Cha Mẹ Chết Anh Em Không Chịu Chia Thừa Kế Kiện Tụng Thế Nào?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Cho Việt Kiều

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

….”

Như vậy tất cả 7 anh em của anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất và đều được hưởng phần di sản mà bố mẹ để lại.

Điều 660 và 661 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật :

"Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

"Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”

Theo đó người em của anh có quyền yêu cầu bán ngôi nhà để phân chia di sản. Nhưng vì ngôi nhà đó hiện đang là nơi ở duy nhất, cũng là nơi làm ăn buôn bán của 4 anh em vì vậy việc người em thứ 5 yêu cầu bán ngôi  nhà để chia di sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của 4 anh em anh. Vì vậy anh có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản của mỗi người được hưởng nhưng chưa cho chia trong khoảng thời gian là 3 năm, nếu hết thời hạn 3 năm mà việc bán ngôi nhà để chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của anh em anh thì anh có quyền yêu cầu gia hạn 1 lần nhưng không quá 3 năm.

Như vậy anh không thể không đồng ý bán ngôi nhà hoặc chia tiền cho người em mà anh chỉ có thể yêu cầu hạn chế phân chia di sản.

Thứ hai, Khi người em thứ 5 khởi kiện bán ngôi nhà để chia di sản thì 4 anh em anh có được hưởng quyền ưu tiên gì không khi mà việc lo toan cho ngôi nhà đều do 4 anh em anh gánh vác chi phí từ xưa tới nay?

Tại Khoản 2 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Theo đó thì ngôi nhà sẽ được chia đều cho 7 anh em, 4 anh em anh sẽ không được hưởng  bất cứ quyền ưu tiên nào.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006