Điều Kiện Việt Kiều Mua Nhà Đất Tại Việt Nam

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Cho Việt Kiều

Căn cứ vào Điều 7 Luật nhà ở:

Điều 7: Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Mặt khác, Luật nhà ở cũng quy định Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

Điều 8. Điều kiện được công nhân quyền sở hữu nhà ở.

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Theo Điều 10,11 Luật nhà ở Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có quyền và nghĩa vụ đối với nhà ở tại Việt Nam giống như tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước. 

Như vậy, theo quy định mới của Luật Nhà ở 2014 ,người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở nếu thuộc trường hợp được phép nhập cảnh vào Việt Nam mà không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. Cho nên, trong trường hợp này, bạn có đủ điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trân trọng

LS TRẦN MINH HÙNG

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006