TRẢ LỜI BÁO CHỦ ĐỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU

Hành vi cướp tài sản của Nguyễn Huy Vũ cấu thành tội Cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện: đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, dùng sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu.

 Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 (BLHS) quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, phạm tội chưa đạt được hiểu như sau:

+ Thời điểm: người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của người phạm tội dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

+ Nguyên nhân dừng lại: hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, người phạm tội vẫn muốn phạm tội đến cùng.

- Về trách nhiệm hình sự

Tội Cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999

Bộ Luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP: Khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.

Trích luật

Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Điều 18. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

cảm ơn Luật sư

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: "Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng"

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 17:24 08/10/2017
Chia sẻ127
 
 
 

Decal màu đỏ, chữ vàng nổi bật với nội dung: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam" được dán phía sau taxi Vinasun khiến nhiều người xôn xao. Đại diện hãng taxi này đã lên tiếng và nhận định nội dung của khẩu hiệu "không đến nỗi quá đáng".

 
 

Nhiều người đi đường bất ngờ khi hàng loạt taxi Vinasun dán decal phản đối Uber, Grab

Ngày 8/10, nhiều người đi đường ở khắp các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM tỏ ra bất ngờ trước những decal, khẩu hiệu phía sau những chiếc xe của hãng taxi Vinasun. Theo ghi nhận, trên decal nêu rõ: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam", "Đề nghị dừng Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh". 

Nhiều người đã chụp lại và đăng tải những hình ảnh này lên facebook cá nhân với nhiều ý kiến khác nhau, đa phần đều bày tỏ sự phản đối về hành động này. 

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 1.
Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 2.

Nhiều taxi của hãng Vinasun dán decal có mặt trên nhiều tuyến đường.

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 3.

Nhiều người dân chụp ảnh và đăng tải hình ảnh chiếc taxi lên trang cá nhân. Nguồn: Facebook N.Đ.Đ.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Tạ Long Hỷ - Phó Tổng giám đốc Vinasun xác nhận vụ việc và nhận định nội dung của khẩu hiệu "không đến nỗi quá đáng". 

Bên cạnh đó, ông Hỷ còn cho biết việc dán decal phản đối Uber và Grab là do các tài xế thực hiện nên ông sẽ cho rà soát lại vấn đề này. Tuy nhiên, theo một số tài xế thì hành động này là kế hoạch của hãng, xe nào cũng được đưa về xưởng để dán, vì làm thuê nên không tài xế nào dám tự dán. 

Phản đối Uber, Grab bằng decal dán trên xe có vi phạm luật cạnh tranh hay không? 

Cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) nhận định: "Theo thông tin từ hãng thì đây là hành vi tự phát của các tài xế, nếu như vậy thì có thể bị xử về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". 

Theo luật sư, đối với những hành vi trên thì tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy tính chất hành vi, hậu quả... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chịu trách nhiệm về hành vi đồng phạm. 

"Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý về các hành vi trên theo Luật cạnh tranh. Cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó", Luật sư Hùng phân tích rõ. 

 

Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 4.

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. 

Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy là không thể chấp nhận. Cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định.

Trước đó, trong tháng 9/2017, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng đã kiến nghị dừng ngay Uber, Grab, đồng thời, phải quy định quản lý Uber, Grab như quản lý taxi về số lượng, chất lượng, phạm vi hoạt động và đưa vào trong quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện kinh doanh như Uber, Grab.

Đối với xe thí điểm phải ban hành quy định cụ thể về kích thước, màu sắc, vị trí dán logo, biểu trưng để dễ nhận biết. Phương tiện tham gia thí điểm phải có phù hiệu theo mẫu riêng để phân biệt xe thí điểm và xe hợp đồng thông thường...

Quan điểm luật sư vụ dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh

Luật sư Minh Hùng cho rằng việc dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab là không thể chấp nhận, đồng thời các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 8/10 vừa qua, nhiều người tham gia giao thông đã bắt gặp hình ảnh những chiếc xe của hãng taxi Vinasun đã dán dòng chữ: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ luật pháp Việt Nam" và "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh".

Sự việc đã gây xôn xao dư luận. Và, nhiều người đã nhìn vào hãng taxi Vinasun với ánh nhìn không mấy thiện cảm. Thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là một chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của hãng.

thumb_3Hình ảnh cạnh tranh không lành mạnh, gây phản cảm của hãng taxi Vinasun.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, đối với hành vi trên của nhiều tài xế taxi của hãng Vinasun có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy tính chất hành vi, hậu quả, có sự tụ tập đông đúc, gây kẹt xe... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên.

"Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý về các hành vi trên theo Luật cạnh tranh. Cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó", Luật sư Minh Hùng phân tích rõ.

hung-1111-1484730026282Luật sư Minh Hùng bày tỏ quan điểm.

Luật sư Minh Hùng cho biết: "Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy là không thể chấp nhận. Các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định của pháp luật".

Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Nguồn: báo tin tức

Luật sư Trần Minh Hùng: 'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật'

 
 
 
In bài viết
Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ - Ảnh: Trí Lâm
   Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng việc taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh.
 
 
 

Sau khi bị Bộ GTVT từ chối đề xuất dừng thí điểm Uber, Grab, các hãng taxi ở Hà Nội đã lần lượt dán các bảng hiệu phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT về vấn đề này.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hãng taxi truyền thống lớn như Vinasun, Sao Hà Nội... dán băng rôn để phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT với các nội dung như: “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỉ nhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỉ? Ngân sách thất thu ở đâu?”, “Chúng tôi phản đối kế hoạch thí điểm Quyết định 24 của Bộ GTVT có nhiều sai phạm. Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch...”

 

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết nếu đây là hành vi tự phát của các tài xế thì có thể xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự về các hành vi trên. 

Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chịu trách nhiệm về hành vi đồng phạm. Vị luật sư cũng cho rằng tài xế khó có thể tự ý dán băng rôn phản đối nếu không có sự cho phép của chủ hãng.

Ngoài ra, ông Hùng cho rằng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh. Luật này cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo vị này, căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh….

"Thị trường cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung. Nếu không đổi mới về chất lượng sẽ bị đào thải", ông Hùng nói.

Trước đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, cho rằng trong quá trình thực hiện kế hoạch thí điểm đã bộc lộ nhiều sai phạm và gây ra hệ lụy bất ổn cho xã hội.

Đó là Bộ GTVT cố tình không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm mặc dù UBND thành phố Hà Nội và UBND TP.HCM kiên quyết phản đối. Điều này phá vỡ quy hoạch vận tải của địa phương, vi phạm nghiêm trọng chỉ đạo của Thủ tướng.

Hiệp hội này cho rằng có sai phạm trong việc không quản lý logo nhận diện của phương tiện tham gia thí điểm khi các công ty này cố tình không đưa ra quy chuẩn nhận diện đối với các xe tham gia thí điểm, các phương tiện không dán logo làm lực lượng Thanh tra giao thông không thể nhận biết về xe và người lái tham gia thí điểm, gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và xử lý các lỗi vi phạm.

Theo tính toán của Hiệp hội Taxi Hà Nội, tổng số xe tham gia thí điểm hiện nay cả Uber và Grab là 50.000 xe. Với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng, theo công bố của Uber và Grab, thì một tháng doanh thu của mỗi công ty Uber và Grab là 1.500 tỉ đồng. Tổng số thuế phải nộp của một công ty là 67,5 tỉ đồng/tháng, tương ứng với 810 tỉ đồng/năm. 

Ngoài ra, với số 20% doanh thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỉ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỉ đồng. 

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp Kế hoạch thí điểm trong tháng 9.2017, đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá ngay các hệ lụy của Kế hoạch thí điểm gây ra nhiều bất ổn cho xã hội. 

Hoài Phong

Nguồn: Một thế giới

Theo thông tin thì đây là hành vi tự phát của các tài xế, nếu như vậy thì có thể bị xử về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự về các hành vi trên tùy tính chất hành vi, hậu quả... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chiu trách nhiệm về hành vi đồng phạm Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quan ly canh tranh co the xu ly ve cac hành vi tren theo lUAT CANH TRANH. cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy la không thể chấp nhận. cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định.
Cảm ơn luật sư.

Kính chào luật sư, tôi là Ngô Chức, phóng viên trang Tintuc.vn (Ấn phẩm của báo Người Đưa Tin, Cơ quan ngôn luận của hội Luật Gia Việt Nam).

Thưa luật sư, hiện tại dư luận xã hội đang rất quan tấm tới sự việc thượng tá Nguyễn Thanh Hải - phó trưởng Công an huyện Trảng Bom - xác nhận đã ký giấy mời một số tài xế để làm việc sau khi họ trả tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai).

Dưới đây là những link bài viết để luật sư có thể hiểu sâu hơn về sự việc: 
Vậy dư luận đang đặt ra một vài thắc mắc kính mong luật sư hồi đáp dưới góc nhìn của một trong những Công ty luật uy tín và có tiếng nói nhất:
1, Về mặt pháp lý, căn cứ vào đâu đê công an huyện Trảng Bom mời các tài xế này lên làm việc khi họ trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT?

Có lẽ công an chỉ mời họ lên để nhắc nhở chứ không có căn cứ xử lý về mặt hình sự. Mà khi mời để nhắc nhở, công dân không vi phạm pháp luật thì có quyền lên hoặc không lên là quyền của người dân.

2, Luật hiện hành của Việt Nam quy định về tiền tệ như thế nào? (Lưu hành, sử dụng tiền lẻ như các trường hợp của những tài xế khi đi qua trạm BOT vừa qua có hợp pháp?).

Luật hiện hành không có quy định cấm người dân sử dụng tiền lẻ trong giao dịch. Các mệnh giá tiền được phép giao dịch dù lớn hay nhỏ miễn đó là tiền hợp pháp được nhà nước in và cho giao dịch, sử dụng.

3, Việc một số tài xế trả tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) có được coi là hành vi cản trở giao thông? Căn cứ vào đâu?

Theo tôi là không có căn cứ vì hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào cấm người dân dùng tiền lẻ để mua vé trạm thu phí. Đây là tiền hợp pháp được nhà nước in ra và cho sử dụng, giao dịch nên người dân sử dụng là quyền của họ. Theo tôi không có căn cứ cho rằng sử dụng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí là hành vi cản trở giao thông.

4, Theo quy định hiện hành, giấy mời và giấy triệu tập của lực lượng công an khác nhau như thế nào? Có trường hợp nói giấy triệu tập thì bắt buộc phải lên theo đúng lịch để làm việc với cơ quan chức năng, còn giấy mời thì đối tượng được mời có thể có hoặc không có mặt là đúng hay sai? Xin Luật sư giải thích kỹ vấn đề này cho đọc giả được hiểu kỹ hơn.
(Ví dụ như nhiều tài xế được mời trong vụ việc tại BOT Biên Hòa bên có thể tới gặp cơ quan công an hoặc không?).

Hiện pháp luật chưa quy định rõ khi nào giấy mời, khi nào giấy triệu tập. Tuy nhiên thực tế giấy mời được hiểu là người được mời không có hành vi vi phạm pháp luật, không thuộc diện bị tình nghi, không phải bị can, bị cáo, không phải người phạm tội. Giấy mời là loại giấy được các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được giấy mời của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu hay không. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng nếu có thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc để thể hiện sự tôn trọng và hợp tác nếu thấy cần thiết.

Còn giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án theo quy định , khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc phải có mặt. Như vậy, việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ tư cách tố tụng bị can, bị cáo...

Cảm ơn luật sư, rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ luật sư!

Trân trọng!

Cục hàng không đã có biện pháp để ngăn chặn tình trạng 'tuồn' thông tin hành khách ra ngoài. Đồng thời, những hành vi để lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chiều 5/10 vừa qua, Cục Hàng không đã cho biết hiện tại ở nhiều sân bay lại tiếp tục xuất hiện tình trạng rò rỉ thông tin khách hàng. Theo đó, Cục hàng không khẳng định hiện tượng lộ thông tin hành khách đi máy bay xuất hiện từ đầu năm 2013.

Sau khi kiểm tra hệ thống, các hãng hàng không đã nhận thấy nguyên nhân hành khách bị lộ thông tin cá nhân là do chính nhân viên của hãng và các đại lý bán vé máy bay.

tan-son-nhat-c0af7Hành khách gặp phiền toái khi bị rất nhiều hãng taxi liên tục chào mời khi vừa hạ cánh.(Hình minh họa)

Theo quy định hiện hành, thông tin của hành khách trong hệ thống đặt và giữ chỗ của các hãng hàng không sẽ bao gồm: Họ tên hành khách, giới tính, số điện thoại và lịch bay. Chính vì vậy, nhờ việc rò rỉ thông tin khách hàng, các hãng taxi đã nhanh chóng "chớp" thời gian hạ cánh và liên tục gọi điện làm phiền hành khách.

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết: " Khách hàng cung cấp thông tin là để hưởng dịch vụ từ một đơn vị đó. Nếu đơn vị đó cung cấp thông tin cho đơn vị thứ 3 thì phải có sự đồng ý của khách hàng.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 126 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 có quy định các hãng hàng không phải bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hãng hàng không là đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải vì vậy theo Khoản 2 Điều 387 và Khoản 5 Điều 517 Bộ luật dân sự 2015, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, bên vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". 

Ngoài ra, Luật sư Minh Hùng còn cho biết thêm, về chế tài và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật tùy tính chất hành vi vi phạm và hậu quả.

Theo luật sư Minh Hùng, để bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ hành khách, Cục Hàng không cần có các văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam, các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cam kết thực hiện nghiêm việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các cơ quan này phải rà soát nội quy, xây dựng quy trình về việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong công tác phục vụ hành khách.

Khi khách hàng mua vé tại các đại lý (mua trực tiếp và online) đều bắt buộc phải cung cấp các thông tin như: số điện thoại, địa chỉ, thời gian đi, địa điểm đi, địa điểm đến. Vì vậy khách hàng nên lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại các đại lý uy tín, đáng tin cậy.

Trong trường hợp nếu hành khách cho rằng thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email… của mình bị rò rỉ bên ngoài thì có quyền trình báo, khiếu nại đơn vị phát hành, bán vé máy bay, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu bồi thường nếu thiệt hại và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

Nguồn: Tin tức Việt nam

Từ vụ 2 cô gái không mang giấy tờ: Ai sẽ được đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội?

Sau sự việc đưa 2 cô gái trẻ vào trung tâm hỗ trợ xã hội (HTXH), nhiều người đặt câu hỏi, ai thuộc diện được chăm sóc tại trung tâm HTXH?

Tu vu 2 co gai khong mang giay to: Ai se duoc dua vao trung tam ho tro xa hoi? - Anh 1

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM, nơi 2 cô gái đã phải ở lại nhiều ngày.

Trung tâm hỗ trợ xã hội được tiếp nhận những ai?

Vừa qua 2 cô gái Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi, quê Tiền Giang) và Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê Đồng Nai) bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội (HTXH) TP.HCM vì không mang theo giấy tờ tùy thân khi đang ở quán cà phê ở phường Tam Bình (quận 11, TP.HCM) và được cho là không hợp tác với lực lượng chức năng của phường trong việc khai báo nơi cư trú.

Hai cô gái bị đưa vào trung tâm HTXH từ ngày 18.9 tới ngày 27.9 mới được hồi gia. “Lạy trời đất, em đã được cho về. Những ngày ở trong đó em rất sợ”, Tuyết Nhung nói như vậy với PV sau khi rời khỏi trung tâm HTXH.

Sự việc xảy ra với Nhung và Kiều đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, nhiều người đặt câu hỏi, những đối tượng nào sẽ được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và nhà xã hội?

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh) và luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, trung tâm hỗ trợ xã hội và nhà xã hội là cơ sở hoạt động vì mục đích nhân đạo, cưu mang những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người không tự lo được cho cuộc sống.

Vì vậy, Chính phủ đã quy định cụ thể những đối tượng nào sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội tại điều 25, Nghị định Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Nghị định 136/2013/NĐCP).

Theo điều 25, Nghị định 136/2013/NĐCP, đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội gồm: Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội.

Luật sư Tuấn Anh và luật sư Thơm cho biết, các quy định về việc tiếp nhận, đưa đối tượng vào trung tâm hỗ trợ xã hội, nhà xã hội như Quyết định về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn TP.HCM của UBND TP.HCM đều phải căn cứ theo các quy định Nghị định 136/2013/NĐCP.

“Những người được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hộ phải thuộc các đối tượng được quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP”, luật sư Nguyễn Anh Thơm nói.

"Chưa đảm bảo trình tự pháp luật"

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Để đưa một người vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

“Chỉ có vài giờ đồng hồ mà cơ quan chức năng đã lập hồ sơ đưa 2 chị này vào Trung tâm hỗ trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật”, luật sư Hùng nhận định và cho rằng hai cô gái chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu.

Trao đổi thêm với PV về trường hợp 2 cô gái Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều bị đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội, luật sư Trần Tuấn Anh và luật sư Nguyễn Anh Thơm đều chung đánh giá, việc cơ quan chức năng đưa hai cô gái này vào trung tâm bảo trợ là nóng vội.

“Theo quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP, không quy định đối tượng sống lang thang, không có nơi cư trú ổn định sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm hỗ trợ xã hội, nhà xã hội.

Khi cơ quan chức năng muốn đưa 2 cô gái hoặc người nào đó vào cơ sở bảo trợ xã hội thì phải chứng minh được họ là xin ăn và không có nơi cư trú ổn định hoặc thuộc các đối tượng quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP.

Ngược lại, nếu hai cô gái không phải các đối tượng trên thì việc cơ quan chức năng đưa hai cô gái vào trung tâm hỗ trợ xã hội là sai quy định, gây ảnh hưởng tới quyền tự do đi lại, sinh hoạt của công dân đã cược Hiến pháp ghi nhận”, luật sư Thơm nói.

Luật sư Trần Tuấn Anh thì cho rằng, trong trường hợp hai cô gái Nhung và Tuyết không xuất trình giấy tờ và nói rằng mình là người vô gia cư thì cơ quan chức năng phải có nhiệm vụ xác minh xem khai báo này có thật hay không.

“Không thể loại trừ những đối tượng có nơi cư trú, có khả năng lao động, tự chăm sóc bản thân nhưng cố tình khai man để được vào ở trung tâm.

Vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước là phải xác minh trước khi đưa đối tượng vào trung tâm. Người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh, người dân chỉ có nghĩa vụ báo cáo khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu. Sau đó, cơ quan Nhà nước phải thẩm tra, xác minh lại việc công dân khai có đúng hay không để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu hai cô gái không phải người xin ăn, có nơi cứ trú hoặc không thuộc đối tượng quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP thì không được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng”, luật sư Tuấn Anh nói.

Các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐCP

Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm:

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác;

Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các đối tượng thuộc diện bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 3 tháng.

Ngoài ra, một số đối tượng được chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội nếu tự nguyện sống hoặc có nhu cầu sống tại đây.

Vụ 2 cô gái bị đưa vào trung tâm xã hội: Chủ tịch phường nói gì?

Thứ Năm, ngày 28/09/2017 14:59 PM (GMT+7)
Sự kiện: 

Tin nóng

 

Chủ tịch UBND phường nơi xảy ra vụ việc khẳng định 2 cô gái đã không hợp tác nên mới bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội.

 
 

Vụ 2 cô gái bị đưa vào trung tâm xã hội: Chủ tịch phường nói gì? - 1

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM, nơi 2 cô gái đã phải ở lại nhiều ngày.

2 cô gái không bị gây khó dễ?

Liên quan tới vụ 2 cô gái xinh đẹp bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM vì không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi uống cà phê ở phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP.HCM), chiều 27/9, 2 cô gái trong vụ việc đã được trao trả về gia đình sau nhiều ngày sống ở trung tâm.

Sáng 28/9, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh - Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, quận chưa yêu cầu phường Tam Bình báo cáo về vụ việc này và đề nghị PV liên hệ với phường Tam Bình để trao đổi thêm. Trong khi đó, Chủ tịch UBND phường Tam Bình từ chối bình luận về tính đúng, sai trong vụ việc.

Khi được hỏi về hướng xử lý tiếp theo đối với vụ việc khi mà xã hội đang rất quan tâm, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc - Chủ tịch UBND phường Tam Bình nói: “Gia đình chưa liên hệ với phường về vấn đề gì cả. Gia đình cũng chưa đặt ra yêu cầu gì thì tôi chưa thể trả lời gì thêm”.

Về ý kiến cho rằng việc làm của phường là hơi vội vàng, thậm chí khiến 2 cô gái bị “lời ra tiếng vào” không hay, ông Quốc nêu quan điểm: “Gặp báo chí, mấy bé nói gì thì nói chứ tôi không bình luận các em như thế nào”.

"Tổ công tác Công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho 2 đương sự trên trong suốt quá trình làm việc. Chúng tôi đã tạo điều kiện để 2 đương sự trình bày cũng như liên hệ với gia đình, nhưng 2 đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các loại giấy tờ tùy thân theo yêu cầu”, ông Quốc khẳng định.

Đồng thời, ông Quốc thông tin tới PV toàn bộ diễn biến vụ việc bằng văn bản. Theo văn bản này, thực hiện kế hoạch về phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn, lúc 16h ngày 18/9, tổ công tác của công an phường kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (thuộc khu phố 5, phường Tam Bình).

Tại đây, tổ công tác có kiểm tra hành chính một quán cà phê. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác yêu cầu hai đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung (SN 1996, quê Tiền Giang) và Ngô Thị Kiều (SN 2000, quê Đồng Nai) xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra. Cả hai không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào nên bị đưa về trụ sở công an phường làm việc.

Trong suốt quá trình làm việc, hai đương sự không xuất trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mặc dù công an phường yêu cầu cả hai gọi điện nhờ người thân mang giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh, nhưng hai cô gái không hợp tác và không gọi cho ai.

Đến 19h45 ngày 18/9, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM. Việc làm trên là theo quy định của UBND TP.HCM tại quyết định 29/2017/QĐ-UBND về việc quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP.HCM.

“Chưa đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật”

Về vụ việc này, luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM), cho biết: Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP.HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào trung tâm bảo trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Theo luật sư Hùng, một người chỉ được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

“Chỉ có vài giờ đồng hồ mà cơ quan chức năng đã lập hồ sơ đưa 2 chị này vào trung tâm bảo trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật”, luật sư Hùng nhận định và cho rằng hai cô gái chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu.

Nguồn: 24h.com

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Viết Dũng | 27/09/2017 12:40 PM

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (bên trái) và Ngô Thị Kiều.

Hai cô gái đi uống cà phê bị chính quyền phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM) kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội diện “người vô gia cư” vì không có giấy tờ tùy thân.

 

Không có giấy tờ tùy thân, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Trình bày với PV, bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (54 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) cho biết, khoảng 15h ngày 18/9, con gái bà là Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi) và bạn tên Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) từ quận 2 xuống quán của người quen tại khu phố 5, phường Tam Bình (quận Thủ Đức) uống cà phê.

Đến 16h, lực lượng công an phường Tam Bình đi tuần tra kiểm tra hành chính các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Khi kiểm tra quán cà phê nơi Nhung và Kiều ngồi, hai cô gái không xuất trình được chứng minh thư hay bất cứ giấy tờ nào chứng minh nhân thân nên bị mời về trụ sở Công an phường Tam Bình làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (con gái bà Nghĩa)

Chủ quán nơi Nhung và Kiều uống cà phê đã tới Công an phường Tam Bình xin bảo lãnh cho cả hai. Tuy nhiên, Công an phường này nói đã lập hồ sơ, đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở 463 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

"Khoảng hơn 17h cùng ngày, tôi nhận được điện thoại của anh chủ quán cà phê nói Nhung và Kiều đang bị mời làm việc tại Công an phường Tam Bình. Anh này nói tôi mau cầm giấy tờ rồi qua chở đến công an bảo lãnh cho cả hai về nhà.

Sau đó, tôi lấy giấy tờ qua xin bảo lãnh con, nhưng nhận được thông báo chính quyền phường Tam Bình đã đưa con tôi đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, theo diện "người vô gia cư"", bà Nghĩa bùi ngùi nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Mỹ Nghĩa chia sẻ sự việc với PV.

Theo lời bà Nghĩa, bà đem giấy tờ gồm sổ hộ khẩu bản gốc, CMND photo công chứng của bà và Nhung đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội trên xin bảo lãnh cho con về. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm này nói "chưa đúng thủ tục", yêu cầu bà về quê tại tỉnh Tiền Giang xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân, sau đó mới giải quyết được.

Bà Nghĩa bày tỏ: "Con gái tôi không phạm pháp tại sao lại bắt nó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội? Mẹ con tôi đều là những người nông dân chân chất, không hiểu biết gì về pháp luật. Bé Nhung chỉ thiếu giấy tờ tùy thân bên mình, vậy mà chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ, cán bộ phường đã đưa con tôi vào đó. Họ làm vậy có khác nào làm khó mẹ con chúng tôi?".

Chiều 19/9, bà Nghĩa bắt xe về quê ở Tiền Giang xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm. Gia đình Kiều ở tỉnh Đồng Nai cũng đang làm giấy tờ xin xác nhận nhân thân, bảo lãnh cô gái này về.

Đến sáng 27/9, hai cô gái vẫn trong Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Chính quyền nói gì việc đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Nghĩa, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền phường Tam Bình ngay trong chiều 19/9. Tại đây, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình yêu cầu PV để lại câu hỏi phỏng vấn và nói sẽ trả lời sớm nhất về vụ việc.

Sáng 22/9, chính quyền phường Tam Bình đã gửi văn bản số 363/UBND trả lời chúng tôi.

Văn bản do ông Quốc ký cho hay, thực hiện kế hoạch số 191/KH-CAP ngày 18/9/2017 của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn, lúc 16h ngày 18/9, tổ công tác của công an phường tiến hành kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình.

Tổ công tác kiểm tra hành chính quán cà phê MU, có địa chỉ tại A42, đường D chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5.

Tổ công tác yêu cầu 2 đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để kiểm tra, nhưng cả hai không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào. Tổ công tác mời hai đương sự trên về trụ sở công an phường làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 3.

Cùng với chị Nhung, Kiều cũng bị chính quyền phường Tam Bình đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Văn bản nêu, trong quá trình tiếp xúc làm việc, hai đương sự khai các thông tin gồm: Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1996, quê Tiền Giang, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, có mẹ ở TP HCM song đương sự không rõ ở đâu và không liên lạc được; Ngô Thị Kiều, sinh năm 2000, quê quán Đồng Nai, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, không có nhân thân tại TP.

Trong suốt quá trình làm việc, hai đương sự không trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mặc dù công an phường yêu cầu cả hai gọi điện nhờ người thân mang giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh về, nhưng hai cô gái không hợp tác và không gọi cho ai.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 4.

Bà Nghĩa đã về quê xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Đến 19h45 ngày 18/9, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Việc làm trên theo quy định của UBND TP HCM về quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP HCM.

"Tổ công tác công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho hai đương sự (Nhung và Kiều – PV), trong suốt quá trình làm việc đã tạo điều kiện cho hai đương sự trình bày cũng như liên hệ với gia đình cung cấp giấy tờ nhằm giải quyết cho hai đương sự ra về.

Tuy nhiên, hai đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu", văn bản nêu.

Khi PV đặt câu hỏi, tại sao chỉ chưa đầy 2h đồng hồ đã đưa Nhung và Kiều và Trung Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình nói như đã trả lời trong văn bản.

PV tiếp tục đặt câu hỏi, Nhung và Kiều chỉ là khách uống cà phê bình thường, có phải ai uống cà phê quên mang giấy tờ cũng có thể bị kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Chiến nói: "Chỉ kiểm tra hành chính bình thường, chứ không có nghi ngờ gì hai người này phạm tội gì đâu. Do Nhung và Kiều không mang giấy tờ nên đưa về phường xử lý".

 

Về thông tin bà Nghĩa nói Nhung có nhờ chủ quán cà phê gọi điện về bảo đem giấy tờ tới đưa về, nhưng trong văn bản trả lời của UBND phường khẳng định "Nhung bất hợp tác, không liên lạc với ai"?, ông Chiến bảo "như đã trả lời hết trong văn bản, không nói gì thêm được".

Luật sự nói gì khi đưa hai cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội sau gần 2 giờ làm việc?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết:

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Để đưa một người vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

"Theo tôi, mới chỉ 2 tiếng đồng hồ mà cơ quan chức năng đã đưa 2 chị này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật vì còn phải xác minh cụ thể.

Hơn nữa, theo thông tin của người nhà thì họ đã đưa giấy tờ tùy thân để bảo lãnh, nhưng các cơ quan này vẫn không chấp nhận là không có căn cứ. Vì giấy tờ tùy thân là căn cứ thể hiện người đó có hộ khẩu tại đâu.

Hai cô gái này chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu. Chỉ khi xem xét các giấy tờ tùy thân, xác minh cụ thể mới có căn cứ xác minh về nhân thân, công việc và nơi cư trú của họ. Từ đó mới có căn cứ đưa vào Trung tâm", luật sư Hùng nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 5.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM)

Luật sư Hùng nói: "Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao lại kiểm tra 2 cô gái này, vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân? Bởi không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật".

Nguồn: Soha

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006