Khai Thừa Kế Có Bỏ Sót Thừa Kế Được Không?
Bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước
Hễ dính tới người ở nước ngoài thì người trong nước hay gặp khó khăn khi đi làm thủ tục nhà, đất. Lúc này đã đỡ hơn chứ thời gian dài trước đây nhiều hồ sơ đã bị tắc tị do có yếu tố nước ngoài. Đây là một trong những lý do mà nhiều gia đình khai sót người thừa kế ở nước ngoài. Phòng chúng tôi cũng gặp phải những tình huống này và đã có cách xử lý phù hợp với loại văn bản công chứng. Đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản như bài viết đã nêu, tất cả đồng thừa kế có thể thỏa thuận hủy bỏ văn bản phân chia này và sau đó làm lại văn bản thỏa thuận mới có ghi thêm tên và nội dung thỏa thuận của người bị bỏ sót. Nếu chỉ làm văn bản khai nhận di sản (không chia di sản), người bị sót tên có thể liên hệ với cơ quan công chứng để khai nhận tiếp. Trong trường hợp này, sau khi niêm yết xong, công chứng viên sẽ kết hợp với văn bản khai nhận trước để chứng nhận văn bản khai nhận mới ghi đầy đủ tên của các đồng thừa kế”.
Việc bỏ sót tên người thừa kế vẫn hay xảy ra do lỗi của những người yêu cầu công chứng. “Nếu có tranh chấp tài sản thì không còn cách nào khác là các bên phải khởi kiện ra tòa. Ngược lại, nếu không có tranh chấp thì người bị bỏ sót có thể làm thủ tục khai nhận bổ sung hoặc thỏa thuận phân chia lại để trên cơ sở đó làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản” - ông Cheo nói.
Cá nhân có quyền chọn lựa các cơ quan công chứng để thực hiện các thủ tục trên nhưng cần lưu ý nếu khai nhận bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trước thì phải đến chính cơ quan công chứng đã công chứng văn bản trước. Trường hợp làm văn bản mới thì cơ quan công chứng nào cũng chứng nhận được. Thủ tục niêm yết hai loại văn bản trên là 15 ngày nhưng từ ngày.
Về phí công chứng, do các văn bản trước đã được thu phí công chứng tính theo giá trị tài sản nên khi những người thừa kế bổ sung tên hoặc hủy bỏ, làm văn bản mới cũng về tài sản đó, cơ quan công chứng chỉ thu phí công chứng không theo giá trị tài sản. Mức phí cho việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 20.000 đồng, cho việc bổ sung, thỏa thuận lại là 40.000 đồng. Nếu so sánh với cách khởi kiện (lệ phí việc dân sự là 200.000 đồng, thời gian giải quyết có thể là mấy tháng) thì rõ ràng cách đi công chứng ít tốn kém hơn.
Theo Nghị quyết 01/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là việc dân sự (không phải vụ án dân sự) và người yêu cầu tòa án giải quyết việc này phải nộp lệ phí tòa án là 200.000 đồng. Do vậy, trong vụ việc của Phòng Công chứng số 6, TP.HCM, tôi cũng cho rằng yêu cầu của một người thừa kế bị bỏ sót về việc hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản có nội dung không đúng là việc dân sự và nếu thụ lý là vụ án dân sự thì tòa đã làm chưa đúng.
Để các yêu cầu tương tự được giải quyết đúng quy định, tòa án cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm theo hướng xác định đó là việc dân sự và các cơ quan công chứng phải đi hầu tòa với tư cách người có liên quan chứ không phải là bị đơn.