Luật Sư Nhà Đất

Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Ở

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Lĩnh vực tư vấn luật, giải quyết tranh chấp đất đai - nhà ở là một trong những lĩnh vực chúng tôi tư vấn đại diện pháp lý. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư đất đai, Luật sư nhà đất phụ trách sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Văn phòng Luật sư Giải quyết tranh chấp đất đai - Văn phòng luật sư cung cấp đến quý khác các dịch vụ:
 
I. LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - NHÀ Ở (NHÀ ĐẤT)
 
Liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai - nhà ở, chúng tôi có kinh nghiệm:
  1. Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định ai là người sở hữu, sử dụng hợp pháp  đất đai, nhà ở;
  2. Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng  chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai, nhà ở;
  3. Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung là đất đai, nhà ở;
  4. Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở;
  5. Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai, nhà ở;
  6. Giải quyết Tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai, nhà ở;
  7. Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
  8. Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng đất đai, nhà ở.
Văn phòng Luật sư cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng – giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai - nhà ở (nhà đất) tại các cấp Toà án, bao gồm:
  1. Tư vấn luật đất đai, luật nhà ở về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);
  2. Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  3. Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa;
  4. Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
  5. Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến nhà đất:
  6. Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử

    1. Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận

    Những tranh chấp phát sinh từ quan hệ đất đai ngày càng diễn ra đa dạng và phức tạp. Những tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận là những trang chấp phát sinh từ các quan hệ đất đai trong đó quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng nhận khác theo quy định pháp luật.
    - Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung
    - Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất….

    2. Những quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau, diễn biến của tranh chấp đất đai khá đa dạng và phức tạp. Hiện nay pháp luật quy định về việc giải quyết tranh đất đai trong đó hòa giải là bước bắt buộc khi phát sinh tranh chấp đất đai. Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
    Như vậy đối với tranh chấp đất đai các bên phải tiến hành hòa giải, tự thương lượng thỏa thuận với nhau để giải quyết, nếu việc hòa giải không thành thì tiến hành làm thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân phương xã nơi có đất tranh chấp.

    3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Điều 203  Luật đất đai 2013 quy định về  thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    1. Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ chứng nhận

    Do đất đai là tài sản hữu hình nên việc sử dụng tài sản này được biểu hiện rất rõ, bên cạnh đó những tài sản này thường có lịch sử lâu đời, gắn liền với con người qua nhiều thế hệ vì vậy nhiều người chủ quan trong việc xác lập quyền sở hữu của mình qua đăng ký nhà đất tại cơ quan nhà nước, cũng có nhiều trường hợp do thất lạc giấy tờ, làm mất, hư hỏng vì vậy mà không còn giấy tờ chứng mình nguồn gốc đất, chứng minh chủ sử dụng đất. Có rất nhiều tranh chấp xung quanh việc xác định chủ sử dụng đất cũng như những tranh chấp đât đai phát sinh mà chủ sử dụng không có hoặc làm mất giấy tờ nhà đất.
    Những trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ như sau:
    - Tranh chấp về quyền sử dụng đất không có giấy tờ nhà đất;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung
    - Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về chia tài sản chung, tài sản vợ chồng là đất đai - nhà ở;
    - Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
    - Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất….

    2. Tranh chấp đất đai không có giấy tờ có được giải quyết không?

    Khi yêu cầu tòa án giải quyết một tranh chấp về đất đai cần có căn cứ và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Ví dụ trong trường hợp người khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận quyền sử dụng đất cho mình là hợp pháp thì cần có những chứng cứ chứng minh nguồn gốc mảnh đất hoặc mình là người được thừa kế, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật.
    Khi các giấy tớ liên quan đến đất đai bị mất hoặc bị thất lạc thì cần phải đi trích lục xin cấp phó bảng đối với các giấy tờ trên. Tùy vào tính chất của từng loại tranh chấp mà tòa án yêu cầu người khởi kiện phải cung cấp các chứng cứ chứng minh khác nhau, không phải trường hợp nào người khởi kiện cũng phải xuất trình giấy chứng nhận chủ quyền thì tòa án mới giải quyết.
    Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước hoặc giữa những người sử dụng đất với nhau, diễn biến của tranh chấp đất đai khá đa dạng và phức tạp. Hiện nay pháp luật quy định về việc giải quyết tranh đất đai trong đó hòa giải là bước bắt buộc khi phát sinh tranh chấp đất đai. Nếu hòa giải cơ sở không thành thì hai bên có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.
Trân trọng.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Luật Sư Tư Vấn Mua Bán Đất Nền

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Tìm hiểu tư cách pháp lý của đơn vị chào bán

Trên thực tế có rất nhiều đơn vị môi giới chào bán đất nền, ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng nhưng họ không có tư cách pháp lý. Chỉ có chủ đất (cá nhân hoặc doanh nghiệp) – người đứng tên trên sổ đỏ mới có quyền ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất nền và thu tiền hoặc người được chủ đất ủy quyền hợp pháp (công chứng). Như vậy nếu bạn không tìm hiểu kỹ và lỡ ký hợp đồng, trả tiền cho người không phải là chủ đất thì bạn đã vào thế “đuổi bắt vịt trời”.

 Tìm hiểu quy hoạch và hạ tầng của thửa đất phân lô bán nền

Thường thì chủ đất có lô đất lớn muốn tách thành nhiều thửa nhỏ để bán được giá cao. Nhưng để được phép tách thửa thì phải đảm bảo điều kiện về kết nối hạ tầng (đường, điện, nước) và quy hoạch của thửa đất đó. Nhiều thửa đất hiện trạng đang là đất trồng cây lâu năm, đất vườn, thậm chí đất lúa hoặc nuôi trồng thủy sản cũng được phân lô và chào bán. Nhưng mấu chốt là thửa đất đó thuộc quy hoạch khu dân cư xây dựng mới, hay khu dân cư chỉnh trang thì sẽ được phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở (lên thổ cư). Ngược lại, dù thửa đất đó đang là đất ở ghi trong sổ đỏ nhưng quy hoạch là mở đường hoặc công viên cây xanh…thì cũng không được phép phân lô bán nền. Tóm lại, chỉ khi bạn có thông tin quy hoạch chính xác thửa đất đó đủ điều kiện được phép phân lô bán nền (đất ở) thì hãy quyết định đầu tư.

Thứ 3, Tìm hiểu nội dung Hợp đồng mẫu trước khi đặt cọc

Quy trình thông thường của mua bán đất nền gồm 03 bước như sau:

Bước 1: Đơn vị môi giới chào bán và nhận đặt cọc của khách hàng.

Thông thường khu đất lúc này còn đang là đất trống chưa có hạ tầng (đường, điện, nước) nhưng các môi giới có những sơ đồ thửa phân lô rất hấp dẫn, hứa hẹn thời hạn rất ngắn (4-6 tháng) là xong hạ tầng và ra công chứng để người mua yên tâm xuống cọc. Hợp đồng đặt cọc thường rất sơ sài, thường là: vị trí, diện tích, giá lô đất và nếu khách hàng không mua thì sẽ mất tiền đặt cọc.

Bước 2: Khách hàng ký Hợp đồng mua bán đất nền với chủ đất.

Hầu hết các chủ đất dùng chiêu thu tiền trước của khách hàng để làm hạ tầng, nộp tiền thuế đất, lệ phí…nên ngay khi ký hợp đồng thì khách hàng phải nộp khoảng 30 – 50% giá lô đất. Điều đáng nói nhất ở bước này là nội dung hợp đồng ký với chủ đất là như thế nào? Ví dụ: khi nào (ngày…/…/….) thì tiến hành công chứng sang nhượng đất nền, trường hợp không thực hiện được thủ tục tách thửa đúng hạn? hoặc khi dự án không được cấp phép thì tiền đã nộp của khách hàng được xử lý thế nào (tiền gốc, tiền lãi, tiền phạt)?

Bước 3: Tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng.

Khi khu đất đã hoàn thành hạ tầng, được tách sổ (có sổ đỏ riêng từng nền) thì khách hàng và chủ đất sẽ tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng. Sau đó thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên sổ đỏ cho khách hàng. Trên thực tế nếu thực hiện được bước 3 này thì quyền lợi của khách hàng đã được bảo đảm.

Trong 03 bước nêu trên thì rủi ro cho khách hàng tập trung tại bước 1 và bước 2, có rất nhiều khách hàng đến với chúng tôi khi giao dịch đổ vỡ, chủ đất không thực hiện được dự án đúng tiến độ, thì đọc hợp đồng thấy mới “tá hỏa” khi nội dung hợp đồng hoàn bất lợi cho mình và sau hàng năm bỏ tiền tỷ, giờ chỉ mong lấy lại tiền gốc cũng không được. Để tránh khỏi bẫy “bút sa gà chết” thì khách hàng cần phải biết được nội dung hợp đồng ký với chủ đất (mẫu hợp đồng) ngay từ khi tìm hiểu về dự án và trước khi đặt cọc tiền.

……….

Thủ tục mua bán nhà đất

Luật sư tư vấn nhà đất, chúng tôi thấy rằng nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn, quan trọng nhất

Thủ tục mua bán nhà đất

Là luật sư tư vấn nhà đất, chúng tôi thấy rằng nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn, quan trọng nhất của mỗi người, trong khi nhiều quy định pháp luật điều chỉnh và trên thực tế cũng rất nhiều người đã đổ vỡ, tranh chấp, thua thiệt liên quan giao dịch nhà đất.

Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro, gặt hái thành công trong giao dịch nhà đất, chúng tôi với đội ngũ luật sư uy tín tại tphcm (tp.Hồ Chí Minh), cung cấp dịch vụ sau:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục mua bán nhà đất mới nhất, điều kiện mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Chia sẻ kinh nghiệm mua bán nhà đất, đảm bảo ba tiêu chí: “pháp lý, vị trí và giá trị”
  • Tư vấn cách kiểm tra sổ đỏ thật hay giả, kiểm tra thông tin quy hoạch tphcm
  • Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất an toàn
  • Tham gia đàm phán, soạn thảo hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán nhà đất; hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất
  • Hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực giao dịch nhà đất
  • Tư vấn và nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng bộ nhà đất tại tphcm

Hơn nữa, là văn phòng luật sư chuyên về nhà đất tphcm, với đội ngũ luật sư nhà đất giỏi tphcm còn tư vấn cho khách hàng giao dịch trong các tình huống khó, như: thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp, thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ, thủ tục sang nhượng nhà đất mới nhất, mua bán nhà đất qua người ủy quyền, vay thế chấp nhà đất.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Là một công ty luật uy tín tại tphcm, với đội ngũ luật sư nhà đất uy tín tphcm, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàn hỗ trợ khách hàng trong việc tư vấn luật đàm phán, soạn thảo các hợp đồng sau đây:

  • Hợp đồng góp vốn
  • Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng cho thuê nhà (bao gồm cả thuê văn phòng và thuê địa điểm kinh doanh)
  • Hợp đồng cho thuê đất
  • Hợp đồng thế chấp nhà đất

Nội dung phân tích

Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự quy định về Đặt cọc thì:

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo bạn đã thông tin ở trên, việc bạn đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất.

Như vậy trong hợp đồng của bạn đã thỏa thuận rõ "Đúng ngày 2/6/2015 bà ái phải giao sổ đỏ cho bạn (2 tháng kể từ ngày đặt cọc) nếu không thì phải trả tiền cọc và bồi thường 70 triệu tiền cọc". Tuy nhiên bà Ái lại không thực hiện đúng thỏa thuận.  Khi bà Ái không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bạn có quyền  khởi kiện đòi lại khoản tiền đặt cọc và bồi thường số tiền 70 triệu mà hai bạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bởi Theo quy định khoản 3 điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi 2011) quy định: tranh chấp hợp đồng dân sự là tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Cụ thể:

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định. 

 

Trân trọng!

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Điều Kiện Để Được Miễn Thuế Khi Bán Nhà Đất

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

 

Theo quy định của Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC, nếu bạn chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam và đáp ứng đồng thời các điều kiện sau thì thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân:Thứ nhất:  Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở tại thời điểm chuyển nhượng. Thứ hai: Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày. Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.Thứ ba: Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở đó.

Trân trọng.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Quy Định Mới Luật Đất Đai

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 100, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và có một trong 07 loại giấy tờ như:

- Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp

- Các loại giấy tờ khác xác lập trước ngày 15/10/1993.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay, thủ tục cấp Sổ đỏ được thực hiện theo quy trình sau:

- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm Đơn đăng ký; một trong các loại giấy tờ nêu trên; báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính…

- Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND cấp huyện;

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận;

- Đến nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy hẹn.

Các trường hợp không được cấp Sổ đỏ

Đây là nội dung được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó đáng chú ý là các trường hợp như:

- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ khi thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Người sử dụng đất đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của Nhà nước;

- Đất được sử dụng vào mục đích xây các công trình công cộng như đường giao thông, công trình dẫn nước, đường dây truyền tải điện…

 
Thời hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân

Cũng theo Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất bao gồm sử dụng ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời hạn. Trong đó:

- Đất sử dụng ổn định lâu dài áp dụng đối với:

+ Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;

+ Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan…

- Đất sử dụng có thời hạn áp dụng đối với:

+ Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân thuê: Không quá 50 năm;

+ Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân để trực tiếp sản xuất nông nghiêp: 50 năm;

+ Đất được giao cho các tổ chức thực hiện các dự án đầu tư: Không quá 50 năm; đối với dự án vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm: Không quá 70 năm;

+ Đất cho thuê để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: Không quá 99 năm…

 

Các trường hợp vi phạm bị Nhà nước thu hồi đất

Tại Luật Đất đai mới nhất, các nội dung về thu hồi đất được quy định tại Chương 6. Theo đó, ngoài các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng… thì Nhà nước còn thu hồi đất trong các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

Cụ thể, theo Điều 64 của Luật, các trường hợp này bao gồm:

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm;

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…

Trong những trường hợp vi phạm quy định về pháp luật đất đai nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, nếu không chấp hành yêu cầu thu hồi đất, tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

 
Mức đền bù giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất

Theo Điều 75 của Luật Đất đai mới nhất, hộ gia đình, cá nhân được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đồng thời, hộ gia đình và cá nhân nêu trên cũng chỉ được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc đền bù được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền đền bù cho người có đất thu hồi.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai

Theo Điều 202 của Luật Đất đai, trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai được quy định như sau:

- Các bên tự hòa giải; nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải;

- Chủ tịch UBND xã tổ chức việc hòa giải. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

- Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để công nhận việc thay đổi ranh giới và cấp lại Sổ đỏ.

- Nếu hòa giải không thành và trong trường hợp đất đã có Sổ đỏ thì gửi đơn đến Tòa án để giải quyết tranh chấp; Trường hợp không có Sổ đỏ thì chỉ được nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định về tố tụng dân sự.

- Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành; trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
 
Đặc biệt lưu ý, đất đang có tranh chấp thì sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng. 

 

Hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất được khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất có có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Cách tính tiền sử dụng đất

Theo Điều 4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 135/2016/NĐ-CP, tiền sử dụng đất áp dụng với hộ gia đình, cá nhân được tính như sau:

- Trường hợp được giao đất thông qua hình thức đấu giá: Tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá;

- Trường hợp được giao đất không qua hình thức đấu giá: Tiền sử dụng đất được tính theo công thức:

 

- Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính bằng bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

- Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư sang làm đất ở thì tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp…

Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất

Điều 110 của Luật Đất đai mới nhất quy định khá cụ thể về các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, trong đó có:

- Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

- Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo;

-  Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;

- Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập…

Trân trọng!

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Luật Sư Tư Vấn Về Điểm Mới Luật Quy Hoạch

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Mới đây (1/1/2019), luật Quy hoạch đã được thông qua với nhiều điểm mới trong quy định về đất đai, kinh doanh bất động sản như: nghiêm cấm các hành vi không công bố, công bố chấm thông tin dự án, từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch hay một số quy định mới về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, quản lí condotel,…

Thưa ông, sau khi luật Quy hoạch được thông qua, những điểm mới nào cần lưu ý trong qui định về đất đai và kinh doanh bất động sản?

Theo tôi điểm cần quan tâm đó là các quy định như:

 Nghiêm cấm hành vi từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, Một trong những điểm nổi bật của Luật Quy hoạch là việc quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong quy hoạch những năm vừa qua, gồm, Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu…

Quy hoạch không được mang tính “nhiệm kỳ”

Quy hoạch thay đổi theo nhiệm kỳ, không đồng nhất, thiếu tính kết nối đã tạo thành một lực cản cho sự phát triển của từng địa phương và cả nước.  Để khắc phục những hạn chế, Luật quy hoạch quy định trong hoạt động quy hoạch phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường…..

Cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến về quy hoạch

Theo quy định Luật quy hoạch thì, khi lập quy hoạch cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy hoạch, cụ thể:

- Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch, trừ quy hoạch ngành quốc gia thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến.

Điều chỉnh quy hoạch không được làm thay đổi mục tiêu quy hoạch

Đây là một trong những nguyên tắc khi điều chỉnh quy hoạch, theo đó:

- Việc điều chỉnh quy hoạch không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch, trừ các trường hợp sau:

 + Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch;

+ Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch;

Quy trình lập quy hoạch tỉnh

Theo Luật Quy hoạch, lập quy hoạch tỉnh được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng nhiệm vụ quy hoạch tỉnh

Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Bước 2: Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, địch hướng phát triển

- Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, xây dựng quy hoạch;

- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

Bước 3: Xây dựng nội dung quy hoạch

………………..

Đó là những điểm mới, minh bạch, công khai và có lợi cho người dân, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản.

Thực tế hiện nay còn tồn tại những vấn đề gì trong quy định về đầu tư, quy hoạch đất đai, kinh doanh bất động sản thưa ông?

Hiện nay vấn đề về thông tin quy hoạch hầu như chưa được công khai, minh bạch và không phải cá nhân, tổ chức nào cũng biết được thông tin quy hoạch. Nhiều người cho rằng thông tin quy hoạch nhiều khi không minh bạch tạo nên tính không công bằng, cạnh tranh trong kinh doanh, gây bất bình cho nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản.

Để luật được áp dụng vào cuộc sống, chúng ta cần phải thực hiện như thế nào, thưa luật sư?

Theo tôi cả cơ quan nhà nước và các cá nhân, tổ chức cần nghiêm chỉnh thực hiện đúng Luật quy hoạch. Luật quy hoạch cần thực thi và đi vào thực tiến để mọi tổ chức, cá nhân đều công bằng, bình đẳng trước pháp luật. Mọi cá nhân, tổ chức đều biết được thông tin quy hoạch về nhà đất mà khôgn bị hạn chết vì bất kỳ lý do gì.

Trân trọng cảm ơn luật sư!

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006