Luật Sư Tranh Tụng

Trình tự giải quyết vụ án dân sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nhằm đảm bảo giải quyết những vụ việc dân sự, Bộ luật TTDS đã hoàn thành nội dung về trình tự giải quyết vụ việc từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Dưới đây là các bước hướng dẫn, giúp bạn đọc hình dung sơ bộ quá trình xử lý vụ án qua các giai đoạn khác nhau:

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

=> Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

=> Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này  

Bước 2: Hòa giải vụ án

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.

+ Ra quyết định hòa giải thành  khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận

+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

+ Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203)

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

 THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA SƠ THẨM

* Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 237): Là thủ tục của Thư ký Tòa án gồm các công việc: phổ biến nội quy, xác định sự vắng mặt có mặt theo giấy giới thiệu, ổn định trật tự, yêu cầu mọi người đứng dâỵ khi HĐXX vào làm việc.

* Thủ tục bắt đầu phiên tòa: gồm các công việc sau:

-  Khai mạc phiên tòa (Điều 239)

+ Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;

+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch;

+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;

+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng;

*Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

– Hỏi tại phiên tòa: thứ tự hỏi tại phiên tòa (Điều 249)

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Những người tham gia tố tụng khác;

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

- Thủ tục tranh luận tại phiên tòa (Điều 260): Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.

- Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. (Điều 263

*Nghị án và tuyên án

-  Nghị án (Điều 264): Là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. Có thể trở lại việc hỏi và tranh luận (Điều 265).

- Tuyên án (Điều 267): Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án.Thủ tục giám đốc thẩm

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

      Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, kết luận trong bản án không phù hợp Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án.

    Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự

=> Đương sự đươc quyền bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm (Điều 330), thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm điều 335.

=> Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

=> Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

=> Sau đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền:

+ Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa Điều 344.

+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm Điều 345.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án Điều 346.

+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Điều 347

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định

THỦ TỤC TÁI THẨM

    Có căn cứ quy định tại điều 352 khi phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;…

     Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

     Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
 
 
 
 
 

Một Luật Sư Có Thể Bào Chữa Cho Nhiều Người Trong Một Vụ Án

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Một luật sư có thể bào chữa cho nhiều bị cáo trong cùng một vụ án không?

 
 

Trả lời: Tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về người bào chữa như sau:

"1. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư

b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Bào chữa viên nhân dân.

2. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều ra phải xem xét; cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do".

Như vậy theo quy định của pháp luật thì một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị can trong cùng một vụ án, với điều kiện quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu

Chương VI phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch dân sự. Theo đó tại Điều 121 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, để một giao dịch dân sự không bị coi là vô hiệu thì giao dịch đó phải thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự. Còn nếu giao dịch dân sự không thoả mãn các điều kiện trên thì giao dịch đó được coi là giao dịch dân sự vô hiệu.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự như sau:

Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

 Hiện nay khi giải quyết các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại phát sinh từ giao dịch dân sự được coi là vô hiệu còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi một số cơ sở lý luận và thực tiễn xác định việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến giao dịch dân sự được coi là vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự. Để tiện theo dõi chúng tôi xin nêu ra một số ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ 1: Trần Thị N biết ông Phạm Văn K bị hai cấp Toà án kết án 24 tháng tù giam, đang được tại ngoại chờ đến ngày đi thụ hình, qua chuyện trò ông K giãi bày tâm tư của mình với N là muốn được chấp hành án tại trại giam của tỉnh cho gần nhà, đồng thời mong muốn được giảm thời gian chấp hành án xuống còn một năm. Thấy vậy, N nói dối với ông K rằng mình có quen biết một số người có quyền hạn chức vụ cao trong một cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh và N có khả năng lo được theo đúng nguyện vọng của K. Thấy ông K hoàn toàn tin tưởng nên N nói ông K đưa trước cho N 02 triệu đồng để đi “đặt vấn đề”, khi nhận tiền N nói với ông K nếu mất 02 triệu đồng này thì chuyện của anh coi như xong. Nhận được tiền N tiêu xài hết, ba ngày sau N lại gặp ông K và yêu cầu ông K đưa tiếp 50 triệu đồng để N quyết định công việc. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, con ông K phải đi vay số tiền trên với lãi suất 20% tháng rồi thay mặt bố mang đến giao cho N, N còn cẩn thận viết hợp đồng có cả người chứng kiến với nội dung lo “chạy án” cho ông K để con ông K yên tâm giao tiền. Sau khi nhận tiền N dùng toàn bộ số tiền trên vào mục đích cá nhân. Hành vi phạm tội của N bị phát hiện và N bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi biết mình bị lừa, ông K làm đơn tố cáo hành vi của N và yêu cầu N phải bồi thường số tiền gốc 52 triệu và cả số tiền lãi mà con ông phải đi vay để đưa cho N.

Ví dụ 2: Lợi dụng nhu cầu của nhiều người muốn giải quyết công ăn việc làm cho con em trong gia đình, từ năm 2003 đến năm 2009 Nguyễn Thị H đã dùng nhiều mánh khoé gian dối nói với những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài rằng H có khả năng xin cho con em họ đi lao động ở Hàn Quốc và Nhật Bản với chi phí thấp mà lại chắc chắn. Nhiều người tin tưởng nên đã tìm đến H để đăng ký xin cho con em mình đi lao động. H nêu ra số tiền phải nộp của mỗi người đi Hàn Quốc và Nhật Bản, ấn định thời gian thực hiện công việc, thành lập công ty “ma”, mở lớp hướng dẫn thủ tục làm hồ sơ...(thực chất việc làm của H với những người kia chỉ là thủ đoạn để H chiếm đoạt số tiền của họ). Khi thu tiền H có làm giao kết việc giao tiền, trong đó có nội dung: Hai bên giao nhận tiền cho nhau, cam kết trường hợp vì lý do cá nhân mà bay chậm hoặc không bay được so với thời gian đã cam kết thì H sẽ trả lại tiền tính cả gốc và lãi theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hậu quả là những người nộp tiền cho H đều không có ai đi được lao động ở nước ngoài. Số tiền chiếm đoạt được của những người kia H dùng vào mục đích chi dùng cho cá nhân. Hành vi phạm tội của H đã bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hiện nay có nhiều loại ý kiến về việc bồi thường số tiền gốc và tiền lãi trong các vụ án trên:

 Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cả hai vụ án trên đều phải buộc bị cáo bồi thường cả số tiền gốc và tiền lãi cho người bị hại với lý do giao dịch dân sự giữa hai bên là tự nguyện nên cho dù giao dịch đó là vô hiệu hay không vô hiệu, hành vi của họ là đúng hay sai thì nếu một trong hai bên không thực hiện được nghĩa vụ theo thoả thuận thì sẽ phải bồi thường cho bên bị thiệt hại tất cả những gì mà họ đã gây ra.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Cả hai vụ án trên chỉ có căn cứ buộc bị cáo bồi thường cho người bị hại số tiền gốc mà không xem xét số tiền lãi, bởi vì giao dịch dân sự giữa các bên trong vụ án trên đều là giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể là trong vụ án thứ nhất giao dịch giữa N và K là giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật (Điều 128 Bộ luật Dân sự); còn trong vụ án thứ hai giao dịch dân sự giữa H và những người bị hại đã vi phạm Điều 132 Bộ luật Dân sự giao dịch dân sự do bị lừa dối. Cách giải quyết này cũng phù hợp với kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác Ngành Toà án năm 1991 đó là: Đối với các tranh chấp về nợ hụi nếu phát hiện có yếu tố chiếm đoạt hoặc giật hụi... thì chuyển sang Viện kiểm sát truy tố về tội lừa đảo hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi xử lý các tranh chấp này, Toà án chỉ giải quyết cho trả lại phần vốn (thanh toán nợ gốc) không được tính lãi suất còn vốn thì được thanh toán theo cách có tính trượt giá theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.

Quan điểm thứ ba và cũng là quan điểm của chúng tôi cho rằng:

Trong những trường hợp trên nó hoàn toàn khác với trường hợp giao kết hợp đồng dân sự thông thường khác. Bởi vì, đây là trường hợp giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, phần bồi thường thiệt hại này nó có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội hay nói cách khác nghĩa vụ dân sự trong trường hợp này là do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra; khi này giao dịch dân sự bị vi phạm kia nó là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người phạm tội và xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người phạm tội với người bị hại. Do vậy, để xác định việc bồi thường trong hai vụ án này, trước hết chúng ta phải xác định hành vi của các bên khi giao kết hợp đồng. Trong hai ví dụ trên hành vi của N và H đều là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Cho nên, tất cả những thiệt hại mà N và H gây ra thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường cho người bị hại. Tuy nhiên, ở vụ án thứ nhất hành vi giao kết hợp đồng dân sự giữa N và ông K đây là một giao dịch dân sự vi phạm pháp luật, vi phạm điều cấm là sai mà cả ông K và N đều nhận thức được. Cho nên, tuy ông K là người bị hại trong vụ án nhưng ông cũng có một phần lỗi (biết sai vẫn làm). Còn ở vụ án thứ hai thì hoàn toàn khác. Tuy hành vi của H cũng là hành vi lừa đảo, cụ thể là bằng nhiều thủ đoạn H đã chiếm đoạt được tiền của những người bị hại và người bị hại thì hoàn toàn không biết là mình bị lừa dối và luật cũng không buộc người bị hại trong trường này phải biết hành vi của H là hành vi lừa đảo. Do vậy, trong hai vụ án trên tuy hành vi của N và H đều bị truy tố, xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng việc bồi thường thiệt hại trong hai trường hợp này đặt ra lại hoàn toàn khác nhau:

Nếu theo như quy định của Bộ lụât Dân sự về giao dịch dân sự thì trong hai trường hợp trên đều là giao dịch dân sự vô hiệu hiểu theo như quan điểm thứ hai, mà nếu đã coi là giao dịch dân sự vô hiệu thì hậu quả pháp lý của các bên sẽ phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự tức là khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Trở lại hai vụ án trên, ở vụ án thứ nhất theo chúng tôi do việc giao dịch dân sự giữa các bên vi phạm điều cấm nên đây là một giao dịch dân sự vô hiệu hoàn toàn. Cho nên, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự, tức là trong phần bồi thường thiệt hại bị cáo chỉ phải bồi thường cho người bị hại số tiền gốc mà người bị hại đã đưa cho bị cáo (52 triệu đồng).

 Còn ở vụ án thứ hai thì trong trường hợp này H phải bồi thường cho người bị hại cả tiền gốc và số tiền lãi theo như giao kết trong hợp đồng giữa hai bên, hợp đồng giao dịch dân sự trong trường hợp này được gọi là giao dịch dân sự vô hiệu một phần (tùng phần) theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự. Bởi vì, khi giao kết hợp đồng người bị hại không biết và không buộc phải biết mình bị lừa dối tức là họ hoàn toàn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Mặt khác, theo quy định về giao kết hợp đồng dân sự thì các bên có quyền tự nguyện, cam kết thoả thuận giao kết hợp đồng, cho nên khi các giao kết hợp đồng hợp pháp mà pháp luật không cấm thì bên nào gây ra thiệt hại bên đó phải có nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên, việc thoả thuận giữa người được bồi thường và người phải bồi thường họ có quyền tự nguyện thoả thuận với nhau, miễn không trái đạo đức, không trái pháp luật và không vi phạm điều cấm thì sẽ được Toà án chấp nhận. Còn nếu không thoả thuận được thì Toà án sẽ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Còn cách hiểu như quan điểm thứ hai cho rằng, kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác Ngành Toà án nhân dân năm 1991 hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp nợ hụi được coi như vay nợ và được giải quyết như các việc kiện đòi nợ và khi xử lý các tranh chấp này Toà án chỉ giải quyết cho trả lại phần vốn (thanh toán nợ gốc) không được tính lãi suất còn vốn thì được thanh toán theo cách có tính trượt giá theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành 01/TTLN ngày 10/1/1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Do vậy, trong mọi trường hợp giải quyết tranh chấp về nợ hụi thông thường và giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự khi có liên quan đến lãi suất đều không tính lãi suất. Theo chúng tôi, hiểu như vậy là không đúng với tinh thần mà kết luận năm 1991 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn. Kết luận năm 1991 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Đối với các tranh chấp về nợ hụi, nếu phát hiện có yếu tố chiếm đoạt, giật hụi... thì chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân truy tố về tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”. Như vậy, theo chúng tôi, nếu như hành vi của người nợ hụi có yếu tố chiếm đoạt, giật hụi và đã chuyển sang để truy tố, xét xử thì sẽ không còn là việc giải quyết tranh chấp nợ hụi thông thường nữa mà đã là việc giải quyết bồi thường thiệt hại về dân sự trong vụ án hình sự. Do vậy, tất cả những thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra họ phải có nghĩa vụ bồi thường lại toàn bộ cho người bị thiệt hại. Cho nên, hướng dẫn trong kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao năm 1991 là hoàn toàn phù hợp và khẳng định lại một lần nữa quan điểm trong mọi trường hợp giải quyết tranh chấp về nợ hụi thông thường và giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự khi có liên quan đến bồi thường thiệt hại có lãi suất đều không tính lãi suất là không hợp lý không đúng với hướng dẫn của kết luận này.

Vũ Thành Long

Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật

Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

DƯƠNG TẤN THANH – TAND thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Theo quy định của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến những quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện trong một số vụ án dân sự cụ thể.

1. Một số quy định chung về thời hiệu khởi kiện

1.1. Áp dụng quy định về thời hiệu

Tại Điều 149 BLDS và Điều 181 BLTTDS đều quy định Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.1

Vấn đề này, thực tiễn tại Tòa án vẫn còn quan điểm khác nhau, một bên là Thẩm phán phải giải thích và một bên là Thẩm phán không được giải thích cho đương sự biết việc đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu nếu biết thời hiệu khởi kiện đã hết. Vì hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Nếu Thẩm phán giải thích mà đương sự yêu cầu thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu Thẩm phán không giải thích và đương sự không biết được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Tại khoản 1 và Điểm a khoản 4 Điều 210 BLTTDS năm 2015 quy định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải quy định Thẩm phán phổ biên cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của BLTTDS và các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án. Như vậy, các đương sự khi tham gia tố tụng là hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và đương sự phải được Tòa án giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Vì vậy, Thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.

1.2. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại Điều 155 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

– Trường hợp khác do luật quy định.

1.3. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Tại Điều 156 của BLDS năm 2015 có quy định như sau: Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

1.4. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Điều 157 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện theo các trường hợp nêu trên.

2. Thời hiệu khởi kiện đối với một số tranh chấp dân sự

2.1.Thời hiệu thừa kế

Về thời hiệu thừa kế, theo quy định tại Điều 623 của BLDS năm 2015 thì:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, mốc thời gian để tính thời hiệu thừa kế là thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 của BLDS năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của BLDS năm 2015.

Hiện nay, về cách tính thời hiệu thừa kế đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực) có quan điểm cho rằng phải tính từ ngày mở thừa kế (người có tài sản chết) nhưng cũng có quan điểm cho rằng đối với các trường hợp mở thừa kế trức ngày 10/9/1990 thì thời hiệu thừa kế phải tính từ ngày 10/9/1990 theo quy định Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 và văn bản hướng dẫn liên quan.

Nghiên cứu quy định của BLDS năm 2015 và văn bản hướng dẫn liên quan, tác giả thấy rằng:

– Tại khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định như sau: “1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau: d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.”

– Tại Tiểu mục 1 Mục III Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hướng dẫn: “… Kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017…”

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 là các trường hợp trong BLTTDS năm 2015 chưa quy định nhưng đã được quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:

a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

– Tại Mục I về dân sự Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ có hướng dẫn:

“Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự "Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

Khi xác đ dẫn tại Nghị quởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thkiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7 Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.”

Quy định về thời hiệu thừa kế tại Điều 623 của BLDS năm 2015 là quy định mới so với quy định về thừa kế của BLDS năm 2005. Theo quy định tại Điều 645 của BLDS năm 2005, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2.2.Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 588 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Đây là điểm mới so với quy định của BLDS năm 2005. Theo quy định tại Điều 607 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xạm hại.

2.3.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 132 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với: [1] giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;[2] giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; [3] giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; [4] giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và [5] giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm, kể từ ngày:

– Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

– Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

– Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

– Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

– Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Đây là điểm mới so với quy định của BLDS năm 2005. Theo quy định tại Điều 136 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với: [1] giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; [2] giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; [3] giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; [4] giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; [5] giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

2.4.Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng

Theo quy định tại Điều 429 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Đây là điểm mới so với quy định của BLDS năm 2005. Theo quy định tại Điều 427 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xạm hại.

2.5. Thời hiệu khởi kiện theo quy định của luật khác có liên quan

Theo hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn về việc thi hành BLTTDS và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì:

“Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau: … Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.

Như vậy, đối với các tranh chấp dân sự mà có quy định riêng thì thời hiệu khởi kiện áp dụng theo luật chuyên ngành. Có nhiều luật khác quy định về thời hiệu khởi kiện, tác giả liệt kêthời hiệu khỏi kiện một số tranh chấp dân sự cụ thể như sau:

– Yêu cầu Nhà nước bồi thường: 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017 nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự (Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017).

– Khởi kiện đòi bồi thường do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường: 02 năm, kể từ thời điểm các bên được thông báo về thiệt hại với điều kiện thiệt hại xảy ra trong thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa có ghi hạn sử dụng và 5 năm kể từ ngày giao hàng đối với sản phẩm, hàng hóa không ghi hạn sử dụng (Điều 56 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007).

– Khởi kiện người chấp nhận, người phát hành, người ký phát, người bảo lãnh cho người bị ký phát trong trường hợp người thụ hưởng không xuất trình công cụ chuyển nhượng để thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 43 và Điều 69 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 hoặc không gửi thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn quy định tại Điều 50 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005: 02 năm, kể từ ngày ký phát công cụ chuyển nhượng (Điều 78 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005).

– Khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền quy định tại Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 đối với người có liên quan bị khởi kiện theo quy định tại Điều 76 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quyền: 02 năm, Kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng (Điều 78 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005)

– Khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền quy định tại Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 đối với người thụ hưởng: 03 năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán (Điều 78 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005).

– Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất: 02 năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại (Điều 186 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006).

– Khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa: 02 năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất (Điều 174 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006).

– Yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh: 05 năm, kể từ khi sự việc xảy ra (khoản 3 Điều 80 Luật Khám chữa bệnh 2009).

– Khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm: 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010).

Khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải: 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 336 Bộ luật hàng hải 2015). – Khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe và mất mát, hư hỏng hành lý: 02 năm từ ngày hành khách rời tàu (trường hợp hành khách bị thương); 02 năm từ ngày lẽ ra hành khách rời tàu (trường hợp hành khách chết trong thời gian vận chuyển); 02 năm từ ngày người đó chết, nhưng không được quá 03 năm kể từ ngày rời tàu (trường hợp hành khách bị thương trong quá trình vận chuyển dẫn đến hậu quả hành khách đó chết sau khi rời tàu); 02 năm từ ngày hành khách rời tàu hoặc ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn hơn (trường hợp mất mát, hư hỏng hành lý) (Điều 214 Bộ luật Hàng hải 2015)

– Khởi kiện về tai nạn đâm va: 02 năm, kể từ ngày xảy ra tai nạn (Điều 290 Bộ luật Hàng hải 2015).

Luật Sư Tư Vấn Thỏa Thuận Mang Thai Hộ

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;

c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợpvợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006