Tranh tụng là một trong những dịch vụ pháp lý quan trọng hàng đầu của VPLS GIA ĐÌNH trong lĩnh vực tranh tụng.Với kinh nghiệm tích luỹ qua thực tiễn, và dịch vụ được thực hiện bởi các luật sư chuyên nghiệp đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, các Công ty luật, Văn phòng luật sư lớn trong và ngoài nước, Luật sư của VPLS GIA ĐÌNH đã tư vấn và giải quyết tranh chấp cho nhiều khách khàng với những vụ việc hết sức phức tạp.
Văn phòng Luật sư GIA ĐÌNH luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, hiệu quả cao đối với khách hàng qua những dịch vụ chính sau:
- Hỗ trợ doanh nghiệp giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết các giao dịch phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Soạn thảo hồ sơ, văn bản mang tính pháp lý cao;
- Tư vấn thường xuyên, cung cấp và phân tích văn bản đối với từng hoạt động ngành nghề kinh doanh.
- Tư vấn các vấn đề liên tới pháp luật: Tài chính, kế toán, đất đai, xuất nhập khẩu, dân sụ, thương mại, sở hữu trí tuệ, đầu tư...
- Tư vấn, thực hiện các thủ tục hành chính trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đại diện, tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trong các vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, sở hữu trí tuệ, đầu tư, đất đai, hôn nhân gia đình...
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp:
Cùng với sự sôi động của nền kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, các tranh chấp về dân sự, kinh tế, thương mại, lao động cũng không ngừng gia tăng và tính chất ngày các phức tạp. Khi tham gia giải quyết các tranh chấp cho khách hàng, Văn phòng Luật sư GIA ĐÌNH luôn xem xét mọi khía cạnh của vụ việc để đưa ra các giải pháp tư vấn phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng, đồng thời giữ gìn uy tín và quan hệ đối tác lâu dài giữa các bên tranh chấp.
Nội dung tư vấn bao gồm:
- Tư vấn và tham gia thương lượng, hòa giải vụ việc giữa các bên;
- Lập hồ sơ khởi kiện các vụ việc tại tòa án, trọng tài;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc;
- Tham gia tranh tụng tại tòa án, trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong vụ tranh chấp.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật & quyết tranh chấp tại tòa án:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Nhiều người dân khi muốn thực hiện quyền khởi kiện hành chính về đất đai không biết bắt đầu từ đâu? Làm thủ tục như thế nào? Hay khiếu kiện ở đâu? Dẫn đến tình trạng lúng túng, mất thời gian, mất quyền lợi…
Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về đất đai
Tại Điều 5 Luật Tố tụng Hành chính quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Tuy nhiên các cá nhân, cơ quan, tổ chức này phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính, cụ thể như sau:
Với cá nhân
- Cá nhân phải là người từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác
- Với những cá nhân chưa đủ 18 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự được quyền khởi kiện vụ án hành chính về đất đai thông qua người đại diện theo pháp luật
- Nếu người khởi kiện vụ án hành chính về đất đai đã mất thì người thực hiện khởi kiện vụ án đó sẽ là người thừa kế của họ
Với cơ quan, tổ chức
- Được công nhận hợp pháp theo các quy định pháp luật
- Sở hữu và chịu trách nhiệm với tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
- Thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Các dạng khởi kiện hành chính về đất đai thường gặp trên thực tế
- Cho thuê đất,giao đất,thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các vụ án hành chính về đất đai rất phổ biến
- Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Truy thu các khoản thuế, lệ phí thuộc nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quy trình khởi kiện hành chính về đất đai
Thời hiệu khởi kiện hành chính về đất đai
Theo quy định tại điều 104, Luật Tố tụng Hành chính, thời hiệu khởi kiện vụ hán hành chính về đất đai là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai, trừ những trường hợp bất khả kháng (không được tính vào thời gian khởi kiện) được quy định như sau:
-
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
-
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện
-
Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Hiện nay, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đang được tạm dừng để điều chỉnh một số lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu Điều 260 BLHS năm 2015 quy định tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông” chúng tôi có một số ý kiến như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Thứ nhất, tại Điều 202 BLHS 1999 quy định tội phạm này với tên gọi “Tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo tên gọi của điều luật thì chỉ những người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”. Với tên gọi tội danh như Điều 202 của BLHS 1999 thì không thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với “người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” mặc dù họ cũng tham gia giao thông và gây thiệt hại đến tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản của người khác. Điều 260 BLHS năm 2015 đã sửa đổi tên điều luật theo hướng bao quát hơn, phản ánh đúng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của điều luật, tức là người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông thì đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, tức là vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với hành vi phạm tội khi có hậu quả xảy ra. Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
- Làm chết một người;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng cho người khác, gây thương tích hoặc sức khỏe cho người khác với một tỷ lệ nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản ở mức độ nhất định thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Khoản 2, 3 của điều luật quy định các tình tiết định khung tăng nặng.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 quy định hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 120% thì “bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Điểm c khoản 1 điều này lại quy định hậu quả của hành vi phạm tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%”cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự như quy định tại điểm b khoản 1 điều này. Tức là giữa điểm b và điểm c có sự phân biệt là gây thương tích hoặc gây tổn hai sức khỏe cho số người khác nhau, nhưng tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể thì như nhau (trong khoảng từ 61% đến 121%) và cùng chịu một khung hình phạt như nhau. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là không cần thiết bởi nó có sự trùng lặp về tỷ lệ thương tích và cùng khung hình phạt. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 và sửa đổi điểm b theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%” thì vẫn đảm bảo yếu tố định lượng trong khoản này và không có sự trùng lặp như quy định tại BLHS 2015.
Tương tự như vậy, tại điểm e khoản 2 Điều 260 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên thì “thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Điểm g khoản 2 điều này quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%” thì cũng chỉ phải chịu mức hình phạt như quy định tại điểm e khoản này. Quy định như vậy là không thực sự cần thiết, gây rườm rà khi xây dựng kết cấu của điều luật. Trong khi đó, điểm b khoản 3 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người từ 183% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Chúng ta thấy rằng quy định như vậy là bất hợp lý bởi vì nếu một người vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thương tích cho 03 người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này ở mức 190% thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm g khoản 2 hay theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS 2015. Do vậy, chúng tôi cho rằng bỏ quy định tại điểm g khoản 2 và sửa quy định tại điểm e khoản 2 điều luật này theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%”, đồng thời bỏ quy định tại điểm b khoản 3sẽ tránh được sự chồng chéo quy định giữa các khoản nhưng vẫn đảm bảo nội dung điều chỉnh của điều luật.
Khoản 4 của điều luật lại quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành tội phạm cơ bản. Khoản 4 quy định: “Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Ở đây, nhà làm luật quy định đối với hành vi phạm tội chỉ gây thiệt hại ở mức độ như quy định tại khoản 4 thì chỉ có thể áp dụng hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm chứ không được áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên, điểm bất cập là nếu thiệt hại xảy ra chỉ ở phạm vi quy định của khoản 4 nhưng thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe thì hình phạt được áp dụng như thế nào? Nếu áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 để xử phạt người phạm tội từ 03 năm đến 10 năm tù thì quá nặng và mức hình phạt được áp dụng không hợp lý. Chúng tôi cho rằng quy định cấu thành tội phạm định khung giảm nhẹ tại khoản 4 là không logic với kết cấu của điều luật. Các BLHS trước đây (BLHS 1985 và BLHS 1999) được xây dựng theo mô hình cấu thành tội phạm cơ bản đến cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ đảm bảo tính logic, khoa học, dễ nắm bắt và áp dụng. Điều 260 BLHS 2015 được xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ không theo một trật tự nhất định mặc dù không gây khó khăn khi áp dụng nhưng về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tôi là thiếu tính logic. Mặt khác, sẽ là vướng mắc khi áp dụng hình phạt nếu hành vi phạm tội rơi vào trường hợp vừa phân tích ở trên. Nếu muốn thực hiện chính sách hình sự trong trường hợp này thì có thể quy định bằng những văn bản dưới luật hoặc các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng chuyển khoản 4 thành một điểm trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 để vừa đảm bảo kết cấu logic của điều luật và vừa phù hợp với cấu thành tội phạm và mức hình phạt ở các khoản khác của điều luật.
Thứ ba, như đã phân tích ở trên, đây là điều luật quy định cấu thành tội phạm vật chất tức là đòi hỏi phải có hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả đó có thể là gây thiệt hại về tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản ở một mức độ nhất định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt được áp dụng phải căn cứ vào mức độ hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, khoản 5 của điều luật lại quy định theo cấu thành tội phạm hình thức tức hậu quả của tội phạm chưa xảy ra. Chúng tôi cho rằng quy định này không logic với kết cấu của điều luật và thiếu tính khả thi trên thực tế. Để xác định một hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nào đó có nguy hiểm hay không, nguy hiểm ở mức độ nào, “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời” phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của con người nhất là của người áp dụng pháp luật. Thực tế cho thấy mặc dù khoản 4 Điều 202 BLHS 1999 cũng có quy định hành vi này nhưng chưa có trường hợp nào bị truy tố, xét xử đối với loại hành vi này. Nguyên nhân là do thiếu căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi đã đủ để cấu thành tội phạm này hay chưa và giả sử xác định một hành vi nào đó đã phạm tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 5 Điều 260 BLHS năm 2015 thì dựa vào căn cứ nào để đưa ra mức hình phạt cho hành vi phạm tội đó. Chúng tôi cho rằng không nên quy định loại hành vi này là một hành vi phạm tội trong bộ luật hình sự.
Từ những ý kiến trên, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Điều 260 BLHS 2015 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
