Bị lợi dụng, vu khống, ứng xử sao?

Nạn nhân cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu văn phòng thừa phát lại lập vi bằng hình ảnh, thông tin, bình luận xúc phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự; sau đó gửi cơ quan công an

Ngay sau vụ việc cô giáo bị nghi có quan hệ tình cảm với nam sinh 15 tuổi, đã xuất hiện nhiều tài khoản lấy tên và hình cô giáo để tạo Facebook giả. Theo đó, nhiều người vào đăng ý kiến mạt sát, còn người tạo Facebook giả có một lượng người theo dõi lớn để quảng cáo, bán hàng. Đáng nói hơn, người dùng mạng xã hội còn "vu khống", "dựng chuyện" một học sinh không liên quan đến câu chuyện này, làm đảo lộn cuộc sống của em.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư (LS) Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM, danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Từ ngày 1-1-2019, Luật An ninh mạng chính thức tham gia vào đời sống pháp luật. Cụ thể, điều 8 của luật này nêu rõ 6 nhóm hành vi nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng, trong đó có hành vi thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống. Mặt khác, Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng cũng nghiêm cấm những hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hơn nữa, những người thóa mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm nhục người khác" " hoặc "Vu khống".

Bị lợi dụng, vu khống, ứng xử sao? - Ảnh 1.

Lập tài khoản Facebook mang tên cô giáo để bán đá muối

LS Hà Ngọc Tuyền, Đoàn LS TP HCM, cho rằng người làm giả Facebook, lấy thông tin cá nhân người khác trên mạng để "câu view" nhằm mục đích vụ lợi, thu lợi bất chính từ bán hàng trên mạng có thể bị xử lý hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". Ngoài ra, sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng phát lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của họ, nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin...

Nhiều cách tự vệ

Về phía nạn nhân (người bị vu khống, lập tài khoản Facebook giả mạo…), LS Hà Ngọc Tuyền cho rằng họ có thể làm đơn đề nghị cơ quan công an điều tra xử lý hình sự, xử lý hành chính hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án buộc gỡ những thông tin, hình ảnh cá nhân bị đăng tải trái phép và bồi thường thiệt hại.

Đồng quan điểm, LS Trần Minh Hùng (Văn phòng LS Gia đình) phân tích hình ảnh cá nhân, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền nhân thân, được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nạn nhân có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, LS Đào Thị Bích Liên (Đoàn LS TP HCM) lưu ý nạn nhân cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu văn phòng thừa phát lại lập vi bằng những hình ảnh, thông tin hoặc bình luận có nội dung xúc phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự. Việc lập vi bằng cần phải thực hiện ngay sau khi phát hiện có hành vi xâm phạm bởi những thông tin đó có thể bị gỡ bỏ, xóa dấu vết. Nếu có địa chỉ của người bêu xấu, nạn nhân có thể gửi thư hoặc văn bản yêu cầu gỡ ngay hình ảnh, thông tin không đúng sự thật. Nếu họ không thực hiện, nạn nhân nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an. Theo quy định, trong thời hạn 20 ngày hoặc chậm nhất là 2 tháng, cơ quan công an phải có văn bản trả lời. Nếu kết luận của cơ quan công an xác định hành vi của người đưa thông tin lên mạng xã hội là bịa đặt thì tùy mức độ vi phạm, thiệt hại xảy ra để xử lý trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính người đưa thông tin. Nếu kết luận của cơ quan công an xác minh thông tin trên mạng xã hội là đúng nhưng rơi vào trường hợp thuộc bí mật đời tư thì người bị xúc phạm vẫn có thể khởi kiện dân sự đòi bồi thường, buộc xin lỗi vì bị xâm phạm bí mật đời tư. 

Nạn nhân thường gặp khó

Theo LS Trần Thị Ngọc Nữ, trên thực tế, khâu quản lý không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử, nếu muốn xử lý người phát tán hình ảnh, thông tin sai sự thật thì trước hết người bị xúc phạm cần xác định chủ tài khoản mạng xã hội, sau đó nạn nhân mới có căn cứ tố giác ra cơ quan công an hoặc yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin đó. Đây là điều những cá nhân bị hại và gia đình họ khó thực hiện nếu không có trợ giúp từ cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

 
 
Di Lâm
 

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Phiên tòa ly hôn nghìn tỷ tạm dừng có liên quan đề nghị của bà Thảo?

  •  
  •  

"HĐXX dừng xử vì yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan số tiền hơn 2.102 tỷ. Nếu nói tòa dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo là sai", luật sư Trạch nói.

 
 Căn cứ nào dừng xử phiên ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên VũSau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa thông báo hoãn phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên. Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra ngày 27/3 tại TAND TP. HCM.Chiều 1/3, HĐXX chưa đưa ra được phán quyết đối với vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa đến ngày 27/3 sẽ xét xử lại.
Làm rõ số tiền 2.102 tỷ

"Xét thấy cần phải xác minh các khoản tiền gửi của nguyên đơn tại 3 ngân hàng Eximbank, BIDV, Vietcombank, theo yêu cầu phản tố của bị đơn tại phiên tòa. Căn cứ Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự, quyết định tạm dừng phiên tòa", nguyên văn thông báo của chủ tọa Nguyễn Văn Xuân.

Khoản tiền cần phải xác mình là  2.102 tỷ đồng - tổng giá trị tiền, vàng đứng tên bà Thảo tại 3 ngân hàng nêu trên. Phía ông Vũ đề nghị tòa xác minh để đưa vào phân chia vì cho rằng đây là tài sản chung của hai vợ chồng tích lũy 20 năm chung sống.

Sau phiên tòa, luật sư của bà Thảo cho biết trước phiên làm việc hôm 1/3, họ có gửi đơn đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên tòa vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, các vấn đề pháp lý mấu chốt "đang bị định hướng theo cảm tính".

Vậy trong thời gian tòa nghị án, các bên đương sự có quyền đề nghị tòa dừng xử hay không?

Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 1
Ông Vũ ưu tư tại phiên tòa chiều 1/3. Ảnh: Lê Quân.

Không thể dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết sau khi tòa kết thúc phần tranh luận thì mới bắt đầu vào nghị án. Trong quá trình nghị án, nếu xét thấy cần quay lại phần hỏi thì chủ tọa sẽ trở lại.

"Trong trường hợp này, HĐXX quay lại hỏi các bên về yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan số tiền hơn 2.102 tỷ và quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh. Nếu nói tòa dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo là sai", luật sư Trạch nêu quan điểm.

Cụ thể hơn, luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra rằng toà án chỉ tạm ngừng phiên toà trong trường hợp quy định tại Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong đó quy định: Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết vụ án và không thực hiện ngay tại phiên tòa; hoặc các đương sự thống nhất đề nghị Tòa tạm ngừng để họ tự hòa giải.

"Không thể có đơn đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên toà trước khi nghị án. Ở đây, Toà tạm ngừng vì đơn phản tố của ông Vũ", luật sư Loan nhấn mạnh.

Đồng ý kiến, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định: Bà Thảo không có quyền đề nghị toà dừng xử vì đã kết thúc tranh luận, VKS cũng đã phát biểu quan điểm giải quyết. Quyền quay lại xét hỏi hay tạm dừng phiên toà để làm rõ chứng cứ thuộc về HĐXX.

Về điều này, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng phía bà Thảo cũng có quyền gửi đề nghị. Tuy nhiên, chấp nhận hay không thuộc về HĐXX.

"Theo như chủ tọa thông báo là tạm dừng vì yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan việc xác minh các tài khoản của bà Thảo chứ không phải vì đề nghị của bà Thảo", luật sư Nam nói.

Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 2
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa hôm 1/3. Ảnh: Lê Quân.

Về số tiền hơn 2.102 tỷ, tại phiên tòa chiều 1/3, đại diện của bị đơn cho biết trước đó phía ông Vũ rút đơn do chưa xác minh được khoản tiền đó. Tuy nhiên, vào năm 2018 thì tòa đã có kết quả xác minh các khoản tiền, vàng, ngoại tệ bằng con số rất rõ ràng.

Trong các ngày xét xử, bị đơn cho biết 2 bên xét hỏi và trả lời các câu hỏi về thực hư số tiền này, có chi tiêu vào mục đích gì khác hay không và có nằm trong tài khoản cá nhân của nguyên đơn không?

“Không ai ngoài nguyên đơn là bà Thảo có thể rút số tiền này”, phía ông Vũ nhận định. Ngoài ra, bị đơn cũng cho biết các yêu cầu phản tố này chưa bao giờ bị đình chỉ và bị đơn cũng đã nộp tiền tạm ứng án phí cho khoản tiền tranh chấp này.

 
Bà Thảo nói về việc ông Vũ tố vợ 'đẩy' mình vào bệnh viện tâm thầnSau phiên tòa, bà Thảo vẫn khẳng định với báo chí rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có vấn đề về sức khỏe nên có những phát ngôn không được như người bình thường.
Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 3

Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Nguồn: zing.vn

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống!

TỨ QÚY, THEO TỔ QUỐC 11:52 19/02/2019
 
 

Theo Luật sư, nếu hành vi quấy rối được xác định là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 5 năm.

 
 

Ồn ào vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình nam ca sĩ trẻ

Mới đây, trong một chương trình truyền hình mới được phát sóng, cựu thành viên của một nhóm nhạc nhiều chiêu trò đã có những chia sẻ gây "chấn động": bị đuổi khỏi nhóm vì không chấp nhận lời gạ gẫm với ông bầu. Anh chàng đã bị ông bầu hủy show, thậm chí ép cấm sử dụng các phương tiện truyền thông và bị đánh đập.

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 1.

Tăng Nhật Tuệ là người đỡ đầu cho nhóm nhạc Zero9 từ những ngày đầu

Do không thể gượng ép, cuối cùng ông bầu yêu cầu thanh lý hợp đồng nhưng đưa ra khoản phải bồi thường 20 triệu và cấm chàng trai này không hoạt động nghệ thuật trong vòng 3 năm. Từ nhiều tình tiết, nhân vật chính trong câu chuyện là Minkook – thành viên vừa ra khỏi nhóm Zero9 vào tháng 9/2018. Theo đó, nhân vật ông bầu được nhắc tới chính là Tăng Nhật Tuệ.

Trước nghi vấn này, Tăng Nhật Tuệ đã lên tiếng cho rằng đàn em đã bịa đặt và thêm thắt tình tiết cho câu chuyện, "dựa hơi" mình để nổi tiếng. Đồng thời, ông bầu này cũng cho biết Minkook có một ekip đứng sau xúi giục. Anh khẳng định thời buổi này không dễ xảy ra chuyện đánh đập như lời cựu thành viên Zero 9 nói.

Luật sư Trần Minh Hùng: "Phải có bằng chứng cụ thể và thuyết phục mới có thể xử lý hành chính hoặc hình sự"

Liên quan đến vụ việc này, dưới góc độ luật pháp hiện hành thì hành vi của ông "bầu" này nếu có sẽ bị xử phạt hành chính, nếu mức độ nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất.

Tuy nhiên, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng cần phải có bằng chứng cụ thể và thuyết phục mới có thể xử lý hành chính hoặc hình sự được.

Theo Luật sư Hùng, các nạn nhân cần có bằng chứng để gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. "Mặt khác, đối với các tin nhắn, ghi âm hay người làm chứng chỉ được xem như bằng chứng cùng với nhiều chứng cứ khác để xem xét đối chiếu. Hơn nữa chứng cứ phải được xem xét theo luật, có nguồn gốc, nguồn gốc có hợp pháp hay không", Luật sư phân tích.

 
Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 2.

Rời nhóm Zero 9, Minkook chia sẻ việc anh bị ông bầu đánh đập vì gạ tình không thành.

Luật sư Hùng cũng cho biết thêm, nếu người quấy rối "có hành vi, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" thì sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Bên cạnh đó, nếu hành vi quấy rối được xác định là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 5 năm.

"Gạ tình, hay hiểu theo cách khác là quấy rối tình dục. Tội quấy rối tình dục chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật, mà nó chỉ là những quy định kiểu như nội quy, vì thế mà trước giờ dường như cũng chưa xử lý trường hợp nào về hành vi này. Xử lý bằng luật, điều quan trọng nhất phải dựa trên chứng cứ, chứ không thể chỉ dựa trên lời nói, tố cáo", Luật sư nêu quan điểm.

Cũng theo Luật sư, Luật Hình sự không quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là tội quấy rối thì không thể có cơ sở để đánh giá mức độ xâm hại hay hậu quả của hành vi đối với người bị xâm hại. Trong khi theo quy định của luật, phải có khách thể bị xâm hại, bị xâm hại ở mức độ nào, thiệt hại ra sao mới có thể xử lý. Nếu không chứng minh được thiệt hại thì sẽ rất khó khăn.

Tăng Nhật Tuệ có thể tố cáo ngược lại hành vi vu khống?

Luật sư cũng chia sẻ thêm, trong trường hợp không có bằng chứng cụ thể mà tố cáo, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, ảnh hưởng đến công việc thì người bị tố cáo hoàn toàn có thể tố cáo ngược lại người đã tố cáo đối với hành vi vu khống quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự.

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 3.

Luật sư Trần Minh Hùng

"Điều 156. Tội vu khống: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Link đầy đủ: http://kenh14.vn/vu-tang-nhat-tue-bi-to-ga-tinh-nan-nhan-can-phai-co-chung-cu-de-khong-bi-kien-nguoc-lai-toi-vu-khong-20190219112309919.chn?fbclid=IwAR10x_PT65HheDWJAiQp5UuAW22y4iqBQJ4cdlrPfTtwc4hbmdbU2qX9fn8

VEC không có quyền cấm vĩnh viễn 2 ôtô vào cao tốc'

  • IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" http:="" luatsubaochuatphcm.com="" @admin="" view="" javascript="" ckeditor="" plugins="" iframe="" images="" placeholder.png?t="DAED");" background-position:="" center="" center;="" background-repeat:="" no-repeat;="" border:="" 1px="" solid="" rgb(169,="" 169,="" 169);="" width:="" 0px;="" height:="" 0px;"="" style="background-image:url('')">

Theo luật sư, việc từ chối phục vụ vĩnh viễn cũng giống như lệnh cấm lưu thông vào cao tốc đối với 2 phương tiện đó, trong khi VECE (hay VEC) không có thẩm quyền này.

Công ty dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) vừa thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn với 2 ôtô mang biển kiểm soát TP.HCM là 51A - 55850 và 51G - 77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 1
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Lê Quân.

VEC cho rằng những người đi trên 2 phương tiện này đã có hành vi gây rối tại trạm thu phí Long Phước trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" http:="" luatsubaochuatphcm.com="" @admin="" view="" javascript="" ckeditor="" plugins="" iframe="" images="" placeholder.png?t="DAED");" background-position:="" center="" center;="" background-repeat:="" no-repeat;="" border:="" 1px="" solid="" rgb(169,="" 169,="" 169);="" width:="" 970px;="" height:="" 250px;"="" style="background-image:url('')">

Đại diện VECE cho biết thêm, quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đã chiếu theo các thông tư, quy định của pháp luật trước khi được đưa ra. Đơn vị này cũng lưu ý rằng toàn bộ cao tốc của VEC không phải là độc đạo, các xe nói trên có thể lưu thông bằng những đường khác.

Tuy nhiên, quyết định này đang nhận được nhiều phản đối từ chuyên gia pháp lý.

Không thuộc thẩm quyền của VEC

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Kiều Anh Vũ (Công ty luật KAV Lawyers) cho rằng, nếu chủ 2 ôtô có có hành vi gây rối an ninh trật tự, vi phạm quy định của pháp luật tại tuyến đường cao tốc thì các hành vi vi phạm này phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời nhưng phải đúng với quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, không thể xử lý tùy tiện.

Luật sư Vũ chỉ ra, việc quản lý, khai thác đường cao tốc hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc và Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT (sửa đổi theo Thông tư số 45/2018/TT-BGTVT). Theo đó, Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua Hợp đồng với Cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với Nhà đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư.

Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là doanh nghiệp dự án đối tác công tư và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường cao tốc.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 2
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc tuyến đường bộ cao tốc phía đông quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TP.HCM nối QL51 và QL1A với chiều dài toàn tuyến 55 km. Ảnh: Lê Quân.

"Qua đó có thể thấy VEC hay VECE không phải là cơ quan quản lý đường cao tốc mà chỉ là đơn vị khai thác, đầu tư xây dựng và quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc, có quyền lợi và nghĩa vụ trên cơ sở hợp đồng, không có chức năng và thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với việc khai thác, quản lý đường cao tốc; không có thẩm quyền xử phạt vi phạm", luật sư Vũ nêu.

Do đó, luật sư nhận định việc VECE thay mặt VEC thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác là không có cơ sở thuyết phục, không có cơ sở cho thấy họ có thẩm quyền và chức năng để thực hiện việc này.

Theo luật sư, việc “từ chối phục vụ vĩnh viễn” tại tuyến đường cao tốc cũng giống như “lệnh cấm lưu thông” vào đường cao tốc đối với các phương tiện đó. Trong khi, VEC hay VECE không có thẩm quyền này.

Vi hiến, trái luật

Nhận định về động thái của VECE, luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc từ chối phục vụ lưu thông này là "vi hiến, trái pháp luật". 

"Mọi người đều có thể đi lại ở bất cứ nơi đâu nếu pháp luật không hạn chế quyền đi lại. Chúng ta phải hiểu đây là đường công cộng của nhà nước chứ không phải đường của riêng VEC. VEC chỉ là đơn vị thi công mặt đường để thu phí chứ không phải là đơn vị sở hữu đường nên không bao giờ có quyền từ chối phục vụ", luật sư Học nhận định.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 3
Camera giám sát tại trạm thu phí ghi lại cảnh nhóm người tụ tập trước làn thu phí. Ảnh cắt từ clip.

Đồng quan điểm, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay, theo các quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì không có bất cứ chế tài nào việc việc cấm xe lưu hành trên đường cao tốc với lý do trước đó xe đã từng vi phạm trên hệ thống đường này.

"Đường cao tốc là đường công cộng không phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư nên chủ đầu tư chỉ có quyền khai thác trên đó. Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/1/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc mà VEC dẫn chứng là quy định nội bộ của một tổ chức kinh tế, không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không có giá trị", luật sư Hùng nêu quan điểm.

Luật sư Kiều Anh Vũ cho biết thêm, nếu trong trường hợp VEC hay VECE cho rằng các phương tiện đã có hành vi gây rối, vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông đường bộ thì có thể thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định.

"Chẳng hạn xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này quy định cụ thể các mức phạt xảy ra tại đường cao tốc bằng các hình thức phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn,…", luật sư Vũ dẫn chứng.
Nguồn: zing.vn
Link đầy đủ: https://news.zing.vn/vec-khong-co-quyen-cam-vinh-vien-2-oto-vao-cao-toc-post915687.html?fbclid=IwAR3JIgnkz6ZbZ-hmaLZs7iKQCtnNScIHqSZF5gSJeB025MzEzIFLjVqTBIQ

VEC không có quyền cấm vĩnh viễn 2 ôtô vào cao tốc'

  • IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" http:="" luatsubaochuatphcm.com="" @admin="" view="" javascript="" ckeditor="" plugins="" iframe="" images="" placeholder.png?t="DAED");" background-position:="" center="" center;="" background-repeat:="" no-repeat;="" border:="" 1px="" solid="" rgb(169,="" 169,="" 169);="" width:="" 0px;="" height:="" 0px;"="" style="background-image:url('')">

Theo luật sư, việc từ chối phục vụ vĩnh viễn cũng giống như lệnh cấm lưu thông vào cao tốc đối với 2 phương tiện đó, trong khi VECE (hay VEC) không có thẩm quyền này.

Công ty dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) vừa thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn với 2 ôtô mang biển kiểm soát TP.HCM là 51A - 55850 và 51G - 77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 1
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Lê Quân.

VEC cho rằng những người đi trên 2 phương tiện này đã có hành vi gây rối tại trạm thu phí Long Phước trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" http:="" luatsubaochuatphcm.com="" @admin="" view="" javascript="" ckeditor="" plugins="" iframe="" images="" placeholder.png?t="DAED");" background-position:="" center="" center;="" background-repeat:="" no-repeat;="" border:="" 1px="" solid="" rgb(169,="" 169,="" 169);="" width:="" 970px;="" height:="" 250px;"="" style="background-image:url('')">

Đại diện VECE cho biết thêm, quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đã chiếu theo các thông tư, quy định của pháp luật trước khi được đưa ra. Đơn vị này cũng lưu ý rằng toàn bộ cao tốc của VEC không phải là độc đạo, các xe nói trên có thể lưu thông bằng những đường khác.

Tuy nhiên, quyết định này đang nhận được nhiều phản đối từ chuyên gia pháp lý.

Không thuộc thẩm quyền của VEC

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Kiều Anh Vũ (Công ty luật KAV Lawyers) cho rằng, nếu chủ 2 ôtô có có hành vi gây rối an ninh trật tự, vi phạm quy định của pháp luật tại tuyến đường cao tốc thì các hành vi vi phạm này phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời nhưng phải đúng với quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền, không thể xử lý tùy tiện.

Luật sư Vũ chỉ ra, việc quản lý, khai thác đường cao tốc hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc và Thông tư số 90/2014/TT-BGTVT (sửa đổi theo Thông tư số 45/2018/TT-BGTVT). Theo đó, Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua Hợp đồng với Cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với Nhà đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư.

Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là doanh nghiệp dự án đối tác công tư và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường cao tốc.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 2
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc tuyến đường bộ cao tốc phía đông quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TP.HCM nối QL51 và QL1A với chiều dài toàn tuyến 55 km. Ảnh: Lê Quân.

"Qua đó có thể thấy VEC hay VECE không phải là cơ quan quản lý đường cao tốc mà chỉ là đơn vị khai thác, đầu tư xây dựng và quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc, có quyền lợi và nghĩa vụ trên cơ sở hợp đồng, không có chức năng và thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với việc khai thác, quản lý đường cao tốc; không có thẩm quyền xử phạt vi phạm", luật sư Vũ nêu.

Do đó, luật sư nhận định việc VECE thay mặt VEC thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác là không có cơ sở thuyết phục, không có cơ sở cho thấy họ có thẩm quyền và chức năng để thực hiện việc này.

Theo luật sư, việc “từ chối phục vụ vĩnh viễn” tại tuyến đường cao tốc cũng giống như “lệnh cấm lưu thông” vào đường cao tốc đối với các phương tiện đó. Trong khi, VEC hay VECE không có thẩm quyền này.

Vi hiến, trái luật

Nhận định về động thái của VECE, luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc từ chối phục vụ lưu thông này là "vi hiến, trái pháp luật". 

"Mọi người đều có thể đi lại ở bất cứ nơi đâu nếu pháp luật không hạn chế quyền đi lại. Chúng ta phải hiểu đây là đường công cộng của nhà nước chứ không phải đường của riêng VEC. VEC chỉ là đơn vị thi công mặt đường để thu phí chứ không phải là đơn vị sở hữu đường nên không bao giờ có quyền từ chối phục vụ", luật sư Học nhận định.

'VEC khong co quyen cam vinh vien 2 oto vao cao toc' hinh anh 3
Camera giám sát tại trạm thu phí ghi lại cảnh nhóm người tụ tập trước làn thu phí. Ảnh cắt từ clip.

Đồng quan điểm, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay, theo các quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì không có bất cứ chế tài nào việc việc cấm xe lưu hành trên đường cao tốc với lý do trước đó xe đã từng vi phạm trên hệ thống đường này.

"Đường cao tốc là đường công cộng không phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư nên chủ đầu tư chỉ có quyền khai thác trên đó. Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/1/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc mà VEC dẫn chứng là quy định nội bộ của một tổ chức kinh tế, không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không có giá trị", luật sư Hùng nêu quan điểm.

Luật sư Kiều Anh Vũ cho biết thêm, nếu trong trường hợp VEC hay VECE cho rằng các phương tiện đã có hành vi gây rối, vi phạm pháp luật, vi phạm luật giao thông đường bộ thì có thể thông báo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định.

"Chẳng hạn xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này quy định cụ thể các mức phạt xảy ra tại đường cao tốc bằng các hình thức phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn,…", luật sư Vũ dẫn chứng.
Nguồn: zing.vn
Link đầy đủ: https://news.zing.vn/vec-khong-co-quyen-cam-vinh-vien-2-oto-vao-cao-toc-post915687.html?fbclid=IwAR3JIgnkz6ZbZ-hmaLZs7iKQCtnNScIHqSZF5gSJeB025MzEzIFLjVqTBIQ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP – 31/01/2018

ĐÀI PTTH KIÊN GIANG – FM 99,4 Mhz

Khung giờ: 16h00 – 16h30; T5/tuần

Tổng đài: 1900 6620 – Phím 6                

KHÁCH MỜI:LS Trần Minh Hùng – Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP. HCM (0972 238 006)

 

 

 

Stt

NỘI DUNG

TG

TL

Ghi chú

1

NHẠC HIỆU CHƯƠNG TRÌNH

 

MC CHÀO ĐẦU

Mến chào quý thính giả thân thương đang đến với chương trình Tư vấn Pháp luật trực tiếp trên tần số 99,4 Mhz. Chương trình do đài PTTH Kiên Giang phối hợp cùng công tySen Vàng thực hiện, được phát vào lúc 16h-16h30 thứ 5 hàng tuần. Và quý vị thính giả còn có thể nghe trực tuyến trên trang web: kgtv.vn

Và nếu có thắc mắc liên quan vấn đề luật pháp, quý vị hãy gọi ngay đến tổng đài 19006620 – Phím 6, nghe hướng dẫn để đặt câu hỏi. Chương trình sẽ nhờ các luật sư uy tín giải đáp trực tiếp cho quý vị một cách nhanh chóng, chính xác.

Và trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng gặp gỡ LS Trần Minh Hùng – hiện đang công tác tại Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP. HCM, để nghe luật sư tư vấn về những thắc mắc của quý thính giả gửi về nhé. Còn bây giờ chúng ta sẽ kết nối với LS Trần Minh Hùng quý vị nhé.

16h00

-

16h01

1p

MC dẫn

 

KẾT NỐI LUẬT SƯ & THÍNH GIẢ 1

MC: Xin chào LS. Rất vui vì LS đã tham gia tư vấn cho quý thính giả trong chương trình hôm nay.

-         LS chào MC & thính giả.

MC: Ngay sau đây xin mời luật sư sẽ cùng chúng tôi gặp gỡ với vị thính giả đầu tiên.

Kết nối thính giả

MC giao lưu, mời thính giả tự giới thiệu và đặt câu hỏi

Thính giả 1:

Chào chương trình! Em tên… Em muốn mở công ty kinh doanh thẻ cào điện thoại trên 2 ứng dụng: Website và App cho điện thoại di động. Vậy thì em cần phải đăng kí ngành nghề kinh doanh là gì để phù hợp quy định pháp luật? Ngoài ra, khi kinh doanh bên em có cần phải có báo cáo gì với các ban ngành Nhà nước để xin phép không ạ? Em xin cám ơn LS.

-         Luật sư trả lời

LS tư vấn xong, MC kết nối với thính giả lại, cảm ơn thính giả. Nhắc lại cách gọi đến tổng đài: 19006620 – Phím 6.

16h01

-

16h06

5p

Kết nối 3 bên

2

PHÁT TRAILER TƯ VẤN PHÁP LUẬT                                                                      

16h06 – 16h07

 

GIAO LƯU THÍNH GIẢ 2

MC: Và tiếp theo, chúng ta sẽ kết nối với vị thính giả thứ 2 đã gọi về cho chương trình thông qua tổng đài 19006620 – phím 6. Ngay bây giờ chúng ta sẽ lắng nghe câu hỏi của vị thính giả này nhé.

Kết nối thính giả

MC giao lưu, mời thính giả tự giới thiệu và đặt câu hỏi

Thính giả 2:Sử dụng file thu âm

Tôi tên … Tôi có tổng mức thu nhập của tháng 12/2018 là 7.100.000vnd vì là nhân viên thử việc chưa có hợp đồng chính thức . Vừa qua tôi nhận bảng lương thì thấy công ty trừ 10% thuế thu thập cá nhân . Vậy xin hỏi công ty tôi làm vậy có đúng luật không? Rất mong được sự tư vấn từ chuyên gia vì tôi là người lao động phổ thông nên không hiểu luật. Xin cảm ơn.

-         Luật sư trả lời

LS tư vấn xong, MC kết nối với thính giả lại, cảm ơn thính giả. Nhắc lại cách gọi đến tổng đài: 19006620 – Phím 6.

16h07

-

16h12

5p

Kết nối 3 bên

3

PHÁT TRAILER TÌNH KHÚC BOLERO

16h12 – 16h13

 

MC:Quý thính giả thân mến,chúng ta đang tiếp tụcchương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp trên làn sóng FM 99.4 Mhz của đài PTTH Kiên Giang. Quý vị hãy tiếp tục lắng nghe và đặt câu hỏi về tổng đài 19006620 – Phím 6, ban thư ký chương trình sẽ ghi nhận và kết nối với luật sư nhanh chóng.

Tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ dành thời gian cho câu hỏi của vị thính tên Bùi Chí Công ở Kiên Giang có số máy cuối 1027 câu hỏi như sau:

Thính giả 3: (MC đọc)

Xin chào Luật sư.  Em có thắc mắc muốn nhờ LS giải đáp như sau : Năm 2017, em có đăng ký hộ kinh doanh cá thể và đã được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke. Năm 2018 em đã đóng cửa và chấm dứt hộ kinh doanh cá thể này, tuy nhiên giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke vẫn còn giá trị sử dụng. Hiện nay em có thành lập một công ty có hạng mục kinh doanh nhà hàng, ăn uống và karaoke nhưng không có giấy phép kinh doanh dịch vụ này. Vậy cho em hỏi em có thể uỷ quyền cho công ty được sử dụng giấy phép kinh doanh mà em đã có không ? Công ty mớ có thể toàn quyền điều hành, sử dụng, doanh thu, chi phí công ty, xuất hoá đơn cho dịch vụ này có được kê khai khấu trừ thuế không? Và có bị đưa vào chi phí, doanh thu không hợp lệ hay không? Xin nhờ LS giải đáp giúp.

-         Luật sư trả lời

LS tư vấn xong, MC cảm ơn thính giả. Nhắc lại cách gọi đến tổng đài: 19006620 – Phím 6

Vụ "con nợ cù nhây" nhất Vbiz, vay tiền từ bạn bè cho tới phóng viên và nghệ sĩ: Có thể khởi kiện nếu chứng cứ thuyết phục

TỨ QÚY, THEO TỔ QUỐC 19:33 28/01/2019
Chia sẻ
11
 
 
 
 
 
 
 

Thông tin nhiều nghệ sĩ trong showbiz Việt bị một nhân vật lợi dụng quen biết để vay nợ với tổng số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng và chưa có ý định trả đang gây xôn xao. Liên quan đến vấn đề này, luật sư Hùng cho biết các nạn nhân có thể làm đơn tố cáo, khởi kiện nếu có chứng cứ thuyết phục.

 
 

Những ngày cuối năm, ai cũng tất bật công việc, gom góp tiền bạc để gia đình có một cái Tết ấm no. Thế nhưng có lẽ, trên đời này, việc dễ nhất là đi vay tiền và khó nhất là đi đòi tiền đã cho vay. Chẳng thế mà, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến chẳng khó để bắt gặp những đoạn chia sẻ của các "chủ nợ", thế nhưng đáp lại vẫn chỉ là những sự im lặng hoặc nhưng câu thờ ơ "thư thư vài bữa", "khi nào có thì gửi lại"...

Lúc đi vay niềm nở, hứa hẹn bao nhiêu thì khi bị đòi lại "cù nhây", khất lần bấy nhiêu, thậm chí người đi vay còn không dám đọc tin nhắn, thẳng tay block facebook, chặn số điện thoại hoặc lặn mất tăm... để mình chủ nợ "bơ vơ" chờ đợi mòn mỏi. 

Lợi dụng quen biết, nhiều nghệ sĩ có nguy cơ bị "quỵt nợ" tổng số tiền lên tới hàng tỷ đồng

Câu chuyện "nợ xấu" dường như chẳng từ một ai, kể cả là những nhân vật trong showbiz. Mới đây, thông tin một người có mối quan hệ sâu và rộng trong showbiz nay đã trở thành con nợ lớn theo đúng nghĩa đen đang làm xôn xao giới nghệ sĩ và mọi người. 

Vụ con nợ cù nhây nhất Vbiz, vay tiền từ bạn bè cho tới phóng viên và nghệ sĩ: Có thể khởi kiện nếu chứng cứ thuyết phục - Ảnh 1.

Theo đó, một nhân vật lợi dụng mối quan hệ với rất nhiều người làm trong showbiz, từ nghệ sĩ tên tuổi và lâu năm trong nghề như nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, cho đến các nghệ sĩ trẻ như Soobin Hoàng Sơn, Duy Khánh Zhou Zhou, Phở Đặc Biệt, Trương Mỹ Nhân, Tú Hảo, stylist Trần Quang Tuyến, MC Quang Bảo, quản lý của các ca sĩ, phóng viên... để vay tiền mãi không chịu trả, số tiền có tổng lên đến tiền tỷ thì quả thật sự quen biết này không - phải - dạng - vừa đâu.

Với hàng loạt lí do được người này đưa ra theo từng hoàn cảnh khác nhau như "trả lương cho nhân viên, nhờ mua đồ hộ mà "quên không trả tiền", thậm chí "nhây hơn cả là quỵt tiền cát xê của nghệ sĩ.  

Sau khi sự việc bị phanh phui trên mạng thì nhân vật ấy lại lặn mất tăm, thậm chí chỉ đọc tin nhắn mà chẳng có đôi lời hồi âm hay xin khất lần. Đọc xong câu chuyện của hội bạn thân trong showbiz chắc hẳn cũng không ít người thấy chính mình trong đó. 

Câu chuyện "vay - trả" dường như vẫn chưa đi đến hồi kết khi mà các "chủ nợ" đang ráo riết đòi nợ nhưng việc trả hay không lại phụ thuộc vào các “con nợ”.

Có thể khởi kiện nếu có chứng cứ thuyết phục

 

Về trường hợp của nhiều người trong giới nghệ sĩ và PV, BTV cho người này vay tiền nhưng đến hẹn không chịu trả, có nguy cơ bị “quỵt”, luật sư Trần Minh Hùng - Trường phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng các nạn nhân có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Tuy nhiên theo luật sư Hùng thì người kiện phải có chứng cứ thuyết phục. 

Vụ con nợ cù nhây nhất Vbiz, vay tiền từ bạn bè cho tới phóng viên và nghệ sĩ: Có thể khởi kiện nếu chứng cứ thuyết phục - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng - Trường phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. HCM)

Cụ thể, nếu không có giấy biên nhận vay nợ thì có thể dùng ghi âm cuộc gọi, nội dung tin nhắn hoặc thông tin chuyển khoản đề cập đến vấn đề vay mượn tiền. “Nếu vay mà sử dụng sai mục đích, dùng thủ đoạn gian dối vay rồi không trả hoặc vay nhưng có tiền mà vẫn không trả nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có dấu hiệu cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người bị chiếm đoạt cần làm đơn tố cáo đồng loạt ra công an để được giải quyết theo thẩm quyền”, luật sư Hùng nêu quan điểm. 

Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: … 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Theo đó, nếu thông qua hợp đồng vay, nhưng đến hạn lại không trả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chỉ trong những trường hợp sau: 

- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đã nhận được; - Có đủ điều kiện trả nhưng cố tình không trả lại tài sản; 

- Dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 

Như vậy, nếu người vay tiền có dấu hiệu cắt đứt liên lạc, bỏ trốn khỏi địa phương nhằm không trả lại số tiền đã vay. Hoặc có căn cứ cho rằng người vay có đủ điều kiện trả nợ nhưng không có thiện chí trả lại thì trách nhiệm hình sự với tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể sẽ đặt ra.

Nguồn: http://kenh14.vn/vu-con-no-cu-nhay-nhat-vbiz-vay-tien-tu-ban-be-cho-toi-phong-vien-va-nghe-si-co-the-khoi-kien-neu-chung-cu-thuyet-phuc-20190128171552538.

Ảnh: LS TRẦN MINH HÙNG

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006