Hỏi Đáp Pháp Luật

Tôi muốn hỏi doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thì có được cho doanh nghiệp khác vay vốn hay không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi! Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:    

Doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng được phép cho vay, nhận cho vay vốn với doanh nghiệp khác không phải tổ chức tín dụng nhưng không được sử dụng tiền mặt khi cho vay dựa vào các căn cứ sau:

Tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2013 quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp thì “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau”.

Bên cạnh đó, tại Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 quy định:

- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư này: “Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành”.

Mặt khác, Thông tư 09/2015/TT-BTC cũng quy định là “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”.

Như vây, doanh nghiệp được phép cho vay, nhận cho vay vốn với doanh nghiệp khác không phải tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Doanh nghiệp tham gia các giao dịch này không được sử dụng tiền mặt mà phải bằng các hình thức khác theo luật định. Việc cho vay bằng tài sản không phải là tiền mặt được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP

- Điều 3, Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC

Trân trọng

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

      Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín, bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng cho thân chủ.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hỏi về chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Kính gửi Qúy luật sư.
Tôi biết LS Trần Minh Hùng là người có tâm, xuất hiện nhiều trên báo chí, tivi...và bào chữa nhiều vụ án miễn phí.
Nay tôi nhờ Qúy luật sư giúp tôi tư vấn vợ chồng tôi có 2 căn nhà trị giá 30 tỷ, nếu ly hôn thì chia thế nào ah?
Trân trọng cảm ơn và tôi sẽ gặp trực tiếp luật sư để nhờ giải quyết cho tôi.
Trân trọng.
quangdung@...
 
Trả Lời:
 
Liên quan đến vấn đề chị hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
 
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
 
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
 
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
 
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
 
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
 
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
 
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
 
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
 
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.
 
Như vậy, trước hết cần xác định khối tài sản chung của vợ chồng anh trai anh (chị) như:
 
+ Tài sản và thu nhập do cả hai tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
 
+ Tài sản riêng hoặc thừa kế của vợ hoặc chồng, nhưng đã được thỏa thuận là tài sản chung.
 
+ Tiền thưởng, trợ cấp, hưu trí, trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác từ việc sản xuất và kinh doanh.
 
+ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có sau khi kết hôn, hoặc được kế thừa từ trước và được thỏa thuận để trở thành tài sản chung.
 
+ Tài sản mà vợ chồng mua sắm bằng thu nhập nói trên, tiền tiết kiệm, tiền cho vay được sử dụng vào chi tiêu chung và những khoản nợ mà vợ chồng có quyền đòi….
 
Trong trường hợp tài sản chung thuộc sở hữu của vợ chồng, đòi hỏi sự chứng nhận thì trong giấy tờ phải ghi rõ tên của cả hai người. Nếu không có giấy đăng kí quyền sở hữu, tức là tài sản đang trong tranh chấp thì lập tức sẽ được quy về tài sản chung.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi đến câu hỏi Luật sư Gia Đình
LS TRẦN MINH HÙNG

Nhà Đất Đứng Tên Chồng Khi Ly Hôn Được Chia Thế Nào?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng

Theo khoản 1, Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1, Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

Trường hợp có tranh chấp

Tại điểm b, Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định cụ thể về việc giải quyết trường hợp có tranh chấp tài sản như sau:

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1, Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3, Điều 27  tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp vợ chồng bà Mai Thanh trong thời kỳ hôn nhân có mua một ngôi nhà, nhưng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chỉ đứng tên chồng bà Thanh. Nay, vợ chồng bà đang yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, chồng bà Thanh cho rằng ngôi nhà đó là tài sản riêng, còn bà Thanh thì cho rằng ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng. Theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình và hướng dẫn tại điểm b, Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, do chồng bà Thanh đứng tên một mình trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, nên ông phải có nghĩa vụ chứng minh nhà đất có được từ nguồn tài sản riêng.

Theo quy định tại Điều 79 BLTTDS , đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp; Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh; Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Tòa án sẽ đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ gồm: giấy tờ, tài liệu do đương sự cung cấp, lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định… để xác định ngôi nhà do người chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận là tài sản riêng của chồng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Việc chia tài sản khi ly hôn sẽ được Tòa án áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình: Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó; Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Trân trọng

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

Chúng tôi là những luật sư xuất thân trong các gia đình có truyền thống yêu nghề luật, đam mê nghề luật nên các luật sư sáng lập thống nhất đặt tên là Văn phòng luật sư Gia Đình.

       Chúng tôi là hãng luật chuyên tư vấn luật thường xuyên cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong nước và ngoài nước đồng thời là luật sư Riêng cho các doanh nghiệp cá nhân này.

      Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng - Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật miễn phí trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân, báo Pháp luật Gia Đình, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Viêt nam, Báo ngày nay– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo đời sống và pháp luật, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho cuộc thi Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.

Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Luật Sư Tư Vấn Về Ly Hôn Với Người Mất Tích

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Thủ Tục Ly Hôn Với Người Mất Tích Như Thế Nào?

  1. ĐIỀU KIỆN THỤ LÝ VỤ ÁN LY HÔN ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI MẤT TÍCH

Căn cứ vào khoản 2 Điều 78 BLDS 2005 và K2 Điều 89 Luật HNGĐ 2014: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Căn cứ theo khoản 2 điều 78 BLDS 2005 quy định “Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích..”

Như vậy, điều kiện để Tòa án thụ lý giải quyết vụ án ly hôn đối với 1 người bị mất tích phải có  đủ điều kiện về thời gian là vợ (hoặc chồng) của người bị tuyên bố mất tích biệt tích hai năm liền trở lên và làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích.

  1. THỦ TỤC XIN ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN ĐỐI VỚI MỘT NGƯỜI BỊ TUYÊN BỐ MẤT TÍCH
  1. Cơ quan thực hiện.

- Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2 điều 33 BLTTDSthì Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân và gia đình và có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố một người là đã chết.

- Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 35 BTTDS thì nguyên đơn phải nộp đơn xin đơn phương ly hôn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.

  1. Trình tự thực hiện.

               Đương sự phải làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích trước, sau đó Tòa án mới thụ lý giải quyết vụ án ly hôn.

  1. Thành phần hồ sơ.
  • Thủ tục tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự được quy định như sau:

- Căn cứ theo điều 330 BLTTDS sửa đổi bổ sung năm 2011, hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích gồm:

+ Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh người bị tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc yêu cầu đã áp dụng đầy đủ thông báo tìm kiếm.

Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Các chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết: có thể là sự xác nhận của công an địa phương (cấp xã) về việc người đó đã đi khỏi nơi đăng ký thường trú đã quá 2 năm liền mà hiện nay không biết họ ở đâu, công an cũng đã xóa hộ khẩu thường trú (nếu có)...

Các chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm, như đăng báo tìm kiếm trên báo hằng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. (theo quy định tại điều 331 BLTTDS)

Như vậy, để thuận lợi cho việc xin tuyên bố công dân mất tích, cách tốt nhất là sau khi biết chồng (hoặc vợ) bỏ nhà ra đi, người vợ (chồng) phải trình báo ngay với công an địa phương, đồng thời đăng tin tìm kiếm trên báo và đài theo quy định trên đây để có cơ sở yêu cầu công an xác nhận, cũng như có căn cứ để tính mốc thời gian 2 năm theo quy định của pháp luật.

  • Thủ tục, hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:

-           Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

-           Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);

-           Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

-           Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;

-           Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

-           Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

  1. Thời hạn giải quyết yêu cầu
  • Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích (căn cứ theo điều 332 BLTTDS)

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Trong thời hạn công bố thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

  • Thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn

Trường hợp vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án Ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Đơn Phương LY Hôn Có Được Chia Tài Sản?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

1.Việc chia tài sản chung khi ly hôn căn cứ vào quy định dưới đây:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

2. Việc chịu lệ phí chia tài sản

Điều 39 pháp lệnh lệ phí, án phí tòa án 2009 quy định: Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự như sau:

1. Người nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này”.

Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 quy định  Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm:

“8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

- Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

1. Nguyên tắc xác định khối tài sản chung vợ chồng

- Tài sản hình thành do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Tài sản riêng của vợ chồng được hai bên thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.

Dựa vào nguyên tắc này thì các bạn dễ dàng xác định đâu là tài sản chung mà mình có quyền yêu cầu Tòa án chia khi ly hôn. Bạn nên nhớ với tài sản riêng thì người sở hữu phải tự chứng minh và xuất trình giấy tờ cho Tòa án, nếu không xuất trình được thì Tòa án sẽ coi đó là tài sản chung áp dụng theo hai nguyên tắc Luật sư vừa nêu.

2. Tòa án phân chia tài sản chung theo hướng nào

Tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên khi ly hôn để làm căn cứ phân chia tài sản chung. Nếu một bên có yêu cầu cụ thể, một bên không thì đương nhiên Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu cụ thể của một bên trừ trường hợp xét thấy cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em. Do vậy khi làm đơn ly hôn bạn cần đưa ra yêu cầu chi tiết cho Tòa án. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu của vợ chồng đối lập nhau thì:

- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

- Người có lỗi dẫn đến ly hôn như ngoại tình,... sẽ bị xem xét mức sở hữu tài sản nhỏ hơn so với người còn lại.

Cách phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Nguyên tắc phân chia tài sản chung

Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bằng con đường Tòa án.

2. Hình thức của thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng:

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn Qúy vị đã tin tưởng chúng tôi trong thời gian qua.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006