Luật Sư Chuyên Thu Hồi Nợ Qua Tòa Án
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, nợ mất khả năng thanh toán
Từ kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải quyết nợ xấu, chúng tôi nhận thấy vài nguyên nhân cơ bản sau:
- Các khoản nợ sạch không quản lý, chăm sóc đúng phương pháp chuyển hoá thành nợ xấu
- Một trong các bên vi phạm thời hạn giao hàng/hoàn thành công việc
- Có thắc mắc về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá/ dịch vụ
- Có khó khăn về tài chính/hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nợ
- Bên nợ có ý định chiếm dụng vốn ngay từ khi ký hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng (chây ỳ không trả để sử dụng vốn vào việc khác, hoặc vẫn trả, nhưng trả nhỏ giọt)
- Bên nợ có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Thực trạng doanh nghiệp xử lý nợ xấu:
- Làm công văn yêu cầu thanh toán
- Cử nhân viên kế toán/bán hàng tới năn nỉ đòi
- Treo nợ, khoanh nợ, giãn nợ
- Yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết
Tại sao kết quả đều không khả quan, kéo dài thời gian nợ hoặc mất tiền/tài sản?
- Cán bộ xử lý không chuyên nghiệp
- Không có kỹ năng hoàn thiện hồ sơ để có lợi cho doanh nghiệp
- Không có kinh nghiệm giao tiếp, xử lý đối với đối tượng nợ hoặc cơ quan hữu quan
- Nhiều khi do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến hết thời hiệu yêu cầu pháp luật bảo vệ (hết thời hiệu khởi kiện) dẫn đến việc đòi nợ trở nên bế tắc
Doanh nghiệp được lợi gì khi sử dụng dịch vụ xử lý nợ xấu
- Công việc thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư được đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, tác nghiệp trên cơ sở pháp luật
- Tiết kiệm thời gian, tránh phiền hà do thủ tục, rút ngắn thời gian nợ
- Tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro (phí cơ bản được thu sau khi công việc có kết quả)
- Xử lý được các đối tượng khó: chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn...
- Được tư vấn quản lý, ngăn chặn phát sinh nợ xấu
- Được cung cấp các mẫu văn bản trong hoạt động thu nợ
- Được miễn, giảm phí các dịch vụ pháp lý khác khi có nhu cầu
- Nâng cao uy tín, tính chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời gián tiếp giáo dục, răn đe các khách hàng có biểu hiện làm phát sinh nợ xấu
Các phương pháp xử lý nợ xấu thường được áp dụng
- Tạo sức ép toàn diện giải quyết ngay trong giai đoạn đàm phán, hoà giải: Đạt 70%/tổng số vụ việc đã xử lý thành công.
- Sau khi áp dụng phương pháp trên không hiệu quả, khởi kiện tại toà án hoặc tố cáo tới cơ quan công an, viện kiểm sát
- Yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản, phong toả tài khoản
Các bước tư vấn xử lý nợ xấu
- Cử luật sư kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ vụ nợ để tìm căn cứ pháp lý, số liệu nợ cần xử lý
- Nhân viên xác định nơi cư trú thực tế của đối tượng nợ (trong trường hợp tổ chức thay đổi trụ sở hoặc cá nhân thay đổi nơi ở)
- Đánh giá khả năng thanh toán của đối tượng nợ
- Luật sư đại diện cho khách hàng tiếp xúc với đối tượng nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ
- Luật sư tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất, tối ưu nhất theo quy định của pháp luật
- Luật sư thực hiện các trình tự tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn
* Trường hợp việc thu nợ - xử lý nợ thông qua tố tụng, luật sư sẽ giúp khách hàng:
- Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan việc thu nợ
- Luật sư đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) nộp đơn khởi kiện ra tòa án và các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ theo luật định
- Cử luật sư giỏi, kinh nghiệm tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tại tòa án các cấp
- Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tham gia thi hành án
Phí dịch vụ tư vấn xử lý nợ xấu
+ Khách hàng tự lựa chọn hình thức tính phí phù hợp với mình.
Phí dịch vụ thông thường được xác định sau khi nghiên cứu hồ sơ và xác minh sơ bộ và được báo trực tiếp cho khách hàng hoặc bằng văn bản (trong đó có kết quả xác minh sơ bộ, nhận định, phương án giải quyết, phí, quyền nghĩa vụ cơ bản... )
- Phí thẩm định, xác minh, củng cố và chuẩn hoá hồ sơ: Theo thỏa thuận
- Phí dịch vụ cơ bản: Tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền (tài sản) thu hồi được, tùy từng vụ việc cụ: mức độ khó/phức tạp, địa bàn, đối tượng, tính chất pháp lý của hồ sơ, tuổi nợ, bản chất nợ....
Phí dịch vụ cơ bản đã bao gồm: phí tư vấn, phí soạn đơn, phí xác minh, phí đại diện, phí luật sư tranh tụng tại toà án, công tác phí...nhưng chưa bao gồm thuế GTGT, án phí, lệ phí thi hành án và phí hành chính khác do khách hàng tự nộp tại các cơ quan chức năng.
+ Ngoài ra Luật sư còn có nhiều cách tính phí khác đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng:
- Chỉ thu phí cơ bản mà không tính theo mức % tổng số tài sản (tiền) xử lý được
- Phí dịch vụ theo từng giai đoạn: xác minh, hoàn chỉnh củng cố hồ sơ, phí đại diện, phí luật sư tranh tụng, phí tư vấn, thao văn bản, phí hỗ trợ khiếu nại...
- Phí dịch vụ không bao gồm phí: đại diện, tranh tụng. Phí đại diện, tranh tụng chỉ phát sinh, thu nếu vụ việc phải chuyển ra cơ quan chức năng giải quyết (toà án, công an...)
- Phí dịch vụ bao gồm cả phí hành chính, án phí, lệ phí khác....
+ Thanh toán linh hoạt: Khách hàng theo từng giai đoạn, hoặc có thể thanh toán ngay khi nhận được toàn bộ hay theo từng đợt tiền, tài sản/hiện vật khác của đối tượng nợ.
Liên hệ ngay để được sư dụng dịch vụ xử lý nợ xấu hiệu quả!