Chúng tôi là hãng luật giỏi về thừa kế, chuyên thừa kế cho gia đình về chia đất đai, nhà ở, tài sản...
Nguyên tắc hành nghề của chúng tôi:
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
Bí mật thông tin:
Chúng tôi luôn cam kết Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý:
Luật sư của chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Chúng tôi được đào tạo bài bản
Chúng tôi khao khát, muốn cống hiến
Chúng tôi luôn hướng tới những điều tốt đẹp
Quy định về chia di sản thừa kế theo pháp luật
Văn hóa người Việt trước khi chết chưa quan tâm nhiều đến việc lập di chúc chia di sản dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy liên quan đến tranh chấp di sản do người chết để lại. Để đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ này. Luật dân sự 2005 quy định rất chi tiết về chia di sản của người chết theo pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản của người chết để lại không có di chúc sẽ được phân chia theo quy định thừa kế theo pháp luật (Điều 675).
Quy định của pháp luật về di sản thừa kế
1. Theo quy định tại điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do
4. Để đảm bảo cuộc sống cho một số thân nhân không có khả năng lao động. Điều 669 Bộ luật dân sự người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Đây là một nét nhân văn trong Bộ luật dân sự, vừa đảm bảo sự công bằng về công sức đóng góp cho các cá nhân liên quan.
Thừa kế theo di chúc
Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
di-chuc Theo quy định của Bộ luật dân sự, Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người lập di chúc có các quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối Di sản thừa kế để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
- Chỉ định người giữ giữ, người quản lý di sản, người phân chia di sản;
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên người thừa kế phải có những điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự.
Ngoài những người được hưởng di sản theo di chúc thì có những trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người đó bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động;
-
Bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn: Thuận tình ly hôn, Thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn, Đơn phương ly hôn – Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương, Ly hôn vắng mặt vợ (chồng) – Thủ tục ly hôn vắng mặt tại phiên tòa,
T
ư vấn luật đất đai, chuyên tư vấn miễn phí các luật liên quan các vấn đề đât đai, tranh chấp đât dai, cấp sổ đỏ , khiếu kiện, thủ tục sở hữu đất dai cho khách hang chính sác, chuyên nghiệp, nhanh chong kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu cho khách hàng,.
tư vấn luật đất đai, chuyên tư vấn miễn phí các luật liên quan các vấn đề đât đai, tranh chấp đât dai, cấp sổ đỏ , khiếu kiện, thủ tục sở hữu đất dai cho khách hang chính sác, chuyên nghiệp, nhanh chong kịp thời, cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu cho khách hàng,.
- Dịch vụ kế toán:Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín và chuyên nghiệp với mức giá rẻ nhất cho các doanh nghiệp
- Tư vấn đầu tư: Chuyên tư vấn đầu tư, dịch vụ tư vấn pháp lý, đầu tư nước ngoài, điều chỉnh giấy chứng nhận đâu tư, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đầu tư
Trân trọng
A.CÁC LOẠI VĂN BẢN VỀ THỪA KẾ
- Văn bản khai nhận thừa kế.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
- Văn bản từ chối di sản thừa kế.
B. CÁC GIẤY TỜ CẦN CUNG CẤP
1. Phiếu yêu cầu công chứng ( theo mẫu cung cấp tại VP Công Chứng).
2. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế ( Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch ) của những người thuộc diện hưởng thừa kế.
4. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hợp pháp của người thuộc diện hưởng di sản thừa kế (nếu có ).
5. Giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền ( nếu có ) của người/những người thuộc diện hưởng di sản thừa kế.
6. Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế ( Hoặc giấy tờ chứng minh người đó đã chết ).
7. Giấy chứng tử của những người thuộc diện hưởng thừa kế ( nếu có ).
8. Di chúc hợp pháp ( nếu có ).
9. Giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản thừa kế.
C. TRÌNH TỰ ,THỦ TỤC CÔNG CHỨNG
Bước 1 : Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ ( Bản photo và bản gốc để đối chiếu ) ; Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà ( có thù lao ).
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.
Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo thông báo khai nhận di sản thừa kế ( Trong thời gian khoảng 30 - 45 phút ). Thông báo khai nhận di sản thừa kế sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và ký
Bước 4: Người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế nộp tiền, đóng dấu và nhận thông báo đem về ủy ban nhân dân phương niêm yết trong vòng một tháng, kể từ ngày công chứng viên ký thông báo
Bước 5: Sau khi nhận được xác nhận của ủy ban nhân dân phường và thông báo khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng nộp bản thông báo đó cho công chứng viên. Công chứng viên sẽ chuyển cho bộ phận nghiệp vụ soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của khai nhận di sản thừa kế ( theo hướng dẫn ). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Bước 6: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản khai nhận thừa kế đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.
Tranh chấp về thừa kế là tình trạng xung đột về quyền lợi giữa những người được hưởng di sản do người chết để lại, gải quyết các tranh chấp về thừa kế cần xác định những nội dung sau:
1. Xác định đối tượng tranh chấp:
Đối tượng tranh chấp trong vụ án tranh chấp dân sự về thừa kế theo quy định tại điều 168 BLTTDS. Việc xác định đúng đối tượng tranh chấp là “nhà đất”, hay “đất”, hay là “tài sản khác”…. để xác định:
- Thời hạn, thời hiệu khởi kiện, có thuộc trường hợp bắt buộc phải có biên bản hòa giải tại cơ sở trước khi khi khởi kiện ra tào án.
-Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế bao gồm: “thời hiệu khởi kiện về thừa kế” và “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại”.Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định chung là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, tức là ngày người để lại di sản thừa kế chết. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu một người thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 BLDS 2005).
2. lập sơ đồ về hàng thừa kế và diện thừa kế.
Sơ đồ cần thể hiện các nội dung: người để lại di sản, các thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, mối quan hệ giữa các người thừa kế với nhau và với những người để lại thừa kế.
3. Xác định những tài liệu, giấy tờ có ý nghĩa chứng minh:
- Di chúc;
- Giấy chứng tử;
- Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu;
- Bản khai lý lịch;
4 Thu thập các chứng cứ chứng minh về:
- Thời điểm mở thừa kế;
- Hàng thừa kế,
- Diện thừa kế.
5.Xác định di sản:
- Xác định tổng thể tài sản tranh chấp.
- Xác định phần đóng góp, công sức đóng góp của những người liên quan đến di sản đang tranh chấp.
- Xác định đồng chủ sở hữu với người để lại di sản. Đồng chủ sở hữu thường là chồng hoặc vợ của người để lại di sản.
- Xác định thời kỳ hôn nhân hợp pháp để xác định họ có phải đồng chủ sở hữu của khối tài sản tranh chấp không
- Xác định nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán từ di sản.
Trân trọng
Việc phân chia di sản thửa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc ...
Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác”.
Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”
Như vậy, quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cũng là một loại tài sản mà cá nhân sau khi chết có thể để lại cho những người còn sống khác theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc.
Việc phân chia di sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà về nguyên tắc cũng sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 684 và Điều 685 BLDS 2005. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi phân chia di sản theo pháp luật thì sẽ chia đều cho những người cùng hàng thừa kế của người để lại di sản.
Tuy nhiên di sản ở đây là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, hiện vật đem chia ở đây là nhà và đất nên nhiều khi không thể phân chia thành những phần bằng nhau, vì vậy luật đã dự liệu:
Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Ngoài ra luật còn quy định trường hợp hạn chế phân chia di sản đó là trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trong trường hợp yêu cầu phân chia di sản mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.