Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
- Mua/bán (chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng) bất động sản (nhà/ đất/rừng/hồ…)
- Cho, tặng bất động sản.
- Di chúc.
- Thuê/cho thuê/cho thuê lại.
- Ủy quyền quản lý, sử dụng...
- Góp vốn bằng bất động sản.
- Hợp tác kinh doanh liên quan đến bất động sản.
- Các loại giao dịch khác về bất động sản.
Nội dung dịch vụ:
Trong từng trường hợp cụ thể, luật sư sẽ thực hiện các công việc cơ bản sau đây:
- Tư vấn pháp luật : giới thiệu, giải thích các qui định của pháp luật Việt Nam về bất động sản ( thủ tục, thuế …).
- Xem xét, đánh giá giấy tờ, tài liệu pháp lý liên quan đến bất động sản, kiểm tra tư cách chủ thể của đối tác giao dịch.
- Hỗ trợ thẩm tra, xác minh, tìm hiểu thông tin về bất động sản (qui hoạch, tranh chấp, thừa kế …).
- Hỗ trợ yêu cầu đối tác bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý về bất động sản.
- Dự thảo, soạn thảo hợp đồng, chứng từ thu/chi ( đặt cọc, hợp đồng mua bán, thuê ...)
- Hỗ trợ chứng thực hợp đồng tại Phòng công chứng.
- Làm chứng việc thanh toán.
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc đăng ký, hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu: đóng thuế, trước bạ, xin cấp giấy chủ quyền mới …
- Các công việc khác (nếu có).
Phí dịch vụ:
Phí dịch vụ dựa vào tính chất công việc và giá trị của bất động sản và do hai bên cùng thỏa thuận, thống nhất.
Dưới đây là biểu phí tham khảo :
- 1.000.000 đồng/hồ sơ – đối với bất động sản có giá trị dưới 2 tỷ đồng.
- 2.000.000 đồng/hồ sơ - đối với bất động sản có giá trị từ 2 – 5 tỷ đồng.
- Từ 3.000.000 đồng/hồ sơ – đối với bất động sản có giá trị từ trên 5 tỷ đồng.
Quy định về quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều được quy định tại Luật Nhà ở 2014 cụ thể như sau:
1. Đối tượng: Tất cả các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều được mua nhà đất tự do tại Việt Nam.
Giấy tờ chứng minh: là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được mua nhà với tư cách là người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
a. Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(*) Nếu không chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải mua nhà tại Việt Nam với tư cách là người nước ngoài với một số hạn chế nhất định.
2. Loại bất động sản được quyền sở hữu: nhà ở thương mại, nhà ở riêng lẻ (nhà phố) và được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất thổ cư bình thường) ngoài các trường hợp nêu trên).
3. Thời hạn sở hữu: ổn định lâu dài như Công dân Việt Nam.
4. Số lượng sở hữu: Không hạn chế về số lượng sở hữu.
5. Quyền và nghĩa vụ: có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như các chủ thể khác (giống người Việt Nam) bao gồm cả nghĩa vụ về thuế và cũng không quy định thời gian sỡ hữu tối thiểu. Nghĩa là Việt kiều được mua nhà đất và bán lại bất cứ lúc nào muốn và không có ràng buộc gì thêm. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Việt kiều có đầy đủ các quyền để đầu tư (mua đi bán lại) kiếm lợi từ việc mua bán nhà đất trên cơ sở cá nhân mình.
Bên cạnh đó thì Việt kiều cũng được quyền cho thuê, cầm cố, thế chấp, tặng cho,... đối với nhà đất thuộc sở hữu/sử dụng của mình.
Sau đây là một số quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến vấn đề cho Việt kiều được quyền mua nhà đất tại Việt Nam như sau:
LUẬT NHÀ Ở 2014
Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
Bên cạnh thì tại Điều 169 khoản 1 điểm đ của Luật đất đai 2013 cũng có quy định để khẳng định quyền sử dụng đất của Việt kiều khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
NGHỊ ĐỊNH 99/2015 hướng dẫn Luật Nhà ở 2014
Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này; trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 631 – Bộ luật dân sự 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” do đó cha mẹ bạn hoàn toàn có thể lập di chúc để lại nhà đất cho anh trai bạn. Di chúc này sẽ được thực hiện nếu di chúc được lập đúng quy định pháp luật và sau khi cha mẹ bạn đều qua đời. Khi đó anh trai bạn có thể đi khai nhận di sản để được hưởng tài sản là căn nhà hoặc hưởng phần giá trị căn nhà theo quy định tại Điều 72 – Nghị định 71/2010/NĐ-CP
Cha mẹ bạn có thể ra UBND phường, xã hoặc phòng công chứng để lập di chúc, hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Giấy tờ chứng minh, đăng ký tài sản muốn lập di chúc.
- Giấy khám sức khỏe để lập di chúc.
- CMND, sổ hộ khẩu của người lập
Theo điều 126 Luật nhà ở và 121 Luật đất đai sửa đổi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà có quốc tịch Việt Nam, người về đầu tư trực tiếp; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức trong nước có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam... được phép định cư từ 3 tháng trở lên có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.Quy định này cũng áp dụng với cả người có công đóng góp cho đất nước, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.Trường hợp không thuộc diện trên nhưng được cơ quan có thẩm quyền miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên thì cũng có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.So với điều luật cũ, quy định về thời gian cư trú tại Việt Nam đã được rút ngắn xuống một nửa, từ 6 tháng xuống 3 tháng.Một điểm mới nữa là điều 121 luật Đất đai (sửa đổi) đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền bán, tặng cho; thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi.... Nếu trong thời gian không sử dụng, chủ sở hữu có quyền cho thuê ủy quyền quản lý nhà.Hai điều luật sửa đổi trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9.Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết, khi thảo luận về việc sửa đổi 2 điều luật này, nhiều đại biểu đã lo ngại những quy định "thoáng" trên sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản, nhất là đầu cơ đất đai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải tất cả 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài sẽ về nước mua nhà mà chỉ một số người có nhu cầu thực sự, đủ khả năng tài chính cũng như đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện mua nhà thì mới được phép sở hữu nhà. Hơn nữa, hiện đã có nhiều chế tài để quản lý đất đai, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ bất động sản.Theo ông Hiền, năm 2008 cả nước đã phát triển khoảng 50 triệu m2 nhà ở. Riêng tại TP HCM là 5-6 triệu và Hà Nội khoảng 2 triệu m2Cũng trong sáng nay, 4 dự án luật khác đã được Quốc hội biểu quyết thông qua là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Luật bồi thường nhà nước.
Luật sửa đổi bổ sung một điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đaiCăn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở số 56/2005/QH11 và Điều 121 của Luật đất đai số 13/2003/QH11.Điều 1Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:“Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:a) Người có quốc tịch Việt Nam;b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”Điều 2Điều 121 của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;d) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt Nam;đ) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”Điều 31. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2009.2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.