Luật sư khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng với những lời quảng cáo ''quá lố''

Yến Nhi
Yến Nhi4.8 (187)
Trần Minh Hùng
Trần Minh Hùng
 
Thứ Hai, 07/04/2025, 
Luật sư khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng với những lời quảng cáo ''quá lố''
 
07 thg 4, 2025 | TIÊU DÙNG THÔNG THÁI - Theo LS Trần Minh Hùng, Trưởng VP Luật sư Gia đình, Đoàn luật sư TPHCM, khi một số người thực hiện livestream thiếu hiểu biết về quy định pháp lý hoặc không tuân thủ đúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu dùng.
Link nguồn buổi phỏng vấn:
LS TRẦN MINH HÙNG

Vụ cuộn vải đè chết bảo vệ ở Bình Dương: Nạn nhân có được bồi thường?

 
00:00/04:10

(Dân trí) - Theo luật sư, nam bảo vệ bị cuộn vải rơi khỏi xe đè tử vong trong giờ làm việc sẽ được nhận bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 22/3, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an phường Mỹ Phước điều tra vụ xe máy cày chở theo 3 cuộn vải, bị rơi ra khỏi xe, đè chết nam bảo vệ.

Theo camera an ninh ghi lại, thời điểm này, bảo vệ mở cổng công ty để xe kéo chở 3 cuộn vải đi vào phía trong.

Vụ cuộn vải đè chết bảo vệ ở Bình Dương: Nạn nhân có được bồi thường? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/ahCJb67cDwb3RO12ijCs6D5lW78=/thumb_w/1360/2025/03/23/0323-1742710473103.gif 2x" data-ll-status="loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/g9DzOcxM7KkBkTGxIaiFBXflCNU=/thumb_w/1020/2025/03/23/0323-1742710473103.gif 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/ahCJb67cDwb3RO12ijCs6D5lW78=/thumb_w/1360/2025/03/23/0323-1742710473103.gif 2x">

Nam bảo vệ không chạy kịp, bị cuộn vải đè trúng, tử vong tại chỗ (Ảnh cắt từ clip).

Khi xe kéo từ ngoài chạy vào với tốc độ nhanh, cuộn vải trên xe bất ngờ bị rơi xuống, đè trúng nam bảo vệ. Sau đó, công ty đã sử dụng xe nâng để đưa các cuộn vải ra ngoài, giải cứu nam bảo vệ. Tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong tại hiện trường.

Được biết, vụ việc xảy ra vào chiều 19/3 tại một công ty trong KCN Mỹ Phước 3, phường Mỹ Phước, TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) cho hay dựa trên những tình tiết được ghi lại trong camera an ninh, nam bảo vệ bị cuộn vải đè chết trong giờ làm việc được xác định là tai nạn lao động và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ có trách nhiệm thanh toán các chi phí sơ cứu, cấp cứu (nếu có) cho người lao động theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp tai nạn không phải do lỗi của người lao động, nhưng hậu quả là họ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì NSDLĐ phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương. Trường hợp người lao động bị chết thì bồi thường cho thân nhân của họ.

Thân nhân của nam bảo vệ được hưởng các khoản trợ cấp nào khác?

Nam bảo vệ trong sự việc đã tử vong nên thân nhân của người này sẽ được nhận thêm khoản trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 2.340.000 = 84.240.000), theo chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định theo Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.

Ngoài ra, thân nhân của nam bảo vệ còn được hưởng trợ cấp tử tuất. Theo đó, chế độ tử tuất bao gồm 3 chế độ là: Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.

Trước ngày 1/7, chế độ tử tuất dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được áp dụng theo Điều 66 quy định tại Luật BHXH năm 2014.

Chế độ trợ cấp mai táng được áp dụng theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH 2014. Theo đó, mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở hiện tại, tức là 23,4 triệu đồng.

Theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động qua đời bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Trong 3 chế độ tử tuất trên, trợ cấp tuất hằng tháng là chế độ quan trọng nhất, đảm bảo cuộc sống cho thân nhân yếu thế khi người lao động qua đời.

Tuy nhiên, không phải thân nhân nào của người lao động qua đời cũng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. Chỉ những thân nhân đạt đủ điều kiện pháp luật quy định mới được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Theo Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có 4 trường hợp thân nhân người lao động qua đời được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, cụ thể như sau.

Vụ cuộn vải đè chết bảo vệ ở Bình Dương: Nạn nhân có được bồi thường? - 2https://cdnphoto.dantri.com.vn/U0DM9yAoJdzR8YrjotyLp8BlfbA=/thumb_w/1360/2025/03/23/screenshot-2025-03-23-141853-1742714655625.png 2x" data-ll-status="loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/eHeKQH3R9Ro0X3Vd9HsVEpfKWwk=/thumb_w/1020/2025/03/23/screenshot-2025-03-23-141853-1742714655625.png 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/U0DM9yAoJdzR8YrjotyLp8BlfbA=/thumb_w/1360/2025/03/23/screenshot-2025-03-23-141853-1742714655625.png 2x">

Các nhóm thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trước ngày 1/7 (Ảnh: Tùng Nguyên).

Trường hợp một người lao động qua đời thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người. Trong trường hợp gia đình có từ 2 người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định ở trên.

Nếu thân nhân có nhu cầu và đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần, số tiền nhận sẽ được tính theo quy định Điều 89 của Luật BHXH và dựa trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cụ thể, cứ mỗi năm người lao động tham gia đóng BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Nguồn:https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/vu-cuon-vai-de-chet-bao-ve-o-binh-duong-nan-nhan-co-duoc-boi-thuong-20250323131744501.htm

LS TRẦN MINH HÙNG

Vụ ô tô chở 36 người lao xuống vực: Những ai có thể phải chịu trách nhiệm?

Hoàng Diệu
Thứ ba, 01/04/2025 - 06:56

(Dân trí) - Theo luật sư, cơ quan điều tra sẽ làm rõ vai trò của tài xế và đơn vị quản lý, sở hữu phương tiện trong vụ tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý của những cá nhân liên quan trong vụ việc.

Công an tỉnh Lâm Đồng đang tạm giữ hình sự ông Nguyễn Văn Lan (44 tuổi, ở tỉnh Bình Phước) để điều tra hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ông Lan là tài xế điều khiển xe khách va chạm với xe tải rồi lao xuống vực tại khu vực đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khiến 1 người tử vong. 

Theo công an, chiều 30/3, ô tô do ông Lan điều khiển tới đèo Bảo Lộc, đoạn qua huyện Đạ Huoai thì va chạm với xe tải cùng chiều phía trước. Sau cú tông, xe khách lao qua phần đường bên trái, rơi xuống vực đèo sâu khoảng 20m. Vụ việc khiến chị N.T.N.T. (26 tuổi, ở Bình Phước) tử vong, 3 người khác bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. 

Làm việc với công an, tài xế khai lái xe chở cán bộ, nhân viên một công ty ở Bình Phước lên TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) dự giải chạy marathon, khi trở về thì gặp tai nạn. Nguyên nhân do tài xế không làm chủ tốc độ, ô tô mất phanh rồi va chạm vào đuôi xe tải phía trước. 

Với diễn biến sự việc như trên, ông Lan có thể phải chịu trách nhiệm ra sao trước pháp luật? 

Vụ ô tô chở 36 người lao xuống vực: Những ai có thể phải chịu trách nhiệm? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/VaPxt3UKa1mQtMtHs9RxfyRUOv8=/thumb_w/1360/2025/03/31/tai-nanbao-loclam-dong-1743427840111-1743435308555.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/QEr-gt6mtZy15jQZs51ODNRW9ro=/thumb_w/1020/2025/03/31/tai-nanbao-loclam-dong-1743427840111-1743435308555.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/VaPxt3UKa1mQtMtHs9RxfyRUOv8=/thumb_w/1360/2025/03/31/tai-nanbao-loclam-dong-1743427840111-1743435308555.jpg 2x">

Chiếc xe vỡ nát sau vụ tai nạn (Ảnh: Khánh Hồng).

 

Trách nhiệm của tài xế

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TPHCM) đánh giá theo thông tin hiện có, bước đầu có thể nhận định một phần nguyên nhân vụ tai nạn đến từ việc tài xế đã không làm chủ tốc độ, còn chiếc xe bị mất phanh, dẫn tới va chạm và lao xuống vực. Tuy nhiên, đó mới là lời khai ban đầu, cơ quan chức năng cần tiếp tục củng cố lời khai, dữ liệu hiện trường, thực nghiệm hiện trường và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm đánh giá chính xác nguyên nhân sự việc. 

Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề chính dẫn tới tai nạn như tài xế đã tuân thủ quy định về tốc độ, làn đường chưa; điều kiện thời tiết, đường xá tại thời điểm xảy ra tai nạn như thế nào, có bị che khuất tầm nhìn, trơn trượt hay không? 

Về phía phương tiện, cần làm rõ phương tiện có đảm bảo chất lượng để lưu thông hay không; việc xe mất phanh có phải sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý chí chủ quan và sự kiểm soát của tài xế không và tại thời điểm phát hiện phương tiện mất phanh, vị trí của chiếc xe khách như thế nào, tài xế đã áp dụng biện pháp xử lý tốt nhất để hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra hay chưa. 

"Về nguyên tắc, phương tiện khi tham gia giao thông cần được đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn. Tài xế trước khi di chuyển cần chủ động kiểm tra tình trạng hoạt động, đảm bảo an toàn kỹ thuật cho phương tiện, từ đó kịp thời phát hiện, khắc phục các sự cố nếu có, đảm bảo phương tiện vận hành an toàn. Tùy thuộc kết quả xác minh nguyên nhân dẫn tới việc xe mất phanh, cơ quan chức năng sẽ có những phương án xử lý khác nhau đối với sự việc", luật sư Hùng phân tích. 

Vụ ô tô chở 36 người lao xuống vực: Những ai có thể phải chịu trách nhiệm? - 2https://cdnphoto.dantri.com.vn/1FCat-G_SMK6xs1bxguocSjQ-KI=/thumb_w/1360/2025/03/31/ho-tro-nan-nhan-vu-xe-khach-roi-vuc-deo-bao-loc-3-edited-1743390883852-1743436282104.jpeg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/fzMVBeJweMEnCGv4AWYpm5rM0pU=/thumb_w/1020/2025/03/31/ho-tro-nan-nhan-vu-xe-khach-roi-vuc-deo-bao-loc-3-edited-1743390883852-1743436282104.jpeg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/1FCat-G_SMK6xs1bxguocSjQ-KI=/thumb_w/1360/2025/03/31/ho-tro-nan-nhan-vu-xe-khach-roi-vuc-deo-bao-loc-3-edited-1743390883852-1743436282104.jpeg 2x">

Lực lượng cứu hộ đưa chiếc xe gặp nạn lên từ dưới vực (Ảnh: Phi Long).

Theo luật sư, trên cơ sở những chứng cứ, tài liệu cần củng cố và xác minh, có thể xảy ra 2 tình huống pháp lý như sau: 

Thứ nhất, nếu tài xế đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan tới việc kiểm tra chất lượng phương tiện trước khi lên xe; quá trình điều khiển phương tiện, người này tuân thủ quy định về tốc độ, làn đường; sự kiện xe mất phanh là tình huống bất ngờ, nằm ngoài ý chí chủ quan của tài xế và tài xế đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại nhưng vẫn xảy ra hậu quả chết người, đây có thể coi là trường hợp bất khả kháng. 

Nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng, người điều khiển phương tiện có thể được miễn trừ trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. 

Thứ hai, nếu kết quả xác minh cho thấy tài xế chưa kiểm tra, đảm bảo chất lượng phương tiện trước khi lưu thông dù biết trước, lường trước hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra; trong quá trình điều khiển đã không làm chủ tốc độ, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn hay tại thời điểm xe mất phanh đã không áp dụng các biện pháp xử lý tốt nhất để giảm thiểu tối đa hậu quả, người này có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015. 

Tùy thuộc thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người khác, nếu làm chết 1 người, người phạm tội có thể đối diện mức phạt cao nhất là 5 năm tù. Trường hợp hành vi làm chết 2 người hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 2 người trở lên với tổng mức độ thương tật ở mức 122-200%, khung hình phạt có thể áp dụng là 3-10 năm tù. 

Về trách nhiệm dân sự, trong trường hợp bị xác định có lỗi dẫn tới vụ tai nạn, tài xế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm cho các nạn nhân. Mức bồi thường căn cứ các Điều 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015. 

Chủ xe, đơn vị quản lý phương tiện có phải chịu trách nhiệm? 

Đối với tình huống phương tiện bị mất phanh, ngoài trách nhiệm của tài xế, một vấn đề khác được nhiều người đặt ra là chủ xe hoặc đơn vị quản lý có phải chịu trách nhiệm liên đới cùng tài xế hay không? 

Bình luận về vấn đề trên, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty Luật Hoàng Sa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết theo Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015, người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, gây hậu quả chết người thì có thể bị xử lý hình sự về tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn. 

Mức phạt cơ bản đối với tội danh này là phạt tiền 20-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp gây hậu quả làm 2 người chết hoặc làm từ 2 người trở lên bị thương với tổng mức độ thương tật là 122-200%, mức phạt có thể áp dụng là 2-7 năm tù. 

Vụ ô tô chở 36 người lao xuống vực: Những ai có thể phải chịu trách nhiệm? - 3https://cdnphoto.dantri.com.vn/C5xSJO4MunoVjzGct3K0DxUd1QE=/thumb_w/1360/2025/03/31/tai-nanbao-locphi-long-edited-1743338049816-1743438850698.jpeg 2x" data-adbro-slot="f4c17213-f08f-46f6-8d8e-821ee825cc1c" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/EB43ZY75lSSVG48p-XCL5Prl7Ew=/thumb_w/1020/2025/03/31/tai-nanbao-locphi-long-edited-1743338049816-1743438850698.jpeg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/C5xSJO4MunoVjzGct3K0DxUd1QE=/thumb_w/1360/2025/03/31/tai-nanbao-locphi-long-edited-1743338049816-1743438850698.jpeg 2x">

Lực lượng chức năng có mặt xử lý hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Phi Long).

Như vậy, đối với tình huống trên, bên cạnh trách nhiệm của tài xế, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ về tính kỹ thuật của phương tiện và xác định chiếc xe đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn an toàn để tham gia giao thông hay chưa. 

Nếu kết quả xác minh cho thấy phương tiện không đảm bảo điều kiện về an toàn kỹ thuật, không được kiểm tra để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào lưu thông và việc chiếc xe mất phanh là nguyên nhân của sự chủ quan, tắc trách của những người có trách nhiệm bảo dưỡng phương tiện, cơ quan điều tra sẽ mở rộng điều tra, xem xét trách nhiệm của đơn vị quản lý, giao xe cho tài xế. 

Trong trường hợp có đủ cơ sở cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa việc đưa vào sử dụng phương tiện không đảm bảo chất lượng và hậu quả làm 4 người thương vong, người có trách nhiệm thuộc đơn vị quản lý, giao xe cho tài xế có thể bị xem xét trách nhiệm theo quy định tại Điều 262 Bộ luật Hình sự 2015.
 
LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV

Vụ cướp hơn 2,2 triệu USD: Không đi cướp, vì sao vẫn là chủ mưu?

Hoàng Diệu
Thứ tư, 26/03/2025 - 13:22
 
00:00/02:33
 
 
 

(Dân trí) - Theo luật sư, dù không đi cướp nhưng Phương là người cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm. Do đó, có thể phân loại nghi phạm vào nhóm "người chủ mưu" trong vụ án.

Triệt phá vụ cướp hơn 2,2 triệu USD tại huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ Phạm Lý Phương (34 tuổi, quê Tây Ninh), Đào Xuân Lộc (34 tuổi, quê Đồng Nai), Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Anh Duy (32 tuổi, quê Bình Định) để điều tra hành vi Cướp tài sản. Trong đó, Phương là con trai của bạn bị hại và đã thông báo, chỉ điểm để Lộc, Tuấn Anh và Duy thực hiện hành vi cướp tài sản. 

Dù không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng Phương vẫn bị công an xác định giữ vai trò chủ mưu vụ cướp thay vì đồng phạm và phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án. 

Vậy theo quy định của pháp luật, vì sao Phương bị coi là chủ mưu trong vụ án? 

Vụ cướp hơn 2,2 triệu USD: Không đi cướp, vì sao vẫn là chủ mưu? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/4kdWLZxS0jLpW_ZpjJW3R0fX_6M=/thumb_w/1360/2025/03/25/cuop-2-triu-1742921896634.png 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/HFy76BLH2VPoDXXWkNRkTJNZ6oo=/thumb_w/1020/2025/03/25/cuop-2-triu-1742921896634.png 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/4kdWLZxS0jLpW_ZpjJW3R0fX_6M=/thumb_w/1360/2025/03/25/cuop-2-triu-1742921896634.png 2x" data-adbro-processed="true">

Đối tượng Phạm Lý Phương, chủ mưu vụ cướp tài sản (Ảnh: An ninh Tây Ninh).

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, một vụ án có đồng phạm là vụ án có từ 2 người trở lên cùng thực hiện một tội phạm. Đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. 

Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; người chủ mưu là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm còn người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Về nguyên tắc xử lý người phạm tội, điểm c, khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cần phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. 

Đối chiếu quy định của pháp luật với vụ việc, có thể phân loại Lộc, Tuấn Anh và Duy vào nhóm "người thực hành", trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. 

Đối với Phương, dù không trực tiếp thực hiện hành vi cướp tài sản nhưng bị can là người cầm đầu, khởi xướng và trực tiếp chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Điều này thể hiện ở một loạt diễn biến hành vi từ việc tiếp nhận thông tin về tài sản của nạn nhân, thông báo tới các đồng phạm, lên phương án và chỉ điểm để 3 đối tượng còn lại thực hiện hành vi cướp tài sản. Nếu không có các hành vi của Phương, vụ cướp không thể thực hiện, hậu quả đáng tiếc đã không xảy ra.

Do đó, căn cứ quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, có cơ sở để phân loại Phương vào nhóm "người chủ mưu", cầm đầu và chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người chủ mưu sẽ bị nghiêm trị và phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án. 

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên, khung hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội là 18-20 năm tù hoặc tù chung thân. 

https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-cuop-hon-22-trieu-usd-khong-di-cuop-vi-sao-van-la-chu-muu-20250326001153590.htm

 

LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN TRUYỀN HÌNH CÔNG AN ANTV

 

Thế giới ngầm' bán xe sang Toyota: Muốn có xe, phải lót tay 800 triệu đồng

 

NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ
 
 

Nếu không hiểu 'luật ngầm', cho dù có nhiều tiền, cất công đi hỏi ở nhiều đại lý Toyota, cũng chưa chắc mua được xe Land Cruiser 300, hay còn được mệnh danh là 'xe chủ tịch'.

 
'Thế giới ngầm' bán xe sang Toyota: Muốn có xe, phải lót tay 800 triệu đồng - Ảnh 1.
 

Lâu nay, bán xe chênh giá, phải mua "bia kèm lạc" xuất hiện ở nhiều loại xe. Nhưng từ vị trí "thượng đế", muốn mua xe phải chi từ 650 - 800 triệu đồng thì quá bức xúc với nhiều khách hàng.

Với khoản chênh lệch bằng giá cả một chiếc xe khác, nhiều khách hàng bỗng chốc bị đẩy vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, họ phải hiểu về các chi phí ngầm.

"Lót tay" để nhận xe sớm

Tiếp nhận phản ánh của bạn đọc, đầu năm 2025 nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ đã tới nhiều đại lý, cửa hàng trưng bày ô tô Toyota tại TP.HCM, vào cuộc tìm hiểu thực hư cái gọi là "luật ngầm", hé lộ nhiều góc khuất trong thương vụ mua "xe chủ tịch".

Bước vào bên trong đại lý Toyota trên đường Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình), ngỏ ý quan tâm đến xe Land Cruiser 300, nhân viên Uyên (tên các nhân viên trong bài đã được thay đổi) cho biết hiện mẫu xe này không có sẵn. Xe giá trị cao nên khách đặt mới lấy hàng về. Thông thường "nguồn ngoài" mới có sẵn, còn đại lý phải chờ nhà máy từ 1-2 năm nên "hơi lâu".

Vì vậy, Uyên gợi ý để không phải chờ dài đằng đẵng, khách hàng có thể phải chi thêm các khoản "hơi nhạy cảm xíu", bao gồm tiền mua phụ kiện xe - theo kiểu "bán bia kèm lạc" và tiền chênh vài trăm triệu đồng - không có trong giá niêm yết.

Đáng chú ý, cuộc trao đổi về khoản tiền lót tay khi mua xe Land Cruiser 300 không chỉ diễn ra ở một đại lý của Toyota.

Tại đại lý Toyota Đông Sài Gòn (chi nhánh Thủ Đức), hỏi về xe Land Cruiser 300, người làm việc ở đây cũng tiết lộ về "lối tắt" muốn nhận xe sớm trong tháng 4 tới: khách phải chi thêm 700 triệu đồng, bên cạnh giá niêm yết và các chi phí chính thống khác. Tất nhiên, đây là chi phí báo miệng, không để trong bảng giá công khai.

Để được lên thẳng hợp đồng mua bán, có thể nhận xe sớm, khách hàng "phải thanh toán tiền đó luôn" từ lúc đặt cọc. Còn nếu chỉ đặt cọc chứ không đưa tiền lót tay thì không được lên hợp đồng, khi xe về thì cửa hàng sẽ ưu tiên cho khách khác có mối quan hệ hoặc đã đặt khoản tiền chênh.

Trong khi đó, ở đại lý Toyota Đông Sài Gòn (chi nhánh Gò Vấp), người tư vấn cũng bày tỏ về tình trạng khan hiếm, nếu khách muốn nhận xe sớm thì phải trả thêm khoảng 750 - 800 triệu đồng tiền lót tay.

Không chỉ một số đại lý thông thường, câu chuyện về tiền lót tay cũng diễn ra ở đại lý lớn. Ngồi bên trong đại lý Toyota Hiroshima Tân Cảng (Q.Bình Thạnh), nhân viên Vinh báo với chúng tôi rằng chiếc xe Land Cruiser bản 2025 có giá niêm yết là 4,58 tỉ đồng.

Tuy nhiên, để được thông qua mối quan hệ và nhận xe vào giai đoạn gần giữa năm nay thay vì chờ lâu hơn, khách hàng phải đóng thêm 650 triệu đồng tiền ngoài. Khi hỏi về khả năng giao xe sớm hơn nữa, Vinh gọi điện cho một ai đó, sau đó báo rằng có một suất nhưng tổng số tiền lót tay nâng lên thành 800 triệu đồng, giao xe vào tháng 4-2025.

Như vậy, tổng chi phí để sở hữu "xe chủ tịch" trong thời gian tháng 4-2025 là 5,85 tỉ đồng, bao gồm tiền xe niêm yết, một số chi phí chính thống khác (đăng ký biển số, bảo hiểm, đăng kiểm...) và tiền lót tay 800 triệu đồng.

Về nguồn gốc xe, người này cho hay "vẫn mua xe này chính hãng" từ đại lý khác của Toyota - có thể ở Hà Nội, TP.HCM... Nếu khách hàng đồng ý lấy sớm "thì nó phải thêm cái đó để nó nhường suất sớm cho" vào tháng 4, còn không thì sau đó.

'Thế giới ngầm' bán xe sang Toyota: Muốn có xe, phải lót tay 800 triệu đồng - Ảnh 5.

Khoản chi phí chênh được nhân viên ngỏ ý nhận bằng tiền mặt, bên bán sẵn sàng cử người đi cùng tới ngân hàng để nhận, không qua chuyển khoản - Ảnh cắt từ video

Chỉ nhận tiền mặt, "mánh" né thuế?

Dù phải bỏ ra thêm số tiền lên tới 800 triệu đồng để không bị "ngâm" thời gian nhận xe quá lâu, khách hàng còn phải chấp nhận thêm "luật ngầm" trong quá trình đưa tiền.

Người làm ở đại lý Toyota Đông Sài Gòn (chi nhánh Q.Gò Vấp) chia sẻ với 800 triệu tiền kê thêm, khách hàng có thể chọn phương án chuyển khoản từ tài khoản cá nhân đến cá nhân hoặc đóng tiền mặt và "không có hóa đơn gì hết".

Đồng thời giải thích rõ hơn: "Trước đây ngoài thị trường người ta có thể xuất hóa đơn mua một cái gì đó, nhưng giờ thì không thể xuất hóa đơn được luôn vì thuế đánh rất chặt".

Với đại lý Toyota Đông Sài Gòn (chi nhánh Thủ Đức), nhân viên Duy cũng thẳng thắn về việc phía cửa hàng không chấp nhận chuyển khoản, không hóa đơn cho khoản lót tay 700 triệu.

"Tiền cọc chuyển khoản bình thường. Riêng tiền đó bắt buộc phải đóng bằng tiền mặt". Thậm chí, phía cửa hàng này còn gợi ý về phương án sẽ có người bên cửa hàng, tài xế đi cùng khách, ra ngân hàng và nhận tiền mặt.

Để làm rõ hơn, chúng tôi đề nghị gặp quản lý. Sau cuộc gọi của Duy, một người xưng là quản lý Bích (đã đổi tên) xuất hiện và khẳng định chắc giá 700 triệu tiền chênh, không bớt, không hóa đơn. Về mong muốn được chuyển khoản thay vì tiền mặt, bà Bích lắc đầu.

Dù cho biết "luật ngầm" khách phải chi thêm tiền ngoài, nhưng bà Bích vẫn "không thể cam kết" 100% về tiến độ giao xe cụ thể.

Bà cho hay: "Thật sự em rất muốn bán xe, nhưng hiện tại trong túi em không có xe". Cụ thể, tạm thời tháng 4 có một xe nhưng đã có khách hỏi và trong tình trạng giữ hờ, chưa chốt hẳn. Tùy tình hình, nếu cần gấp thì bà Bích sẽ tìm thêm.

Trong khi đó, Vinh (ở đại lý Toyota Hiroshima Tân Cảng, Q.Bình Thạnh) cho hay toàn bộ khoản tiền chính thống vẫn được xuất hóa đơn công ty, "còn tiền chênh không xuất được" (cười). Dù vậy, để hỗ trợ khách hàng về nhu cầu xuất hóa đơn khoản tiền lót tay, Vinh nói "sẽ nhờ bên có phí để hỗ trợ", tới lúc đó sẽ hỏi rồi báo lại sau.

Trước thực trạng trên, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định việc yêu cầu khách hàng đóng lót tay tiền mặt và không hóa đơn lên tới 800 triệu đồng, về cơ bản khi hoàn tất giao dịch thì vẫn được xem là doanh thu từ bán xe.

Nếu phát sinh doanh thu nhưng không kê khai thì có thể xem là một dấu hiệu của trốn thuế. Tuy nhiên, để khẳng định cần có cơ quan thuế vào cuộc.

Mặc dù thông qua ghi nhận tại nhiều đại lý, có thông tin về khoản tiền lót tay nếu muốn được nhận xe sớm, song sau khi báo chí phản ánh, theo ông Hùng, không loại trừ khả năng phía đại lý sẽ phủ nhận, cho biết đây chỉ là lỗi sai cá biệt của nhân viên, không phải chính sách chung.

Nhưng số tiền lót tay đến 800 triệu không phải nhỏ. "Liệu nhân viên nào dám làm, nếu không được sự "bảo trợ"? Dù thế nào, đại lý cũng không thể vô can", luật sư Hùng nói và cho rằng sự việc này cũng là hồi chuông báo động để cơ quan chức năng tìm hiểu kỹ hơn.

'Thế giới ngầm' bán xe sang Toyota: Muốn có xe, phải lót tay 800 triệu đồng - Ảnh 4.

Land Cruiser 300 được review trên một trang web - Ảnh chụp màn hình

"Xe biếu chứ không phải xe đi"

Giai đoạn đầu bước vào "thế giới ngầm", đặt vấn đề giao dịch xe Land Cruiser 300, chúng tôi bất ngờ khi nhiều nhân viên tại một số đại lý không mấy sốt sắng săn đón khách hàng.

Sau khi trò chuyện với anh Nguyên (đang làm việc tại một đại lý Toyota ở quận 1), hàng loạt thông tin về mua bán "xe chủ tịch" dưới góc nhìn của nhân viên bán hàng được hé lộ.

Theo anh Nguyên, thông thường nhiều dòng xe khác đều được Toyota giao chỉ tiêu (KPI) cho đại lý về số lượng xe được bán trong mỗi tháng, song với Land Cruiser thì không bị áp chỉ tiêu lớn như vậy.

Khi khách vô cửa hàng, nhiệm vụ của nhân viên là phải tiếp. Dù để lại số điện thoại, nhưng chưa chắc có người gọi. Nguyên nhân chính là nếu khách nói "tui phải có hóa đơn này, hóa đơn kia", thì sẽ không bao giờ mua được xe.

Đặc biệt trong trường hợp có nhu cầu cần hạch toán đầy đủ, bao gồm cả khoản lót tay, xuất hóa đơn mua xe cho công ty thay vì để tên cá nhân thì "người ta không muốn bán cho em rồi á".

Anh Nguyên nhận định, vì không có hóa đơn chứng từ nên có thể khiến khách hàng lo lắng, "đưa tiền rồi không biết thế nào".

Chưa kể, bên bán chỉ nhận tiền mặt, không được chuyển khoản. Anh Nguyên cho biết đợt gần Tết có khách hỏi mua xe, nhưng phía trên báo chi phí "lót tay" lên tới gần tỉ, trong khi anh nhận về chỉ khoảng 10 triệu, nên anh không dám chào bán và để khách tự đi hỏi.

Về thời gian giao hàng, anh trả lời rằng không chắc chắn. Nếu mua xe này mà bắt mọi thứ cam kết thì không ký luôn. Tất cả phải báo "dự kiến".

Chẳng hạn, đại lý dự kiến đến tháng 9-2026 giao xe, lúc đó nếu không có xe sẽ vin vào từ "dự kiến", khách không cãi được, hoặc phải chấp nhận đóng thêm tiền chênh để có xe sớm. Bên bán hàng dù gì cũng "chiếm dụng vốn" của khách trong thời gian dài.

Anh Nguyên cho rằng Land Cruiser có điều đặc biệt vì có những người xem đây là "xe biếu chứ không phải xe đi". Các khách hàng có mối quan hệ tốt, ngoại giao tốt… sẽ chấp nhận luật chơi khi mua xe này. Vì số lượng rất ít nên người bán có thể lựa khách.

Tiền chênh phải chia cho nhiều nơi?

Khi hỏi rằng khách hàng có được tặng phụ kiện xe, hay chia một phần hoa hồng từ khoản tiền chênh 650 - 800 triệu, đa số người làm việc ở các đại lý Toyota mà chúng tôi tiếp xúc đều từ chối việc tặng quà và không đồng ý "cắt máu" hoa hồng.

Còn Thanh (làm việc ở một đại lý Toyota) nói: "Cái này em có thể thương lượng với các bạn ở ngoài cũng được, nhưng mức thường không nhiều, chỉ khoảng 5 - 10 triệu. Tại vì chi phí đó người ta cũng phải chia cho nhiều nguồn khác".

Cơ quan thuế yêu cầu đại lý ô tô giải trình

'Thế giới ngầm' bán xe sang Toyota - Kỳ 1: Muốn có xe, phải lót tay 800 triệu đồng   - Ảnh 4.

Cơ quan thuế đã yêu cầu đại lý Toyota Hiroshima Tân Cảng giải trình liên quan khoản tiền chênh đưa ra cho khách - Ảnh chụp từ video

Cơ quan thuế đã vào cuộc trước thông tin tiền chênh lớn mà Tuổi Trẻ ghi nhận.

Trong trường hợp bên bán xe Land Cruiser 300 tự ý nhận tiền "lót tay", không xuất hóa đơn thì có hai khoản thuế chính bị thất thu gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT, 10%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN, 20%).

Như vậy, giả sử với số tiền lót tay là 750 triệu đồng, theo cách tính thuế ô tô nhập khẩu ở box dưới đây, nếu đại lý xe bỏ ngoài sổ sách số tiền này, ẩn dưới dạng thu tiền "dịch vụ" không có hóa đơn chứng từ thì sẽ thất thoát thuế GTGT tạm tính là 75 triệu đồng và thất thoát thuế TNDN tạm tính là 150 triệu đồng. Tổng cộng là 225 triệu đồng/xe.

Nếu tính trên số lượng xe bán ra thì đây có thể là số tiền rất lớn.

Tuổi Trẻ đã phản ánh vấn đề này đến Chi cục Thuế khu vực II (tên trước đây là Cục Thuế TP.HCM). Sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực II cho biết đã liên hệ và ra thông báo yêu cầu đại lý ô tô trên giải trình nhiều vấn đề.

Cụ thể: Báo giá này có phải của Toyota Tân Cảng phát hành hay không, nếu không phải thì ai phát hành? Nếu nhân viên phát hành thì nhân viên tên gì? Nếu công ty phát hành thì số tiền chênh này công ty để ở đâu? Có xuất hóa đơn không?

Sau khi doanh nghiệp giải trình, cơ quan thuế sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong đó có việc mời doanh nghiệp lên làm việc.

"Trước mắt cơ quan thuế đã yêu cầu doanh nghiệp trả lời bằng văn bản, sau đó sẽ làm rõ nhiều vấn đề và không loại trừ khả năng sẽ mở rộng việc thanh kiểm tra ra các đại lý ô tô khác", vị lãnh đạo này khẳng định.

Trốn thuế trên 100 triệu đồng có thể bị xử lý hình sự

Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 về tội trốn thuế:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

2. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán...

Cách tính thuế ô tô nhập khẩu

Ô tô nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT.

* Giả sử thuế nhập khẩu là 50%, thuế tiêu thụ đặc biệt 60%, thuế GTGT 10%

* Giá nhập khẩu 1 ô tô là 1.000.000.000 đồng

* Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 đồng x 50% = 500.000.000 đồng

* Thuế tiêu thụ đặc biệt: (1.000.000.000 + 500.000.000) x 60% = 900.000.000 đồng

* Thuế GTGT: (1.000.000.000 + 500.000.000 + 900.000.000) x 10% = 240.000.000 đồng

* Giá chiếc xe sau khi tính thuế:

(1.000.000.000 + 500.000.000 + 900.000.000 + 240.000.000) = 2.640.000.000 đồng

Những loại thuế này do cơ quan hải quan thu tại khâu nhập khẩu.

Khi đăng ký xe cơ quan thuế sẽ thu lệ phí trước bạ theo bảng giá của hãng xe đã đăng ký với cơ quan thuế. Ngoài ra còn tiền đăng ký bảng số xe nộp cho cơ quan công an.

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/the-gioi-ngam-ban-xe-sang-toyota-muon-co-xe-phai-lot-tay-800-trieu-dong-20250324083933225.htm?gidzl=dxiZGuhZkZgJh291Y_-pFv6hBaMJ_BO_Zgry5PVzx63UhI0UnVknQjxuVX_2hh8rZVelIp8iOQbCWkgwDm

 

TP.HCM thí điểm đưa cà phê, quán nhậu vào chung cư: Vừa sai vừa nguy hiểm?

Thứ Sáu, 18:39, 21/03/2025
VOV.VN trên Google News
 
 
VOV.VN - UBND Quận 1, TP.HCM vừa đề xuất cho phép kinh doanh thí điểm ở chung cư để tạo điểm nhấn du lịch. Chuyên gia cho rằng vừa bất hợp lý vừa không khả thi.
 

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được và UBND quận 1, đại diện quận 1 đã đề xuất thí điểm cho phép kinh doanh trong các chung cư, đặc biệt tại những khu vực có tiềm năng trở thành điểm nhấn kinh tế và du lịch. Đề xuất này nhằm tận dụng không gian và vị trí chiến lược của các chung cư cũ, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Theo ông Dư Quang Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Kinh tế quận 1, việc cho phép kinh doanh trong chung cư có thể tạo ra không gian đa chức năng, vừa phục vụ sinh hoạt vừa hỗ trợ du lịch. Ông đề nghị thí điểm tại các khu vực như đường Nguyễn Huệ, nơi đã trở thành điểm thu hút nhờ kiến trúc độc đáo và hoạt động trang trí sáng tạo. Quận 1 sẽ phối hợp với Sở Tài chính để cấp phép và giám sát, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Thực trạng "phố cổ" trên cao 

Đề xuất của ông Nghĩa có thể hiểu là sẽ đưa các nhà hàng, quán nhậu, dịch vụ du lịch vào các chung cư cũ. Theo khảo sát của phóng viên VOV, nhiều chung cư cũ tại trung tâm quận 1, từ lâu người dân đã tự phát chuyển đổi thành không gian kinh doanh sầm uất với các dịch vụ như ăn uống, thời trang và lưu niệm. Chung cư 42 Nguyễn Huệ đã trở thành một địa chỉ check-in nổi tiếng. Trên những tầng lầu là hàng trăm dịch vụ kinh doanh buôn bán, từ spa, quầy lưu niệm, đến cà phê, quán nhậu. Du khách nườm nượp ra vào, tạo nên một không gian giống như "thành phố trên cao".

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
tp.hcm thi diem dua ca phe, quan nhau vao chung cu vua sai vua nguy hiem hinh anh 1
Chung cư 42 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP.HCM về đêm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tuy nhiên, theo cư dân, với du khách, không gian này có vẻ hấp dẫn, nhưng với cư dân, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ và ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Ông Lê Văn Đạt, quản lý một quán cà phê tại chung cư trên đường Nguyễn Huệ, cho biết lượng khách đến quán rất đông, bao gồm cả khách nội địa và quốc tế. Vì thế, mặt bằng kinh doanh ở đây từ lâu đã được đẩy lên với giá rất cao, đem lại món lợi không hề nhỏ.

Chị Nguyễn Thị Hoa, một du khách vừa bước từ trên chung cư xuống, chia sẻ: "Cảm giác được nhậu ở trên cao trong một không gian ngập đầy ánh sáng của thành phố rất mới lạ và độc đáo. Tuy nhiên, lúc đi xuống thì hơi choáng váng vì quá cao, quá đông."

Theo ông Nguyễn Duy Thành chuyên gia bất động sản, đề xuất này cũng có tính khả thi vì có khả năng tạo ra lợi ích cho du lịch nhưng cần phải được nghiên cứu và tìm cách đồng bộ. Thực tế cho thấy, chưa cần đến đề xuất của Quận 1, những chung cư cũ nát trên đường Nguyễn Huệ đã thay da đổi thịt từ nhiều năm nay nhờ việc tận dụng được mặt tiền phố Nguyễn Huệ. Thậm chí, hình ảnh những tiệm kinh doanh ở đây đã nổi tiếng trên báo chí quốc tế. Bởi vậy, nếu muốn đưa các chung cư này vào hoạt động kinh doanh, cần phải có sự đồng thuận của đa số cư dân và được hội nghị nhà chung cư thông qua thì mới có thể thí điểm triển khai. Tuy nhiên, Quận 1 chỉ nên triển khai ở một số chung cư đặc thù, chứ không nên áp dụng trên diện rộng. Đặc biệt, cần nghiên cứu việc đổi tên cho loại hình nhà này để tránh gây bất cập với các quy định pháp luật khác hoặc các khu vực khác.

Đề xuất vừa bất hợp lý vừa bất khả thi?

Theo kiến trúc sư Trần Bảo Châu, tác giả của nhiều công trình lớn tại Việt Nam, việc chuyển đổi công năng của các chung cư hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, không phù hợp với mục đích ban đầu khi xây dựng. Để thực sự tạo nên sự thay đổi bền vững, cần thành lập một hội đồng chuyên môn để đánh giá và cải tạo tổng thể kiến trúc cũng như bối cảnh không gian xung quanh.

Ông nhấn mạnh rằng, việc coi kinh doanh nhà hàng, quán ăn trên các tầng lầu chung cư là "độc đáo" hay "điểm nhấn kiến trúc" là một quan niệm sai lầm. Vẻ đẹp thực sự của một thành phố không nằm ở những hoạt động tự phát mà phải xuất phát từ một quy hoạch kiến trúc tổng thể bài bản. Những hoạt động tự phát chỉ là giải pháp tạm thời, phục vụ nhu cầu cơm áo hàng ngày, chứ không thể trở thành niềm tự hào hay điểm nhấn đáng giá trong quy hoạch đô thị.

Luật sư Trần Tuấn Anh- Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng đây là một đề xuất bất khả thi và chưa hợp lý. Ông phân tích: "Theo Luật Nhà ở năm 2023 hiệu lực 2024, chung cư là khu vực dành cho mục đích sinh hoạt, nghỉ ngơi của cư dân, không phải là nơi để kinh doanh thương mại. Việc đưa các quán cà phê, quán nhậu vào chung cư sẽ làm thay đổi mục đích sử dụng của các căn hộ, từ đó vi phạm quy định về quản lý và sử dụng nhà chung cư."

tp.hcm thi diem dua ca phe, quan nhau vao chung cu vua sai vua nguy hiem hinh anh 2
 
Hàng loạt nhà hàng, quán ăn, quán nhậu thử thách sức chịu đựng của chung cư cũ

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất khi đưa quán cà phê, quán nhậu vào chung cư là vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Các quán ăn, quán nhậu thường sử dụng bếp gas, hệ thống điện phức tạp, và có nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, chung cư là nơi tập trung đông người, việc đảm bảo an toàn PCCC là yêu cầu bắt buộc. Việc kinh doanh các dịch vụ này trong chung cư sẽ làm tăng nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến tính mạng và tài sản của cư dân.

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP về PCCC, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hệ thống báo cháy, thoát hiểm, và trang thiết bị PCCC. Tuy nhiên, việc cải tạo căn hộ chung cư cũ để đáp ứng các tiêu chuẩn này là rất khó khăn, tốn kém, và không khả thi.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM, nhận định: "Tôi cho rằng việc cho kinh doanh trên các căn hộ là không bảo đảm theo đúng Luật Nhà ở và các nghị định, thông tư liên quan. Bởi quy định chung cư chỉ để ở, là nơi đông đúc dân cư, nhưng lại buông lỏng quản lý cho kinh doanh, tiềm ẩn vô cùng nhiều những nguy cơ về trật tự an toàn xã hội, về PCCC, môi trường, khói bụi, ảnh hưởng đến cư dân. Những sai phạm trong việc quản lý chung cư đã được nhắc nhiều từ trước đến nay mà chưa được chấm dứt, có trách nhiệm của UBND Quận 1. Nay nếu Quận 1 mong muốn có những đặc quyền riêng thì các địa phương khác cũng cần phải được như vậy thì sẽ đi trái với quy định pháp luật, áp dụng pháp luật không công bằng"."

tp.hcm thi diem dua ca phe, quan nhau vao chung cu vua sai vua nguy hiem hinh anh 3
Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP HCM

Trong khi đó, mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành quy định mới về quản lý và sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố. Đối với căn hộ chung cư thông thường, chỉ được sử dụng để cho thuê với mục đích ở lâu dài, không được phép sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch ngắn ngày hay kinh doanh qua các nền tảng như Airbnb. Việc cho thuê phải được thực hiện thông qua hợp đồng rõ ràng giữa chủ nhà và người thuê. Như vậy vấn đề quản lý nhà ở đang được siết chặt, đề xuất kinh doanh ở chung cư của đại diện Quận 1 mâu thuẫn hoàn toàn với Quyết định số 26/2025. 

Ông Lê Văn Chiến, một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM, khẳng định: "Đối với khách du lịch đến với TP, tôi kỳ vọng vào việc được hướng dẫn họ đến những địa điểm du lịch văn hóa, chứ không hoàn toàn mong muốn chiều lòng họ đến những địa điểm ăn chơi tự phát. Hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển khi họ am hiểu và tôn trọng văn hóa của mình. Tức là nguồn thu phải đến từ việc thu phí, vé vào cổng di tích, văn hoá chứ không phải lãi từ việc phục vụ họ uống một cốc bia"

Như vậy, việc đưa cà phê, quán nhậu vào chung cư theo các chuyên gia vừa bất hợp lý vừa vi phạm pháp luật, cũng không mang lại nhiều lợi ích cho TP.HCM. Vì vậy, TP.HCM cần sớm tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chung cư để đảm bảo an toàn cũng như thượng tôn pháp luật.

Nguồn: https://gvlawyers.com.vn/luat-su-kinh-te-can-co-yeu-to-nao/

1/. Trong quá trình tư vấn pháp lý, ông có gặp trường hợp hộ kinh doanh muốn chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiêp không nhưng gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý không? Những điểm nghẽn nào thường khiến họ e ngại nhất? Đâu là rào cản lớn nhất?

Có nhiều hộ kinh doanh (HKD) phải thay đổi loại hình kinh doanh thành hình thức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Nguyên nhân thường xuất phát bởi yếu tố quy mô sản xuất, kinh doanh; nhu cầu mở rộng thị trường hay để tăng khả năng huy động vốn; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là các yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ…

Tuy nhiên, hiện nay các quy định hiện hành về HKD vẫn còn những bất cập và việc chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều HKD không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh thành doanh nghiệp. Một số lý do thường xuất phát từ tâm lý “né tránh” nghĩa vụ nộp thuế; không ký hợp đồng với các lao động, ngại thuê kế toán báo cáo thuế, nhiều người không thích sử dụng kế toán dịch vụ mà nộp thuế khoán, sợ rườm rà, sợ lên công ty thì nhiều phiền phức…hay các HKD còn e ngại vì chưa tiếp cận được thực tiễn pháp luật về doanh nghiệp, chưa hiểu rõ mô hình cấu trúc doanh nghiệp là như thế nào, hoạt động ra sao, cách quản lý như thế nào; chưa quen với hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo thuế, không rõ về sổ sách kế toán, thủ tục chuyển đổi còn phức tạp, mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu cao hơn so với HKD phải đóng, sợ các rủi ro……

Tôi cho rằng, rào cản lớn nhất của vấn đề trên là do việc tiếp cận và am hiểu cơ sở pháp lý trước, trong và sau khi chuyển đổi HKD thành loại hình doanh nghiệp cũng như lợi ích của việc chuyển đổi loại hình kinh doanh. Bởi thực tế HKD ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình trong hoạt động kinh doanh, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các HKD chịu nhiều bất lợi, khó tiếp cận các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thậm chí, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 không đưa đối tượng này vào chính sách hỗ trợ. Do đó, cần khuyến khích việc chuyển đổi cũng như hoàn thiện về mặt pháp lý là vấn đề rất cần thiết.

2. Khi chuyển sang doanh nghiệp sẽ có lợi gì?

Chuyển đổi loại hình kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh chuyển từ hình thức kinh doanh này sang hình thức kinh doanh khác để phù hợp với khả năng và nhu cầu đầu tư, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của các nhà đầu tư trong những trường hợp cụ thể. Việc chuyển đổi loại hình kinh doanh có thể giúp chủ thể kinh doanh mở rộng quy mô, tăng khả năng huy động vốn; ngoài ra, còn giúp chủ đầu tư chuyển đổi từ chế độ trách nhiệm vô hạn sang chế độ TNHH (như trường hợp chuyển đổi từ HKD thành công ty TNHH một thành viên).

Cùng với đó, các HKD có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Điều này giúp họ có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng suất. Doanh nghiệp cũng có tư cách pháp nhân rõ ràng hơn so với hộ kinh doanh, do đó, dễ dàng xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển thị trường mới. Đồng thời khi chuyển mô hình thì doanh nghiệp còn được hoàn thuế, khấu trừ thuế theo quy định. Điều này hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp, dễ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, hàng hóa, sản phẩm được bảo hộ có uy tín hơn….

3. Một số hộ kinh doanh lo ngại rằng khi chuyển thành doanh nghiệp, họ sẽ bị thanh tra, kiểm tra nhiều hơn, làm gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật. Theo ông/bà, có cần thiết phải có cơ chế giám sát linh hoạt hơn cho doanh nghiệp mới chuyển đổi không?

Đối với vấn đề HKD lo ngại khi chuyển thành doanh nghiệp, họ sẽ bị thanh tra, kiểm tra nhiều hơn, làm gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật nên cần có thiết phải có cơ chế giám sát linh hoạt hơn cho doanh nghiệp mới chuyển đổi. Do đó, theo tôi để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ và các tổ chức liên quan, bao gồm việc cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo và các chương trình hỗ trợ tài chính. Đồng thời, cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch để các hộ kinh doanh có thể tự tin chuyển đổi và phát triển bền vững.  Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể, loại hình kinh doanh, đặc biệt các quy định pháp luật về kế toán, thuế, thanh tra, kiểm tra... Cân nhắc đổi mới quản lý nhà nước theo hướng dựa vào quy mô kinh doanh hơn là loại hình doanh nghiệp để tránh tình trạng hộ kinh doanh quy mô lớn được quản lý như hộ kinh doanh siêu nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ lại phải thực hiện các gánh nặng tuân thủ như một doanh nghiệp quy mô lớn.

4.Liệu có thể có một giai đoạn chuyển tiếp, trong đó hộ kinh doanh khi lên doanh nghiệp được hưởng một số ưu đãi nhất định về thuế, thủ tục kế toán, kiểm toán hay không? Nếu có, theo ông/bà, giai đoạn này nên kéo dài bao lâu?

Hiện nay, Nhà nước dành rất nhiều sự ưu đãi khi chuyển sang loại hình doanh nghiệp, cụ thể căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:

“Điều 16. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.”

Như vậy, để được hỗ trợ khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa cần đáp ứng 02 điều kiện:

(1) Trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải được đăng ký và hoạt động theo quy định; và

(2) Hộ kinh doanh đã có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm (tính đến ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu).

Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương IV Nghị định 80/2021/NĐ-CP bao gồm:

1. Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 80/2021/NĐ-CP Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về:

- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; và

- Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, hướng dẫn các nội dung nêu trên, gửi đề nghị hỗ trợ thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ đề nghị gồm: 

+ Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; 

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; 

+ Bản sao hợp lệ chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

2. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp

Theo Điều 16 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

3. Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh theo Điều 17 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Hỗ trợ lệ phí môn bài

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

5. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán

Theo Điều 19 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ:

+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Lưu ý: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mặt khác, các chính sách hỗ trợ cần toàn diện, bao trùm không chỉ ở khâu khuyến khích chuyển đổi thành lập doanh nghiệp mà tất cả các khâu sản xuất - kinh doanh để doanh nghiệp có chỗ dựa, tiếp tục phát triển, nhất là trong những năm đầu chuyển đổi. Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động thông qua việc giảm gánh nặng về sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ theo hướng quy định chế độ kế toán phù hợp với quy mô và năng lực, trình độ của từng nhóm doanh nghiệp: Vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

5.Theo ông/bà, các cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì để tạo niềm tin cho hộ kinh doanh, giúp họ cảm thấy việc trở thành doanh nghiệp là cơ hội phát triển chứ không phải là một gánh nặng? Cần điều chỉnh hoặc bổ sung những quy định pháp lý nào để tạo động lực mạnh mẽ hơn cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp?

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa các hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ về thông tin và tư vấn; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế và các khoản nộp khác; hỗ trợ nâng cao năng lực; hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất - kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; hỗ trợ quyết toán sổ sách kế toán... để doanh nghiệp sau chuyển đổi hoạt động ổn định, lâu dài. Ví dụ như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh trong một thời gian nhất định để giảm gánh nặng tài chính; đồng thời, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp bắt buộc khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, từ đó, giúp doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị tài chính.

Thứ hai, cải thiện tiếp cận vốn. Cần tăng cường các chương trình vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh với lãi suất thấp hơn và điều kiện vay vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, phát triển các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để cung cấp nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, quyền tự do của công dân trong hoạt động kinh doanh được biểu hiện thông qua quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh phải tiếp cận theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của chủ thể kinh doanh, để đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp. 

Thứ tư, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, qua đó nâng cao chất lượng lao động sau khi đào tạo, nhằm giảm chi phí tuyển dụng và giảm chi phí đào tạo lại lao động.

Thứ năm, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh.

Để giải quyết vấn đề này cần thiết tiếp tục rà soát và đơn giản hóa quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ những quy định chồng chéo, không còn phù hợp; Cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, đặc biệt là các thủ tục có tính hình thức; Đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu thống nhất về thông tin doanh nghiệp, giúp giảm thiểu tình trạng yêu cầu cung cấp nhiều lần một loại giấy tờ.

6. Có quốc gia nào đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp mà Việt Nam có thể tham khảo? Những kinh nghiệm nào có thể áp dụng vào thực tế tại Việt Nam?

 Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc, Singapore trong chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy rằng cho dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn hết sức quan trọng, Chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này, trong đó hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn và hỗ trợ về mặt pháp lý được coi là then chốt,việc hỗ trợ được thể hiện một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nhóm đối tượng thụ hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm các nước cũng chỉ ra rằng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là mục tiêu và hoạt động hỗ trợ cơ bản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nhiều nước, do đó cần tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các hình hỗ trợ tài chính của Chính phủ, đồng thời cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa , đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến mức thuế suất thấp hơn cho các công ty siêu nhỏ và nhỏ. Thường xuyên tổ chức hội thảo doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, cơ quan thuế để tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước, đã qua để cho các hộ kinh doanh mạnh dạn và học hỏi hiểu rõ quy định để chuyển đổi loại hình.

Dù chặng đường phía trước còn dài, song bên cạnh công tác tuyên truyền vận động, chỉ rõ lợi ích, việc sớm phân định rạch ròi, đầy đủ về địa vị pháp lý của hộ kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng. Chỉ có như vậy mới khơi thông, phát huy được nguồn lực, tiềm năng của hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn LS Hùng.

LS TRẦN MINH HÙNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Câu view, dọa 'xử nhau': Dễ lãnh hậu quả pháp lý

 
news google

Hàng loạt vụ án vừa qua công an khởi tố hành vi gây rối trật tự công cộng có những sự việc mà người trong cuộc tưởng chừng đơn giản như quay clip "khiêng hòm" để quảng bá sản phẩm hay chỉ dọa nhau khi va chạm giao thông.

 
Câu view, dọa 'xử nhau': dễ lãnh hậu quả pháp lý - Ảnh 1.
 

"Đạo diễn" vụ "khiêng hòm" trước chợ Bến Thành là Hồ Ngọc Tuấn tại cơ quan công an - Ảnh: Đ.THUẦN

Mới đây, nhiều người bất ngờ khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM bắt khẩn cấp 9 người tham gia quay và đăng tải clip "khiêng hòm" trước chợ Bến Thành (quận 1) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Không chỉ đăng clip phản cảm câu view, câu like, một số hành vi bộc phát, thiếu kiềm chế cũng có thể bị truy cứu, điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đủ cơ sở để khởi tố

Đơn cử ngày 21-2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip hai tài xế ô tô dùng hung khí dọa đánh nhau trên quốc lộ 13 (Thủ Đức).

Họ rượt đuổi nhau trên đường, dùng hung khí dọa "xử nhau" ở nơi công cộng và việc này còn lan truyền trên mạng xã hội. Qua xem xét nhiều yếu tố, công an đã bắt tạm giam hai tài xế này về tội gây rối trật tự công cộng.

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc cơ quan tố tụng khởi tố họ về hành vi gây rối trật tự công cộng là có cơ sở.

"Trong trường hợp trên, mặc dù những người tham gia vụ án quan tài diễu phố cho rằng họ không có ý thức gây rối trật tự công cộng, nhưng hành vi của họ vẫn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội", ông Hùng nói.

Trước thực tế thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc gây náo loạn xã hội, nhiều ý kiến người dân đề nghị nhà chức trách xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý để mọi người thấy mà chấp hành đúng pháp luật.

 

"Người dân cần phải cẩn thận và có ý thức về hành vi của mình, tránh gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào cần bình tĩnh suy xét hành vi có vi phạm pháp luật không, cần kiềm chế bản thân, tránh nhận lấy những hậu quả pháp lý đáng tiếc", luật sư Hùng nói.

Đăng clip câu view coi chừng tự "tố cáo" mình

Luật sư Trương Ngọc Liêu (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng thời gian gần đây có hiện tượng một số cá nhân cố ý hoặc vô tình đăng tải các clip mà nội dung của các clip đó là bằng chứng "tố cáo" hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng của chính mình. Với những vụ việc như vậy, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra và xử lý.

Một số hành vi gây rối trật tự công cộng có thể kể đến như gây ồn ào, náo loạn, gây mất trật tự nơi công cộng; tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng; sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, kiếm, súng... để đe dọa, tấn công người khác; hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có hành vi gây nguy hiểm cho người khác như đánh nhau, ẩu đả, gây thương tích cho người khác...

Có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành có rất nhiều hành vi được xác định là hành vi gây rối trật tự công cộng. Theo luật sư Liêu, trật tự công cộng có thể hiểu một cách đơn giản là tình trạng ổn định có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng và được duy trì, bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật cũng như các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực về phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống.

"Vì vậy để có thể tự bảo vệ mình, mỗi cá nhân buộc phải tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời không ngừng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử về đạo đức", luật sư Liêu nói.

Lấy lời khai 2 người đàn ông đánh nhau trong quán cà phê ở Thủ Đức

Mới đây nhất, mạng xã hội ồn ào với clip hai người đàn ông đánh nhau trong quán cà phê trên đường Trần Não, TP Thủ Đức (TP.HCM).

Bước đầu tại cơ quan công an, hai người khai sáng 8-3, trong lúc uống cà phê có lời qua tiếng lại chuyện làm ăn, mua bán đất đai.

Sau đó hai người có lao vào đánh nhau và bị thực khách ngồi cùng quán quay phim lại đăng mạng xã hội. Một người trong số đó mặc trang phục rất giống trang phục của một doanh nhân nổi tiếng.

"Hai người sau đó đã giảng hòa, xin lỗi nhau. Cơ quan chức năng lấy lời khai, làm rõ nguyên nhân để có hướng xử lý" - nguồn tin từ công an cho biết.

Câu view, dọa 'xử nhau': Dễ lãnh hậu quả pháp lý

 
news google

Hàng loạt vụ án vừa qua công an khởi tố hành vi gây rối trật tự công cộng có những sự việc mà người trong cuộc tưởng chừng đơn giản như quay clip "khiêng hòm" để quảng bá sản phẩm hay chỉ dọa nhau khi va chạm giao thông.

 
Câu view, dọa 'xử nhau': dễ lãnh hậu quả pháp lý - Ảnh 1.
 

"Đạo diễn" vụ "khiêng hòm" trước chợ Bến Thành là Hồ Ngọc Tuấn tại cơ quan công an - Ảnh: Đ.THUẦN

Mới đây, nhiều người bất ngờ khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM bắt khẩn cấp 9 người tham gia quay và đăng tải clip "khiêng hòm" trước chợ Bến Thành (quận 1) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Không chỉ đăng clip phản cảm câu view, câu like, một số hành vi bộc phát, thiếu kiềm chế cũng có thể bị truy cứu, điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đủ cơ sở để khởi tố

Đơn cử ngày 21-2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip hai tài xế ô tô dùng hung khí dọa đánh nhau trên quốc lộ 13 (Thủ Đức).

Họ rượt đuổi nhau trên đường, dùng hung khí dọa "xử nhau" ở nơi công cộng và việc này còn lan truyền trên mạng xã hội. Qua xem xét nhiều yếu tố, công an đã bắt tạm giam hai tài xế này về tội gây rối trật tự công cộng.

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc cơ quan tố tụng khởi tố họ về hành vi gây rối trật tự công cộng là có cơ sở.

"Trong trường hợp trên, mặc dù những người tham gia vụ án quan tài diễu phố cho rằng họ không có ý thức gây rối trật tự công cộng, nhưng hành vi của họ vẫn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội", ông Hùng nói.

Trước thực tế thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc gây náo loạn xã hội, nhiều ý kiến người dân đề nghị nhà chức trách xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý để mọi người thấy mà chấp hành đúng pháp luật.

 

"Người dân cần phải cẩn thận và có ý thức về hành vi của mình, tránh gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào cần bình tĩnh suy xét hành vi có vi phạm pháp luật không, cần kiềm chế bản thân, tránh nhận lấy những hậu quả pháp lý đáng tiếc", luật sư Hùng nói.

Đăng clip câu view coi chừng tự "tố cáo" mình

Luật sư Trương Ngọc Liêu (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng thời gian gần đây có hiện tượng một số cá nhân cố ý hoặc vô tình đăng tải các clip mà nội dung của các clip đó là bằng chứng "tố cáo" hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng của chính mình. Với những vụ việc như vậy, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để điều tra và xử lý.

Một số hành vi gây rối trật tự công cộng có thể kể đến như gây ồn ào, náo loạn, gây mất trật tự nơi công cộng; tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng; sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, kiếm, súng... để đe dọa, tấn công người khác; hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có hành vi gây nguy hiểm cho người khác như đánh nhau, ẩu đả, gây thương tích cho người khác...

Có thể thấy theo quy định của pháp luật hiện hành có rất nhiều hành vi được xác định là hành vi gây rối trật tự công cộng. Theo luật sư Liêu, trật tự công cộng có thể hiểu một cách đơn giản là tình trạng ổn định có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng và được duy trì, bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật cũng như các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực về phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống.

"Vì vậy để có thể tự bảo vệ mình, mỗi cá nhân buộc phải tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời không ngừng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử về đạo đức", luật sư Liêu nói.

Lấy lời khai 2 người đàn ông đánh nhau trong quán cà phê ở Thủ Đức

Mới đây nhất, mạng xã hội ồn ào với clip hai người đàn ông đánh nhau trong quán cà phê trên đường Trần Não, TP Thủ Đức (TP.HCM).

Bước đầu tại cơ quan công an, hai người khai sáng 8-3, trong lúc uống cà phê có lời qua tiếng lại chuyện làm ăn, mua bán đất đai.

Sau đó hai người có lao vào đánh nhau và bị thực khách ngồi cùng quán quay phim lại đăng mạng xã hội. Một người trong số đó mặc trang phục rất giống trang phục của một doanh nhân nổi tiếng.

"Hai người sau đó đã giảng hòa, xin lỗi nhau. Cơ quan chức năng lấy lời khai, làm rõ nguyên nhân để có hướng xử lý" - nguồn tin từ công an cho biết.

Chuyển BHXH khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi?

Anh Chi 22:42 06/03/2025
 

Vấn đề chuyển bảo hiểm xã hội (BHXH) khi thay đổi công việc luôn nhận được sự quan tâm từ người lao động (NLĐ). Đặc biệt, trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không thông báo trước cho người sử dụng lao động, việc bảo vệ quyền lợi BHXH càng trở nên phức tạp. Trong trường hợp này, việc chuyển BHXH của NLĐ có bị ảnh hưởng? NLĐ cần thực hiện những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi của mình? Nếu phát sinh tranh chấp thì phải giải quyết ra sao? Đây là những băn khoăn mà nhiều NLĐ đang cần được giải đáp.

Việc nắm vững các quy định của pháp luật về BHXH đối với NLĐ là cần thiết, giúp họ tránh được những rủi ro và đảm bảo được quyền lợi của mình khi thay đổi công việc.

Việc nắm vững các quy định của pháp luật về BHXH đối với NLĐ là cần thiết, giúp họ tránh được những rủi ro và đảm bảo được quyền lợi của mình khi thay đổi công việc.

Tình huống pháp luật

Chị Phương Hoa (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã làm việc tại công ty cũ hơn 3 năm, tuy nhiên, do một số lý do cá nhân, chị Hoa đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thông báo trước cho công ty. Sau một thời gian, chị Hoa tìm được công việc mới và đã bắt đầu làm việc tại công ty này.

Vấn đề mà chị Hoa đang gặp phải là việc chuyển BHXH từ công ty cũ sang công ty mới. Chị Hoa băn khoăn, không rõ cần phải thực hiện những thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình, liên quan đến việc chuyển giao và tiếp tục tham gia BHXH tại công ty mới.

Luật sư tư vấn 

Đối với tình huống trên, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình tư vấn như sau:

Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình.
Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình.

Sau khi ký kết HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo Điều 21 của Luật BHXH 2014 quy định: “Khi ký kết HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng trở lên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ”. Mức đóng BHXH sẽ được tính dựa trên mức lương, tiền công và các khoản thu nhập khác của NLĐ.

Căn cứ Điều 4 của Luật BHXH 2014 thì: “NLĐ làm việc theo HĐLĐ từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH”. Do đó, sau khi ký kết HĐLĐ với NLĐ, người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 55 của Luật BHXH 2014: “Người sử dụng lao động phải đóng 17,5% trên tổng mức tiền lương, tiền công tháng của NLĐ cho các loại BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. NLĐ sẽ đóng 8% trên tổng mức tiền lương, tiền công của mình”.

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, theo đó, NLĐ sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc; Phải hoàn trả chi phí đào tạo; Và phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

 

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của NLĐ; Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Theo đó, các trách nhiệm liên quan đến BHXH khi chấm dứt HĐLĐ thuộc về người sử dụng lao động. Trường hợp chị Hoa đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thông báo cho công ty cũ sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của chị Hoa khi chuyển sang công ty mới.

Để tiếp tục tham gia BHXH tại công ty mới, chị Hoa cần liên hệ đến công ty cũ để hoàn tất thủ tục chốt sổ BHXH tại công ty cũ và nhận lại sổ BHXH. Sau đó tiến hành chuyển đóng BHXH sang công ty mới, bằng cách cung cấp mã sổ BHXH cho công ty mới và đăng ký tham gia BHXH tại Cơ quan BHXH nơi chuyển đến để đảm bảo quyền lợi BHXH của chị Hoa.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa NLĐ và người sử dụng lao động thì giải quyết ra sao?

Theo quy định pháp luật, xác nhận thời gian đóng BHXH, chốt sổ BHXH cho NLĐ là trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động, không phụ thuộc vào việc NLĐ có chấm dứt HĐLĐ đúng quy định hay không. Đồng thời, sau khi đã chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động không được phép chiếm giữ sổ BHXH mà phải trả lại cho NLĐ. Trường hợp tranh chấp phát sinh về vấn đề liên quan đến BHXH, công ty cũ không chốt sổ BHXH hoặc không trả lại sổ BHXH, chị Hoa có thể khiếu nại đến chính công ty cũ để yêu cầu giải quyết. Nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc chị Hoa không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty cũ đặt trụ sở.

Ngoài ra, nếu không muốn giải quyết bằng cách khiếu nại thì chị Hoa có thể chọn giải quyết bằng cách khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, vì tranh chấp về BHXH không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Việc chuyển BHXH khi NLĐ thay đổi công việc là một vấn đề quan trọng và cần được xử lý đúng theo quy định pháp luật. Dù trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thông báo trước cho công ty. Nếu công ty cũ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến BHXH, quyền lợi của NLĐ sẽ không bị ảnh hưởng. NLĐ chỉ cần hoàn tất thủ tục tại công ty cũ, nhận lại sổ BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tại công ty mới.

Nguồn: https://doanhnhan.baophapluat.vn/chuyen-bhxh-khi-don-phuong-cham-dut-hdld-nguoi-lao-dong-can-lam-gi-de-bao-ve-quyen-loi-81204.html

Page 1 of 56

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006