Ly hôn có bắt buộc hòa giải không?
Theo đó, hiện nay thủ tục hòa giải gồm hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án, tại trung tâm trọng tài thương mại, … để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại…
Đặc biệt, trong các vụ án ly hôn, hòa giải có ý nghĩa vô cùng to lớn để hàn gắn mối quan hệ đã rạn nứt, giải quyết các tranh chấp, xung đột giữa hai vợ chồng một cách ổn thỏa, đảm bảo quyền, lợi ích của cả vợ chồng và con cái.
Theo đó, trong hôn nhân, gia đình, khi hòa giải một vụ ly hôn, cần phải dựa vào các nguyên tắc:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của vợ chồng;
- Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, buộc vợ, chồng phải hòa giải mà không theo ý nguyện của họ;
- Nội dung thỏa thuận trong hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Vụ án ly hôn có bắt buộc phải hòa giải hay không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ hôn nhân và gia đình nếu được xác lập dựa theo quy định của pháp luật thì được tôn trọng và bảo vệ.
Quan hệ vợ chồng là điểm mấu chốt để duy trì một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Do đó, khi đứng trước nguy cơ bị chấm dứt thì cần phải kịp thời hòa giải.
Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khuyến khích hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu xin ly hôn.
Trong đó, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013). Người được lựa chọn có thể là người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
Như vậy, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2015.
Đơn phương ly hôn
Đối với vụ án đơn phương ly hôn, việc hòa giải được tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Lúc này, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề còn mâu thuẫn, tranh chấp.
(Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Thuận tình ly hôn
Theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thuận tình ly hôn.
Lúc này, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Tuy nhiên, mặc dù bắt buộc nhưng có 04 trường hợp sau đây, vụ án ly hôn sẽ không tiến hành hòa giải được:
- Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;
- Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;
- Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.
Có bắt buộc phải hòa giải khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn
Thủ tục hòa giải tại Tòa án trong các vụ ly hôn
Trong các vụ án ly hôn, thông thường thủ tục hòa giải gồm các bước sau:
- Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự; Phân tích kết quả của việc nếu hai vợ chồng đoàn tụ;
- Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu, căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);
- Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
- Bước 4: Tòa án lập biên bản và ra các quyết định: Công nhận sự thỏa thuận ly hôn của hai vợ chồng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, đưa vụ án ra xét xử…
LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM