Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

Luật Sư Uy Tín Tại Tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

Văn phòng luật sư tại tp hcm

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất và là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ pháp lý trở nên vô cùng thiết yếu. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý phát triển và hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý ngày càng chuyên nghiệp. Tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý có hai hình thức là Văn phòng luật sư và Công ty luật.

Lĩnh vực hoạt động của các Văn phòng luật và Công ty luật:

  • Tư vấn pháp luật: Kinh doanh thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật Dân sự, Luật hôn nhân gia đình, thủ tục ly hôn, Luật nhà đất, Luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ...;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp;
  • Luật sư riêng;
  • Luật sư giải quyết tranh chấp ( Luật sư tham gia tố tụng);
  • Hoạt động đại diện ngoài tố tụng;
  • Dịch vụ pháp lý khác.

II. Dịch vụ Văn phòng luật cung cấp:

1. Dịch vụ tư vấn

Tư vấn pháp luật là việc luật sư tư vấn hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ trong các quan hệ pháp luật. Qua đó luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật, đồng thời đảm bảo được nguyện vọng của họ được thực hiện.

Với việc chuyên môn hóa trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Văn phòng luật mang đến dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả trên các lĩnh vực chủ yếu sau đây:

2. Dịch vụ Luật sư riêng

Dịch vụ Luật sư riêng bao gồm:

  • Dịch vụ Luật sư riêng cho cá nhân;
  • Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp.

Sử dụng dịch vụ Luật sư riêng cho cá nhân khách hàng sẽ được Luật sư tư vấn đầy đủ, thấu đáo và theo sát các vấn đề pháp lý thường gặp trong công việc cũng như cuộc sống. Với việc bảo mật thông tin tuyệt đối, khách hàng hoàn toàn có thể yêu tâm giao phó cho Luật sư được đại diện ủy quyền để giải quyết các vấn đề pháp lý.

Sử dụng dịch vụ Luật sư riêng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ không còn phải băn khoăn lo lắng về các vấn đề pháp lý cũng như các rủi ro sẽ gặp phải trong việc hợp tác kinh doanh. Luật sư riêng sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Giải đáp thường xuyên mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (thuế, hợp đồng, lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư, thủ tục hành chính …);
  • Soạn thảo và hỗ trợ soạn thảo mọi Văn bản mang tính hành chính pháp lý;
  • Soạn thảo và xem xét hợp đồng các loại;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ và bên ngoài;
  • Tư vấn giải pháp xử lý nợ khó đòi;
  • Tham mưu giải pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý;
  • Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật theo yêu cầu.

Đối với doanh nghiệp, việc thành lập riêng một phòng pháp chế tại doanh nghiệp sẽ đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao hay tuyển dụng riêng một vị trí luật sư trong doanh nghiệp lại chưa chắc đã đạt yêu cầu, do kiến thức về ngành luật khá rộng và đòi hỏi sự tổng hòa nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau.

Biện pháp hiệu quả nhất đó là doanh nghiệp có thể lựa chọn một hãng luật uy tín và ký hợp đồng tư vấn thương xuyên với họ. Theo đó, doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí như lương, chỗ làm việc cho phòng pháp chế mà vẫn được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ một tổ chức luật sư chuyên nghiệp và am hiểu chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực pháp lý. Hơn nữa, Văn phòng có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tham gia nhiều vụ việc, từ đó có thể cung cấp một dịch vụ pháp lý toàn diện hơn. Việc kết hợp giữa việc có một luật sư riêng và có một văn phòng luật cộng tác sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả mà các doanh nghiệp đang hướng tới trong giai đoạn hiện nay.

3. Dịch vụ Luật sư tranh tụng

Với thế mạnh trong lĩnh vực tranh tụng, các Luật sư có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật và giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hàng giải quyết được các vấn đề tranh chấp tại Tòa án một cách nhanh nhất và bảo vệ được các quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng. Cùng với việc tư vấn, Luật sư sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành tranh tụng tại Tòa.

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi công việc của luật sư bao gồm các công việc sau:

  • Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa;
  • Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Một số bất cập trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

 

Một số bất cập trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

23/07/2018
 
          1. Bất cập về các quy định về điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có vai trò quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Xuất phát từ tính chất quan trọng này, pháp luật dân sự và đất đai có rất nhiều các quy định về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó có hình thức tặng cho. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện các quy định về điều kiện tặng cho đối với chủ thể và quyền sử dụng đất là đối tượng tặng cho, một số quy định pháp luật còn chưa phù hợp, cụ thể:
- Thứ nhất, quy định về quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được phép giao dịch tặng là chưa phù hợp trong điều kiện thực tế hiện nay do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất vẫn chưa được hoàn thành nên còn tồn tại một số lượng lớn người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, các quy định pháp luật đất đai cho phép các chủ thể có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có thể thấy, với quy định này, các đối tượng này đã được pháp luật thừa nhận có quyền sử dụng đất hợp lệ, chỉ chưa được cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, các chủ thể này lại chưa được thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất. Quy định này trên thực tế tỏ ra khá “quan liêu” và khiến các giao dịch về quyền sử dụng đất bị trở nên “hành chính” hóa (bắt buộc phải có các giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước cấp mới được thực hiện giao dịch). Từ trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, trên thực tế, trong nhiều vụ tranh chấp, các thẩm phán khi xét xử đều có sự linh động khi công nhận tính hợp pháp của các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp này, theo đó: “trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất mà người tặng cho không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003, mà nội dung hợp đồng và hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và hai bên đã giao nhận tài sản tặng cho, thì Tòa án công nhận hợp đồng đó.”[1]. Và đến nay, khi Luật đất đai năm 2013 đã được ban hành và có hiệu lực nhưng thực tế này vẫn chưa được khắc phục triệt để.
- Thứ hai, quy định về điều kiện quyền sử dụng đất tặng cho phải là quyền sử dụng đất không có tranh chấp chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn tới trong thực tế, đây là một trong những quy định thường được các bên hoặc bên thứ ba sử dụng để cản trở việc thực hiện giao dịch. Hiện nay, khái niệm tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 là “tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Căn cứ theo khái niệm này có thể thấy, tranh chấp đất đai có phạm vi rộng bao gồm nhiều loại tranh chấp khác nhau như tranh chấp về quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất, tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng có đối tượng quyền sử dụng đất; tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với đất… Chính vì sự đa dạng và phong phú về các dạng tranh chấp đất đai nên không phải tranh chấp đất đai nào cũng có liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp tới quyền tặng cho của chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất như các tranh chấp về quyền sử dụng bất động sản liền kề, tranh chấp về mục đích sử dụng đất… Trong thực tế, các cơ quan giải quyết tranh chấp hoặc các cơ quan quản lý đất đai sẽ lập tức đình chỉ việc thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất của các bên nếu có một trong những căn cứ xác định đất đang có tranh chấp, bất kể đó là loại tranh chấp đất đai này. Bên cạnh đó, việc các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là đất có tranh chấp còn dẫn tới hệ quả là trên thực tế các cơ quan quản lý đất đai chỉ căn cứ vào việc có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp có liên quan tới quyền sử dụng đất đang được giao dịch hay không? Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng việc giải quyết tranh chấp để cản trở chủ thể có quyền thực hiện việc tặng cho. Do đó, nên chăng cần có những quy định cụ thể hơn để hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước phân biệt từng trường hợp tranh chấp đất đai và các giai đoạn tranh chấp để có những ứng xử phù hợp, bảo đảm quyền lợi của các bên.
- Thứ ba, việc tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình thường khó khả thi trên thực tế. Theo quy định của pháp luật, đối với quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì các giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền đất chỉ có thể được thực hiện khi các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đồng ý này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Như vậy, có thể thấy, để thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất của hộ gia đình là cả một quá trình rắc rối và phức tạp và dễ nảy sinh tranh chấp giữa các thành viên trong hộ gia đình. Trước hết, để thực hiện được giao dịch, các cơ quan quản lý nhà nước phải xác định được đâu là những thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất. Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 đã đưa ra khái niệm “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”. Có thể thấy, chính bản thân khái niệm này cũng nảy sinh những mâu thuẫn trong xác định các thành phần trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung. Cụ thể quan điểm thứ nhất cho rằng việc xác định các thành viên trong hộ gia đình giữa trên các yếu tố sau:
- Thành viên đó có một trong 03 mối quan hệ là hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với các thành viên còn lại trong hộ gia đình;
- Đang sống chung với các thành viên trong hộ gia đình;
- Và, có quyền sử dụng đất chung trong quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất
Quan điểm thứ hai cho rằng việc xác định các thành viên trong hộ gia đình được căn cứ tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thành viên đó có các yếu tố sau:
- Thành viên đó có một trong 03 mối quan hệ là hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với các thành viên còn lại trong hộ gia đình;
- Đang sống chung với các thành viên trong hộ gia đình;
- Và, được xác định có quyền sử dụng đất chung trong hộ gia đình.
Có thể thấy với mỗi quan điểm khác nhau thì việc xác định các thành viên trong hộ gia đình cũng có sự khác nhau, trong khi đó các quy định của pháp luật chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc xác định căn cứ nào để coi một thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung… Về bản chất, quyền sở hữu chung của hộ gia đình là một tồn tại mang tính chất lịch sử phát triển của Việt Nam, do đặc tính phát triển nông nghiệp với quy mô hộ gia đình trong các thời kỳ trước đây của lịch sử đã dẫn tới việc tồn tại một hình thức sử dụng đất rắc rối, phức tạp và tiềm ẩn nhiều sự tranh chấp như hiện nay. Vì lẽ đó, nên chăng cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn nhằm bảo đảm các quyền tặng cho nói riêng và các quyền năng khác của hộ gia đình trong quá trình sử dụng đất được thực hiện và bảo đảm trên thực tế.
2. Các quy định về hình thức và thủ tục xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
          Trong thực tế, việc tặng cho quyền sử dụng đất trong xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau, không tuân theo hình thức mà pháp luật quy định, đồng thời cũng không tuân theo các trình tự thủ tục do luật định. Đây là thực trạng bắt nguồn từ hệ lụy của hệ thống pháp luật đất đai nước ta trong các thời kỳ trước đây có quá nhiều thiếu sót với quan điểm, định hướng sai lầm (không thừa nhận giá đất, không cho phép chuyển nhượng đất…). Đây là yếu tố dẫn đến việc trong một thời gian dài, người dân phải thực hiệc việc chuyển nhượng chui nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của bản thân (trong đó có hình thức tặng cho quyền sử dụng đất). Bên cạnh đó, các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất thường diễn ra giữa những người có mối quan hệ gia đình, họ hàng, thân thuộc nên bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tình cảm, tế nhị, khó phân định rạch ròi. Do đó, đa phần các quan hệ tặng cho thường khó đảm bảo các yếu tố về hình thức cũng như thủ tục theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, không thể phủ nhận ngay những quan hệ tặng cho này trên thực tế nếu có những sai phạm về hình thức hoặc thủ tục xác lập, bởi những hậu quả khó lường có thể ảnh hưởng tới tính ổn định và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
          Tiêu biểu cho bất cập này có thể thấy rõ trong các tranh chấp liên quan đến quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con khi con lập gia đình riêng để sinh sống. Các tranh chấp này đã tồn tại rất lâu trong ngành tòa án và hiện vẫn chưa có một căn cứ pháp lý cụ thể để giải quyết các tranh chấp “tế nhị”như vậy. “Khi con xây dựng gia đình, cha mẹ giao tài sản cho con sử dụng, thường chỉ nói cho vợ chồng ra ở phần đất hay phần nhà; về việc đã cho hay chưa cho các tài sản đó là một trong những vấn đề có nhiều vướng mắc, rất khó giải quyết. Đây là câu hỏi không dễ trả lời đã tồn tại mấy chục năm nay”.[2]. Thực tế này đã tồn tại từ rất lâu và đã được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu, tìm cách giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơ sở pháp lý phù hợp để giải quyết bất cập này. Các quy định nếu có chỉ mang tính chất định hướng và hướng dẫn nghiệp vụ trong một số trường hợp như trong kết luận tại Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2005 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì: “Đất đã được bố mẹ cho và vợ chồng người con đã làm nhà ở trên đất đó, thành khuôn viên riêng thì nhà đất là tài sản chung vợ chồng. Trường hợp vợ chồng người con làm nhà trên khuôn viên đất của bố mẹ mà bố mẹ chưa tuyên bố cho họ, nhưng nhà ở của họ đã làm trên một phần đất đó, khi họ ly hôn thì nhà ở là tài sản chung của vợ chồng, còn đất là của bố mẹ”[3]. Có thể thấy, nếu theo quan điểm này có thể thấy, tòa án trong thời kỳ trước khi giải quyết và xem xét việc có tồn tại quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế hay không, thì không chỉ cân nhắc về mặt hình thức tặng cho (có sự tuyên bố hay không) mà còn cân nhắc trên cả thực tế khai thác và sử dụng đất của đối tượng nhận tặng cho có được thực hiện hay không. Thiết nghĩ, đây cũng là định hướng phù hợp để có những chỉnh sửa phù hợp về mặt pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất có vi phạm về hình thức và thủ tục có thể xảy ra trên thực tế.
          3. Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
          Việc pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký là còn mơ hồ, chưa cụ thể và phù hợp với thực tế giao dịch dân sự, chưa bảo đảm quyền lợi của các bên trong giao dịch. Trong các tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên thường lợi dụng các quy định chưa rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của giao dịch làm cơ sở để lập luận bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu theo đúng quy định của pháp luật, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, thời điểm đăng ký này được hiểu như thế nào, là thời điểm các bên hoàn tất thủ tục đăng ký thực hiện chuyển quyền hay là thời điểm một trong các bên bắt đầu thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ tiến hành thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận… Ngoài việc chưa có quy định cụ thể về thời điểm đăng ký, việc pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất chỉ phát sinh tại thời điểm đăng ký là chưa thực sự phù hợp và có thể khiến các bên khi tham gia giao dịch lợi dụng việc hợp đồng chưa có hiệu lực để tự ý thay đổi quyết định của mình. Nhiều quốc gia trên thế giới quy định thời điểm có hiệu lực ngay từ thời điểm tuyên bố tặng cho hoặc trong trường hợp bên nhận tặng cho đồng ý nhận tài sản hay thời điểm hợp đồng tặng cho đã được xác lập, công chứng. Như vậy, có thể thấy, nếu chỉ coi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực khi thực hiện đăng ký là chưa phù hợp, do về bản chất sau khi thực hiện đăng ký thì về cơ bản hợp đồng tặng cho đã hoàn thành, nếu chỉ tới thời điểm đó hợp đồng mới có hiệu lực thì việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tặng cho sẽ thiếu cơ sở và khó được bảo vệ.
 
 
[1] Đỗ Văn Chỉnh: “Tặng cho quyền sử dụng đất thực tiễn và tồn tại”, Tạp chí Tòa án nhân dân (3), 2008, trang 30
[2] Tưởng Duy Lượng: “Những khó khăn, vướng mắc khi xác định đã cho hay chưa cho trong trường hợp các con ra ở riêng, bố mẹ giao một số tài sản cho con sử dụng – Một số kiến nghị và hướng giải quyết”, Tạp chí Tòa án nhân dân (7), 2007, trang 33.
[3] Tòa án nhân dân tối cao: Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 1995, Hà Nội, 1996.
Nguồn: Bộ tư pháp

Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Đất Đai Tại Sài Gòn

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

Luật sư chuyên nghiệp về đất đai, nhà ở

 Với đội ngũ luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác lâu năm trong mảng pháp luật đất đai, nhà ở, am hiểu sâu vềpháp luật nhà đất Việt Nam và trực tiếp tham gia hàng loạt các vụ án tranh chấp phức tạp về nhà đất.

 Chúng tôi tự hào mang đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý về nhà đất tốt nhất.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý về nhà đất theo các chế định sau:

1./ Tư Vấn Pháp Luật Về Đất Đai, Nhà ở:

- Luật sư nhà đất của Văn phòng chuyên tư vấn các trường hợp  pháp lý về nhà đất;

- Tư vấn thủ tục giao đất, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất; 

- Tư vấn thủ tục hợp thức hóa nhà đất, thủ tục tách thửa đất, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Tư vấn thủ tục xin phép xây dựng nhà ở, thủ tục hoàn công nhà ở, thủ tục hoàn công công trình xây dựng;

- Luật sư nhà đất của Văn phòng đảm nhận tư vấn tất cả các trường hợp pháp lý khác liên quan đến đất đai, nhà ở.

2./ Dịch Vụ Pháp Lý Nhà Đất:

Đội ngũ luật sư nhà đất của Văn phòng luật sư Gia Đình chuyên đảm nhận các dịch vụ nhà đất:

Xin cấp giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận; Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất, cháy hoặc thay đổi nội dung khác trên Giấy chứng nhận;

- Đăng ký biến động trên giấy chứng nhận và đính chính sai sót giấy chứng nhận (bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi số chứng minh nhân dân, thay đổi diện tích đất,...v...v...);

- Đăng ký sang tên giấy chứng nhận (do nhận chuyển nhượng, tách thửa, hợp thửa, tặng cho, khai nhận di sản, góp vốn kinh doanh, đấu giá,..v..v..);

- Xin Giấy phép xây dựng nhà ở, công trình; điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng;

- Chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp, đất lúa lên đất thổ cư,...);

- Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất;

- Thủ tục hoàn công xây dựng nhà ở, công trình xây dựng;

- Thủ tục xin thuê đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất;

- Dịch vụ về thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền, thuế chuyển đổi mục đích;

- Lập bản vẽ nhà đất;

Chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp nhà, đất; mua bán nhà, đất chưa có giấy chứng nhận;

- Soạn thảo hợp đồng đặt cọc, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà đất;

- Đại diện giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền;

- Các dịch vụ pháp lý khác về nhà đất.

Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Văn phòng sẽ thay bạn hoàn tất các thủ tục pháp lý về nhà đất, các giấy tờ nhà đất theo yêu cầu của bạn. Đảm bảo an toàn pháp lý và giúp bạn tránh được tất cả các rủi ro pháp lý có thể phát sinh, đảm bảo quyền lợi của bạn một cách cao nhất.

3./ Giải Quyết Tranh Chấp Về Đất Đai, Nhà ở:

Đội ngũ luật sư nhà đất của Văn phòng luật sư Centa Việt Nam chuyên đảm nhận:

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, xác định chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp nhà đất;

- Luật sư nhà đất chuyên tham gia giải quyết tranh chấp về việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp đất đai – nhà ở;

- Đội ngũ luật sư đất đai chuyên giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai, tranh chấp phân chia di sản thừa kế

- Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở;

- Luật sư nhà đất giỏi chuyên giải quyết tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai, nhà ở;

- Giải quyết tranh chấp lối đi chung;

- Giải quyết tranh chấp về bồi thường, luật sư nhà đất giỏi chuyên tư vấn về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Giải quyết tranh chấp về hợp tác kinh doanh, luật sư đất đai tư vấn tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

Đội ngũ luật sư đất đai giàu kinh nghiệm của Văn phòng sẽ hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi của Quý khách hàng xuyên suốt quá trình tranh chấp, từ lúc tranh chấp nhà đất phát sinh cho đến lúc có bản án của Tòa án và hoàn tất thủ tục thi hành án.

Luật Sư Chuyên Nhà Đất Tại Quận Bình Tân, Bình Chánh

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

Chúng tôi là Hãng luật chuyên về nhà đất tại Bình Tân, Bình Chánh.

Các vấn đề liên quan đến nhà đất luôn là những vấn đề phức tạp và khó giải quyết. Nếu bạn đang trong tình huống đó thì hãy đến với văn phòng luật sư tư vấn nhà đất của chúng tôi. Đến với chúng tôi, mọi vấn đề liên quan đến đất đai của bạn sẽ nhanh chóng được các luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn và giải quyết nhanh chóng nhưng cũng đúng theo quy định của pháp luật.

Với phương châm làm việc: Hết mình vì lợi ích của khách hàng, chúng tôi làm việc 24/24 kể cả chủ nhật và ngày lễ để đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn nhà đất của bạn mọi lúc, mọi nơi bạn cần. Bạn có thể liên hệ tư vấn thông qua các phương pháp sau:

  • Gọi điện thoại trực tiếp đến văn phòng
  • Gởi câu hỏi thắc mắc qua email
  • Đăng tải lên website của văn phòng chúng tôi

Dịch vụ tư vấn nhà đất của chúng tôi bao gồm tư vấn các vấn đề sau:

  • Giải đáp các thắc mắc và tư vấn các văn bản pháp luật liên quan đến quá trình giải quyết, thực hiện luật đất đai,…
  • Thực hiện quy trình bàn giao đất nông nghiệp chuyển sang đất định cư, chuyển nhượng đất, mua bán đất, cho đất,…
  • Tư vấn giải quyết các hợp đồng mua bán, cho tặng, chuyển nhượng, thuê mướn đất đai, bất động sản,…
  • Sang tên sổ đỏ, chuyển nhượng đất đai, bất động sản
  • Thực hiện giao dịch cho tặng đất cho con cái khi thực hiện di chúc thừa kế
  • Dịch vụ luật sư tư vấn, thực hiện tranh tụng trong vụ án tranh chấp đất đai, tranh chấp quyền thừa kế đất đai

Các quy tắc hành nghề luật sư, ứng xử trong việc tư vấn pháp luật:

  • Tuân thủ đúng Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam
  • Giữ bí mật trong nghề, tránh xung đột lợi ích cả hai bên
  • Khách quan và luôn trung thực trong mọi vấn đề
  • Sử dụng những cách hợp pháp trong việc tư vấn, bào chữa và bảo vệ quyền lợi của khách hàng
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và tuân thủ đúng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Quy trình tư vấn luật pháp của chúng tôi

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng

Nhân viên tổng đài, nhân viên lễ tân sẽ tiếp nhận thông tin yêu cầu tư vấn pháp luật, dịch vụ luật sư của khách hàng. Xác định đúng vấn đề của khách hàng, lên lịch để tư vấn và xử lý yêu cầu

Bước 2: Phân nhiệm vụ cho luật sư phụ trách xử lý

Sau khi tiếp nhận nhu cầu, vấn đề khách hàng. Mọi thông tin sẽ được chuyển hướng lên Trưởng văn phòng luật sư và sẽ được phân công đúng luật sư chuyên môn, đúng vấn đề để xử lý và giải quyết cho khách hàng được tốt nhất

Bước 3: Xác định lại thông tin và vấn đề do luật sư được giao nhiệm vụ phụ trách

Luật sư sẽ bắt đầu tiếp nhận lại thông tin từ phía khách hàng. Tư vấn và đặt câu hỏi để làm sáng tỏ vụ các vấn đề. Giúp bạn xác đinh đúng vụ việc và đề ra các giải pháp xử lý theo trình tự thời gian

Tư vấn pháp luật đối với từng trường hợp và chính xác nhu cầu khách hàng.

Bước 4: Các phát sinh khác trong quá trình tư vấn

Thông báo chi phí và thời gian để giải quyết vụ việc. Thỏa thuận các giải pháp theo nguyện vọng của khách hàng. Giúp thống nhất tất cả nội dung trong hợp đồng và thống nhất các phương án giải quyết. Bước này sẽ kết thúc quá trình tư vấn phát luật cho khách hàng

Bước 5: Ký hợp đồng

Sau khi hoàn thành quá trình tư vấn, luật sư đảm trách vụ việc sẽ đưa thông tin lên trưởng văn phòng để duyệt, xem xét và tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn và dịch vụ pháp luật. Tại bước này khách hàng có thể thêm các thỏa thuận khác (nếu có), đàm phán lại hoặc bổ sung các điều mục khác

Bước 6: Kết thúc và tiến hành thanh lý hợp đồng

Luật sự đảm trách sẽ lập báo cáo và tiến hành thanh lý hợp đồng. Bộ phận tài chính kế toán sẽ đưa ra biên bản nghiệm thu của hợp đồng tư vấn pháp luật và thu tiền các phát sinh liên quan

Bước 7: Giải quyết các trường hợp phát sinh ( có thể ký thêm hợp đồng )

Thu thập đánh giá của khách hàng về dịch vụ luật pháp, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng tư vấn luật pháp.

Trân trọng cảm ơn Qúy khách đã tin tưởng chúng tôi trong thời gian qua.

Các Loại Tranh Chấp Đất Đai Phổ Biến Hiện Nay Tại TP.HCM

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Tại TP.HCM

Các tranh chấp đất đai thường gặp bao gồm: 
 
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ.
 
- Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ.
 
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.
 
- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
 
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương.
 
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
 
- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.
 
Phương án giải quyết tranh chấp đất đai như sau: 
  
 
Trong trường hợp việc hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì có thể lựa chọn giải quyết theo 02 phương án sau: 
 
 
Phương án 1: Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết; Các bên tranh chấp về đất đai, chỉ được khởi kiện tại Tòa án đối với các trường hợp sau:
 
- Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp đất đai của Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất bao gồm: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;  Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;  Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất 
 
Phương án 2:  yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đối với trường hợp mà tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, thì được giải quyết như sau:
 
 
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết.
 
 
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn, đó là các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần trong diện tích đó. Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng như sau:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều.

- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:

+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại... ở miền nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng.

Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.

+ Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp: Những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở.

+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học... đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó.

Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.

+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở miền nam). Trong nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

- Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...

- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây là dạng tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng.

Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai.

- Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới không phải lúc nào chính quyền sở tại cũng cấp đất cho người dân di cư, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại.

- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhiều nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn đến tranh chấp đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong các dạng tranh chấp này thì người đang SDĐ đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ SDĐ của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ SDĐ của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng sau:

- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ.

- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ.

- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích SDĐ nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang SDĐ khiếu kiện việc chuyển mục đích SDĐ hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.

- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.

Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện.

Hiện nay ngoài những tranh chấp như đã trình bày trên, còn có một loại tranh chấp nữa, đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tức là tranh chấp hành chính về đất đai. Các tranh chấp thuộc nhóm này thường nảy sinh khi các đương sự quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ quản lý nhà nước về đất đai áp dụng đã  làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thí dụ: Các quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi giấy chứng nhận quyền SDĐ, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai. 

Nguồn: báo PLVN

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006