Tư vấn phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định của pháp luật ? Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn ?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Tranh chấp về phân chia tài sản sau ly hôn là một trong những tranh chấp phổ biến. Văn Phòng Luật sư Gia Đình giới thiệu về phương thức phân chia và giải quyết các tranh chấp cụ thể trong chuyên đề này:

1. Tư vấn phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định của pháp luật ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có một vấn đề cần được tư vấn. Sau khi ly hôn tài sản sẽ được phân chia thế nào. Bố mẹ chồng em mua 1 mảnh đất cho vợ chồng em làm nhà. Khi vợ chồng em làm nhà đất vẫn đứng tên ông bà. Vậy khi ly hôn nhà trên đất có được chia đều cho 2 vợ chồng em không vì quyền sở hữu vẫn mang tên bố mẹ chồng em ?

Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được tư vấn của luật sư.

Trả lời:

Khoản 3 Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này."

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

"Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

Như vậy, trong trường hợp này, vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung đó căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản đó.

2. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Thưa luật sư, xin hỏi: Chị gái mình kết hôn đã 20 năm, có 1 cô con gái 18 tuổi và 1 cậu con trai 12 tuổi với người chồng đang ở hiện giờ. Sau khi kết hôn vợ chồng chị mình có chung 1 căn nhà, nhưng do làm ăn thua lỗ phải bán đi, 1 phần dùng để trả nợ, 1 phần để đó chờ tìm được căn nhà vừa ý. Cùng thời điểm này gia đình chồng có chia cho anh rể một số tiền và anh ấy dùng số tiền được cho cùng với số tiền bán căn nhà của 2 vợ chồng trước đây mua 1 căn nhà mới. Anh rể và chị mình cùng làm ăn nhưng trên mặt pháp lý là chị mình đứng tên. Làm ăn thua lỗ cũng đến lúc chị mình thông báo phá sản. Anh rể mình yêu cầu chị mình làm giấy khước từ tài sản(là căn nhà mới mua) với lý do: nếu có hữu sự gì thì vẫn còn căn nhà cho con cái có nơi che mưa che nắng. Chị mình đồng ý ký giấy vì lo cho các con. Nợ không buông tha, thường xuyên làm ầm ĩ, anh rể mình năn nỉ ba mẹ vợ (tức ba mẹ mình) bán căn nhà của ba mẹ để trả nợ cho chị mình và hứa sẽ để cho ba mẹ mình về ở chung phụng dưỡng. Nhưng khi ba mẹ mình đã bán nhà và giải vây nợ nần thì anh rể không thực hiện lời hứa đó. Chị mình đã năn nỉ van xin và nhắc lại lời hứa của anh trước đó thì bị anh ấy đánh đập hành hung. Chị mình bây giờ vừa đau khổ vì bị chồng lừa gạt vừa xấu hổ với ba mẹ vì đã đẩy ba mẹ tới bước đường này. Chị mình quyết định ly hôn. Vấn đề chị mình cần tư vấn đó là sau khi ly hôn chị mình có được phân chia tài sản hay không khi trước đó đã làm thủ tục khước từ tài sản? Về việc chồng đề nghị khước từ tài sản, dùng lời lẽ cảm động để ba mẹ vợ giúp trả nợ nhưng lại không thực hiện lời hứa và về việc hành hung chị mình như vậy có thể khởi kiện là tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản hay không? Rất mong sự phản hồi của luật sư! Cảm ơn!

Căn cứ theo Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Trong trường hợp này, chị bạn vẫn có thể được phân chia tài sản. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố được nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, người chồng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi ngược đãi vợ theo Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có nguời chị kết hôn đã 2 năm nhưng do cuộc sống mâu thuẫn chồng ruợu vô là chửi bới đánh vợ và điện thoại chửi gia đình bên vợ. Do mâu thuẫn cá nhân hai người không giải quyết được nên đầu năm 2016 hai nguời đã ký đơn thuận tình ly hôn và tự thỏa thuận việc chia tài sản. Chị em đã nộp đơn và đóng án phí 200 ngàn rồi và tòa gửi thông báo ngày 26-2 lên hòa giải. Nhưng nguời chồng do thất nghiệp, tết chơi bời nợ tiền nguời ta muốn về ở lại để chị e trả tiền và nuôi anh nên giờ bảo không muốn li hôn bảo còn thương chị e nói sẽ làm đơn gia hạn. Vậy luật sư cho em hỏi nếu chị em vẫn nhất quyết ly hôn thì thời gian tòa giải quyết là bao lâu và người chồng có quyền gia hạn không và trong thời gian chờ li hôn mà nguời chồng quậy quạng điện thoại chửi bới khủng bố tinh thần vợ và gia đình vợ có đúng không?

=> Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về sự có mặt của đương sự như sau:

"Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Trong trường hợp này, nếu người chồng không có mặt tại phiên hòa giải khi có thông báo hòa giải và phiên tòa xét xử. Tòa án sẽ xem xét có lý do hoặc sự kiện bất khả kháng hay không, nếu không có phiên tòa vẫn diễn ra bình thường.

Theo quy định thì người có yêu cầu gửi đơn xin ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền. Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công 01 thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời gian 03 ngày làm việc. Sau đó, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra một trong các quyết định:

  • Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn cho đơn vị khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;
  • Trả lại đơn khởi kiện;

Trong trường hợp Tòa án thụ lý đơn, thì trong thời gian 04 tháng, Tòa án sẽ chuẩn bị xét xử để thu thập chứng cứ, xác định tư cách đương sự, hòa giải…Trong thời gian này, người yêu cầu ly hôn sẽ được nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nộp tiền và gửi lại biên lai cho Tòa án. Đối với vụ án phức tạp hoặc do tính chất bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử không quá 02 tháng.

Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử, giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Thưa luật sư, xin hỏi: Do mâu thuẫn gia đình ,nên mẹ cháu làm đơn ly hôn,khoảng 4 năm về trước đã đóng tiền tạm ứng án phí, toà có gọi mẹ cháu ra 2, 3 lần sau đó không thấy gọi nữa cho đến hôm trước mẹ cháu ra hỏi thì toà nói là đơn của mẹ cháu bị đình chỉ, trong khi đó mẹ cháu không rút đơn. Vậy cô chú cho cháu hỏi trường hợp của mẹ cháu phải giải quyết như thế nào ạ, nếu mẹ cháu làm đơn ly hôn lại thì tiền án phí có phải đóng nữa không ạ, vì theo cháu được biết tiền án phi sẽ được trả lại khi hồ sơ bị đình chỉ nhưng cháu không thấy toà đưa lại ạ! Mong Luật sư giúp đỡ!

=> Căn cứ Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau

Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:

a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;

c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Điều 218. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Theo đó, rút đơn khởi kiện không phải là trường hợp duy nhất để Tòa án đưa ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu không rõ nguyên nhân, mẹ bạn cần liên hệ với Tòa án để làm rõ nguyên nhân và yêu cầu Tòa án giải thích bằng văn bản đi kèm về sự việc này.

Thưa luật sư, xin hỏi: Mẹ con đã ly hôn và giờ mẹ con đang quen với một người đàn ông khác và chưa đăng ký kết hôn. Người đàn ông này cũng đã ly hôn và ông ta hay đánh mẹ con. Giờ con muốn hỏi luật sư tư vấn giúp con là nên bắt người này viết giấy cam kết như thế nào ạ? Sau này nếu người này còn đánh mẹ con thì có bị pháp luật xử lý khi bên con kiện ra tòa và có giấy cam kết làm bằng chứng không? Giấy cam kết đó sau này sẽ là bằng chứng tại tòa phải không ạ? Mong luật sư tư vấn và trả lời sớm giúp con ạ!

=> Trong trường hợp này, việc viết giấy cam kết như vậy không thể chắc chắn sẽ ngăn cản được việc ông ta đánh mẹ bạn. Ông ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy trong tình huống của mẹ bạn đang gặp phải bạn có thể quay video hoặc ghi âm lại bằng chứng để tố giác đối tượng này ra cơ quan công an nhằm giải quyết tình trạng nêu trên.

3. Khi ly hôn tài sản của vợ chồng được chia như thế nào?

Khi ly hôn tài sản của vợ chồng được chia như thế nào? (góc nhìn của các nhà lập pháp)

Trả lời:

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cụ thể như sau:

Thứ nhất, về tài sản chung:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo quy định chung tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng là bao gồm tất cả tài sản của vợ chồng và được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Tuy nhiên trong trường hợp có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được công nhận là tài sản riêng của vợ, chồng.

Thứ hai, về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn cụ thể như sau:

Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Theo quy định của luật về chia tài sản chung của vợ chồng thì nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, quy định của luật rất chặt chẽ đã bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân về tài sản trong mối quan hệ vợ chồng.

Thứ ba, quyền sử dụng đất (tài sản bất động sản) của vợ chồng khi ly hôn:

Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì theo luật định “Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó” , tức bên có quyền sử dụng đất sẽ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình:

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này

Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này

Căn cứ vào quy định về tình nghĩa về vợ chồng tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng ủa công dân về tài sản, bên cạnh đó cũng đảm bảo cuộc sống với nhu cầu cần thiết của bên còn lại. Đây là một bước tiến mới về chế định lập pháp của các nhà lập pháp.

Thứ năm, về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Tóm lại, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khia chia tài sản chung thì vẫn được xem là tài sản riêng của bên đó. Các nhà lập pháp, đã khắc phục được lỗ hổng mà Luật hôn nhân gia đình cũ chưa quy định chặt chẽ.

4. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn ?

Chào luật sư. Xin hỏi tôi kết hôn năm 209 và sinh được 1 cháu trai. Hộ khẩu của vợ chồng tôi ở Kon Tum nhưng hiện tại tôi đang làm ở Quảng Ngãi. Chồng và con tôi lại ở Phú Quốc. Vậy bây giờ chúng tôi muốn ly hôn thì nộp đơn ở đâu ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định:

"Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam..."

Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ :

"Điều 39.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.."

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định :

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Nếu vợ và chồng xin thuận tình ly hôn (tức là cả 2 cùng thỏa thuận giải quyết) thì thỏa thuận lựa chọn tòa án Huyện ở Kon Tum hoặc Phú Quốc là nơi thường trú, tạm trú hoặc làm việc cũng có thể được giải quyết.

5. Vợ không cho chồng thăm nom con thì phải làm như thế nào ?

Thưa luật sư cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi mới li hôn năm 2015 và vợ tôi là người nuôi con, hàng tháng tôi vẫn trợ cấp cho bé. Nhiều lần tôi lên thăm bé thì mẹ bé và gia đình cô ấy nhiều lần cản trở không cho tôi gặp con, những lần tôi muốn chở bé về nội chơi thì mẹ bé lại đòi đi theo còn nếu không lại không cho tôi chở con đi chơi hoặc gặp con.

Vậy thưa luật sư việc này tôi muốn tòa phán xử thì cần những điều kiện gì và nếu tôi muốn kiện thì quyền lợi thuộc về ai nhiều hơn...?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi xin chân thành cảm ơn!!!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì sau ly hôn quyền nuôi con thuộc về vợ bạn song vợ bạn lại không cho bạn đến thăm con. Như vậy, vợ bạn đã xâm phạm đến quyền của người cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, vi phạm nghĩa vụ của người mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Cụ thể: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

>> Về quyền thăm nom tới đâu thì pháp luật không có quy định cụ thể nhưng miễn là việc thăm nom đó không trái đạo đức xã hội và không gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt và làm việc của gia đình vợ anh. Với hành vi này, vợ bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

6. Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi, vợ chồng tôi lấy nhau đến nay là đc 2 năm, chúng tôi có 1 con trai 1 tuổi rưởi hiện tại con vẫn bú mẹ, mẫu thuẫn giữa vợ chồng tôi ngày 1 sâu sắc, chúng tôi thường xuyên cãi vã và chồng tôi hay dùng bạo lực với tôi, qua nhiều lần suy nghĩ tôi quyết định ly hôn với người chồng của mình, sau khi ly hôn tôi muốn toàn quyền được nuôi con mình, vì con là tất cả sự sống của tôi, nhưng hiện tại tôi kg có công việc j ngoài bán hàng còn chồng tôi a ta và đối tác bắt tay cùng mở 1 cty nhưng hiện tại a ta không có lương.

Vậy xin hỏi luật sư tôi có được toàn quyền nuôi con không ạ, vì chồng tôi cũng dành quyền nuôi con ?

Mong được sự giúp đỡ của luật sư ạ!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm2014:

Điều 81 Việc trông nom chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

>.Như vậy theo như bạn nói thì con bạn mới được 1,5 tuổi như vậy thì nếu bạn đủ điều kiện tức là nếu bạn có thu nhập đủ nuôi con chị đảm bảo cho con chị đượchưởng cuộc sống tối thiểu nhất thì bạn sẽ được tòa án chấp thuận cho viêc nuôi con

Thưa luật sư, xin hỏi: Em va chồng mình cưới nhau năm 2013, trong quá trình sống chung với nhau , giữa chúng em đã xảy ra quá nhiều mâu thuẫn, đôi lần xô xác nhau quá nhiều. Đến năm 2015 em quyết định ly thân và cả hai đã ở riêng từ thời gian đó. Bây giơ em muốn ly hôn, nhưng chồng em cứ làm khó vì nhiêu lý do mà kg gửi những giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục. Trong thời gian sống tụi em chưa nhập hộ khẩu, chỉ tạm trú tại Đà Nẵng, vậy em có cần giấy chứng nhận gì kg ạ ?Và tụi em đăng ký kết hôn ở Vinh , nhưng sống ở Đà Nẵng, vậy em có thể nộp đơn ở ĐN được kg ạ? Và nếu em nộp đơn ly thân, em phải như thế nào.... Em phải làm như thế nào đây, anh chị giúp em với. Em xin cảm ơn anh chị

Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

> Như vậy theo quy định trên nếu bạn ó bằng chứng về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. thì bạn có thể gửi đơn xin ly hôn.

Về hồ sơ bạn cần chuẩn bị

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Sổ hộ khẩu bản sao có công chứng

Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng

Bản sao giấy khai sinh của con nếu có.

Bạn gửi đơn lên tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú( theo quy định của BLTTDS năm 2015) nơi cư trú có thể là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú. Hiện tai nếu chồng bạn đang sống ở Đà nẵng thì bạn gửi đơn đến tòa án huyện ở Đà Nẵng để được giải quyết.

Thưa luật sư, xin hỏi: Hai vợ chồng không cùng một hộ khẩu, trước đây hai vợ chồng cùng một nơi cư trú cũng là nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng chồng em hộ khẩu nơi khác Nay Em đơn phương ly hôn. Xin được hỏi em phải gửi đơn về tòa án nơi chồng em cư trú hay nơi anh đăng ký hộ khẩu thường trú a? Em chân thành cảm ơn Luật sư

Trường hợp của bạn khi gửi đơn xin ly hôn bạn gửi đến tòa án nhân dân huyện nơi chồng bạn đang cư trú( theo quy định của BLTTDS tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết). Và theo quy định của Luật cư trú thì nơi cư trú là nơi đang ký thường trú hoặc đang ký tạm trú của công dân . Như vậy bạn có thể gửi đơn lên tòa án nơi chồng bạn đăng ký tạm trú để được giải quyết.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ba con đáh mẹ con chảy máu khiến mẹ con dắt con bỏ chạy về ngoại.Mẹ con có lên công an xã thưa ba con nhưng người ta chỉ phạt hành chính..Hiện tại thì con và mẹ đã ở nhà ngoại một năm.Nay mẹ con muốn ly hôn nhưng ba con không đồng ý. Cho con hỏi nếu ly hôn đơn phương có được chia tài sản không.Con cảm ơn ạ!

Trường hợp này của mẹ bạn nếu có bằng chứng về việc ba bạn đánh mẹ bạn thì mẹ bạn có thể xin ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của 1 bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

và khi ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi theo quy định tại Điều 59

Điều 59 Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

> Như vậy khi ly hôn thì mẹ bạn vẫn được chai tài sản chung

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh hay chị có thể cho em hỏi. E tên Ng.T. Vợ chồng e lấy nhau được hơn 1 năm. E phát hiện chồng e nhiều lần nói chuyện tình cảm vs phụ nữ khác. E nói thì đc 1 thời gian rồi lại vẫn tiếp tục. Hiện bây giờ e thấy con người đấy không thay đổi được nên muốn ly hôn nhưng e đang trong giai đoạn sắp sinh mà e đang mang song thai vậy nếu ra toà thì e có quyền được nuôi dưỡng 2 bé không Mong anh/chị giải đáp giúp em sớm

Trường hợp của bạn nếu bạn đủ điều kiện để được chăm sóc nuôi dưỡng con thì sẽ được tòa án giải quyết cho việc nuôi con theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 81 Việc chăm sóc, nuôi dưỡng .giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có 1vẫn đề mong luật sư tư vẫn dùm e ah Vợ chồng e gái e cưới cũng được 4 năm rồi có 1 bé gái và 1 bé trai,ng chồng thường xuyên đánh vợ bỏ bê con cái,cho e hỏi là nếu phạt hành chính mức phạt là bao nhiêu,và bị phạt rồi về vẫn tiếp tục đánh vợ con sẽ bị phạt như thế nào. Nếu giải quyết không được dẫn đến ly hôn người mẹ có được quyền nuôi con không ah. E cám ơn luật sư nhiều

Theo quy định tại Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình – Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

NHư vậy nếu chồng em gái bạn tiếp tục đánh đập em gái bạn thì em gái bạn có thể làm đơn xin đơn phương ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình

về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn thì trước tiên do hai bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được có thể nhờ tòa án giải quyết theo quy định tại

Điều 81 Việc trông nom nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Luật sư thân mến, em có đọc trên trang web của công ty và có 1 số thắc mắc xin nhờ luật sư giải đáp giúp em. Hồ sơ của em như sau: Em năm nay 24 tuổi, cha mẹ ruột em ly hôn lúc em 5 tuổi. Lúc đó ra tòa, cha cam kết với mẹ và tòa án là sẽ cấp dưỡng 1 lần cho em vào lúc em đủ 18 tuổi (vì lúc đó không có khả năng cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng). Sau đó, cha em đã cưới vợ 2. Nhưng đến năm em 18 tuổi, cha vẫn không thực việc cấp dưỡng, dù thi hành án đã mời nhiều lần, và đến tận nhà giải quyết, nhưng cha vẫn trốn tránh không thực hiện (dù lúc đó đã có đủ khả năng cấp dưỡng), và vẫn chưa thể giải quyết. Đến năm em 23 tuổi, em yêu cầu thi hành thụ lý hồ sơ 1 lần nữa. Cha em vẫn cố tình không thực hiện theo cam kết. Thi hành án quyết định kê biên tài sản, cắt đất cho em. Không biết bằng cách nào, cha em đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người vợ 2 được đứng tên trong phần đất của gia đình ( trước đó 1 mình cha đứng tên toàn bộ tài sản) ngay trong thời gian thi hành án đang xử lý việc kê biên tài sản. Và yêu cầu được xử lại vụ này. Vậy em xin hỏi, trong lúc tranh chấp về việc kê biên tài sản như vậy mà chuyển nhượng quyền đứng tên tài sản cho người khác thì có được xem là hành vi tẩu tán tài sản để trốn trách trách nhiệm hay không và xử lý như thế nào? Và yêu cầu xử lại vụ việc này có được chấp nhận không? ( vì việc này đã tòa đã xử xong rồi). Việc có thêm người khác đứng tên vào tài sản của cha em thì có gây khó khăn như thế nào về việc kê biên tài sản cho em? Em phải làm thế nào để đòi lại được quyền lợi cho mình? Kính mong luật sư giải đáp thắc mắc này giúp em. Vì là vấn vấn đề riêng!

=> Theo quy định tai điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vô hiệu hợp đồng khi xác lập giao dịch giả tạo như sau:

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

> Như vậy theo quy định trên thì nếu khi cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án thì bố bạn không được phép chuyển quyền sử dụng đất sang cho người khác để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và vợ tôi chung sống với nhau được 8 năm và có hai con chung, đến nay do nhiều lý do dẫn đến vợ chồng tôi không tiếp tục chung sống với nhau nữa và đồng thuận chia tay. Nhưng khi vợ tôi ra tòa lấy mẫu đơn thì trong đó lại ghi là đơn khởi kiện chứ không viết là đơn xin ly hôn. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi trong trường hợp cả hai người đều thuận tình ly hôn thì mẫu đơn phải viết như nào cho đúng và nếu ghi là đơn khời kiện thì có ảnh hưởng gì tới tôi hay không? Tôi rất mong được sự giúp đơ của Luật sư..

=> Theo quy định của pháp luật thì khi lu hôn bạn sẽ gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú . Và tùy từng tòa án có tòa yêu cầu đơn khởi kiện có tòa lại là đơn xin ly hôn. vì vậy bạn cần căn cú vào việc bạn đơn phương hay thuận tình để xin mẫu cho phù hợp. đơn khởi kiện hay đơn xin ly hôn thì cũng không ảnh hưởng gì đến bạn.

Thưa luật sư, xin hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn đã một năm, hiện nay chồng tồi làm ăn trong bình phước, tôi và con nhỏ đang sống tại Hà Nội, tôi xin hỏi chồng tôi muốn chuyển tiền trợ cấp nuôi con qua tòa án thì thủ tục như thế nào ạ ? Xin cảm ơn.

=> Trường hợp bạn hỏi thì khi ly hôn chồng có nghĩa vụ phải trợ cấp hằng tháng cho con nếu không trực tiếp nuôi con. Về vấn đề tiền trợ cấp cho con thì chồng bạn không nhất thiết phải chuyển vào tòa án để tòa lại trả số tiền này cho vợ bạn. Vì vậy bạn khong cần phải chuyển qua tòa án.

Trân trọng ./.

ANTV

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình – Văn Phòng Luật Sư Gia Đình

Thắc mắc vui lòng liên hệ số 0927238006 đề được giải đáp nhanh nhất

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006