luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng
1. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại: thương lượng, hòa giải, trọng tài vào tòa án. Các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp theo quy định của pháp luật khi xảy ra tranh chấp.
- Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
- Hòa giải: là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm và kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải là của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc vào các bên tranh chấp.
- Trọng tài: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
- Tòa án: Đây là phương thức giải quyết khá phổ biến. Do có thuận lợi là Tòa án có cơ quan cưỡng chế thi hành bằng quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên lại mắc phải hạn chế đó là thời hạn giải quyết lâu, thủ tục khá lằng nhằng.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án
2.1. Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện.
- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.
- Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).
- Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng , các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.
- Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Thủ tục khởi kiện
- Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc thường trú. Cách thức nộp: Nộp trực tiếp tới tòa án hoặc nộp qua đường bưu điện
- Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai thu tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án.
- Tòa án xem xét và giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm.
2.3. Thời hạn giải quyết
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 2 tháng, trong trường hợp đặc biệt thì cộng thêm một tháng tính từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa: 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Giá trị tranh chấp từ 40.000.000 đồng trở xuống: 2.000.000 đồng.
- Từ trên 40.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% của giá trị tranh chấp.
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có liên quan, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án kinh tế phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo thông báo của Toà án. Sau khi thắng kiện được hoàn lại tiền án phí.
Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Là văn phòng luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.
Ngoài lĩnh vực hoạt động, Chúng tôi còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho nhiều đối tượng... Khách hàng đến với Văn phòng luật sư Gia Đình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của các Luật sư Gia Đình.