THỦ TỤC, PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐÒI NỢ HIỆU QUẢ NHẤT?
PHƯƠNG PHÁP NÀO ĐÒI NỢ HIỆU QUẢ NHẤT?
Đòi nợ theo phương pháp thương lượng luôn là biện pháp thu hồi nợ tốt nhất. Có nhiều phương thức thương lượng nhưng theo Luật sư sử dụng phương pháp đe dọa như báo chí vẫn đưa tin là cách thương lượng không nên áp dụng. Bởi nó dễ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý cho người đi đòi. Để thủ tục đòi nợ được nhanh chòng bạn sẽ cần lưu tâm đến các nội dung sau:
- Thứ nhất là xác minh về nơi ở của bên vay, tài sản hiện có và những yếu tố về nhân thân của bên vay nợ là cá nhân.
- Thứ hai là liệt kê đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh thêm nếu không trả nợ như khoản lãi quá hạn, chi phí bên cho vay phải bỏ ra để thu hồi nợ.
- Thứ ba là đưa ra phương án trả nợ khả thi, với những khoản nợ khó đòi thì buộc phải ghi nhận việc trả nợ theo từng giai đoạn, và linh động về tài sản dùng trả nợ thay cho tiền.
Khi việc thương lượng thất bại, xác định không thu được nợ thì khi đó bạn hãy nghĩ đến thủ tục khởi kiện đòi nợ. Bởi thủ tục khởi kiện giúp bạn yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện cả nghĩa vụ thanh toán lãi quá hạn và các thiệt hại mà bạn gặp phải. Bên có nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện phán quyết mà Tòa án đề ra thì xác định là người vô sản đến cuối đời, bởi chỉ cần đứng tên tài sản là có thể yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc.
ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐÒI NỢ
✔ Giá trị pháp lý của thỏa thuận vay mượn tiền
Bạn chỉ có quyền thực hiện việc yêu cầu trả nợ khi nghĩa vụ trả nợ được tạo lập từ khoản vay mượn, từ nghĩa vụ thực hiện việc hoàn trả tiền, tài sản hợp pháp. Do đó điều đầu tiên cần nghĩ đến khi thu hồi nợ đó là đánh giá tính pháp lý của các tài liệu hiện có của bạn, cụ thể:
- Đánh giá xem giấy vay mượn tiền có nội dung gì trái luật không (Thông thường điều khoản trái luật phổ biến là mức lãi suất).
- Đánh giá thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ và thời hiệu khởi kiện đòi nợ để xác định các biện pháp có thể áp dụng khi đòi nợ.
- Đánh giá các chứng từ giao nhận tiền có hợp pháp không.
- Đánh giá lại số tiền yêu cầu hoàn trả có đúng không.
✔ Xác minh đối tượng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Có hai vấn đề bạn cần xác minh để đánh giá tính khả thi của từng phương pháp thu hồi nợ, cụ thể
- Xác minh khả năng trả nợ của đối tượng vay nợ. Việc xác minh này hiện không quá phức tạp bởi trên cổng thông tin điện tử quốc gia có đăng tải đầy đủ báo cáo tài chính các năm của một doanh nghiệp. Hoặc bạn có thể xác minh dựa trên các thông tin thực tế.
- Xác định số đối tượng đòi nợ: Nhiều trường hợp có nhiều chủ nợ đòi nợ một doanh nghiệp cùng một thời điểm, do đó rất dễ xảy ra trường hợp có người yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp vay nợ, khi đó mặc dù đóng án phí nhưng Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án của bạn.
THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ DOANH NGHIỆP CÓ KHÓ KHÔNG?
Khi doanh nghiệp bạn khởi kiện để thu hồi khoản nợ trong kinh doanh, hoặc khi bạn khởi kiện đòi nợ một doanh nghiệp bạn sẽ cần lưu ý
✔ Doanh nghiệp được quản lý theo quy định về thuế, kế toán nên các khoản nợ cần được thể hiện trong việc Giấy xác nhận nợ hoặc biên bản đối chiếu xác nhận công nợ. Trường hợp nguyên đơn khởi kiện khi chưa cố gắng làm rõ khoản nợ trong hai tài liệu trên, khởi kiện đòi nợ chỉ dựa trên hợp đồng ký kết thì cần phải có căn cứ giải trình lý do để được Tòa án chấp thuận.
✔ Doanh nghiệp không tự nhân danh mình để theo kiện, nên khi khởi kiện doanh nghiệp cần có giấy tờ xác thực về người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Tòa án/ Trọng tài khi xác định đúng tư cách đại diện mới có thể tống đạt thông báo cho doanh nghiệp.
Những lưu ý này khá quan trọng nếu như bạn đã từng thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ của doanh nghiệp trong thực tiễn. Tại Luật Trí Nam, chúng tôi đều lường trước các tình huống để hỗ trợ khách hàng chuẩn bị một lần đầy đủ hồ sơ tài liệu giúp cho quy trình khởi kiện đòi nợ nhanh nhất.
CÁC BƯỚC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ CÁ NHÂN
Nhiều Luật sư chia sẻ đòi nợ cá nhân khó vì thẩm quyền Tòa án giải quyết là nơi bị đơn cư trú, làm việc. Vậy nếu cá nhân thay đổi chỗ ở liên tục để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì người khởi kiện đòi nợ sẽ rất vất vả. Thực tế là thế, nhưng quý vị nên biết việc trốn tránh trả nợ đến hạn lại là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân. Do đó nếu thực sự bên vay nợ là người am hiểu pháp luật thì bạn mới gặp khó khăn khi khởi kiện đòi nợ cá nhân.
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ TẠI TÒA ÁN
✔ Thứ nhất là tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trước đây khi hết thời hiệu khởi kiện thì theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005 bạn vẫn được quyền nộp đơn lên Tòa án để kiện đòi tài sản và vẫn được Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên theo Bộ luật TTDS mới thì không còn như thế. Tòa án vẫn tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ của bạn nhưng có xem xét giải quyết hay trả hồ sơ còn dựa vào đơn giải trình lý do khởi kiện quá hạn mà bạn nộp lên.
✔ Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
✔ Thứ ba là hồ sơ khởi kiện đòi nợ phải đúng và đầy đủ
Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm:
- Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu.
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ VÀ HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ
Thông thường việc soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ không thể sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP bởi nội dung tranh chấp cần được trình bày chi tiết, đầy đủ. Quý vị hãy làm rõ nhưng tiêu chí sau là có một đơn khởi kiện đòi nợ hoàn chỉnh được Tòa án chấp nhận.
- Phần thông tin nguyên đơn và bị đơn cần chi tiết và đầy đủ.
- Phần tóm tắt vụ án cần nêu bật căn cứ hình thành khoản nợ cần khởi kiện đòi.
- Phần yêu cầu ghi cụ thể từng khoản tiền đòi, từng nghĩa vụ yêu cầu bị đơn phải thực hiện, từng chế tài khác áp dụng kèm theo ví dụ: Tính lãi chậm trả, chịu chi phí thuê phiên dịch, chi phí thuê luật sư,...
Đối với hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp tại Trọng tài Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư để được trợ giúp theo số 0972238006 Bởi đơn khởi kiện tranh chấp tại Trung tâm trọng tài yêu cầu ngắn gọn, xúc tích và phù hợp với quy trình tố tụng trọng tài.
CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ
Bước 1: Liên hệ với bên vay nợ để xác minh thông tin
Trước khi khởi kiện bạn sẽ cần xác minh thông tin nơi cư trú của con nợ, khả năng tài chính của con nợ, ý kiến của con nợ về yêu cầu trả nợ mình đưa ra,...
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cùng chứng cứ cho Tòa án
Chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện bạn cần nhanh chóng nộp đơn khởi kiện cho Tòa án. Tòa án sau khi nhận hồ sơ khởi kiện:
- Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
- Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
- Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án
Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thường như sau:
- Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
- Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
- Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ...
LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN ĐÒI NỢ TRÊN HTV