Luật Sư Tư Vấn Soạn Thảo Di Chúc
Tư vấn soạn thảo di chúc – lập di chúc uy tín.
✪ Bạn muốn lập di chúc mà chưa biết cần những thủ tục nào?
✪ Bạn muốn soạn thảo di chúc nhưng chưa biết những thủ tục nào phù hợp pháp lý?
✪ Bạn cần tìm nơi công chứng di chúc được soạn thảo từ trước?
✪ Bạn cần tìm nơi quản lý di chúc giúp bạn tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra sau này?
✪ Bạn muốn định đoạt tài sản của mình sau khi mất theo đúng tâm nguyện của bạn?
✪ Dịch vụ di chúc ở đâu uy tín tại TP.HCM?
Có thể nói con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, tất cả những cố gắng nhọc nhằn suốt một đời chỉ mong muốn con cái được học hành thành tài và ổn định. Với mong muốn con cái có thể yêu thương và đùm bọc nhau trong lúc khó khăn cũng như khi giàu sang phú quý. Tuy nhiên cha mẹ sinh con trời sinh tính, có những gia đình với các hoàn cảnh khác việc để lại di chúc giúp thực hiện tâm nguyện của bạn có thực sự cần thiết là câu hỏi mà bạn đang băn khoăn. Với tâm nguyện tài sản của mình sau khi mất được con cái lưu giữ, bảo quản cũng như sử dụng đúng mục đích của mình. Lập di chúc và công chứng hợp pháp là một phương thức giúp bạn thực hiện những mong muốn đó. Vậy làm dịch vụ di chúc ở đâu uy tín? Soạn thảo như thế nào? Lưu giữ ra sao để không bị mất, bị thất lạc? Là các câu hỏi khi bạn có ý định lập di chúc.
Để di chúc được thành lập một cách hợp pháp bạn nên liên hệ với các công ty luật có uy tín, chuyên sâu về lĩnh vực phân chia di sản thừa kế để làm các thủ tục này với thời gian nhanh và chi phí hợp lý.
Di chúc lập ra được coi là hợp pháp khi người lập di chúc có quyền định đoạt về tài sản của mình và khi lập di chúc phải còn minh mẫn, không bị lừa dối, đe doạ. Trong đó người lập di chúc phải có giấy tờ chứng minh quyền tài sản của mình (như giấy hồng, giấy đỏ, sổ tài khoản ngân hàng …), giấy khám sức khoẻ đủ điều kiện lập di chúc, CMND và hộ khẩu. Để tránh xảy ra tranh chấp về sau di chúc soạn thảo nên được công chứng và có người làm chứng. Người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào, trừ những người sau đây:
✔ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
✔ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
✔ Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự
Di chúc được coi là hợp pháp khi có đầy đủ chữ ký của những người để lại di chúc, người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc bằng văn bản khi soạn thảo phải ghi rõ:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ …
Chúng tôi với nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế không có di chúc, tư vấn soạn thảo di chúc, công chứng di chúc và quản lý b với lợi thế có văn phòng công chứng riêng quá trình thực hiện dịch vụ di chúc của bạn diễn ra nhanh chóng và bảo đảm với chi phí thấp. Bên cạnh đó chúng tôi với đội ngũ luật sư giỏi sẽ giúp bạn tư vấn các thủ tục hành chính và làm giấy tờ có liên quan miễn phí tận tâm và chuyên nghiệp.
Trân trọng.
luật sư tư vấn thừa kế cho việt kiều mỹ
Trước khi chết chưa quan tâm nhiều đến việc lập di chúc chia di sản dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy liên quan đến tranh chấp di sản do người chết để lại. Để đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ này. Luật dân sự 2005 quy định rất chi tiết về chia di sản của người chết theo pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản của người chết để lại không có di chúc sẽ được phân chia theo quy định thừa kế theo pháp luật (Điều 675).
Quy định của pháp luật về di sản thừa kế
1. Theo quy định tại điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do
4. Để đảm bảo cuộc sống cho một số thân nhân không có khả năng lao động. Điều 669 Bộ luật dân sự người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Đây là một nét nhân văn trong Bộ luật dân sự, vừa đảm bảo sự công bằng về công sức đóng góp cho các cá nhân liên quan.
Thừa kế theo di chúc
Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Theo quy định của Bộ luật dân sự, Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người lập di chúc có các quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối Di sản thừa kế để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ giữ, người quản lý di sản, người phân chia di sản;
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên người thừa kế phải có những điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự.
Ngoài những người được hưởng di sản theo di chúc thì có những trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người đó bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động;
tư vấn cho việt kiều người nước ngoài
Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
- Mua/bán (chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng) bất động sản (nhà/ đất/rừng/hồ…)
- Cho, tặng bất động sản.
- Di chúc.
- Thuê/cho thuê/cho thuê lại.
- Ủy quyền quản lý, sử dụng...
- Góp vốn bằng bất động sản.
- Hợp tác kinh doanh liên quan đến bất động sản.
Nội dung dịch vụ:
Trong từng trường hợp cụ thể, luật sư sẽ thực hiện các công việc cơ bản sau đây:
- Tư vấn pháp luật : giới thiệu, giải thích các qui định của pháp luật Việt Nam về bất động sản ( thủ tục, thuế …).
- Xem xét, đánh giá giấy tờ, tài liệu pháp lý liên quan đến bất động sản, kiểm tra tư cách chủ thể của đối tác giao dịch.
- Hỗ trợ thẩm tra, xác minh, tìm hiểu thông tin về bất động sản (qui hoạch, tranh chấp, thừa kế …).
- Hỗ trợ yêu cầu đối tác bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý về bất động sản.
- Dự thảo, soạn thảo hợp đồng, chứng từ thu/chi ( đặt cọc, hợp đồng mua bán, thuê ...)
- Hỗ trợ chứng thực hợp đồng tại Phòng công chứng.
- Làm chứng việc thanh toán.
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc đăng ký, hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu: đóng thuế, trước bạ, xin cấp giấy chủ quyền mới …
- Các công việc khác (nếu có).
Phí dịch vụ:
Phí dịch vụ dựa vào tính chất công việc và giá trị của bất động sản và do hai bên cùng thỏa thuận, thống nhất.
Dưới đây là biểu phí tham khảo :
- 1.000.000 đồng/hồ sơ – đối với bất động sản có giá trị dưới 2 tỷ đồng.
- 2.000.000 đồng/hồ sơ - đối với bất động sản có giá trị từ 2 – 5 tỷ đồng.
- Từ 3.000.000 đồng/hồ sơ – đối với bất động sản có giá trị từ trên 5 tỷ đồng.
luật sư tư vấn về thời hiệu khởi kiện thừa kế
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Pháp luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
1. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. và cần phân biệt như sau:
Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia thừa kế.
2. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Tuy nhiên, quy định trên của Nghị quyết vẫn không thể giải quyết triệt để vấn đề, vì, sau thời hạn 10 năm, để được Tòa án thụ lý giải quyết chia tài sản chung thì phải thỏa mãn hai điều kiện là “không có tranh chấp về hàng thừa kế” và “đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”. Trong trường hợp các đồng thừa kế đang có tranh chấp với nhau thì Nghị quyết lại không đề cập tới cách thức giải quyết khi người đang quản lý và hưởng lợi từ di sản không ký vào yêu cầu chia di sản. Đây có thể coi là trường hợp khiếm khuyết điển hình của vụ việc chia thừa kế trong thực tiễn mà đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
luật sư chuyên về thừa kế tại tòa án
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Là luật sư chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.
Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
NỘI DUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
Quyền thừa kế được xác định ở 1 loạt các văn bản pháp luật quan trọng như: Pháp lệnh thừa kế năm 1990(khoản 1 Điều 36); Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ( Điều 31); Bộ luật dân sự năm 1995 ( Điều 634, 648); Bộ Luật dân sự năm 2005 ( Điều 631, 645). Nội dung quyền thừa kế bao gồm quyền để lại di sản cho người thừa kế, quyền được hưởng di sản thừa kế,quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Người có tài sản có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách để lại cho người khác thông qua việc lập di chúc. Người thừa kế có thể hưởng thừa kế trên cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật (là trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp)…
Một số vấn đề về pháp luật thừa kế cần lưu ý:
1. Người thừa kế
Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì di sản do người đó để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế được xác định như sau:
- Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc).
- Là người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo các quy định sau:
- Quy định tại Ðiều 635 Bộ luật Dân sự về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Quy định tại Ðiều 641 Bộ luật Dân sự về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.
Ðiều 677 Bộ Luật Dân sự về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống).
2. Di sản thừa kế
Di sản thừa kế phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại thừa kế và tài sản này bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền. Tài sản đó là tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế khi có các điều kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, trong thời gian sử dụng đất. Theo quy định tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 10/8/2004 thì quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế trong những trường hợp sau:
- Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
- Đối với đất do người chết để lại mà người đó có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai thì kể từ ngày 1/7/2004 quyền sử dụng đất đó là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Pháp luật Dân sự quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết, người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.
1. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. và cần phân biệt như sau:
Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia thừa kế.
2. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Tuy nhiên, quy định trên của Nghị quyết vẫn không thể giải quyết triệt để vấn đề, vì, sau thời hạn 10 năm, để được Tòa án thụ lý giải quyết chia tài sản chung thì phải thỏa mãn hai điều kiện là “không có tranh chấp về hàng thừa kế” và “đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”. Trong trường hợp các đồng thừa kế đang có tranh chấp với nhau thì Nghị quyết lại không đề cập tới cách thức giải quyết khi người đang quản lý và hưởng lợi từ di sản không ký vào yêu cầu chia di sản. Đây có thể coi là trường hợp khiếm khuyết điển hình của vụ việc chia thừa kế trong thực tiễn mà đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Trân trọng
Trân trọng cảm ơn đã tin tưởng chúng tôi trong thời gian qua.