Luật Sư Tranh Tụng

Luật Sư Gíam Đốc Thẩm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sóc Trăng, ngày….. tháng …… năm  2017

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án  sơ thẩm  số 33/2016/DSST  ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO  TẠI TP.HCM

Họ và tên người đề nghị:

Bà               sinh năm: 1980

Địa chỉ: 

Điện thoại:..............................

Nguyên tôi là bị đơn trong vụ án dân sự “ Tranh chấp đòi lại quyền sữ dụng đất ” Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên thụ lý số 88/2014/TLST -  DS ngày 03 tháng 11 năm 2014; và bị Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng xét xử ngày 23 tháng 8 năm 2016 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 52/2016/QĐST-DS ngày 29/6/2016.

Đề nghị xem xét và hủy bỏ bản án theo thủ tục giám đốc thẩm đới với bản án số sơ thẩm số 33/2016/DSST  ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

LÝ DO ĐỀ NGHỊ:

Khi tòa án nhân dân Huyện Mỹ Xuyên thụ lý hồ sơ đòi lại quyền sử dụng đất của ông Dương Khương, có đưa giấy triệu tập mời cha của tôi tức là ông Đinh Ri đến để tham gia phiên tòa xét xử nhưng vì hôm đó cha tôi bị bệnh nên vợ chồng tôi đến thay để nghe và tham gia phiên xét xử về vụ án tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Tòa án và Hội Đồng Xét xử không tiến hành thủ tục xét xử mà thông báo hoãn phiên tòa lại tháng sau với lý do là phải có mặt của bị đơn mới xét xử được, Tòa án chỉ nói bằng miệng, không có quyết định hoãn, giấy mời xử lần sau. Từ đó về sau, tôi không hề nhận được quyết định hay giấy triệu tập, giấy mời gì. Tuy nhiên, cho đến ngày 29 tháng 8 năm 2016 tôi có nhận được bản án số 33 ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên tuyên xử tôi và ông Thạch Nhiễu ( cùng là bị đơn ) có nghĩa vụ hoàn trả giá trị quyền sử dụng đất có diện tích 317m2 tại thửa đất 577, tờ bản đồ số 9, Tọa lạc Tại Ấp Đại Nghĩa Thắng, Xã Đại Tâm, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng cho ông Dương Khương ( là nguyên đơn ) tương ứng số tiền là 540.510.000 đồng và quyết định cưỡng chế phần đất và tài sản của tôi. Trong khi đó, nguồn gốc đất tôi đang ở hiện nay là do bà ngoại là cụ Trần Thị Út và cha mẹ tôi đã sinh sống cố định từ năm 1970 cho đến nay, hơn nữa tôi có giấy xác nhận việc cha mẹ của tôi là ông Đinh Ri và Bà Dương Thị Xà Vi đã cư ngụ ở diện tích đất trên và nuôi mẹ vợ là bà Trần Thị Út tới qua đời, thời gian sinh sống đã trên 20 năm. Việc xác nhận trên được ký xác nhận năm 1997;  có nhiều người ký tên xác nhận sự việc chúng tôi sinh sống ổn định trên thửa đó và đất có nguồn gốc cụ thể, chính xác. Nhưng ngày 28 tháng 7 năm 1994 ông Dương Khương đã được ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất gia đình của chúng tôi, mà sự việc ông Dương Khương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi không ai hay biết sự việc đó, ông Dương Khương cũng không thông báo hay cần có sự ý kiến thống nhất của phía gia đình chúng tôi về sự việc trên ( vì từ ngày 18/4/1994 cha tôi đã nhận lệnh bắt và bị tạm giam tại trại giam của công An Mỹ Xuyên, cha tôi bị bắt cũng do nguyên nhân ông Dương Khương thường xuyên vô cớ kiếm chuyện với cha mẹ tôi, dẫn tới việc xô xát giữa cha mẹ tôi với ông Khương; sau khi cha tôi bị giam, mẹ tôi mỗi ngày phải đi làm thuê làm mướn để nuôi con nhỏ ). Khi nhận được bản án của Tòa Án Nhân Dân Huyện Mỹ Xuyên tôi có gửi đơn khiếu nại về vụ việc trên nhưng không nhận được phản hồi từ Tòa án. Do kém hiểu biết pháp luật nên tôi không biết thời hạn kháng cáo và trình tự kháng cáo như thế nào nên đã không kháng cáo bản án nêu trên.

Căn cứ theo khoản 1 điều 326 BLTTDS, những căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”

Từ những căn cứ pháp luật và những lẽ trên. Tôi nhận thấy Tòa án ra bản án số 33/2016/DSST  ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Tòa Án Huyện  Mỹ Xuyên không khách quan, gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích của gia đình tôi, vi phạm tố tụng khi xét xử không mời tôi và chồng tôi là ông Thạch Nhiễu tham gia tố tụng theo trình tự luật định, không mời cha tôi tham gia phiên tòa.Và nhận thấy tôi cần phải gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của gia đình tôi. Bản án nêu trên đã Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự vì nguồn gốc đất của ông bà ngoại tôi, ngoại tôi Trần Thị Út, khi ngoại tôi mất thì phải chia thừa kế cho mẹ tôi và ông Dương Khương vậy lý do gì ông Dương Khương lén lút xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 1 mình? đây là đất thừa kế. Việc ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên cấp giấy chứng nhận cho hộ ông Dương Khương là trái quy định pháp luật đất đai. Bản án sơ thẩm cũng thừa nhận nguồn gốc đất như vậy, ông Khương cho rằng bà Ngoại tôi cho ông Khương nhưng ông Khương không có văn bản, bằng chứng bà ngoại tôi cho ông Khương. Bản án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi không mời tôi, ông Thạch Nhiễu và cha tôi ông Đinh Ri tham gia phiên tòa sơ thẩm. Và đã sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”

Yêu cầu của người đề nghị:

Để đảm bảo công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi là bị đơn trong vụ án nêu trên, nay tôi kính đề nghị đến Chánh Án Tòa Án Cấp Cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh  kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm số 33/2016/DSST, ngày 23 tháng 8 năm 2016 của tòa án huyện  Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kính mong Qúy cơ quan giải quyết cho tôi theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cũng như bản thân tôi.

Trân trọng!

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:

-         Bản án dân sự sơ thẩm số 33, ngày 23 tháng 8 năm 2016  về việc “ Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất ” của tòa án huyện  Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng.

-         Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Mỹ Xuyên cấp cho hộ ông Dương Khương năm 1994

-         Giấy triệu tập đương sự số 249/2016/GTT  của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên

-         Giấy xác nhận

-         Quyết định về việc cưỡng chế kê biên quyền sữ dụng đất và tài sản gắn liền với đất

-         Tờ tường trình về vụ việc dẫn đến xãy ra tranh chấp.

                                                                             Người làm đơn đề nghị

Luật Sư Tranh Tụng, Biện Hộ

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Với đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án các cấp, chúng tôi đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách trong các vụ việc, vụ án như: hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình…

Cung cấp dịch vụ Luật sư như sau:

- Tư vấn về phương án giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp;

- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp; đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác;

-  Xác minh, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.

- Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự.

- Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án/việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

- Cử Luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính, Hôn nhân gia đình.

Luật Sư Tư Vấn Về Đơn Kháng Cáo

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Khoản 1 điều 256 BLDS  quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo ở tòa án phúc thẩm như sau: “1. Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết…..

3. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phải được làm thành văn bản và gửi cho Toà án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà.”. Như vậy, nếu vẫn còn thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo (trong đây bao gồm cả đương sự) có quyền thay đổi nội dung kháng cáo đối với phần bản án, hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo. Trường hợp tiếp theo là nếu thời hạn kháng cáo đã hết thì trước khi bắt đầu phiên tòa, tại phiên tòa, người kháng cáo có thể trình bày việc thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo nhưng không sẽ không được vượt quá phạm vi kháng cáo đã gửi cho Tòa trong thời hạn kháng cáo. Điều này là phù hợp vì ở đây đã loại trừ đi trường hợp không có kháng cáo trong thời hạn kháng cáo. Bởi điểm mấu chốt của xét xử phúc thẩm là có yêu cầu kháng cáo, kháng nghị và bản án chưa có hiệu lực. Như vậy, lúc này, dù đã có kháng cáo, nhưng sau khi hết hạn kháng cáo và sắp đưa ra xét xử phiên tòa phúc thẩm, tuy hết thời gian kháng cáo nhưng lúc này đương sự vẫn có thể thay đổi được nội dung kháng cáo; tuy nhiên, vẫn để đảm bảo tính chất lượng trong làm việc và xét xử, tòa phúc thẩm sẽ chỉ xét xử những kháng cáo bị thay đổi nhưng không vượt quá phạm vi đã được kháng cáo trong thời hạn luật định cho kháng cáo.Như vậy, quyền thay đổi yêu cầu của đương sự trước khi mở phiên tòa sơ thẩm rộng hơn quyền thay đổi kháng cáo trước phiên tòa phúc thẩm.

Cũng trong quy định tại điều 11 của nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP thì khoản 1 có nêu rõ: “1. Về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLDS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần bản án hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.

b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 245 và Điều 252 của BLDS, thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”

Như vậy, pháp luật không giới hạn việc thay đổi, bổ sung yêu cầu kháng cáo của người kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, cụ thể là theo khoản 1 điều 11 nghị quyết này thừa nhận việc kháng cáo có thể rút 1 phần hay toàn bộ sau đó kháng cáo lại, thay đổi nhiều lần vẫn có thể được chấp nhận nếu còn thời gian kháng cáo. Sau khi hết thời hạn này, thì phạm vi thay đổi sẽ chỉ còn trong phạm vi đã kháng cáo.

Trân trọng

Luật Sư Tư Vấn Bồi Thường Khi Bị Oan Sai?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Nếu Phương Nga và bà Dung bị oan, được tuyên vô tội thì 02 người này sẽ được bồi thường các khoản như sau:

`        Tổn hại tinh thần, chi phí nhờ luật sư, thu nhập thực tế bị mất, tiền thăm nuôi, tổn hại sức khỏe, chi phí kêu oan và tổn thất tinh thần, danh dự nhân phẩm cho cha mẹ, người bị oan sai, khôi phục danh dự, nhân phẩm...đây là những khoản mà bà Nga và bà Dung chắc chắn sẽ được bồi thường (căn cứ theo điều 45,46,47,48,49,50,51 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã quy định).

Theo điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định như sau:

1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:

a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;

b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.

2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:

a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;

b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.

3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:

a) Do lỗi của người bị thiệt hại;

b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;

c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

Ngoài ra, Điều 26 Luật này quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự như sau:

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;

4. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

6. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

7. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được bồi thường.

Luật Sư Tư Vấn Thủ Tục Đưa Người Tâm Thần Vào Chữa Bệnh

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

 Bước 1: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận các hồ sơ từ tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa các đối tượng vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và xã hội số 73 đường 30/4 Phường 3, thành phố Bến Tre.

* Bước 2: Xem xét hồ sơ chuyển bộ phận chuyên môn. Bộ phận chuyển môn kiểm tra thành phần hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì ra quyết định trình các cấp lãnh đạo theo thẩm quyền phê duyệt. Nếu hồ sơ không hợp lệ sở có văn bản trả lời và nêu lí do cụ thể.

* Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết cho các tổ chức, cá nhân tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội số 73 đường 30/4 Phường 3, thành phố Bến Tre vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của gia đình, người thân người giám hộ có đề nghị của Trưởng ấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (Mẫu số 1c);

- Sơ yếu lí lịch của đối tượng có xác nhận của UBND cấp xã (mẫu sơ yếu lí lịch đính kèm);

- Phiếu cá nhân của đối tượng (có mẫu đính kèm);

- Văn bản xác nhận đối tượng bị bệnh tâm thần của cơ quan y tế chuyên khoa từ cấp huyện trở lên;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có- mẫu số 2);

- Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình, nhà xã hội của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 5);

d) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

đ) Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.

g) Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

h) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định hành chính.

i) Lệ phí: Không.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội (mẫu số 1c).

- Sơ yếu lí lịch.

l) Yêu cầu, điều kiện TTHC: Không.

m) Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Công văn 3211/UBND-TMXDCB ngày 27/8/2007 về việc giao cho Sở LĐTBXH hướng dẫn trợ cấp theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006