Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay ?
Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ và quyền nuôi con luôn là những loại tranh chấp phổ biến khi hai vợ chồng quyết định việc ly hôn thuận tình hoặc đơn phương. Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về vấn đề trên:
1. Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay ?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi về quyền được nuôi con khi ly hôn ạ. Cụ thể là hiện tại tôi đang muốn ly hôn với chồng mình do 2 vợ chồng ko giải quyết được mâu thuẫn hiện tại. Tôi mong muốn được nuôi con.Con tôi năm nay 4 tuổi, nhưng hiện tại tôi lại bán hàng tại nhà chồng, nếu ly hôn thì tôi lại là người không có công việc, chồng tôi thì làm giáo viên cấp 2. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi, liệu tôi có thể có quyền được nuôi con không ạ ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo dẫn chiếu trên, việc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, tuy nhiên con của bạn hiện nay đã 4 tuổi (tức đã trên 36 tháng tuổi) nên không thể áp dụng theo khoản 3 điều 81. Do vậy quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Trước khi xác định ai là người được nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn thì trước tiên vợ chồng sẽ phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Những điều kiện thường xét đến như: Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Tóm lại, việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi luôn thiếu đi tình cảm của cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa. Khi vợ chồng ly hôn, nếu không thể tự thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một trong hai bên khi xét thấy điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần của con được tốt nhất nếu được sống với người đó.
2. Quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn ?
Thưa luật sư: Em tên Hà, em có một câu hỏi như sau muốn được tư vấn mong luật sư giúp đỡ. Em và vợ lấy nhau được 4 năm và chung sống với bố mẹ tại Huyện Hạ Hòa Tỉnh Phú Thọ, bây giờ em đã có 1 con gái 1 tuổi.
Vợ em từ khi về làm dâu con trong nhà thường xuyên mâu thuẫn với bố mẹ chồng, hay bỏ đi khi đang mang bầu, có khi vợ chồng có cãi vã cô ấy cũng mang con đi lang thang và em rất lo lắng cho đứa bé. Khi con gái em được 4 tháng tuổi, bố mẹ em có thuê xe lấp ao lấy đất làm một ngôi nhà 4 gian cho vợ chồng em ra ở riêng. Từ khi ở riêng được khoảng 7 tháng nay cô ấy thường xuyên coi khinh nhà chồng, chửi mắng bố mẹ chồng và cả em. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và cô ấy về nhà mẹ đẻ mang theo con gái em. Bây giờ em làm đơn ly hôn nhưng cô ấy không kí và phải bảo em viết tài sản là nhà đất mà bố mẹ em làm cho vào đơn ly hôn thì mới kí. Trong khi đó em không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà là do bố mẹ em làm cho. Em nhờ Luật Sư Gia Đình tư vấn cho em về nội dung đơn xin ly hôn trong trường hợp của em và em có được ghi tài sản là nhà và đất vào đơn xin ly hôn như cô ấy nói hay không.Khi ly hôn bố mẹ em và bản thân em rất muốn nhận nuôi con gái thì có được không ạ !
Em xin chân thành cám ơn
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội có quy định:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Như vậy, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được cũng như có một trong những căn cứ khác cho rằng cuộc hôn nhân không thể kéo dài thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cho ly hôn. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu anh và vợ mình không thể thỏa thuận về việc ly hôn thuận tình thì anh có quyền làm đơn ly hôn đơn phương, mà không cần phải có chữ ký của vợ anh. Theo đó, thủ tục ly hôn thì anh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ trong đó có:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (xin mẫu tại Tòa án hoặc theo mẫu)
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của anh;
- Giấy khai sinh của con (nếu có)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (nếu có)
VÌ vậy, khi Tòa án giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chỉ phân chia đối với những tài sản chung của vợ chồng, còn đối với phần tài sản của bố mẹ anh thì hoàn toàn không được đưa vào để phân chia.
Còn về quyền nuôi con, theo quy định tai khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo như quy định trên, về mặt nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp anh có thể chứng minh vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt thời gian, tinh thần và vật chất). Còn nếu anh không có căn cứ chứng minh điều này, thì con anh đương nhiên sẽ do mẹ của cháu trực tiếp nuôi, và anh phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu.
3. Phân chia tài sản và quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Chào luật sư tôi và chồng kết hôn hơn 2 năm, có với nhau 1 con gái 2 tuổi. sau khi kết hôn, chúng tôi xây 1 ngôi nhà trên đất của ông nội chồng tôi cho, nhưng chưa tách sổ đỏ. bây giờ chồng tôi không viết đơn vì sợ mang tiếng bỏ vợ, nhưng đồng ý kí đơn tôi viết buộc tôi ra đi tay trắng. Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền hưởng ngôi nhà đó không và thủ tục gồm những gì. Kính mong luật sư giải đáp!
Trả lời:
Tư vấn về quyền nuôi con và phân chia tài sản chung của hai vợ chồng sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành
Đối với trường hợp này của bạn, trước tiên nếu vợ chồng bạn không còn muốn chung sống với nhau thì bạn cần phải tiến hành thủ tục ly hôn trước sau đó mới có những quyền lợi đối với việc phân chia tài sản sau khi ly hôn nếu có tài sản chung.
Về việc phân chia tài sản luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên, nếu sau khi ly hôn vợ chồng bạn có tài sản chung nếu không có thỏa thuân thì tòa sẽ chia theo công sức đóng góp, tạo lập nên khối tài sản chung này, nếu không xác định được thì tòa án sẽ chia đôi.
4. Tư vấn về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp: Theo quy định của pháp luật thì mẹ có quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi nhưng trong trường hợp nào thì cha có quyền nuôi con? nếu người mẹ cứ nhất quyết muốn nuôi con thì tòa sẽ giải quyết ra sao ?
Trường hợp vợ muốn giành quyền nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng sẽ như thế nào? Mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu % trên mức thu nhập của người chồng?
Trả lời:
Thứ nhất: Về quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
Như vậy, trường hợp con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….
Thứ hai: Về mức cấp dưỡng khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này bạn cũng phải đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý. Hơn nữa nếu việc người vợ đưa ra những chi phí vô lý hay người con do người vợ nuôi thường xuyên ốm đau như vậy thì đó cũng là một căn cứ để anh có thể giành quyền nuôi con.
Khi ly hôn ai là người được quyền nuôi con?
Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:
(1) Đối với con dưới 36 tháng tuổi:
Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).
Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.
(2) Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:
+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);
+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:
- Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:
+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;
Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).
+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
- Người giám hộ được cử, chỉ định:
+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Căn cứ pháp lý:
- Điều 81, 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
- Điều 52, Khoản 1 Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.