Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Các trường hợp hợp đồng vô hiệu khi tranh chấp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Tại Bộ luật Dân sự 2015, người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được bảo vệ quyền lợi như sau:
“Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”

 

Từ các quy định của pháp luật nêu trên, chúng ta có thể rút ra vấn đề là:

Nếu tài sản tham gia giao dịch dân sự mà pháp luật quy định phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người tham gia giao dịch cần phải tìm hiểu tài sản này có được đăng ký hay chưa. Nếu tài sản chưa được đăng ký theo đúng quy định thì không nên giao dịch hoặc chỉ nên tham gia giao dịch dân sự đối với tài sản đã thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản, nhằm trong trường hợp người tham gia giao dịch với đối tượng tài sản của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó đã bị vô hiệu hoặc đối với người không có quyền định đoạt tài sản vì không phải là chủ sở hữu do bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hủy, bị sửa.

Đối với các trường hợp này, theo quy định của pháp luật người thứ ba tham gia giao dịch được xem là ngay tình và giao dịch dân sự vẫn phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba, ngược lại nếu người tham gia giao dịch không xem xét các khía cạnh này thì sẽ không được xem là người thứ ba ngay tình và giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu, do đó người thứ ba sẽ không được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi phát sinh tranh chấp.

Vì vậy, người dân khi tham gia giao dịch dân sự cần thận trọng trong việc xác lập các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn./.

Bên cạnh đó, khi xem xét vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cần phải xem xét đến việc áp dụng đúng thời điểm mà giao dịch dân sự được xác lập để áp dụng đúng quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định tại điều khoản chuyển tiếp (Điều 688) BLDS 2015.

 

Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 quy định:
“1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11;
b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luậtDân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”.
Với quy định tại khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 nêu trên, theo tác giả, tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể xử lý như sau:
(1) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của BLDS 2015 và có tranh chấp thì phải áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005 để xác định giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình bị vô hiệu (điểm a khoản 1 Điều 688).
(2) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà giao dịch này thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS 2015, các nội dung khác và hình thức của giao dịch cũng phù hợp với quy định của BLDS 2015 thì giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình không bị vô hiệu (điểm b khoản 1 Điều 688).
(3) Trường hợp giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình được xác lập và thực hiện xong trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì mặc dù nội dung và hình thức của giao dịch hoàn toàn phù hợp với BLDS 2015 nhưng việc giải quyết vẫn phải căn cứ vào quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005. Điều đó có nghĩa là giao dịch chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình sẽ bị xác định là vô hiệu (điểm c khoản 1 Điều 688).
Như vậy, quy định của BLDS 2015 đã góp phần bảo đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong giao lưu dân sự, vốn luôn bị yếu thế khi tham gia vào các giao dịch dân sự và góp phần bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự.”
LS TRẦN MINH HÙNG
LS TRẦN MINH HÙNG TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư chuyên về hợp đồng tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Trong xã hội hiện nay, việc các bên có nhu cầu trao đổi, thực hiện các giao dịch phục vụ cho các nhu cầu trao đổi, làm ăn, buôn bán… ngày càng được đẩy mạnh thì nhu cầu được giao kết, thể hiện giao dịch dưới hình thức hợp đồng cũng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi giao kết, thực hiện hợp đồng là có bắt buộc phải gia hạn hợp đồng khi hợp đồng hết hạn, và phụ lục hợp đồng nên được ký kết như thế nào. Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi bài viết đội ngũ luật sư và chuyên viên sẽ đề cập đến vấn đề “Hợp đồng hết hạn có phải gia hạn không và quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng”.

Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, quy định chung về hợp đồng, phụ lục hợp đồng đang được quy định cụ thể tại blds 2015. Đồng thời việc quy định về các loại hợp đồng cụ thể sẽ được xác định theo nội dung trong các văn bản chuyên ngành khác như: BLDS . Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hợp đồng hết hạn có phải gia hạn hay không?

Trước hết, hợp đồng, theo quy định tại Điều 385, là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự trong quá trình tham gia giao dịch. 

Hợp đồng được xác định là một trong những hình thức thể hiện việc thiết lập, giao kết và thực hiện giao dịch dân sự (Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015). Nội dung của hợp đồng thường do hai bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận với nhau nhưng thường sẽ có các nội dung chủ yếu như: Thông tin của các bên tham gia giao dịch, đối tượng của hợp đồng, số lượng – chất lượng, giá – phương thức thanh toán, các thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, địa điểm cũng như phương thức thực hiện hợp đồng; nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, Trách nhiệm khi xảy ra vi phạm hợp đồng và phương thức mà các bên lựa chọn khi giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng.

Khi một hợp đồng hết hạn, theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đây là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng, cụ thể là chấm dứt hợp đồng theo sự thỏa thuận giữa các bên. Bởi lẽ, cũng như hợp đồng, những nội dung trong hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí giữa các bên. Vì vậy, khi thời hạn của hợp đồng được đưa vào trong nội dung hợp đồng thì đó sẽ làm căn cứ chấm dứt hợp đồng theo quy định. 

Có thể thấy, về mặt nguyên tắc, khi hợp đồng đã hết hạn thì hợp đồng này sẽ không còn giá trị để tiếp tục thực hiện, điều đó đồng nghĩa, không thể thực hiện việc gia hạn hợp đồng khi hợp đồng đã hết hạn. Bởi việc gia hạn hợp đồng là để nhằm mục đích để kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng, do vậy việc gia hạn hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng còn thời hạn hoặc gần hết hạn.

Khi hợp đồng đã hết hạn, nếu các bên muốn tiếp tục hợp đồng thì chỉ có thể giao kết hợp đồng mới. Nội dung này cũng được khẳng định tại quy định về hợp đồng, theo đó tại khoản 2 Điều 22  có quy định, khi hợp đồng lao động hết hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động và người lao động phải giao kết hợp đồng mới nếu không giao kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã ký kết trước đó sẽ trở thành loại hợp đồng lao động khác để xác định quan hệ lao động này.

Qua phân tích ở trên, có thể xác định, khi hợp đồng đã hết hạn, không phân biệt là hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng kinh tế thì đều không thể thực hiện việc gia hạn hợp đồng. Và trong các quy định chung trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật lao động năm 2012, … đều không có quy định nào quy định về việc gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã hết hạn. Ngoài ra, muốn gia hạn thời hạn hợp đồng thì chỉ có thể ký kết phụ lục hợp đồng, mà phụ lục hợp đồng là văn bản kèm theo hợp đồng chính, có hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính nên nếu hợp đồng chính đã hết hiệu lực, hết hạn thì không thể ký phụ lục hợp đồng.

Như vậy, trên các cơ sở trên có thể khẳng định, không thể gia hạn hợp đồng khi hợp đồng đã hết hạn. Còn trường hợp hợp đồng gần hết hạn, hoặc đang còn thời hạn, thì việc có muốn gia hạn hợp đồng hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng của các bên. Bởi trong quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015, cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Bộ luật lao động năm 2012, Luật thương mại năm 2005…. không có quy định nào bắt buộc phải thực hiện gia hạn hợp đồng khi hợp đồng gần hết hạn.

Thứ hai, quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng.

Mặc dù pháp luật về hợp đồng không bắt buộc các bên phải thực hiện việc gia hạn hợp đồng (gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng) nhưng nếu các bên có nguyện vọng và cùng thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thì các bên có thể gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng, theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản kèm theo hợp đồng chính, được dùng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng chính đã được giao kết.

Phụ lục hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp với nội dung của hợp đồng chính đã giao kết. Trường hợp trong nội dung phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng chính đã giao kết thì nội dung điều khoản này sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp các bên chấp thuận nội dung này thì điều khoản này được coi là trường hợp phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chính.

Hiện nay, đối với vấn đề về phụ lục gia hạn hợp đồng, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về phụ lục hợp đồng mà không có khái niệm hay quy định riêng về phụ lục gia hạn hợp đồng, nhưng có thể hiểu, phụ lục gia hạn hợp đồng, là văn bản phụ lục có nội dung nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời gian theo sự thỏa thuận của các bên. 

Việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng hoàn toàn dựa trên nội dung thỏa thuận của hai bên khi hợp đồng gần hết hạn. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng cụ thể thì việc quy định phụ lục hợp đồng nói chung và phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng nói riêng cũng có những quy định riêng nhất định. Cụ thể:

Trong hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng cũng được xác định là một bộ phận của hợp đồng lao động, có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động có thể dùng để quy định chi tiết thêm một số điều khoản được quy định trong hợp đồng chính hoặc dùng để sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung của hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, đối với việc ký kết phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn thời hạn hợp đồng lao động thì tại Điều 5 NĐ 05 có quy định chỉ được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động. Đồng thời việc ký phụ lục hợp đồng này không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên quy định này là ngoại lệ, không áp dụng đối với trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong thời gian nhiệm kỳ.

Còn đối với các loại hợp đồng khác như hợp đồng kinh tế, hợp đồng cộng tác… pháp luật không có quy định riêng về việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

Như vậy, như đã phân tích, không thể gia hạn hợp đồng sau khi hợp đồng đã giao kết hết hạn mà chỉ có thể gia hạn hợp đồng khi hợp đồng còn hạn. Đồng thời việc thực hiện ký phụ lục hợp đồng đều dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý:

– Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua tổng đài tư vấn trực tuyến 

– Tư vấn về gia hạn hợp đồng.

– Tư vấn về phụ lục gia hạn thời hạn hợp đồng.

– Tư vấn về quy định chung về việc thực hiện hợp đồng.

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV

Tư vấn tranh chấp hợp đồng tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

I. Tranh chấp Hợp đồng:

Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.

1. Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm Hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử sự trái với cam kết trong Hợp đồng).

2.  Các đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng:

 
+   Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
 
+   Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
 
+   Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

II. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng:

1.  Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

2.  Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

3.  Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

4.  Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

5.   Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

6.  Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:

 
+   Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
 
+   Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
 
+   Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng theo các phương thức sau đây:

1.  Phương thức thương lượng, hòa giải:

+   Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.

+   Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

+   Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

+   Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế bằng phương thức hòa giải:

 
-    Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.
 
-    Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.
 
-    Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
 
-    Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.

+   Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:

 
-    Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
 
-    Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.

+   Các hình thức hòa giải:

 
-    Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.
 
-    Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
 
-    Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
 
-    Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

2.  Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

 
+   Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.
 
+   Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.
 
+   Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.
 
+   Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).
 
+   Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
 
+   Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.
 
+   Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
 
+   Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể .
 
+   Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
 
+   Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
 
+   Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
 
+   Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.
 
+   Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.
 
+   Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:

a)  Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.

 
b)  Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
 
c)  Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
 
d)  Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
 
e)  Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:

 
a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
 
b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

 
a)   Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
 
b)   Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
 
c)   Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.
 

Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

 
a)   Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).
 
b)   Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
Trân trọng.
LS TRẦN MINH HÙNG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Nội dung tư vấn hợp đồng

 

–    Tư vấn, đánh giá mọi khía cạnh pháp lý của hợp đồng để đảm bảo đầy đủ điều kiện về hình thức cũng như nội dung phù hợp với quy định của pháp luật;
–    Cùng thân chủ tham gia đàm phán, thương lượng với đối tác về hợp đồng;
–    Sửa đổi, soạn thảo hợp đồng trên cơ sở nội dung đàm phán giữa các bên tham gia hợp đồng;
–    Thẩm định giá trị pháp lý của các hợp đồng do quý khách hàng soạn thảo hoặc đã ký kết;

 

Tư vấn soạn thảo hợp đồng:

 

– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng kinh tế,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng thương mại,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng đầu tư,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng dân sự,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng lao động,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp đồng liên doanh,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa,
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp đồng bảo đảm bí mật…
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng li-xăng;
– Tư vấn soạn thảo Hợp đồng mua bán;
– Tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng khác theo yêu cầu của khách hàng
Trân trọng.
 

 

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM (HTV7, HTV9).

Luật sư tư vấn hợp đồng vô hiệu

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Bản án 10/2016/DS-PT ngày 20/09/2016 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu một phần
Bản án 10/2016/DS-PT ngày 20/09/2016 về yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu một phần

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

BẢN ÁN 10/2016/DS-PT NGÀY 20/09/2016 VỀ YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU MỘT PHẦN

Ngày 20 tháng 9 năm 2016, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 07/2016/TLPT-DS ngày 18 tháng 8 năm 2016 về việc "Yêu cầu tuyên bố Hợp đồng dân sự vô hiệu một phần".

Do bản án dân sự sơ thẩm số: 08/2016/DS-ST ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Toà án nhân dân thành phố C, tỉnh Cao Bằng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 27/2016/QĐXX-PT ngày 07 tháng 9 năm 2016 giữa các đương sự:

Đồng Nguyên đơn: Ông Triệu Đức  H, sinh năm 1953.

Bà Đàm Thị Đ, sinh năm 1962.

Cùng trú tại: Phố Đ, thị trấn Q, huyện Q, tỉnh Cao Bằng. Bà Đàm Thị Đ ủy quyền cho ông Triệu Đức H, theo giấy ủy quyền ngày 22/6/2015.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn Thị T, Văn phòng Luật sư Nguyễn Thị T - Đoàn luật sư tỉnh Cao Bằng.

Đồng bị đơn: Bà Hà Thị L, sinh năm 1964 và Ông Hoàng Văn N, sinh năm 1960.

Cùng trú tại: T 17, phường Đ, thành phố C, tỉnh Cao Bằng. Người kháng cáo: Nguyên đơn Triệu Đức H.

Hai bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn đều có mặt tại phiên tòa.

NHẬN THẤY 

Trong đơn khởi kiện ngày 02 tháng 6 năm 2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn Triệu Đức H và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là  Luật sư Nguyễn Thị T trình bày:

Giữa ông và bà Đ là quan hệ vợ chồng, ông N và bà L là chỗ quen biết nên đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho gia đình ông.

Cụ thể vào ngày 30/9/2009, ông N và bà L chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M6942** vào sổ số 00026 ngày 12/11/2002, thửa đất có số 106, tờ bản đồ số 03, tại: Phố H, thị trấn Q, huyện Q, tỉnh Cao Bằng với diện tích là 252m2  (Hai trăm năm mươi hai mét vuông) mục đích sử dụng ghi đất ở tại đô thị, thời hạn sử dụng: Ổn định, nguồn gốc sử dụng: Nhận chuyển nhượng. Tài sản gắn liền đất gồm có: 01 nhà cấp 4 diện tích 60m2.

Về giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là 180.000.000đ (Một trăm tám mươi triệu đồng chẵn) nhưng thực tế hai bên thanh toán cho nhau số tiền là 350.000.000đ, mục đích ghi trong hợp đồng số tiền ít hơn là để nhằm giảm tiền nộp thuế với cơ quan nhà nước; phương thức thanh toán là tiền mặt, bên nhận chuyển nhượng chịu trách nhiệm đi nộp thuế và lệ phí trước bạ. Trong hợp đồng cả hai bên đều cam kết những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất được ghi trong hợp đồng là đúng sự thật.

Vợ chồng ông đã hoàn toàn tin tưởng vợ chồng ông N và bà L nên cũng tin là diện tích đất cũng đủ theo như diện tích đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã thanh toán đủ tiền cho bên chuyển nhượng là ông N và bà L. Sau đó, phía ông H đã đi làm thủ tục sang tên trước bạ và nộp thuế đầy đủ. Phòng tài nguyên môi trường huyện Q xác nhận diện tích chuyển nhượng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hà Thị L và ông Hoàng Văn N là 252m2  là đúng theo bản đồ đo vẽ năm 1995. Ngày 23/6/2011 Ủy ban nhân dân huyện Q đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 252m2  tại thửa 106, tờ bản đồ số 03, phố H, thị trấn Q, huyện Q cho vợ chồng ông là Triệu Đức H và Đàm Thị Đ.

Đến tháng 03/2013, ông làm nhà nên đo đạc lại diện tích đất mới phát hiện thửa đất nhận chuyển nhượng thiếu gần 50m2, vợ chồng ông H cho rằng phần diện tích đất bị thiếu chính là diện tích đất do ông Hoàng P là người ở sát nhà ông làm nhà bếp, vì phần diện tích bếp của ông P là thuộc diện tích thửa đất 106 nên giữa gia đình ông và gia đình ông P đã xảy ra tranh chấp. Ông P đã kiện ra Tòa án. Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã có hiệu lực pháp luật khẳng định diện tích đất tranh chấp 46,86m2  thuộc quyền sử dụng của gia đình ông P.

Do vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bà Hoàng Thị L và ông Hoàng Văn N cho vợ chồng ông chỉ là 205,14m2, còn diện tích 46,86m2 là do vợ chồng bà L, ông N lấy diện tích đất của ông P chuyển nhượng cho vợ chồng ông. Hai bên đều công nhận khi làm hợp đồng chuyển nhượng  thì  diện  tích  đất  là  252m2   phía  ông  H  đã  thanh  toán  đủ  số  tiền 350.000.000đ, có người làm chứng là ông Hoàng Văn T là người cùng phố. Ông H đề nghị Tòa án tuyên hủy hợp đồng dân sự vô hiệu một phần; yêu cầu vợ chồng bà L, ông N trả lại số tiền mua diện tích đất 46,86m2 nhưng không được sử dụng, theo ông H là 50.000.000đ.

Tại bản tự khai ngày 14/8/2015, ngày 03/9/2015  và các lời khai trong quá trình tố tụng, đồng bị đơn Hoàng Văn N và Hà Thị L thống nhất trình bày:

Tháng 9 năm 2009, vợ chồng ông chuyển nhượng cho vợ chồng ông H và bà Đ diện tích đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M6942** vào sổ số 00026 ngày 12/11/2002, thửa đất có số 106, tờ bản đồ số 03, địa chỉ thửa đất: Phố H, thị trấn Q, huyện Q, tỉnh Cao Bằng với diện tích là 252m2 (Hai trăm năm hai mét vuông) có các thông tin như phía ông H trình bày.

Tài sản gắn liền đất gồm có: 01 nhà cấp 4 diện tích 60m2, ngoài ra còn có cả bếp và chuồng lợn, giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là 180.000.000đ nhưng thực tế hai bên thanh toán với số tiền là 350.000.000đ. Mục đích ghi trong hợp đồng số tiền ít hơn là để nhằm giảm số tiền nộp thuế với cơ quan nhà nước, phương thức thanh toán là tiền mặt, bên nhận chuyển nhượng sẽ có trách nhiệm đi nộp thuế và lệ phí trước bạ.

Sau khi giao dịch, hai bên đã ký hợp đồng và thực hiện xong từ lâu, gia đình ông chuyển ra thành phố C sinh sống, không hiểu lý do vì sao đến năm 2015 ông H kiện ông bà ra tòa. Nay ông H đòi lại số tiền 50.000.000đ với lý do gia đình bà có hành vi gian dối về diện tích đất, ông bà không nhất trí, vì ông bà cũng không rõ tại sao đất lại bị thiếu so với GCNQSD đất. Hơn nữa, thời điểm mua bán, ông bà đã xác định bán toàn bộ diện tích đất có trong khuôn viên là 01 nhà cấp  4,  01  bếp,  01  chuồng  lợn,  01  nhà  vệ  sinh  trên  đất  với  tổng  trị  giá  là 350.000.000đ (bán quạ) chứ không tách mỗi mét vuông đất là bao nhiêu, tài sản trên đất là bao nhiêu tiền. Diện tích đất chuyển nhượng nằm trong khuôn viên gia đình bà đã xây dựng tường rào bằng đá từ năm 1992.

Vụ án đã được cấp sơ thẩm hòa giải nhưng không thành.

Tại bản án số 08/2016/DS-ST ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Tòa án nhân dân thành phố C đã áp dụng Điều 122 của Bộ luật dân sự; Điều 79, Điều 131 của Bộ luật tố tụng dân sự, xử:

Bác yêu cầu hủy hợp đồng dân sự vô hiệu một phần đối với ông Triệu Đức H và bà Đàm Thị Đ về việc yêu cầu bà Hà Thị L và ông Hoàng Văn N phải có trách nhiệm thanh toán khoản tiền do diện tích đất bị thiếu so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng chẵn).

Ngoài ra án đã tuyên về phần án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, nguyên đơn Triệu Đức H kháng cáo không nhất trí bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn - Luật sư Nguyễn Thị T trình bày về nội dung kháng cáo và căn cứ của việc kháng cáo:

Bản án tuyên bác yêu cầu hủy hợp đồng dân sự vô hiệu một phần của ông H, buộc ông H chịu án phí dân sự phúc thẩm là không đúng pháp luật, đề nghị xem xét lại phần nhận định và quyết định của bản án với các lý do sau đây:

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, giữa hai bên lập hợp đồng chuyển nhượng thửa đất 106 tại tờ bản đồ 03 thị trấn Q diện tích 252m2 và tài sản trên đất. Hợp đồng ghi giá chuyển nhượng là 180.000.000đ, thực tế thanh toán là 350.000.000đ. Khi mua bán hai bên xác định nhà đã hư hỏng và hiện nay đã gỡ bỏ từ năm 2013, giá trị chính là mua đất. Theo giấy mua nhà và đất với ông H năm 1992 không ghi rõ diện tích nhưng bà L kê khai, được cấp GCNQSD đất và chuyển nhượng cho ông H đều ghi diện tích 252m2, và cam kết các thông tin ghi trong hợp đồng và GCNQSD đất là đúng sự thật.  Đối chiếu với bản đồ địa chính thì thửa đất số 106 cũng có diện tích là 252m2, khi nhận chuyển nhượng ông H đã đề nghị cán bộ địa chính thị trấn Q đi đo diện tích thì được trả lời là chuyển nhượng nguyên thửa thì không cần đo nên ông hoàn toàn tin tưởng khi ký kết hợp đồng.

Sau khi nhận chuyển nhượng, năm 2013 ông H mới phát hiện đất bị thiếu so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 46,86m2. Ông H  yêu cầu ông N, bà L thanh toán số tiền do đất bị thiếu so với thực tế là 50.000.000đ. Việc bà Hà Thị L cho rằng bán quạ diện tích đất cho ông là không có căn cứ vì số tiền, diện tích đất được ghi rõ ràng trong hợp đồng, hoàn toàn có căn cứ để tính được giá trị 1m2 đất là bao nhiêu tiền. Ông  chấp nhận  trừ 15.000.000đ là giá trị tài sản trên đất.

Lỗi là do ông N, bà L và cả ông H không đo đạc lại đất. Thực tế hiện nay gia đình ông chỉ được sử dụng diện tích 205,14m2. Nếu biết diện tích đất bị thiếu hụt thì chắc chắn khi mua ông cũng không mua với giá 350.000.000đ. Đề nghị giải quyết hậu quả hợp đồng dân sự vô hiệu một phần vì ông đã trả 350.000.000đ là để được quyền sử dụng diện tích đất 252m2, nhưng thực tế chỉ được  sử dụng 205,14m2.

Bị đơn Hà Thị L và Hoàng Văn N không kháng cáo, không nhất trí với yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và trình bày:

Năm 1991 vợ chồng ông bà mua với ông Phan Văn H nhà và  thửa đất 106, giấy tờ mua có ghi tứ cận và ranh giới. Năm 1992 gia đình bà đã xây hàng rào đá, khuôn viên không có gì thay đổi so với hiện nay. Khi ông H hỏi mua bà đã giao GCNQSD đất và ông cũng đã xem hiện trạng mới nhất trí mua. Vợ chồng bà không lừa dối.

Về việc kê khai xin cấp GCNQSD đất đúng vào thời điểm bà mới sinh con nên bà chỉ phô tô cho cán bộ địa chính 01 tờ giấy mua bán nhà và hoa màu giữa bà với gia đình ông Phan Văn H, diện tích 252m 2  do đâu mà có bà không biết, khi nhận được GCNQSD đất bà đã cất vào hòm và không đo đạc lại lần nào nên không biết lý do tại sao diện tích thiếu so với bìa đỏ.

Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông H và vợ chồng bà đã hoàn tất từ lâu, nay ông H kháng cáo yêu cầu bà trả lại một phần số tiền mua đất bà không nhất trí trả bất cứ một đồng nào vì khi mua là cả khuôn viên và tài sản trên đất, không tách biệt có bao nhiêu mét vuông đất, giá bao nhiêu tiền và tài sản trên đất là bao nhiêu tiền.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tham gia tố tụng tại phiên tòa phát biểu quan điểm: Ngày 30/9/2009 giữa hai bên đương sự ký hợp đồng mua bán đất và tài sản trên đất tại thửa 106 tờ bản đồ số 3; trên đất có 01 nhà xây cấp 4, bếp và công trình phụ giá 350.000.000đ. Đất đã được cấp GCNQSD đất diện tích là 252m2. Khi mua ông H đã được xem thực địa và đất đã có khuôn viên tường rào đá bao quanh. Ông H thừa nhận khi mua hai bên không xác định diện tích đất giá trị bao nhiêu tiền và tài sản trên đất giá trị bao nhiêu tiền. Mục đích hai bên là chuyển nhượng toàn bộ nhà và tài sản trên đất.

Quá trình sử dụng ông N bà L không biết việc diện tích đất bị thiếu, khi ông H mua đã có ranh giới ngăn cách với các nhà xung quanh. Diện tích đất 46,86m2  đã được Tòa án giải quyết xác định là của gia đình ông P sử dụng từ năm 1980 đến khi xảy ra tranh chấp. Ông H không chứng minh được ông N bà L có hành vi gian dối trong việc thực hiện hợp đồng nên kháng cáo của ông không có căn cứ chấp nhận.

Đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 380  Bộ luật tố tụng dân sự  để giải quyết vụ án.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà, nghe ý kiến của Đại diện Viện KSND, Luật sư tham gia phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử

XÉT THẤY 

Về yêu cầu khởi kiện của ông H ghi trong đơn là yêu cầu hủy hợp đồng dân sự vô hiệu một phần. Tại thời điểm giao kết, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 30/9/2009 giữa ông H và bà Đ với bà L ông N hoàn toàn hợp pháp cả về hình thức và nội dung, hai bên không tranh chấp và đã thực hiện xong. Khi ông H khởi kiện, cấp sơ thẩm thụ lý theo thẩm quyền là có căn cứ nhưng giải quyết về quan hệ pháp luật có tranh chấp là “Hủy hợp đồng dân sự vô hiệu một phần” là không đúng pháp luật vì theo quy định của BLDS thì việc hủy hợp đồng dân sự và tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là hai quan hệ pháp luật khác nhau. Bản án chưa xác định đúng yêu cầu khởi kiện nên cấp phúc thẩm xác định lại quan hệ pháp luật có tranh chấp để giải quyết.

Về nội dung: Nguồn gốc đất đang có một phần xảy ra tranh chấp tại thửa 106 do bà L mua với ông Phan Văn H, trong giấy tờ mua bán viết tay không có diện tích cụ thể, chỉ ghi tứ cận thửa đất, trên đất đã có 01 nhà xây cấp IV. Quá trình sử dụng, năm 1994. Bà L kê khai xin cấp GCNQSD đất với diện tích 100m2 nhà và 160 m2 và đã được cấp GCNQSD đất với diện tích 252m2. Ngày 30/9/2009 giữa hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất diện tích đất là 252m2 giá  chuyển  nhượng  thực  tế  là 350.000.000đ. Theo GCNQSD đất và bản đồ địa chính tại thời điểm chuyển nhượng đều ghi diện tích đất là 252m2. Ông H đã được cấp GCNQSD đất năm 2011 cũng với diện tích 252m2.

Năm 2013 ông H làm nhà mới phát hiện ra thửa 106 chỉ có  205,14m2 thiếu 46,86m2, số diện tích bị thiếu so với GCNQSD đất do gia đình ông P là hàng xóm sử dụng. Năm 2014 ông P khởi kiện ông H, bản án số 04/DSPT ngày 30/3/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xác định ông P sử dụng đất từ năm 1980 nên được công nhận quyền sử dụng đất. Bà L ông N, ông P, ông H và bà Đ không khiếu nại bản án này.

Như vậy, kể từ khi bà L mua đất với ông Phan Văn H năm 1992 và tại thời điểm chuyển nhượng cho ông H năm 2009 thì trên thực tế ông N bà L đều không có quyền sử dụng diện tích đất 48,6m2  mà phần đất này đã do ông P sử dụng.

Về nguyên nhân có sự chênh lệch diện tích đất hai bên trình bày không thống nhất: Bà L cho rằng không biết tại sao diện tích đất bị thiếu, khi bà mua với ông Phan Văn H và khi kê khai để được cấp GCNQSD đất thì ranh giới thửa đất không thay đổi cho đến nay, ông P không lấn đất của bà nhưng bà không lý giải được tại sao được kê khai xin cấp 252m2 đất và thừa nhận được cung cấp cho cơ quan chức năng bản phô tô giấy mua nhà với ông Phan Văn H (trong giấy này có ghi mốc giới thửa đất), ngoài ra không có căn cứ nào khác cho là ông P tự kê khai ít đi phần đất của mình.

Ông H cho rằng  nếu xác định mốc giới theo giấy mua nhà và hoa màu với ông H thì một phần của thửa đất số 106 tiếp giáp với ông P  đúng là của bà L, bà biết ông P sử dụng đất từ trước khi bán cho ông nhưng do có quan hệ họ hàng, bà L không dám đòi ông P nên ông là người nhận chuyển nhượng bị thiệt thòi.

Về  vấn  đề  này, cấp phúc thẩm nhận thấy: Tại bản án phúc thẩm số 04/DSPT ngày 30/3/2015 của TAND tỉnh Cao Bằng đã xác định diện tích đất 46,86m2 được cấp GCNQSD bà L và ông N là do sai sót trong quá trình kê khai, cấp GCNQSD đất và xử cho ông P được sử dụng phần đất 46,86m2  trong thửa 106 nên cấp phúc thẩm xác định đã có sự nhầm lẫn của bà L và cơ quan chức năng trong quá trình kê khai để cấp GCNQSD đất dẫn đến diện tích trong GCNQSD đất của bà L lớn hơn trên thực tế. Do đó, khi giải quyết vụ án này cũng phải xác định phần đất 46,86m2 không thuộc quyền sử dụng của bà L và ông N và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất giữa hai bên tại thời điểm giao kết ngày 30/9/2009 vô hiệu một phần do diện tích 46,86m2  của thửa đất 106 không thuộc quyền sử dụng của bà L ông N. Tuy nhiên, khi chuyển nhượng bà L cho là chỉ căn cứ vào GCNQSD; giữa hai bên cũng không tiến hành đo diện tích đất chuyển nhượng nên cả hai bên đều nhầm tưởng diện tích thửa đất là 252m2..  Do vậy nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu không phải do lỗi cố ý của người bán là bà L ông N.

Mặc dù việc chuyển nhượng đất của hai bên theo trình tự thủ tục hợp pháp và đã thực hiện xong nhưng tại thời điểm đó, các bên chưa phát hiện ra sự thiếu hụt về diện tích đất; theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia  thay đổi  nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”. Do đó, hợp đồng ký kết ngày 30/3/2009 là hợp đồng dân sự vô hiệu một phần do nhầm lẫn.

Bản án sơ thẩm xác định bà L ông N hoàn toàn không có lỗi  trong việc thiếu hụt diện tích đất và bác yêu cầu khởi kiện của ông H là chưa đánh giá khách quan toàn diện các chứng cứ của vụ án.

Cấp phúc thẩm thấy rằng việc để xảy ra sự nhầm lẫn này là do cả hai bên (bà L, ông N và ông H, bà Đ). Mặc dù ông N bà L không cố tình làm tăng diện tích đất để bán nhưng việc cung cấp GCNQSD đất và cam đoan với bên mua đã làm cho bên mua tin tưởng diện tích thửa đất là 252m2,  Nếu không có GCNQSD đất của ông N bà L thì ông H không thể tự xác định diện tích thửa đất là 252m2 và thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng với số tiền 350.000.000đ.. Theo quy định tại Điều 699 Bộ luật dân sự thì ông bà đã vi phạm nghĩa vụ "chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích".

Đối với ông H và bà Đ có lỗi là khi mua bán không kiên quyết yêu cầu bên bán đo diện tích thực tế là không thực hiện quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là "yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đủ diện tích" theo Điều 702 BLDS nên mới dẫn đến tranh chấp hiện nay nên hai bên có lỗi ngang nhau. Xét yêu cầu kháng cáo của ông H yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu đối với diện tích đất 48,6m 2  và yêu cầu ông N bà L trả lại một khoản tiền là có căn cứ nên cần chấp nhận.

Về giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Ông H và bà Đ đã thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho ông N bà L. Theo quy định của pháp luật thì các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận. Khi giao kết hợp đồng hai bên không có sự phân tách cụ thể giá tiền từng m2  đất và tài sản trên đất là bao nhiêu nên không thể chia bình quân số tiền 350.000.000 cho 252m2 đất để tính số tiền phải trả lại nhưng căn cứ vào giá trị hợp đồng đã thực hiện là 350.000.000đ và sự chênh lệch diện tích đất ông H không được sử dụng theo hợp đồng là 46,86m2 thì có căn cứ để buộc ông N và  bà L phải trả lại cho ông H một khoản tiền. Tuy nhiên, cần căn cứ vào giá trị của hợp đồng và tỷ lệ phần diện tích đất bị vô hiệu để xem xét cho phù hợp, đảo bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Ban đầu, ông H yêu cầu bà L, ông N trả số tiền tính trung bình 350.000.000đ : 252m2 = 1.388.000đ/m2; giá trị của 48,6m 2  đất là 65.083.000đ, sau đó ông H đã tự trừ đi 15.083.000đ là giá trị tài sản, chỉ yêu cầu 50.000.000đ. Bà L, ông N cho rằng ngoài giá trị đất còn có tài sản trên đất nhưng theo các tài liệu trong hồ sơ thì nhà xây năm 1989, thời điểm chuyển nhượng là năm 2009, công trình phụ và bếp do bà L xây năm 1992 đều đã qua sử dụng trên 15 năm, về giá trị là thấp hơn so với giá trị đất nên việc ông H giảm trừ số tiền 15.083.000đ là phù hợp.

Xét về vị trí phần đất ông H không được sử dụng theo bản đồ là ở phía sau nhà chính, có giá trị thấp hơn phần đất ngoài mặt đường nên cấp phúc thẩm xác định khoản tiền ông N bà L phải trả lại do hợp đồng vô hiệu trong vụ án này chỉ là 40.000.000đ (Bốn mươi triệu đồng chẵn).

Do ông H và bà Đ cũng có 1/2 phần lỗi  nên  Ông N và bà L phải trả lại cho ông H số tiền 20.000.000đ; ông H và bà Đ phải tự chịu số tiền là 20.000.000đ

Ý kiến của đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa cho rằng ông N bà L không hề có lỗi trong việc thiếu hụt diện tích đất, khi mua bán các bên chuyển nhượng toàn bộ đất và tài sản trên đất, không tách rời giá trị nhà là bao nhiêu tiền và giá trị mỗi mét vuông đất là bao nhiêu tiền nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo và đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm là không phù hợp nhận định của hội đồng xét xử như đã phân tích ở trên và chưa bảo đảm quyền lợi cho phía ông H. Ngoài ra do bản án sơ thẩm chưa tính án phí đối với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên cấp phúc thẩm không chấp nhận ý kiến của đại diện Viện kiểm sát mà chấp nhận kháng cáo của ông H và phải sửa bản án sơ thẩm.

Ông N và bà L phải chịu án phí dân sự không có giá ngạch về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu và chịu án phí có giá ngạch đối với nghĩa vụ trả tiền. Ông H và bà Đ phải chịu án phí đối với số tiền yêu cầu nhưng không được tòa án chấp nhận theo quy định của pháp luật.

Trong vụ án này cấp sơ thẩm đã vi phạm thời hạn gửi hồ sơ lên cấp phúc thẩm làm việc giải quyết vụ án bị kéo dài nên cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Bởi các lẽ trên,

Căn cứ khoản 2 Điều 308; Điều 147, 148 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

QUYẾT ĐỊNH

1. Chấp nhận kháng cáo của đồng nguyên đơn Triệu Đức H và Đàm Thị Đ.

Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 08/2016/DS-ST ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Toà án nhân dân thành phố C.

2. Áp dụng Điều 131, 135 và 137 của Bộ luật dân sự năm 2005;

Tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa 106 diện tích 252m2 tờ bản đồ số 3 Phố H, thị trấn Q Huyện Q ký ngày 30/9/2009 giữa ông Triệu Đức H, bà Đàm Thị Đ với bà Hà Thị L và ông Hoàng Văn N vô hiệu một phần do nhầm lẫn đối với diện tích đất 46,86m2.

Ông Hoàng Văn N và bà Hà Thị L phải trả lại cho ông Triệu Đức H và bà Đàm Thị Đ số tiền  20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng).

Kể từ ngày ông H và bà Đ có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà L và ông N không trả được khoản tiền trên thì sẽ phải chịu lãi suất của số tiền chậm trả theo mức lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại   điều 2 Luật Thi hành án dân sựthì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án đươc thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

2. Về án phí: Ông Hoàng Văn N và bà Hà Thị L phải liên đới chịu 200.000đ án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch, 1.000.000đ án phí dân sự có giá ngạch và 200.000đ án phí dân sự phúc thẩm để sung vào công quỹ nhà nước.

Ông Triệu Đức H và bà Đàm Thị Đ phải liên đới chịu 500.000đ án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch để sung vào công quỹ nhà nước và không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm .

Xác nhận ông H đã nộp 1.600.000đ tiền tạm ứng án phí  theo biên lai số AA/2014/0000126 ngày 21/7/2015 và 200.000đ tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai số  AA/2014/0000365  ngày 14/7/2016 của chi cục Thi hành án dân sự thành phố C và được nhận số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản tiền phải thi hành.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn tin: ST
LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006