Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Công Chứng Viên
1. Lỗi của công chứng viên khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khoản 1 điều 46 Luật công chứng 2014 có quy định hợp đồng giao dịch được công chứng phải đóng dấu của văn phòng công chứng. Trong trường hợp của bạn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng nhưng không tuân thủ hình thức là sử dụng không đúng con dấu của văn phòng công chứng nên hợp đồng vô hiệu theo quy định tại điều 129 Bộ luật dân sự. Do đó, văn phòng đăng ký đất đai không tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hai bên phải tiến hành ký lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuân thủ đúng hình thức.
Tuy nhiên, bên bán lại không đồng ý và làm khó cho bạn. Hai bên không thể thương lượng và thỏa thuận để ký lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn không thể thực hiện được là do lỗi của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 38 Luật công chứng 2014 như sau:
“1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, văn phòng công chứng phải có biện pháp khắc phục việc giao dịch dân sự của bạn không thực hiện. Nếu không bạn có thể yêu cầu văn phòng công chứng bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên.
2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
Việc xác định thiệt hại thực tế mà bên yêu cầu công chứng phải gánh chịu là rất khó và bên yêu cầu thiệt hại phải chứng minh thiệt hại cụ thể của mình. Nếu bạn đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại mà bên văn phòng công chứng cho rằng không phù hợp thì hai bên phải nhờ Tòa án có thẩm quyền giải quyết để xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)