Luật Sư Trần Minh Hùng

  • Các lưu ý khi lập di chúc? lập di chúc thế nào? Mẫu đơn di chúc đúng luật?

    CÁC LƯU Ý KHI LẬP DI CHÚC:
    1. Trước hết, phải biết được chủ thể làm di chúc là ai, xem mình có phải là người được lập di chúc hay không?
    Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 thì người lập di chúc là:
    -Người thành niên
    -Hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
    2. Di sản được để lại trong di chúc
    Tài sản trong di chúc phải là:
    -Tài sản riêng của người để lại di chúc.
    -Tài sản chung của người để lại di chúc với người khác. Trong trường hợp này phải xác định tài sản riêng của người để lại di chúc trong khối tài sản chung đó.
    -Tài sản trong di chúc không vi phạm điều cấm của Luật.
    3. Quyền của người lập di chúc
    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, người lập di chúc có các quyền sau:
    -Chỉ định người thừa kế
    Trong nội dung di chúc, cá nhân có quyền tự do ý chí để quyết định ai sẽ là người được thừa kế tài sản do mình để lại sau khi chết, mà không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng.
    -Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
    Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là việc người lập di chúc chỉ định cụ thể người đó không được hưởng di sản, do một số nguyên nhân như mâu thuẫn cá nhân, không được yêu thương, tín nhiệm từ người lập di chúc.
    Đồng thời, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được hưởng di sản khi vi phạm một trong các lỗi sau:
    -Người bị kết án
    -Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
    -Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc
    4. Nội dung di chúc gồm những gì?
    Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
    -Ngày, tháng, năm lập di chúc
    -Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
    -Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
    -Di sản để lại và nơi có di sản.
    Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc
    5. Di chúc có cần phải công chứng hoặc chứng thực không?
    Luật không bắt buộc người lập di chúc phải công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Việc công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tùy theo ý muốn của người lập di chúc.
    6. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
    Di chúc có hiệu lực khi có các điều kiện sau:
    -Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
    -Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
    -Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;
    -Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
    7. Người được hưởng di sản thừa kế
    Người được hưởng di sản thừa kế của di chúc là người được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên, có một số đối tượng được nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm:
    -Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    -Con thành niên mà không có khả năng lao động.
    8. Hiệu lực của di chúc
    -Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế
    -Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau:
    •Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
    •Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    -Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
    -Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
    -Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
    9. Rủi ro khi lập di chúc
    -Không xác định được đâu là tài sản đủ điều kiện để thực hiện lập di sản thừa kế;
    -Vướng mắc trong việc xác lập, phân chia tài sản chung để xác định quyền định đoạt của người lập di chúc;
    -Ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện thừa kế;
    -Không xác định đúng quyền có thể dẫn tới tranh chấp.
    10. Pháp lý giải pháp tài chính giúp gì được cho bạn?
    Nếu không phải một người am hiểu về các vấn đề pháp lý, trước mỗi sự kiện pháp lý bạn nên tìm hiểu và được tư vấn bởi các đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm. Thế nào để có một di chúc hợp pháp? Khai nhận thừa kế như thế nào? Phân chia tài sản thừa kế ra sao cho hợp tình, hợp lý? Hãy để Công ty TNHH Pháp lý giải pháp tài chính chúng tôi thực hiện điều đó giúp bạn.

    NÊN LẬP DI CHÚC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐÚNG LUẬT?
    Thưa Luật sư! Tôi đang muốn lập một bản di chúc để lại tài sản cho các con tôi, để tránh việc khi tôi mất đi thì các con tôi lại tranh chấp nhau. Vậy việc làm di chúc như thế nào, làm ở đâu thì có hợp pháp nhất, được pháp luật công nhận ?
    Rất mong Luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Việc lập di chúc bằng văn bản gồm có 4 loại căn cứ theo điều 628, Bộ Luật dân sự năm 2015:

    Điều 628. Di chúc bằng văn bản

    Di chúc bằng văn bản bao gồm:

    1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

    2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

    3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

    4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Việc lập di chúc cần đảm bảo điều kiện sau:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Vậy khi lập di chúc hợp pháp cần đáp ứng điều kiện quy định tại điều 630 nêu trên.

    Muốn lập di chúc hợp pháp thì anh cần lập di chúc bằng văn bản tại văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường. Việc lập di chúc tại UBND xã, phường được quy định như sau: Căn cứ theo điều 636, Bộ Luật dân sự 2015:

    Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

    Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

    1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

    2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

    Như vậy khi cần lập một di chúc hợp pháp nhất, anh cần đến Văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường để lập.

    Chồng đại diện vợ lập di chúc được không ?

    Thưa luật sư, Hiện tại ba má tôi muốn di chúc lại cho tôi quyền thừa kế ngôi nhà và thửa đất. Tuy nhiên vì việc đi khám sức khỏe đường xá xa xôi bất tiện cho ba má tôi nhiều do ba má tôi tuổi đã cao. Nên chỉ có ba tôi đi khám sức khỏe và bác sĩ kết luận ba tôi đủ minh mẫn để lập di chúc.
    Vậy tư vấn viên cho tôi hỏi ba tôi có thể đại diện má tôi để lập di chúc cho tôi không? Và cho tôi xin mẫu di chúc trong trường hợp người chồng đại diện người vợ để lập di chúc ?
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Trả lời

    Ngôi nhà và thửa đất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Như vậy, bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc chung để lại tài sản trên cho bạn. Tuy nhiên, việc lập di chúc chung không thể chỉ do một người tiến hành mà bắt buộc phải do cả vợ và chồng cùng tự nguyện lập. Pháp luật không quy định vợ hoặc chồng có quyền đại diện cho chồng hoặc vợ mình trong việc lập di chúc chung của vợ chồng. Theo đó, Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc”. Vậy, ba của bạn không thể đại diện cho mẹ của bạn để lập di chúc chung của vợ chồng được.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện của di chúc hợp pháp. Di chúc được coi là hợp pháp khi di chúc đó có đủ các điều kiện sau:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Như vậy, để đảm bảo điều kiện người lập di chúc minh mẫn thì cả bố và mẹ bạn đều phải có giấy khám sức khỏe của bệnh viện cấp huyện trở lên để chứng minh vào thời điểm lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt.

    Mẫu Di chúc chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    DI CHÚC

    Hôm nay, ngày... tháng..... năm...., tại..............................................................,

    Tôi là:........................................

    Sinh ngày.... tháng.... năm............

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số:........................ do........................... cấp ngày....................

    Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................

    Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

    Tài sản của tôi gồm: (1)

    1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất................................... Số phát hành ..................... số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:........................ do............................... cấp ngày......................

    Thông tin cụ thể như sau:

    * Quyền sử dung đất:

    - Diện tích đất:....... m2 (Bằng chữ:........................ mét vuông)

    - Địa chỉ thửa đất:....................................................

    - Thửa đất:    ...........          - Tờ bản đồ:  .............

    - Mục đích sử dụng: .....................

    - Thời hạn sử dụng:.............................

    - Nguồn gốc sử dụng:......................................................

    * Tài sản gắn liền với đất:

    - Loại nhà: ……………...……;            - Diện tích sàn: ……… m2

    - Kết cấu nhà :.....................;          - Số tầng :.............

    - Thời hạn xây dựng:............;          - Năm hoàn thành xây dựng :............

    2/ Quyền sở hữu, sử dụng chiếc xe ô tô mang biển số …………. theo giấy đăng ký ô tô

    số ……… do công an ………. cấp ngày …………… Đăng ký lần đầu ngày …………… mang tên ông/bà: …………………. Địa chỉ:  ………………………………………….

    Nhãn hiệu   :................................................

    Số loại         :.................................................

    Loại xe        :................................................

    Màu Sơn     :................................................

    Số máy        :................................................

    Số khung     :................................................

    Số chỗ ngồi :................................................

    Năm sản xuất:................................................

    3/ Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ……………. số tài khoản ………………… kỳ hạn …….. do Ngân hàng …………………., phát hành ngày …………….., ngày đến hạn ……………. mang tên …………… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: …………..).

    Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

    1/ Ông/bà:........................................

    Sinh ngày.... tháng.... năm............

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số:........................ do........................... cấp ngày....................

    Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................

    2/ Ông/bà:........................................

    Sinh ngày.... tháng.... năm............

    CMND/CCCD/Hộ chiếu số:........................ do........................... cấp ngày....................

    Hộ khẩu thường trú tại:....................................................................................................

    Ngoài ông/bà.................., tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

    Ý nguyện của tôi:........................................................................

    ............................................................................................................................................

    Sau khi tôi qua đời, (3)...........................  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

    Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4).... (...) bản, mỗi bản gồm... (...) trang.... (...) tờ.

     

    NGƯỜI LẬP DI CHÚC

    (Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)


    Chú thích:

    1. Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.

    2. Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế

    3. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

    4. Viết bằng số và bằng chữ

     

    Hướng dẫn cách viết di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định, Di chúc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để một di chúc được coi là hợp pháp thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

    - Hình thức di chúc phải có tối thiếu các nội dung (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015):

    + Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    + Di sản để lại và nơi có di sản

    + Những nội dung khác: ý nguyện của người để lại di chúc,…

    - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép

    - Nội dung trong di chúc phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội

    - Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu

    - Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

    - Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

    Về tài sản người để lại di chúc:

    Đây gồm toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng của người để lại di sản di chúc bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh.

    - Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….

    - Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….

    - Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…

    Về việc để lại tài sản cho người khác sau khi chết:

    Khi người để lại di chúc muốn để tài sản lại cho ai thì phần ghi thông tin của người (những người) nhận tài sản nên ghi càng cụ thể, chi tiết càng tốt.

    Những nội dung về nhân thân của người nhận tài sản nên ghi rõ là: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân với ngày cấp, cơ quan cấp, địa chỉ thường trú …. Nếu được có thể bổ sung cả thông tin về Giấy khai sinh nếu là người có quan hệ huyết thống và một số giấy tờ khác để chứng minh quan hệ (nếu có).

    Về phần ý nguyện của người để lại di chúc:

    Phần ý nguyện là phần nếu người để lại di chúc có gì muốn dặn dò thêm người nhận di chúc. Có thể có phần này hoặc không có phần này. Ví dụ về việc yêu thương anh em, trông nom nhà cửa…

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

    Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số

    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)68/147 TrầnQuang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

    Điện thoại:

    028-38779958; Fax: 08-38779958

    Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    http://www.luatsugiadinh.net. vn

    http://www.luatsuthanhpho.com

     

     

     
     
  • Hỏi về tính pháp lý của hợp đồng mua bán đất được phân lô, bán nền?

    Tư vấn trường hợp mua đất phân lô, bán nền

    Câu hỏi tư vấn: Kính chào Luật sư! Tôi có vướng mắc về pháp lý dự án đã mua, xin luật sư giải đáp giúp tôi. Cuối năm 2019, tôi và em gái có mua mỗi người một nền đất dự án. Tình trạng pháp lý như sau: Quyền sử dụng đất của Bà A, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản không gắn liền với đất, diện tích 26.600 m2, trong đó: Đất ở 600m2, còn lại là đất trồng cây lâu năm.  Bà A thực hiện ủy quyền cho một Công ty bất động sản B thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở nông thôn, đo đạc, tách thửa, thực hiện nghĩa vụ tài chính và ký hợp đồng nguyên tắc với bên thứ 3 về việc chuyển nhượng QSDĐ nêu trên. Công ty B được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3 thực hiện 1 hoặc 1 số các nội dung trên. Công ty B phân thành 197 nền và ủy quyền cho Công ty C phân phối độc quyền các nền đất này. Công ty C lại tiếp tục phân phối một số nền của 197 nền đất cho các Công ty môi giới bất động sản khác để bán cho Khách hàng. Chúng tôi đã mua qua 1 trong các Công ty này. Sau khi ký HĐ mua bán (1 HĐ nhận thanh toán với Công ty môi giới và 1 HĐ đặt cọc để chuyển nhượng QSDĐ với Công ty B), tôi phát hiện có nhiều thông tin bất lợi đối với dự án này như: Công ty B chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phân lô tách thửa; chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép bán; giá bán chênh lệch trong 2 hợp đồng ký giữa tôi với Công ty môi giới và với Công ty B. Xin hỏi luật sư:

    1. Việc chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua bán chuyển nhượng đã tiến hành bán và thu tiền khách hàng có trái quy định của pháp luật không?

    2. Hợp đồng mua bán giữa chúng tôi và Công ty B có bị vô hiệu không?

    3. Có thể khởi kiện Công ty môi giới và Công ty B để huỷ hợp đồng và đòi lại số tiền đã thanh toán không?

    Đã đến hạn thanh toán đợt tiếp theo nhưng do còn lấn cấn các vấn đề trên nên tôi vẫn còn trì hoãn thanh toán, tuy nhiên, nếu chiếu theo hợp đồng thanh toán trễ hạn chúng tôi có nguy cơ mất trắng số tiền đã thanh toán đợt đầu. Nếu thanh toán tiếp mà với tình trạng pháp lý như hiện tại chúng tôi cũng không dám thanh toán thêm. Rất mong nhận được sự tư vấn và phản hồi của Quý Công ty. Trân trọng! 

    Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Văn Phòng Luật Sư Gia Đình. Với yêu cầu của bạn đưa ra, chúng tôi tư vấn như sau:

    1. Việc chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mua bán chuyển nhượng đã tiến hành bán và thu tiền khách hàng có trái quy định của pháp luật không?

    Theo thông tin bạn trình bày, đất của chủ sở hữu là cá nhân bà A mà không phải dự án của công ty B. Do đó, chỉ cần đáp ứng điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:

    Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

    3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

    Điều kiện để bà A có thể tiến hành việc phân lô, bán nền cần đáp ứng các điều kiện quy định trong điều 188. Khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tách thửa nhưng đã đủ điều kiện và đang trong quá trình chờ được cấp thì việc bán đất và thu tiền thanh toán hợp đồng của khách hàng là không trái với quy định của pháp luật. Trường hợp bà A không đáp ứng điều kiện về chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc diện tích để tách thửa đất thành 197 nền thì việc bán và tiến hành thu tiền là không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và pháp luật dân sự.

    2. Hợp đồng mua bán giữa chúng tôi và Công ty B có bị vô hiệu không?

    Theo khoản 1 điều 138 Bộ luật dân sự 2015, khi bà A có đủ điều kiện để tiến hành việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tách thửa, việc bà A  ủy quyền cho công ty B để thay bà thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở nông thôn, đo đạc, tách thửa, thực hiện nghĩa vụ tài chính và ký hợp đồng nguyên tắc với bên thứ 3 về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh đó, theo quy định về ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 564. Ủy quyền lại

    1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

    a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

    b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

    2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

    3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

    Bạn cung cấp thông tin công ty B được phép ủy quyền lại cho bên thứ 3 thực hiện 1 hoặc 1 số các nội dung trên. Sau đó, công ty B phân thành 197 nền và ủy quyền cho Công C phân phối độc quyền các nền đất này. Vậy cần xác định nội dung bà A ủy quyền cho Công ty B có nội dung phân đất thành nhiều nền và tiến hành chuyển nhượng các nền đất đó hay chưa? Nếu phạm vi ủy quyền không có nội dung bán các nền đất này, việc công ty B phân nền và ủy quyền cho Công ty C vượt quá phạm vi ủy quyền nên không được ghi nhận.

    Trường hợp có nội dung ủy quyền về việc bán các nền đất thì việc công ty B ủy quyền lại cho công ty C để phân phối nền đất là phù hợp với quy định của pháp luật.

    Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Ngoài ra, Điều 167, Luật Đất đai 2013, quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điều này.

    Như vậy, nếu đất của bà A không đủ điều kiện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tách thửa để chuyển nhượng (có dấu hiệu trái với quy định pháp luật về đất đai về điều kiện chuyển nhượng) hoặc công ty B không được ủy quyền bán các nền đất thì hợp đồng mua bán sẽ bị tuyên vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về nội dung hợp đồng.

    3. Có thể khởi kiện Công ty môi giới và Công ty B để huỷ hợp đồng và đòi lại số tiền đã thanh toán không?

    Khi hợp đồng không đáp ứng được những điều kiện có hiệu lực, bạn có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán đất là vô hiệu. Khi đó, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

    - Nơi khởi kiện: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản của bà A.

    - Hồ sơ gồm:

    + Đơn khởi kiện theo mẫu

    + Hợp đồng mua bán đất

    + Giấy tờ, tài liệu chứng minh về điều kiện không có hiệu lực của hợp đồng mua bán: Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về việc bà A không đủ điều kiện mua bán đất,…

    + Biên lai quá trình thanh toán hợp đồng.

    Trân trọng cảm ơn.
    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
    68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
    Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

  • Luật sư bào chữa các bước giải quyết tranh chấp nhà đất?

    1. Luật sư tư vấn giảiquyết tranh chấp quyền sử dụng đất?

    Tự hòa giải.

    - Khoản 1- Điều 202- Luật đất đai 2013 có quy định: " Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở"   Và chỉ khi các bên không tư hòa giải được tại cơ sở thì  gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 

    - Trên thực tế, tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các bên thường không thực hiện được bước này vì lý do các bên tranh chấp quyền sử dụng đất không thể dung hòa và tìm được tiếng nói chung về quyền lợi và xung đột thường gay gắt nên rất khó để ngồi với nhau để thực hiện việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cũng có những vụ việc với lợi ích nhỏ hoặc các bên là người thân trogn gia đình và có các trường hợp khác vẫn có thể tự thương lượng và hòa giải được. 

    - Nếu các bên không thể tự hòa giải được với nhau thì bước tiếp theo để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất sẽ là gì? Đa số mọi người dân đều chưa xác định được rõ là sẽ giải quyết tranh quyền sử dụng đất này tại đâu và sẽ làm như thế nào ? Có người thì nghĩ sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân, có người lại nghĩ sẽ thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh. Nhưng Luật tư vấn P&P xin đưa ra trình tự giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất sau khi không thể tự hòa giải với nhau được cụ thể như sau:

    Hòa giả tại cơ sở UBND Xã, Phường. 

    - Ở Nội dung hòa giải tại cơ sở UBND Xã, phường này cần lưu ý: Đa số người dân sau khi trranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra đều có tâm lý muốn kiện ra tòa án nhân dân hoặc gửi lên UBND cấp Huyện, Tỉnh để giải quyết nhưng không phải ai cũng biết là có những tranh chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện hòa giải tại UBND xã, Phường trước khi thực hiện khởi kiện ra tòa án nhận dân hoặc gửi lên UBND các cấp để giải quyết. Dưới đây, Luật tư vấn P&P nêu cụ thể các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND Xã, phường như sau:

    + Hòa giải tại cơ sở UBND Xã, phường là thục bắt buộc trước khi khởi kiện ra tòa án đối với những tranh chấp được quy định tại khoản 2- Điều 3- Nghị quyết  04/2017/NQ-HĐTP có quy định: " Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015". 

    + Tuy nhiên không hẳn tất cả các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đều phải thực hiện hòa giải tại UBND xã, phường mà theo quy định tại Khoản 2- Điều 3- Nghị quyết  04/2017/NQ-HĐTP có quy định: " Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án".

    - Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    - Sau khi thực hiện hòa giải tại cơ sở UBND Xã, phường mà không thành thì đến lúc này, lại căn cứ vào từng vụ việc cụ thể để đương sự lựa chọn cho mình hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất cụ thể như sau:

    Lựa chọn Khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất  tại tòa án nhân dân.

    + Tranh chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải giả quyết tại tòa án nhân dân là trường hợp: "Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013  và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất"

    + Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 nhưng đương sự vẫn lựa chọn tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ( vì như phân tích pử trên với trường hợp này còn một phương án để giải quyết tranh chấp là giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp phụ thuộc vào đối tượng tranh chấp đất)

    - Tùy theo tính chất vụ việc theo quy định và lựa chọn của đương sự, sau khi hòa giải cơ sở xong hoặc những vụ việc không bắt buộc phải thực hiện hòa giải như ở trên thì  đương sự có thể thực hiện khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tới tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự để được giải quyết. 

    Lựa chọn Khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất  tại Ủy ban nhân dân 

    Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và đã được thực hiện hòa giải tại cơ sở UBND cấp xã, phường thì đương sự cũng có thể lựa chọn UBND là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc thay vì tòa án nhân dân

    2. Ký hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ có được không?

    1. Có được ghi giá trong hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ không?

    Khi xã hội ngày càng phát triển, việc giao thương với các các nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ trở nên phổ biến hơn. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì nhiều người sẽ lựa chọn việc ghi nhận giá hợp đồng bằng ngoại tệ như: USD, nhân dân tệ, bảng anh … vậy hành vi này có được pháp luật Việt Nam cho phép không?

    Phải khẳng định rằng, pháp luật Việt Nam không cho phép việc báo giá, định giá hoặc thanh toán bằng ngoại tệ khi giao dịch giữa các bên, điều này được thể hiện tại Pháp lệnh về quản lý ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13:

    “Điều 22: Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Thêm nữa thông tư số 32/2013/TT-NHNN và Thông tư 16/2015/TT-NHNN cũng mở rộng và làm rõ nội dung này như sau:

    Điều 3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

    Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

    Tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN thì việc thanh toán hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ là điều không được pháp luật cho phép.

    Tham khảo bài viết:

    2. Vẫn ghi giá trong hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ thì sao?

    Mặc dù biết quy định của nhà nước là như vậy nhưng nhiều chủ nhà vẫn lựa chọn việc ghi giá bằng ngoại tệ. Phải nói rằng việc ghi giá bằng ngoại tệ sẽ giúp chủ nhà có nhiều lợi thế hơn, đạt được giá cao hơn đối với khách thuê. Tuy nhiên, khi có tranh chấp thì hợp đồng thuê nhà này có vô hiệu hay không?

    Hợp đồng vô hiệu là gì?

    Giao dịch vô hiệu là điều mà không chủ nhà nào mong muốn bởi nếu trường hợp này xảy ra thì các bên sẽ phải trả lại nhau những gì đã nhận. Điều này có nghĩa pháp luật không công nhận giao dịch, một bên trả nhà đang thuê, một bên trả tiền đã nhận:

    Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy, liệu những văn bản do Ngân hàng nhà nước ban hành, Pháp lệnh số: 06/2013/UBTVQH13 … có khiến hợp đồng thuê nhà bằng ngoại tệ vô hiệu hay không? Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

    Như vậy, giao dịch dân sự sẽ vô hiệu nếu vi phạm có điều cấm của Luật. Theo định nghĩa tạiLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, thì Pháp lệnh về quản lý ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 (do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành) và Thông tư số 32/2013/TT-NHNN (do Ngân hàng Nhà nước ban hành) nêu trên KHÔNG phải là luật (do Quốc hội Việt Nam ban hành). Việc ghi giá trị Hợp đồng là Việt Nam Đồng, quy đổi từ USD nêu trên vi phạm các quy định về ngoại hối, nhưng các quy định bị vi phạm này không phải là điều cấm của luật nên có thể khẳng định là Hợp đồng nêu trên KHÔNG bị coi là vô hiệu.

    Mở rộng vấn đề, trước đây Bộ luật dân sự 2005 có quy định về giao dịch vô hiệu như sau:

    Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

    Theo Luật dân sự cũ thì “vi phạm điều cấm của pháp luật” với ý nghĩa rất rộng khi pháp luật có thể là nghị định, thông tư, pháp lệnh… được bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào ban hành. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ quy định về “vi phạm điều cấm của luật”, phạm vi để hợp đồng vô hiệu đã hẹp lại và chỉ giới hạn trong Luật và Bộ luật do Quốc hội ban hành mà thôi.

    CCHC5

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

    Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

    68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

    Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

    Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    http://www.luatsugiadinh.net. vn

    http://www.luatsuthanhpho.com

  • Luật sư tranh tụng cách xác định nhà có tranh chấp hay không

    1. Cách thức để xác định bất động sản có tranh chấp hay không?

    Trước khi đưa ra quyết định mua nhà, người mua cần phải cân nhắc đến nhiểu yếu tố như: tiền bạc, diện tích, nơi tọa lạc của bất động sản,…Tuy nhiên, không ít người quên lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là liệu bất động sản đó có đang thuộc diện tranh chấp hay không? Hậu quả pháp lý khi mua nhầm bất động sản đó là gì?

    Để hiểu rõ vấn đề này, người mua cần nắm rõ một số thông tin sau:

    1. Cách thức liên hệ có quan có thẩm quyền: liên hệ với UBND phường/xã; phòng TN&MT quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện…để nhờ cung cấp thông tin. Cụ thể:

    - Liên hệ với UBND phường/xã nơi có nhà, đất để xem có đang bị niêm yết về việc phân chia di sản thừa kế hay không; hoặc có bị ngăn chặn việc khai di sản thừa kế hay không.

    - Gặp trực tiếp cán bộ tư pháp phường/xã để tìm hiểu nhà, đất có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không.

    - Liên hệ với cơ quan thi hành án tìm hiểu xem căn nhà có bị yêu cầu thi hành án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật hay không.

    - Có thể liên hệ phòng TN&MT quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện để hỏi thông tin căn nhà có bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án hay cơ quan thi hành án hay không.

    2. Các bước kiểm tra thông tin pháp lý của bất động sản:

    Thứ nhất, bất động sản dự định mua phải có bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN). Không bao giờ chấp nhận đặt cọc khi chỉ nhìn thấy GCN photocopy dù có công chứng hoặc chứng thực sao y bản chính. Lý do là nhiều khả năng bất động sản đó đang bị thế chấp ở ngân hàng hoặc một nơi nào khác nên chủ nhà mới không giữ GCN bản chính.

    Thứ hai, kiểm tra về quyền sở hữu tài sản, xem người đứng tên trên GCN để xác định đây là tài sản riêng của một người, của vợ chồng hay đồng sở hữu của nhiều người.

    Nếu GCN xác định chỉ có một người đứng tên thì phải kiểm tra người ấy có vợ, chồng hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại. Nếu chủ sở hữu ly hôn phải kiểm tra bản án có phân chia tài sản chung không.

    Trường hợp là đồng sở hữu, đồng thừa kế thì cần kiểm tra GCN có ghi đại diện hay không. Nếu mua nhà dự án cũng phải kiểm tra xem ai là chủ sở hữu tài sản và họ đã có quyền đứng bán tài sản hay chưa.

    Chính vì vậy, việc xác định pháp lý bất động sản là một trong những giai đoạn cần thiết khi quyết định nhận chuyển nhượng một bất động sản bất kỳ, nhằm tránh những tranh chấp phiền hà, không đáng có.

    2. Tranh chấp đất đai là gì? Thế nào là đất đang có tranh chấp?

    1. Tranh chấp đất đai là gì?

    Đất đai: Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT quy định về khái niệm Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

    Tranh chấp đất đai: Quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

    2. Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai

    Nguyên nhân dấn tới tranh chấp đất đai: Về nguyên nhân chủ quan xuất phát từ việc công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều thiếu sót, không chặt chẽ. Kèm theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai còn nhiều sai phạm, trình độ quản lý của cán bộ địa phương còn non kém. Quy hoạch sử dụng đất đai còn lộn xộn, sử dụng đất không hợp lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và quản lý đất đai không rõ ràng. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bán bộ còn tiếu sát sao. Về nguyên nhân khách quan do đất đai trở thành tài sản có giá trị nên tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng bất chấp để tranh chấp để kiếm lợi ích.

    Quan hệ đất đai là quan hệ dân sự nhưng vì phạm vi và tính đặc thù của nó nên trở nên rất đặc biệt. Vì cũng là một giao dịch dân sự nên mang các đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự thì tranh chấp đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng như sau:

    Chủ thể của tranh chấp đất đai là chủ thể có quyền quản lý và quyền sử dụng đất bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Quyền sử dụng đất của các chủ thể nêu trên được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc sự công nhận, cho phép chuyển nhượng của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng.

    Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất .Do đó khi tranh chấp chỉ xảy ra khi các chủ thể tranh chấp đất đai có mâu thuẫn và bị xâm phạm đến quyền lợi về quản lý và sử dụng đất đai. Và những chủ thể có liên quan đến những quyền này mới được đề nghị giải quyết tranh chấp

    Về đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai. Đối tượng mà các chủ thể tranh chấp hướng tới là quyền được sử dụng và quản lý trên một phần đất cụ thể, chỉ khi đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng và quản lý đất đai thì mới được gọi là tranh chấp đất đai. Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp liên quan đến các vấn đề liên quan đến đất đai như diện tích, quyền sử dụng, mục đích sử dụng, các giao dịch dân sự liên quan.

    Về hậu quả của tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả về nhiều mặt như gây mất ổn định về chính trị và phá vỡ mối quan hệ xã hội, trật tự quản lý đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước

    3. Các trường hợp được xem là đất đai có tranh chấp

    Trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai nhìn chung có các dạng tranh chấp liên quan đến đất đai được chia thành những trường hợp như sau:

    Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp đất đai thuộc vào dạng tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất

    Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai đó có quyền sử dụng đát hợp pháp với thửa đất, mảnh đất nào đó. Đây là các trường hợp liên quan đến việc công nhận người nào mới thật sự là người có quyền sử dụng đất trên một phần đất đang có tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp diện tích đất do bị cấp trùng, lấn chiếm đất đai, tranh chấp ranh giới đất liền kề mà cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, lối đi, tranh chấp về một thửa đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất. Chủ yếu phân định quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân, tổ chức nào.

    Trường hợp thứ hai, là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Đây chính là các tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.

    Các giao dịch dân sự liên quan quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, bảo lãnh quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặc dù đây là các tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng đều có liên quan đến vấn đề chủ đạo là đất đai. Tuy nhiên về bản chất đây vẫn là tranh chấp về hợp đồng dân sự.

    Trường hợp thứ ba, là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất

    Các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực thừa kế thường xảy ra khi có sự kiện phân chia thừa kế theo quy định của luật hoặc theo yêu cầu được phân chia di sản thừa kế của những người ở hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

    Trường hợp thứ tư, là trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

    Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản được gắn liền với đất như: cây cối, nhà ở, tường rào, các công trình trên đất được giao. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đát và những tài nguyên khác gắn liền với mảnh đất đó

    3. Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?

    Để tránh, hạn chế tối đa rủi ro thì người nhận chuyển nhượng cần kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất như quy hoạch, tranh chấp hoặc tính hợp pháp của Giấy chứng nhận.

    Điều kiện chuyển nhượng

    Để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:

    * Điều kiện của bên chuyển nhượng

    Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    “a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất”

    * Điều kiện của bên nhận chuyển nhượng

    Cách kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất

    Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất, cụ thể:

    1. Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận

    Theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp.

    Sau khi nhận được Giấy chứng nhận có thể tự mình kiểm tra các thông tin về nhà đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện được Giấy chứng nhận thật, giả.

    Như vậy, việc yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận là cách kiểm tra xem nhà đất có hay không có Giấy chứng nhận, kể cả khi đặt cọc.

    2. Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

    Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:

    - Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi "Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".

    - Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài".

    - Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất "Đất ở: Lâu dài; Đất... (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/... (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)".

    Như vậy, căn cứ vào trang 2 của Giấy chứng nhận thì sẽ biết được đất còn thời hạn sử dụng hay không.

    3. Cách kiểm tra đất thuộc quy hoạch, thế chấp, tranh chấp

    Để biết nhà đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không thì có một số cách kiểm tra như sau:

    - Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.

    - Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không?

    - Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.

    - Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai (đây là cách chắc chắn nhất), cụ thể:

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, các hình thức khai thác thông tin đất đai gồm:

    - Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.

    - Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản (hợp đồng).

    Tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng để kiểm tra tình trạng pháp lý thửa đất thì hộ gia đình, cá nhân nên sử dụng hình thức khai thác thông tin thông qua phiếu yêu cầu.

    Trước tiên người yêu cầu phải tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC. Tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu yêu cầu thì tích vào ô thông tin cần biết theo nhu cầu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.

    Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo trình tự sau:

    Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

    Người yêu cầu nộp tại Bộ phận một cửa hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

    Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

    Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    - Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.

    - Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

    - Nếu từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Lưu ý: 04 trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

    - Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể.

    - Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân.

    - Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.

    - Không thực hiện nghĩa vụ tài chính.

    Bước 3. Trả kết quả.

    Thời gian thực hiện:

    Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM, thời hạn cung cấp thông tin được quy định như sau:

    - Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày.

    - Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

    Ngoài những cách phổ biến trên thì nên đưa vào hợp đồng chuyển nhượng điều khoản với nội dung “cam kết quyền sử dụng đất, nhà ở không có tranh chấp; Giấy chứng nhận hợp pháp; nhà đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án,… nếu vi phạm sẽ bị phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại”.

    12.20205

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

    Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

    68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

    Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

    Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    http://www.luatsugiadinh.net. vn

    http://www.luatsuthanhpho.com

  • Luật sư tranh tụng: Đình công hợp pháp được nhận lương không?

    1. Đình công hợp pháp có được nhận lương hay không?

    "Bộ luật lao động năm 2019" quy định người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo pháp luật.

    Đình công là một hiện tượng trong quan hệ lao động, xảy ra khi mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động lên đến mức không thể giải quyết bằng các biện pháp thương lượng thông thường. Từ việc chưa tìm hiểu kĩ càng các quy định của pháp luật cũng như công đoàn chưa quan tâm đúng mực đến quyền và lợi ích của người lao động mà hầu hết các cuộc đình công hiện nay đều thuộc các cuộc đình công trái pháp luật, xảy ra với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

    Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Khoản 1 Điều 209 “Bộ luật lao động năm 2019” về đình công quy đinh: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

    Trong trường hợp đình công hợp pháp, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong đó có vấn đề về tiền lương được pháp luật lao động Việt Nam quy định rõ. Điều 218 “Bộ luật lao động năm 2019” về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công quy định.

    “1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 98 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

    2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác”.

    Ta thấy, pháp luật lao động không quy định rõ trong trường hợp đình công hợp pháp hay bất hợp pháp thì được trả lương mà chỉ quy định: “Người lao động tham gia đình công không được trả lương” (Khoản 2 Điều 218 “Bộ luật lao động năm 2019”). Theo đó, ta có thể hiểu, trong trường hợp đình công hợp pháp thì người lao động không được trả lương và các quyền lợi lao động khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Bởi lẽ, hành động ngưng làm việc xuất phát từ việc đình công của người lao động.

    2. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể

    Các tranh chấp lao động tập thể đều có thể được giải quyết tại cơ sở theo trình tự thủ tục sau:

    – Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm 2012. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

    – Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

    +) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

    +) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

    – Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật Lao động mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửiđơn yêu cầuChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

    Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật Lao động.

    Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 204 Bộ luật Lao động.

    Ngoài ra, đối với mỗi loại tranh chấp lao động tập thể (về quyền hoặc về lợi ích), trình tự thủ tục giải quyết có thể khác nhau:

    1. Tranh chấp lao động tập thể về quyền

    Tranh chấp lao động tập thể về quyềnlà tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

    1.1. Thẩm quyền giải quyết

    – Hoà giải viên lao động;

    – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

    – Toà án nhân dân.

    1.2. Trình tự thủ tục giải quyết

    Tranh chấp lao động tập thể về quyền giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thủ tục sau:

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.

    – Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

    – Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

    Tranh chấp lao động tập thể về lợi íchlà tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

    2.1. Thẩm quyền giải quyết

    – Hoà giải viên lao động;

    – Hội đồng trọng tài lao động

    2.2. Trình tự thủ tục giải quyết

    Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục sau:

    – Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.

    – Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

    Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.

    Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

    Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.

    Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

    – Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

    Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

    Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này. Trình tự, thủ tục đình công bao gồm 3 bước: (i) Lấy ý kiến tập thể lao động; (ii) Ra quyết định đình công; (iii) Tiến hành đình công.

    3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

    12.20205

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

    Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

    68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

    Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

    Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    http://www.luatsugiadinh.net. vn

    http://www.luatsuthanhpho.com

  • Luật sư tư vấn thời gian ký tối đa Hợp đồng lao động có thời hạn?

    1. Quy trình ký hợp đồng lao động

    1. Hình thức của hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Điều 28- Bộ Luật Lao động

    1.Hình thức của hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động.Điều 28- Bộ Luật Lao động

    2.Nội dung của hợp đồng lao động

    1- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

    2- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.

    3- Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung nói tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn cho các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó.Điều 29- Bộ Luật Lao động

    3.Chủ thể ký kết hợp đồng lao động

    1- Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

    2- Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động; trong trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người.

    3- Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.

    4- Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.Điều 29- Bộ Luật Lao động

    2. Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

    Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần hay doanh nghiệp muốn ký như thế nào cũng được. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này.

    Có mấy loại hợp đồng lao động?

    Điều 20 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã nêu rõ, hiện nay chỉ có hai loại hợp đồng lao động sau:

    - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    - Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    So với BLLĐ năm 2012, BLLĐ năm 2019 đã bỏ quy định về “hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

    Như vậy, hiện nay khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký một trong hai loại hợp đồng lao động là có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

    Với các loại hợp đồng này, các bên có thể lựa chọn giao kết theo hình thức văn bản hoặc thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc bằng lời nói (chỉ áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng).

    Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

    Căn cứ khoản 2 Điều 20 BLLĐ năm 2019, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký hợp đồng mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến hợp đồng đã ký hết hạn.

    - Hết thời hạn trên mà không ký hợp đồng mới: Hợp đồng có thời hạn mà các bên đã ký trước đó sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.

    - Ký hợp đồng mới trong thời hạn quy định: Được ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp.

    Như vậy, có thể thấy, hợp đồng lao động không xác định thời hạn thông thường chỉ được ký tối đa 02 lần.

    Tuy nhiên căn cứ điểm c khoản 2 Điều này, trong các trường hợp sau đây các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn:

    - Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;

    - Sử dụng người lao động cao tuổi;

    - Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

    - Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

    HTV XANH111

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn!.

  • Luật Sư Tư Vấn Về Mua Bán Nhà Đất/Nền Đất/Cọc Nhà Đất

    Chúng tôi là hãng luật chuyên về nhà đất, chuyên bào chữa, bảo vệ về nhà đất. Để hiểu về uy tín, thương hiệu và kinh nghiệm của chúng tôi. Qúy vị có thể vào mục "giới thiệu" của website: www.luat sugiadinh.net.vn hoặc www.luatsuthanhpho.com

    Hướng dẫn quy trình mua bán nhà đất

    Nhằm giúp cho Quý khách hàng lần đầu tiên mua bán nhà đất có thể hình dung các bước công việc cần thực hiện khi giao dịch vụ mua bán nhà đất. Quy trình sau là tổng hợp các bước cơ bản cần làm và chỉ mang tính chất tham khảo, thủ tục chi tiết có thể bị thay đổi ở mỗi đơn vị, mỗi địa phương nhưng chung quy đều phải thông qua các bước sau:

    1. Tìm kiếm Bất Động Sản ( Nhà/ Căn hộ/ Đất..) phù hợp:

    Liệt kê một số yêu cầu sau để đảm bảo tìm được BĐS phù hợp

    Tổng tiền cuối cùng có thể chi trả cho việc mua bán nhà đất. ( có sẳn và mượn thêm,…). Nếu Quý khách định vay ngân hàng thì tính luôn khả năng chi trả ( nợ gốc và lãi) hàng tháng, chứng minh thu nhập để có thể vay được bao nhiêu. Nghiên cứu lãi suất ngân hàng, thu nhập, giấy tờ cần thiết…

    Đặc điểm nhà đất theo yêu cầu: Phải chọn khu vực BĐS ( Đông, Tây… Thành phố, Khu vực nào ưu tiên 1, khu vực nào ưu tiên 2), tổng giá trị bất động sản có thể mua, diện tích tối thiểu bất động sản phải đạt, số phòng ngủ, hướng nhà cần thiết… Cách thức thanh toán với chủ nhà. 

    Tìm kiếm thông tin bán nhà đất từ nhiều nguồn khác nhau:

    – Báo chí hàng ngày: Tuổi trẻ, Mua bán, Thanh niên….

    – Website uy tín và độ tin cậy cao về bất động sản.

    – Các công ty môi giới, bạn bè: Có thể liên hệ môi giới trên.

    Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất cần mua (quan trọng):

    Sổ hồng, sổ đỏ, giấy tờ….

    Tình trạng quy hoạch & lộ giới: Liên hệ Phòng quản lý đô thị của Quận/ Huyện để xin phiếu trả lời quy hoạch, những giấy tờ kèm theo gồm ( photo bản vẽ vị trí, photo sổ đỏ, sổ hồng). Khoảng 1 tuần sau sẽ có kết quả trả lời. (…)

    Kiểm tra tình hình tranh chấp: nên hỏi phường/ xã

    Kiểm tra chất lượng của nhà đất:

    Khu vực an ninh, yên tĩnh không?

    Cấp thoát nước, triều cường như thế nào?

    Nền đất khu vực cứng hay mềm?

    Độ cao tối đa cho phép xây dựng như thế nào?

    Gần bệnh viện, trường học, chợ… hay không?

    Cách tốt nhất là đi la cà khu vực định hình cần mua nhà đất, hỏi thăm, cà phê dân cư khu vực lân cận muốn mua để biết rõ về khu vực. Tuy nhiên, cần tránh những thông tin bị loãng, đặc biệt với những môi giới không uy tín trong khu vực đó. Cần có kinh nghiệm trong vấn đề này.

    2. Tiến hành mua bán nhà đất:

    Bước 1: Đặt cọc

    Người mua đặt cọc cho bên bán một số tiền ( tùy 2 bên thỏa thuận, thường 50 hoặc 100 triệu), 2 bên sẽ làm một hợp đồng đặt cọc ký tay. Nếu Quý khách hàng không tin tưởng nên thuyết phục chủ nhà ra phường để làm chứng. Còn không thì nhờ dịch vụ BĐS  làm giúp. Còn tin tưởng rồi thì chỉ cần chữ ký 2 bên là được.

    Luật dân sự công nhận những hợp đồng tay này như là bằng chứng nếu có chữ ký của người thứ 3 (người làm chứng). Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.

    Bước 2: Công chứng Hợp đồng mua bán

    Theo lịch đã giao hẹn trước, 2 bên mang đầy đủ các thủ tục cần thiết đến Phòng Công Chứng để lập hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng có thể tự soạn thảo hay nhờ cơ quan công chứng soạn thảo giúp. Sau khi hoàn tất Hợp đồng công chứng, bên mua có thể giao tiền cho bên bán (khoảng 90-95% giá trị nhà đất). Hiện tại nên giao dịch thông qua ngân hàng để đảm bảo độ an toàn cho đôi bên.

    Bước 3: Nộp thuế

    Nộp toàn bộ hồ sơ mua bán nhà (bản sao) và hợp đồng mua bán nhà đã công chứng tại phòng thuế trước bạ và thu khác (đối với các quận nội thành) hoặc chi cục thuế (đối với các huyện).

    Bên bán: Sẽ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.

    Bên mua: Nộp lệ phí trước bạ.

    Bước 4: Đăng bộ ra Sổ mới

    Người mua đến phòng Đăng bộ sở địa chính nhà đất nộp toàn bộ hồ sơ nhà, hợp đồng mua bán, biên lai trước bạ. Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu căn nhà để người mua nhà đứng tên chủ quyền nhà.
    Lúc này đây, bên mua có thể thanh toán 5-10% giá trị nhà đất còn lại cho bên bán.

    Đến đây, toàn bộ thủ tục đã hoàn tất. Việc duy nhất cần làm còn lại là dọn dẹp, sơn phết lại nhà cửa để chuẩn bị dọn vào ở tổ ấm mới. Khoảng 45 ngày sau sẽ có sổ hồng mới ( có thể hơn ) (…).

    Điều quan trọng nhất khi đi mua nhà đất hoặc bất động sản chính là giá trị pháp lý của bất động sản đó có minh bạch hay không. Chính là sổ hồng hoặc sổ đỏ của bất động sản cần mua. Chỉ cần một bất động sản có sổ hồng hoặc sổ đỏ rồi thì người mua sẽ đơn giản hơn rất nhiều, và nên chấp nhận giá cao hơn nhưng độ an toàn cao hơn rất nhiều so với những bất động sản chỉ có giấy tay.

    Lưu ý: Thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo, hy vọng thông tin trên sẽ giúp một số Quý khách lần đầu mua bán nhà đất có thể hình dung được những công việc cần làm khi giao dịch bất động sản.

    Trân trọng!

    LS TRẦN MINH HÙNG

  • Thủ tục mua bán đất đai mới nhất? các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi mua bán nhà đất?

    I. Thủ tục mua bán đất đai mới nhất

    1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất có quyền chển nhượng đất khi có đủ 04 điều kiện sau:

    Điều kiện 1: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.

    - Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng đất được thừa kế cho người khác.

    Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

    - Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được chuyển nhượng đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

    - Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có điều kiện cấp giấy chứng nhận (chưa được cấp nhưng chỉ cần đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận).

    Điều kiện 2: Đất không có tranh chấp

    Điều kiện 3: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

    Điều kiện 4: Trong thời hạn sử dụng đất

    2. Đất trong quy hoạch vẫn được phép chuyển nhượng

    Theo khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013 (sửa bổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018) thì đất trong diện quy hoạch gồm 02 trường hợp:

    Trường hợp 1: Không có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

    Đất trong nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì được phép chuyển nhượngvà thực hiện các quyền khác như: Tặng cho, thừa kế…

    Trường hợp 2: Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

    Trường hợp đất thuộc diện quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm.

    Như vậy, đất thuộc diện quy hoạch thì người sử dụng đất vẫn được phép chuyển nhượng cho tới khi bị thu hồi. Tuy nhiên, trên thực tế khi mua đất trong diện quy hoạch gặp phải 02 vấn đề sau:

    - Khi bị thu hồi thì mức bồi thường sẽ thấp hơn nhiều so với giá mua;

    - Thửa đất trong diện quy hoạch khi công chứng hợp đồng thì nhiều tổ chức công chứng từ chối công chứng hoặc văn phòng đăng ký đất đai từ chối thực hiện thủ tục sang tên.

    3. Thủ tục mua bán đất đai

    Lưu ý:

    - Đây là thủ tục chung áp dụng cho các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thủ tục để sang tên giấy chứng nhận).

    -  Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013).

    Theo đó, khi mua bán đất thì phải làm thủ tục sang tên (thủ tục đăng ký biến động đất đai), nếu không thực hiện thủ tục sang tên thì về mặt pháp lý quyền sử dụng đất vẫn chưa được chuyển cho người mua (dễ xảy ra tranh chấp).

    - Thủ tục mua bán đất đai diễn ra theo các bước sau: Đặt cọc (riêng bước này thì không bắt buộc), công chứng hợp đồng chuyển nhượng, sang tên giấy chứng nhận. Cụ thể:

    3.1. Đặt cọc (không bắt buộc)

    Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    Như vậy, đặt cọc trong mua bán nhà đất là việc: Bên mua sẽ chuyển cho bên bán một khoản tiền để bảo đảm việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.

    Hậu quả pháp lý của đặt cọc:

    Trường hợp 1: Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện

    - Tiền sẽ đặt cọc sẽ được trả lại cho bên mua hoặc được trừ vào tiền thanh toán.

    Trường hợp 2: Bên dự định mua từ chối việc ký kết và thực hiện hợp đồng

    - Nếu không mua thì tiền đặt cọc thuộc về bên có đất.

    Trường hợp 3: Nếu bên có đất từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng

    - Thì bên có đất phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc (tiền phạt cọc).

    Lưu ý:

    - Các bên có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận.

    - Lưu ý cách ghi trong giấy đặt cọc (vì từ ngữ khác nhau có thể dẫn tới hậu quả khác nhau).

    3.2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng

    Các bên sau khi đặt cọc hoặc không thỏa thuận đặt cọc thì sẽ tiến hành công chứng hợp đồng tại Phòng công chứng (của Nhà nước) hoặc Văn phòng công chứng (tư nhân) trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có đất như sau:

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng

    Theo khoản 1 Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

    Bên bán

    Bên mua

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    - Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng.

    - Sổ hộ khẩu.

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

    - Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).

    - Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

    - Sổ hộ khẩu.

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

    - Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có thể do các bên thỏa thuận vì theo quy định: Bên nào có yêu cầu công chứng thì bên đó phải nộp phí công chứng (trừ các bên có thỏa thuận khác).

    - Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.

    Bước 2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng

    3.3. Kê khai nghĩa vụ tài chính

    * Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ gồm:

    - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN;

    - Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

    - Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

    - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    - Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).

    * Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:

    - Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

    - Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

    - Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời điểm làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên Sổ đỏ).

    3.4. Nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ

    - Hồ sơ cần chuẩn bị:

    + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

    + Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

    + Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;

    Ngoài ra, phải có sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

    Bước 1. Nộp hồ sơ

    Nơi nộp hồ sơ:

    + Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    + Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

    Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

    Trường hợp 1: Hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ

    - Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Trường hợp 2: Hồ sơ đủ

    - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 3. Giải quyết yêu cầu

    - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

    Lưu ý với bên mua: Khi nhận được thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ…thì nộp theo số tiền như thông báo tại cơ quan thuế và biên lai thì giữ và gửi lại cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

    Bước 4. Trả kết quả

    Thời gian thực hiện:

    + Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

    + Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

    3.5. Các khoản chi phí khi sang tên

    - Thuế thu nhập cá nhân: Thuế phải nộp bằng 2% giá trị chuyển nhượng.

    - Lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ phải nộp bằng 0.5% giá trị chuyển nhượng.

    - Phí thẩm định hồ sơ (Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định).

    Ngoài ra, trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải nộp thêm các khoản phí đo đạc khi tách thửa…

    4. Thủ tục chuyển nhượng một phần diện tích đất

    Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng với một phần thửa đất thì tách thửa trước khi chuyển nhượng cho người khác.

    Lưu ý: Diện tích của thửa đất mới và diện tích còn lại phải không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu:

    * Chuẩn bị hồ sơ tách thửa:

    Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ đề nghị tách thửa đất như sau:

    - Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu 11/ĐK;

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    Ngoài ra, có sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

    * Trình tự thực hiện thủ tục tách thửa:

    Bước 1. Nộp hồ sơ

    Địa điểm nộp hồ sơ tách thửa:

    - Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

    Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

    - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

    - Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

    Bước 3. Xử lý yêu cầu tách thửa

    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:

    - Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

    - Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

    - Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    Thời gian giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày.

    Sau khi thực hiện thủ tục tách thửa thì phải công chứng hợp đồng và thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng và sang tên giấy chứng nhận như mục 3.2 và 3.3.

    5. Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán bằng giấy tờ viết tay

    Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) thì có 02 trường hợp người dân mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất:

    Trường hợp 1: Nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/01/2008;

    Trường hợp 2: Nhận chuyển nhượng từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/07/2014 và có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.

    Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp các hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.

    Thủ tục cấp giấy chứng nhận khi chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay được thực hiện theo thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu.

    II. Về các loại thuế, phí, lệ phí mà người dân phải nộp khi mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tổ chức, cá nhân khi mua bán, chuyển nhượng đất đai sẽ phải chịu các loại thuế sau:

    Thứ nhất, về thuế thu nhập cá nhân.

    Căn cứ vào công văn số 17526/BTC-TCT về Triển khai thực hiện một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Theo Điểm c Tiểu mục 1.1 Mục 1 của Công văn này quy định về Thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản của cá nhân như sau:

    c) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân

    Từ 01/01/2015, áp dụng một mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng từng lần đối với chuyển nhượng bất động sản thay cho thực hiện 02 phương pháp tính thuế trước đây.

    Như vậy, Công thức tính thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau;

    Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Giá chuyển nhượng)

    Ngoài ra, căn cứ theo Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014 thì 2 thu nhập từ chuyển nhượng sau sẽ được miễn thuế

    "Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất."

    Thứ hai, về Lệ phí trước bạ

    - Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì: “Mức lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là 0,5%”. Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp được xác định như sau:

    + Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp = (Giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ) x (Mức lệ phí trước bạ);

    + Giá trị đất = (diện tích đất) x (giá đất). (Theo quy định thì vào 01/01 hàng năm UBND tỉnh ban hành khung gia đất trên địa bàn tỉnh/thành phố do mình quản lý, do vậy mỗi địa phương quy định giá đất khác nhau)

    Như vậy, Số tiền lệ phí trước bạ của bạn = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%

    Thứ ba, các lệ phí khác.

    - Lệ phí công chứng: Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC

    - Lệ phí địa chính: 15.000 đồng;

    - Lệ phí thẩm định: 0,15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng và tối đa 5.000.000 đồng).

    Phí công chứng phải nộp là bao nhiêu?

    * Căn cứ tính phí công chứng

    Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch nhà đất được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản, cụ thể:

    - Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

    - Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

    * Mức thu phí công chứng hợp đồng

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được tính như sau:

    TT 

    Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

    Mức thu

    1

    Dưới 50 triệu đồng

    50.000 đồng

    2

    Từ 50 - 100 triệu đồng

    100.000 đồng

    3

    Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

    0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

    4

    Từ trên 01 - 03 tỷ đồng

    01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

    5

    Từ trên 03 - 05 tỷ đồng

    2.2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.

    6

    Từ trên 05 - 10 tỷ đồng

    3.2 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.

    7

    Từ trên 10 - 100 tỷ đồng

    5.2 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

    8

    Trên 100 tỷ đồng

    32.2 triệu đồng + 0.02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

    Lưu ý:

    - Trường hợp công chứng tại văn phòng công chứng thì mức thu phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

    - Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:

    Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước quy định.

    Bên bán nhà chịu thuế gì, bên mua chịu thuế gì?

    Như vậy trong trường hợp mua bán nhà đất, các bên mua và bán cần phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ trừ khi được miễn, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Các bên nộp hồ sơ khai thuế, phí cùng với hồ sơ sang tên sổ đỏ. Cụ thể như sau:Bên bán sẽ chịu các khoản:
     

    • Thuế thu nhập cá nhân
    • Phí thẩm định hồ sơ
    • Phí công chứng
    • Lệ phí trước bạ


    Bên mua sẽ chịu các khoản:


    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mua bán nhà đất hiện nay, các khoản thuế phí đều do người bán nhàbán đất chịu trả toàn bộ hoặc 1 phần do thỏa thuận giữa người bán và người mua. Điều này cần phải được cả 2 bên làm rõ với nhau, tránh có sự tranh chấp về sau này. Các khoản thuế, phí thực tế không mất quá nhiều so với giá trị bất động sản nên hầu như người bán đều chịu trách nhiệm đóng với cơ quan nhà nước.Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích cho vấn đề “Bên bán nhà chịu thuế gì, bên mua nhà chịu thuế gì” được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Các khoản thuế, phí cần nộp đều có sự thỏa thuận của cả 2 bên về người có trách nhiệm đóng

     

     hung 111111111

    Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

    Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

    Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

    ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

    Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

    5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

    68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

    Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

    Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    http://www.luatsugiadinh.net. vn

    http://www.luatsuthanhpho.com

     

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006