢM ƠN QUÝ DOANH NGHIỆP ĐÃ TIN TƯỞNG CHÚNG TÔI TRONG THỜI GIAN QUA.

“Người mẹ ma” ở TP HCM: 'Ước gì tôi biết vì sao mình bị tạt axit'

 

 

Hai năm nay chị Tô Phạm Xuyên Lan luôn muốn biết người đã ra tay tàn độc với mình, ảnh: Phạm An.

Vượt qua nỗi đau, sự ám ảnh để làm lại từ đầu, thế nhưng chị Lan vẫn chưa bao giờ ngừng hỏi ai đã tạt axit mình.

Từ một người mẹ xinh đẹp, đi làm thuê lương hơn 5 triệu/tháng, luôn là người bên cạnh con mình thì giờ đây chị Tô Phạm Xuyên Lan (40 tuổi, ngụ Q.8, TPHCM) phải gửi thằng bé cho người bà con chăm sóc đến cuối tuần mới được về với mẹ hai ngày.

Về phần mình, tất cả tài sản trôi theo những lần điều trị, để lại cho chị số nợ lên đến vài chục triệu đồng. Chị ở trong căn phòng nhỏ được chủ thương tình cho thuê với giá rẻ. Mỗi buổi sáng, khi người em của mình đi làm, chị Lan lại đóng kín cửa, nhốt mình giữa bốn bức tường.

“Người mẹ ma” ở TP HCM: Ước gì tôi biết vì sao mình bị tạt axit - Ảnh 1.

Hai năm nay, chị Lan sống lầm lũi trong căn trọ nhỏ chỉ vừa một chiếc giường, đây cũng là tài sản quý giá nhất của chị. Ảnh: Phạm An.

Có lần, chị trốn nhà đi bán vé số, nhưng hình hài quá đáng sợ, chị không bán được gì. Chị Lan phải sống tạm bợ qua ngày nhờ vào tấm lòng của những mạnh thường quân biết đến mình.

Hiện tại, chị Lan không còn đổ lỗi cho số phận, không trách hoàn cảnh mình trớ trêu. Hàng ngày chị cố gắng vươn lên để con mình còn có mẹ, cố gắng lau khô những giọt nước mắt của mẹ mình bằng nụ cười. Nhưng chị chưa bao giờ ngừng hỏi ai đã tàn phá cuộc đời chị.

Hai năm luôn tự hỏi nguyên nhân

Thật vậy, từ khi chị Lan quyết định làm lại cuộc đời, chỉ có màn đêm mới chứng kiến những giọt lệ lăn trên má người phụ nữ khốn khổ này. Sáng dậy, chị đón bình mình bằng những nụ cười méo mó. Nhưng đó cũng là một quá trình để cả nhà chị vượt lên nỗi đau. Mẹ chị không còn lo lắng chị tự tử mỗi khi bà có việc ra khỏi nhà. Con chị không còn bị la mắng, đuổi xua vô cớ.

"Tuy tôi đã không còn muốn chết, nhưng mỗi ngày đối diện với thân xác người không ra người, ma chẳng là ma này thì tôi luôn tự hỏi mình đã gây ra lỗi gì để người ta thù hận. Ước gì tôi biết nguyên nhân vì sao người ta lại tạt axit mình tàn độc đến thế", chị Lan ngậm ngùi.

Có lần quá mong ngóng, chị một mình ra lại hiện trường. Đối diện với sự ám ảnh để xem mình có nhớ thêm được hình dáng đối tượng, hay chi tiết nào liên quan hay không. Nhưng nhắm mắt lại thì chị chỉ thấy một ngọn đuốc sống chạy đi cầu cứu, thấy từng thớ thịt rơi vãi dưới chân, nhớ rõ nỗi đau cứ liên tục đeo bám chị. 

Cuối cùng, chị gạt nước mắt để chấp nhận sự thật rồi thất thểu về nhà.

“Người mẹ ma” ở TP HCM: Ước gì tôi biết vì sao mình bị tạt axit - Ảnh 2.

Chưa kịp vui mừng vì tách được sẹo dính giữa cổ bên trái với ngực, thì phần cổ bên phải lại xuất hiện thêm 2 vết sẹo kéo cổ nghiêng sang phải. Ảnh: Phạm An.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi tiếng khóc của những đứa trẻ khi đi ngang qua phòng trọ. Chúng cứ thét lên "ma… ma…" rồi chạy biến mất. Những lần đó tôi ngại ngùng khép hờ cửa lại rồi quay qua chị, chị Lan mỉm cười cực nhọc:"Kệ đi, tôi quen rồi". Nghe thật nhẹ nhàng nhưng lắm nỗi chua cay.

Không chỉ vậy, những người thân quen thì thôi, người không hiểu thì cứ liếc háy, nhìn chị bằng ánh mắt khinh khi. Chị chỉ biết cúi đầu, mắt ánh lên những nỗi mặc cảm không tên.

Chị tâm sự, những nạn bị tạt axit ngoài việc mang trên người toàn sẹo là sẹo thì đi ra ngoài cũng bị những ánh mắt rẻ khinh soi mói.

Chị nói vì họ không hiểu nên chị không trách, nhưng nhìn chị cố rướn người để nâng ánh mắt mình hướng về chiếc cửa sổ của căn phòng trọ nhỏ bé. Rồi mấp máy môi nói rằng, giờ chị chỉ ráng sống vì con, ráng phẫu thuật mặt cho dễ nhìn để đi bán vé số nuôi con, không thì ráng kiếm tiền đưa con trai mình về quê.

Mẹ con có rau ăn rau, có cháo ăn cháo rồi cắt rau, mò cua đi bán để con tiếp tục học thành tài chứ không để con ở đây mà ấm ức, mặc cảm vì lời lẽ của những người xung quanh. Tất cả những lời ấy khiến người nghe không khỏi chạnh lòng.

Chị Lan luôn trăn trở: "Tôi mong rằng pháp luật nên sửa luật đối với tạt axit thì phải tử hình hoặc chung thân người ta mới sợ. Vì đã bị axit hủy hoại nên tôi biết nỗi đau kêu đến thấu trời. So với bị chém một nhát thì tôi chọn mình bị chém nặng đi, nhưng khi lành chỉ để lại một vết sẹo, còn axit thì sống không bằng chết".

Mắt ngấn nước, chị nói: " Không chỉ vậy, người ta gán cho nạn nhân axit tội giật chồng nên mới bị sự ghen tuông tàn phá. Họ không biết rằng, 2 năm nay đêm nào tôi cũng khóc vì đau. Sáng lại ngóng trông vào cơ quan điều tra xem họ bắt được hung thủ chưa, để tôi vào hỏi người đó vì sao lại nhẫn tâm như vậy".

Theo Thiếu tá Lê Hữu Phước – Đội trưởng đội CSĐT CA quận 8, TP.HCM thì 18h45 ngày 4/6/2014 khi biết thông tin chị Tô Phạm Xuyên Lan bị tạt axit, công an Quận 8 đã xuống hiện trường để thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng để triển khai truy tìm kẻ đã gây ra tội ác trên.

Tuy nhiên, lúc đó trời mưa, kẻ gây án mặc áo mưa che kín, đường vắng nên khi mọi người nghe chị Lan cầu cứu, chạy ra thì người này đã chạy mất. Thậm chí người dân còn không thể xác định được chiếc xe máy mà đối tượng dùng để gây án là xe gì.

Về phần chị Lan, khi chị được điều trị tích cực, tỉnh táo, các đồng chí công an nhiều lần vào thăm hỏi, lấy lời khai. Nhưng sự việc diễn ra quá nhanh, chị Lan cũng không xác định được người này là nam hay nữ, đi xe gì, mặc trang phục gì, chỉ biết người này mặc áo mưa cánh dơi (loại có 2 tà áo).

Ông Phước cho biết:"Ngày 05/11/2014, chúng tôi đã lập hồ sơ khởi tố vụ án. Suốt mấy tháng liền anh em chia nhau phân vùng, cũng như phân tích các mối quan hệ của chị Lan. Sau đó tiếp xúc, theo dõi những đối tượng mà chúng tôi tình nghi. Tuy nhiên, họ đều có chứng cứ ngoại phạm và không có hành động nào khả nghi sau đó.

Chị Lan cũng cho rằng thời gian đó mình không mâu thuẫn với ai. Chị không nghi ngờ ai, và chưa ai hăm dọa chị trước đó nên công tác điều tra trở nên khó khăn.

Đến nay đã hết thời gian khởi tố nên chúng tôi tạm thời đình chỉ điều tra. Tuy nhiên, nếu chị Lan hay ai có thông tin cung cấp, hoặc chúng tôi phát hiện được manh mối, chúng tôi sẽ lật lại hồ sơ giúp chị Lan đòi lại công bằng. Về chất lỏng mà chị Lan bị tạt lên người, tôi khẳng định đây là axit đậm đặc, thương tích chị Lan hứng chịu được giám định là 12%".

 

Chia sẻ của "người mẹ ma" Tô Phạm Xuyên Lan. Clip: Phạm An.

Nên có điều luật riêng để xử lý hành vi tạt axit

Theo luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn luật sư TPHCM thì hành vi tạt axit thường do mâu thuẫn ghen tuông trong hôn nhân, tình yêu... Người thực hiện hành vi tạt axit hầu hết họ không tước đoạt tính mạng mà muốn làm cho nạn nhân bị xấu đi. Nên đa số họ chỉ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích, rất ít trường hợp bị xử lý về tội giết người.

Người bị tạt axit thường mang di chứng rất nặng nề về sức khỏe, ngoại hình. Từ đó, ảnh hưởng tâm lý, thương tật về thể xác lẫn tinh thần. Những vết sẹo để lại trên cơ thể làm cho họ không dám đối diện với cuộc sống, có nạn nhân vì mặc cảm mà tự kết thúc cuộc đời mình.

“Người mẹ ma” ở TP HCM: Ước gì tôi biết vì sao mình bị tạt axit - Ảnh 4.

Theo luật sư Trần Minh Hùng thì nên có điều luật riêng để xử lý hành vi tạt axit. Ảnh: Phạm An.

Bộ luật hình sự quy định, người thực hiện hành vi tạt axit bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe của người khác thì hình phạt tù từ 6 tháng cho đến chung thân. Nếu người thực hiện hành vi tạt axit gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây chết người thì hình phạt từ 7 năm tù đến tử hình.

Theo BLHS năm 2015, hiện đang lùi ngày có hiệu lực ghi nhận nguyên tắc xử lý nghiêm hành vi dùng Axit Sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dù tỷ lệ thương tật dưới 11% với mức hình phạt đến 3 năm tù.

Trong trường hợp gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì mức hình phạt có thể tù chung thân.

"Nếu chỉ áp dụng hình phạt tù thôi thì với chưa đủ sức răn đe, nên nhiều người vẫn ngang nhiên dùng axit để giải quyết mâu thuẫn. Theo tôi, nên có tội danh riêng đối với những hành vi tạt axit vào người khác. Vì axit là hung khí nguy hiểm có tính đặc thù riêng.

Đây cũng là hành vi rất dã man vì những nạn nhân bị tạt axit họ bị di chứng, đau đớn suốt đời cả về thể xác và tinh thần. Hậu quả của việc tạt axit để lại cho xã hội, gia đình phải gánh chịu rất lớn.

Không thể cứ tạt axit là xử phạt chung thân hoặc tử hình. Theo tôi chỉ nên có điều luật riêng về hành vi này và cần tăng mức hình phạt so với tội danh cố ý gây thương tích mà Bộ luật Hình sự hiện nay áp dụng. Đồng thời cho cơ quan có thẩm quyền định tội danh và lượng hình chính xác hơn và sẽ có cấu thành tội phạm riêng đối với tội danh này", luật sư Trần Minh Hùng nhận định.

Mọi sự quan tâm, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xin gửi về Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Tài khoản: 1912.832.546.5015

Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Hai Bà Trưng - Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 21 Toà nhà Center Building, Hapulico. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn

Nguồn: Soha news

xem link báo đầy đủ tại đây: http://soha.vn/nguoi-me-ma-o-tp-hcm-uoc-gi-toi-biet-vi-sao-minh-bi-tat-axit-20160723025922277.htm

Vỡ đường ống nước 14 lần, không khởi tố: Lo bỏ lọt tội phạm, gây dư luận xấu?

Dân trí Theo phân tích của luật sư,việc các cơ quan tố tụng xác định một số cựu lãnh đạo của Vinaconex có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự là không có cơ sở.
 

Như tin đã đưa, vừa qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex)", đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 9 bị can.

Cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng "khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu" nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Phân tích dưới góc độ quy định pháp luật, LS Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, để được miễn trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Cụ thể, theo quy định tại điều 25 Bộ luật hình sự thì trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, theo LS Hùng, việc Cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự là không có cơ sở.

"Bởi những khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu chỉ là yếu tố được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà thôi, còn việc người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm phải được diễn ra trước khi hành vi phạm tội được phát giác. Còn ở đây những hành vi phạm tội đã được khởi tố thì dù có thành khẩn cũng được không áp dụng theo quy định trên, tức không được miễn trách nhiệm hình sự", ông Hùng phân tích.

Ông Hùng cũng cho biết, theo quy định của Bộ luật thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, khi người thực hiện hành vi phạm tội mà cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu tội phạm thì phải tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định pháp luật. Căn cứ theo tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự thì những người nêu trên đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo điều luật này.

"Những hành vi của người vi phạm theo tôi là đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội vì những thiệt hại về vật chất mà xã hội và người dân Hà Nội phải gánh chịu trong những năm qua vì việc vỡ ống nước liên tục. Nếu việc điều tra, truy tố, xét xử mà không xử lý hình sự những người nêu trên thì gây bất bình đẳng và không công bằng cho những người vi vi phạm khác mà Bộ luật hình sự đã quy định. Quan trọng hơn việc làm này của cơ quan tố tụng có thể bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt đồng phạm và tạo nên dư luận xấu về vị việc này, một vụ việc mà dư luận vốn đã bức xúc từ lâu", ông Hùng nói.

Là luật sư tham gia bảo vệ cho 1 bị cáo trong vụ án này kể từ giai đoạn kết thúc điều tra, LS Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, dự án đường nước Sông Đà – Hà Nội là dự án nhóm A, do Vinaconex làm chủ đầu tư, mọi quyết định do Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Vinaconex quyết định về phân bổ vốn đầu tư, tiến độ, kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu, bảo hành…

Theo ông Triển, các bị cáo trong vụ án này là nhận công việc qua ký kết hợp đồng với Vinaconex và họ đã thực hiện cơ bản đúng với hợp đồng đã ký kết. Sai phạm cơ bản dẫn đến đường ống bị vỡ, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, gây bức xúc cho công luận, theo ông Triển là do: khảo sát thiếu đầy đủ về hệ thống đất đai đặt đường ống để có thiết kế đảm bảo độ bền vững của hệ thống không bị lún, va đập, áp suất, cong gãy, vỡ…

"Tất cả những lần vỡ đường ống đều xẩy ra tại đoạn đầm lầy, ao hồ,…có nền đất móng đặt đường ống không đảm bảo. Mặt khác, chất liệu, kỹ thuật làm đường ống và kỹ thuật đặt đường ống đều do lãnh đạo Vinaconex quyết định. Các bên ký kết hợp đồng chỉ là người thực thi theo đúng cam kết, điều khoản trong hợp đồng. Các đơn vị, hay nói cụ thể là các bị cáo trong vụ án này đã thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với Vinaconex thì không thể buộc tội cho họ được. Nếu có sai phạm thì lãnh đạo Vinaconex phải chịu trách nhiệm trước pháp luât", ông Triển cho biết.

Ông Triển cho rằng: "Vụ án này đã đi ngược lại khi người thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với Vinaconex thì bị truy tố; lãnh đạo Vinaconex làm sai dự án, thi công, kỹ thuật… và trái pháp luật thì bỏ ra ngoài vụ án với lý do như là “nhân thân tốt”. Theo quy định của pháp luật thì nhân thân tốt chỉ là một tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình; nếu đây trở thành án lệ thì mọi tội phạm mà có nhân thân tốt thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay sao?".

Phương Dung

Nguồn: Báo Dân trí

Link báo: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vo-duong-ong-nuoc-14-lan-khong-khoi-to-lo-bo-lot-toi-pham-gay-du-luan-xau-2016071819095898.htm

Quy định phạt lỗi vượt đèn vàng như đèn đỏ: 'Chưa hợp lý và còn nhiều bất cập'

"Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý", luật sư Trần Minh Hùng cho biết.

Từ 1/8, theo Nghị định 46 của Chính phủ (thay thế cho các Nghị định 171 và 107), người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau. Mức phạt tiền cho hành vi vượt đèn vàng cao gần gấp đôi so với hiện hành: với ôtô có thể lên tới 2 triệu đồng và 400.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy...

Ngay sau khi Nghị định được công bố đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình - Đoàn luật Sư TP. HCM để giải đáp những thắc mắc.

ls hùngLuật sư Trần Minh Hùng

Nghị định 46 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2016 quy định, xe vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt mức tiền cao hơn mức cũ. Lỗi vượt đèn vàng và đèn đỏ phạt như nhau. Luật sư có nhận xét như thế nào về nghị định mới ban hành này?

 
 

Luật sư Trần Minh Hùng: Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý. Tín hiệu đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.

Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nhưng nhiều người lại hiểu nhầm rằng màu vàng là vẫn được đi như màu xanh, hiểu như vậy là sai. Khi đèn vàng mà xe chưa đi qua vạch thì phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật. Như vậy, theo tôi chỉ nên xử phạt những hành vi khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện vẫn không ngừng xe mà chạy luôn thì mới xử phạt. Đồng thời căn cứ vào quy định việc đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu nên dù có vượt đèn vàng thì mức phạt phải thấp hơn mức phạt đèn đỏ thì mới phù hợp với tính chất hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Điểm tích cực về việc tăng mức xử phạt là tạo tính răn đe cho người vi phạm nhưng điểm tiêu cực là có thể gây tiêu cực, lạm quyền từ cơ quan, cá nhân xử phạt người vi phạm.

Từ 1.8.2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.Từ 1/8/2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.

Một số bạn đọc có ý kiến rằng, nếu nghị định được thực thi, thì nên bỏ hẳn đèn vàng, vì không còn tác dụng của nó nữa. Ngoài ra, mỗi trụ đèn phải có đồng hồ đếm ngược, để người đi đường biết để giảm tốc độ ngừng lại. Bởi rất có thể sẽ xảy ra trường hợp vừa chạy xe vừa nhìn xem đèn xanh, đèn đỏ thì rất nguy hiểm hơn. Vì người đi trước ngừng chưa chắc người sau đã ngừng, rất có thể xảy ra tai nạn. Luật sư nghĩ sao về ý kiến này?

Luật sư Trần Minh Hùng: Đúng vậy, chúng ta biết rằng đèn đếm lùi được gắn cạnh đèn chính, báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu. Đèn này rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ. Nếu không có đền đếm lùi thì việc phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau thì hết sức vô lý, không thể chấp nhận được và thậm chí nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hơn nữa không có đèn đếm lùi thì việc đặt đèn vàng cũng không có ý nghĩa nếu vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ.

Về nguyên tắc xử phạt, theo luật sư, nếu lái xe thấy mình điều khiển đúng theo quy định, nhưng bị xử phạt sai thì người điều khiển xe có thể khiếu nại đến cơ quan, tổ chức nào?

Luật sư Trần Minh Hùng: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Theo luật sư, để Nghị định 46 nói trên đủ thuyết phục để thực thi, cần đảm bảo những điều gì?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi pháp luật khi đưa ra hình thức xử phạt, mức độ xử phạt thì phải bảo đảm đi vào cuộc sống. Do vậy, dù có xử phạt nặng đến đâu mà không có tính tuyên truyền, phổ biến và quan trọng nhất là ý thức thì cũng không có được tính răn đe cao. Do vậy, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì không phải tăng mức xử phạt thì có tính răn đe mà còn có thể gây nên nhiều tiêu cực mà hiện nay chúng ta đã chứng kiến.

Nghị định này nếu được thực thi thì theo tôi đèn đếm lùi bắt buộc phải gắn ở các nút giao thông thì mới bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và việc xử phạt mới có thể làm cho người vi phạm khâm phục. Tôi cũng cho rằng không nên có mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ là như nhau mà cần có quy định mức vượt đèn vàng thì phải thấp hơn vượt đèn đỏ như tôi phân tích trên. Khi đèn vàng bật sáng trường hợp người tham gia giao thông đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp tục đi mà không bị xử phạt.

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Nguồn: Báo Tin Tức

Link Nguồn báo: http://tintuc.vn/xa-hoi/quy-dinh-phat-loi-vuot-den-vang-nhu-den-do-chua-hop-ly-va-con-nhieu-bat-cap-144985

Quy định phạt lỗi vượt đèn vàng như đèn đỏ: 'Chưa hợp lý và còn nhiều bất cập'

"Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý", luật sư Trần Minh Hùng cho biết.

Từ 1/8, theo Nghị định 46 của Chính phủ (thay thế cho các Nghị định 171 và 107), người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau. Mức phạt tiền cho hành vi vượt đèn vàng cao gần gấp đôi so với hiện hành: với ôtô có thể lên tới 2 triệu đồng và 400.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy...

Ngay sau khi Nghị định được công bố đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình - Đoàn luật Sư TP. HCM để giải đáp những thắc mắc.

ls hùngLuật sư Trần Minh Hùng

Nghị định 46 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2016 quy định, xe vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt mức tiền cao hơn mức cũ. Lỗi vượt đèn vàng và đèn đỏ phạt như nhau. Luật sư có nhận xét như thế nào về nghị định mới ban hành này?

 
 

Luật sư Trần Minh Hùng: Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý. Tín hiệu đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.

Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nhưng nhiều người lại hiểu nhầm rằng màu vàng là vẫn được đi như màu xanh, hiểu như vậy là sai. Khi đèn vàng mà xe chưa đi qua vạch thì phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật. Như vậy, theo tôi chỉ nên xử phạt những hành vi khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện vẫn không ngừng xe mà chạy luôn thì mới xử phạt. Đồng thời căn cứ vào quy định việc đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu nên dù có vượt đèn vàng thì mức phạt phải thấp hơn mức phạt đèn đỏ thì mới phù hợp với tính chất hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Điểm tích cực về việc tăng mức xử phạt là tạo tính răn đe cho người vi phạm nhưng điểm tiêu cực là có thể gây tiêu cực, lạm quyền từ cơ quan, cá nhân xử phạt người vi phạm.

Từ 1.8.2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.Từ 1/8/2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.

Một số bạn đọc có ý kiến rằng, nếu nghị định được thực thi, thì nên bỏ hẳn đèn vàng, vì không còn tác dụng của nó nữa. Ngoài ra, mỗi trụ đèn phải có đồng hồ đếm ngược, để người đi đường biết để giảm tốc độ ngừng lại. Bởi rất có thể sẽ xảy ra trường hợp vừa chạy xe vừa nhìn xem đèn xanh, đèn đỏ thì rất nguy hiểm hơn. Vì người đi trước ngừng chưa chắc người sau đã ngừng, rất có thể xảy ra tai nạn. Luật sư nghĩ sao về ý kiến này?

Luật sư Trần Minh Hùng: Đúng vậy, chúng ta biết rằng đèn đếm lùi được gắn cạnh đèn chính, báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu. Đèn này rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ. Nếu không có đền đếm lùi thì việc phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau thì hết sức vô lý, không thể chấp nhận được và thậm chí nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hơn nữa không có đèn đếm lùi thì việc đặt đèn vàng cũng không có ý nghĩa nếu vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ.

Về nguyên tắc xử phạt, theo luật sư, nếu lái xe thấy mình điều khiển đúng theo quy định, nhưng bị xử phạt sai thì người điều khiển xe có thể khiếu nại đến cơ quan, tổ chức nào?

Luật sư Trần Minh Hùng: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Theo luật sư, để Nghị định 46 nói trên đủ thuyết phục để thực thi, cần đảm bảo những điều gì?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi pháp luật khi đưa ra hình thức xử phạt, mức độ xử phạt thì phải bảo đảm đi vào cuộc sống. Do vậy, dù có xử phạt nặng đến đâu mà không có tính tuyên truyền, phổ biến và quan trọng nhất là ý thức thì cũng không có được tính răn đe cao. Do vậy, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì không phải tăng mức xử phạt thì có tính răn đe mà còn có thể gây nên nhiều tiêu cực mà hiện nay chúng ta đã chứng kiến.

Nghị định này nếu được thực thi thì theo tôi đèn đếm lùi bắt buộc phải gắn ở các nút giao thông thì mới bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và việc xử phạt mới có thể làm cho người vi phạm khâm phục. Tôi cũng cho rằng không nên có mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ là như nhau mà cần có quy định mức vượt đèn vàng thì phải thấp hơn vượt đèn đỏ như tôi phân tích trên. Khi đèn vàng bật sáng trường hợp người tham gia giao thông đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp tục đi mà không bị xử phạt.

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Nguồn: Báo Tin Tức

Link Nguồn báo: http://tintuc.vn/xa-hoi/quy-dinh-phat-loi-vuot-den-vang-nhu-den-do-chua-hop-ly-va-con-nhieu-bat-cap-144985

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006