Luật sư tranh tụng các điểm cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao đông 2021

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

1. Những điều cần lưu ý khi soạn hợp đồng thương mại

1. Lưu ý về hình thức hợp đồng

- Các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó.

- Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định đó. Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì những loại hợp đồng đó phải được đem đi công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực.

2. Lưu ý về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

- Điều kiện về nguyên tắc các bên tự nguyện, tự do, bình đẳng thoả thuận nội dung hợp đồng: các bên có quyền tự do, bình đẳng thoả thuận nội dung hợp đồng, tuy nhiên thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.

• Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

• Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

- Điều kiện về đối tượng của hợp đồng: đối tượng hợp đồng phải là những hàng hoá mà pháp luật không cấm và không trái đạo đức xã hội.

- Điều kiện về năng lực ký kết của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.

3. Lưu ý về căn cứ ký kết hợp đồng

- Ở phần này, các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên.

- Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

Ví dụ: Một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận về căn cứ ký kết hợp đồng là:

Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có).

4. Lưu ý về điều khoản “Giải thích thuật ngữ”

Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế,..là những hợp đồng mang tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành đặc thù.

Do đó, để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là rất quan trọng. Việc làm này là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó cũng như kiểm soát được tình trạng áp dụng tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.

5. Lưu ý về điều khoản “Đối tượng của hợp đồng”

Hợp đồng thương mại là hợp đồng nói chung của rất nhiều hoạt động thương mại. Trên thực tế, đối với mỗi hoạt động thì tên hợp đồng được ghi cụ thể hơn. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công hàng hóa… Do vậy, đối với mỗi loại hợp đồng thì đối tượng của nó là khác nhau.

• Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa… đối tượng của nó là các công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.

• Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được mua bán. Khi soạn thảo, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, loại hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa… tất cả các yếu tố trên phải được xác định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.

6. Lưu ý về điều khoản “Giá cả”

- Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: Đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán.

- Về đơn giá, các bên có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá. Thông thường, giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.

7. Lưu ý về điều khoản “Thanh toán”

Trong điều khoản này, các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.

- Đối với phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như: thanh toán trực tiếp; thanh toán thông qua chuyển khoản; thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).

- Đối với đồng tiền thanh toán: Các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hoặc USD hay một đồng tiền khác tùy theo ý trí các bên. Tuy nhiên chỉ nên để một loại đồng tiền thanh toán duy nhất.

- Đối với thời hạn thanh toán: Mặc dù pháp luật quy đinh các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì vẫn có phương thức xác định. Tuy nhiên, các bên vẫn nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.

8. Lưu ý về điều khoản “Phạt vi phạm”

- Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, để đề phòng thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng.

- Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.

- Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.

9. Lưu ý về điều khoản “Quyền và nghĩa vụ của các bên”

Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

10. Lưu ý về điều khoản “Giải quyết tranh chấp”

- Riêng đối với các giao dịch thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tranh chấp chỉ được giải quyết bởi Tòa án, Trọng tài thương mại không có thẩm quyền giải quyết.

- Trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp phát sinh.

- Đối với các hợp đồng thương mại giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài thì các bên cần lưu ý thêm về pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp.

11. Lưu ý về điều khoản “Mục lục hợp đồng”

Tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng, nội dung, quy mô và tính chất của hợp đồng mà các hợp đồng ngoài bản chất thì còn có các mục lục hợp đồng. Mục lục hợp đồng là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình soạn thảo, đàm phán và thực thi hợp đồng.

12. Lưu ý về biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự do cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thoả thuận của mình.

- Trong số các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các biện pháp cầm cố và thế chấp thường được các bên áp dụng nhiều nhất, pháp luật dân sự về các biện pháp đảm bảo này cũng được cụ thể và rõ ràng hơn.

2. Khi ký hợp đồng thương mại cần lưu ý gì?

1. Soạn Dự thảo hợp đồng thương mại

Soạn Dự Thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp chi tiết hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó được coi là bản kế hoạch cho việc đàm phán. Khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Không hiếm DN Việt Nam bỏ qua bước soạn dự thảo này, chỉ chăm chăm đàm phán, sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường có nhiều sơ hở, rủi ro trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.

Đối với các đối tác nước ngoài, DN nên lưu ý nhiều điều khoản khi ký HĐTM. Thông thường các HĐ thương mại do đối tác nước ngoài soạn thảo rất dài và nhiều khi không rõ ràng vì cách diễn đạt khác với chúng ta. Vì thế, cần Việt hóa các HĐTM này một cách ngắn gọn, đầy đủ và đúng nội dung.

Bên cạnh những điều trên, khi ký HĐ với DN nước ngoài, ngoài chú ý đến luật của Việt Nam, luật của nước đối tác, DN cũng cần chú ý đến các vấn đề thuộc về luật và các tập quán quốc tế.

2. Những điều khoản cần cẩn trọng trong soạn thảo, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại

Ngoài những điều khoản quan trọng về giá cả, chất lượng hàng hóa, vận chuyển, thanh toán... thì những điều khoản dưới đây dễ bị các DN hay “chủ quan” nên dễ thua thiệt khi xảy ra tranh chấp.

- Điều khoản Hiệu lực hợp đồng:

Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.

- Điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng

Thông thường, với những đối tác (bạn hàng) có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt vi phạm.

DN cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm HĐ. Nếu phạt HĐ thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm (không phải giá trị hợp đồng như lâu nay mọi người lầm tưởng). Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì phần phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

Trong HĐ thương mại, nếu không có điều khoản cụ thể về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Tất cả những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc như: biên bản xác nhận, hóa đơn, tài liệu kỹ thuật, xuất xứ, kết quả giám định, xác nhận của nhân chứng, hình ảnh, thông tin liên quan bằng bản gốc... phải thật chuẩn xác và rõ ràng.

Muốn phạt vi phạm, bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi vi phạm. Còn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

- Điều khoản Giải quyết tranh chấp:

Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết.

Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.

Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thoả thuận phải nêu một tổ chức Trọng tài cụ thể, ví dụ: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thì thỏa thuận này vô hiệu.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Cần lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là luật của bên mua hay là luật của bên bán hay là luật quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Nhằm tránh rủi ro vì thiếu hiểu biết luật pháp của nước ngoài hay pháp luật quốc tế, thương nhân Việt Nam nên chọn luật Việt Nam để áp dụng cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp HĐTM.

3. Khi ký hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý:

- Cần trú trọng ngay cả khâu soạn thảo Dự thảo HĐTM, đặc biệt là với thương vụ lớn hoặc HĐTM quốc tế

- Trong HĐTM cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài (phạt vi phạm). Cần cẩn trọng điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Biện pháp chế tài này càng chi tiết, rõ ràng thì càng tốt.

- Những chế tài cần phải khả thi, đúng quy định pháp luật để không bị vô hiệu và thực hiện được.

- Không nên coi chế tài để làm khó nhau, mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng HĐTM, và hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.

- Trong quá trình thực hiện HĐTM phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để chứng minh.

- Thông báo kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục hoặc ngăn chặn...

- Đối với các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết ngay từ đầu.

- Chi phí cho luật sư để giúp DN phòng ngừa rủi ro kinh doanh bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí khắc phục rủi ro hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại./.

3. Cần lưu ý gì về soạn thảo hợp đồng lao đông 2021

1. Sử dụng căn cứ pháp lý còn hiệu lực

Từ 01/01/2021 - thời điểm Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì một trong những điểm mà người soạn thảo hợp đồng lao động phải lưu ý trước tiên đó là căn cứ pháp lý, tránh việc “copy - paste” từ những hợp đồng cũ làm ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng mới.

2. Đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải có những nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

So với hiện nay thì những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động không thay đổi.

Ngoài những nội dung này, doanh nghiệp có thể thêm hoặc bớt một số thông tin khác để phù hợp với tính chất, đặc thù công việc của người lao động trong doanh nghiệp mình.

3. Nội dung phù hợp với hình thức

Cũng theo Bộ luật này, cụ thể Điều 14 có nêu 03 hình thức hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết. Đó là:

- Hợp đồng lao động bằng văn bản;

- Hợp đồng lao động dưới dạng dữ liệu điện tử (thường thực hiện trên môi trường mạng);

- Hợp đồng lao động bằng lời nói (áp dụng với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng).

Với quy định này có thể thấy, pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng lao động và người lao động xác lập quan hệ lao động.

Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như người lao động, ngoài việc đảm bảo các nội dung cơ bản nêu trên, doanh nghiệp còn cần linh hoạt trong việc truyền đạt nội dung hợp đồng để đạt được hiệu quả cao nhất.

4. Xác định đúng loại hợp đồng lao động

Đây là điểm đáng chú ý nhất khi soạn thảo hợp đồng lao động từ năm 2021. Bởi theo Điều 20 Bộ luật Lao động mới, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, quy định này đã bỏ loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng như đang thực hiện hiện nay.

Do đó, từ năm 2021, mọi trường hợp giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ đều bị coi là trái quy định của pháp luật.

5. Có thể thỏa thuận thử việc trong nội dung hợp đồng lao động

Điểm khác biệt tiếp theo giữa Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012 mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động đó là những nội dung liên quan đến thử việc. Cụ thể:

Tại Bộ luật Lao động 2012: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Tại Bộ luật Lao động 2019: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Điều này đồng nghĩa với việc, để giảm bớt thủ tục khi tiếp nhận lao động, doanh nghiệp có thể thêm điều khoản thử việc vào hợp đồng lao động, thay vì phải lập hợp đồng thử việc riêng.

HTV XANH111

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

http://www.luatsugiadinh.net. vn

http://www.luatsuthanhpho.com

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006