Luật Sư Bào Chữa Tội Cố Ý Gây Thương Tích
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ HẠI
Tôi luật sư Trần Minh Hùng - Văn phòng luật sư Gia Đình, thuộc Đoàn luật sư TP.HCM là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại Trần Văn Túc.
Tôi trình bày những quan điểm bảo vệ như sau:
I/. Về mặt hình sự và thủ tục.
Căn cứ theo quy định Điều 51 BLTTHS quy định về người bị Người bị hại
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
Bị hại không nhận được bản kết luận điều tra, không nhận được bản cáo trạng cũng như thông báo về kết quả điều tra để khiếu nại về kết luận điều tra và cáo trạng.
Đề nghị HĐXX xem xét về mặt tố tụng, vì đây có dấu hiệu vi phạm tố tụng. Điều này đã làm hạn chế quyền khiếu nại của người bị hại.
Đề nghị tòa án làm rõ và nếu cần thiết trả hồ sơ để điều tra bổ sung xem có đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức hay không? có bỏ lọt tội phạm không? Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (Khoản 3 Điều 20 BLHS). Trong vụ án này tôi cho rằng ở giai đoạn điều tra hồ sơ điều tra chưa chặt chẽ, nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong hồ sơ, cụ thể:
Không xác minh số điện thoại chồng bà Loan là Sơn đã điện thoại cho những ai từ khoảng 21h đến 22h đêm xảy ra sự việc đánh nhau.
Tại bản hỏi cung ngày 4/3/2016 bút lục số 224 Tuấn khai Sơn không điện thoại cho Tuấn nhưng tại sao vợ Sơn là Loan tại bản hỏi cung ngày 6/1/2015 lại khai là 21h45h thì Tuấn có gọi cho Loan ? như vậy vấn đề này chưa được làm rõ và mâu thuẫn trong lời khai của bà Loan. Bản hỏi cung ghi lời khai ngày 4/11/2015 (BL 103) Loan khai không biết Tuấn Mập nhưng bản hỏi cung ghi lời khai ngày 6/1/2016 Loan lại Khai là Tuấn mập gọi cho Loan lúc 21h45 phút nhưng Loan để điện thoại nhà Dì Loan? Như vậy tại sao Loan khai không quen biết Tuấn nhưng sao Tuấn lại có số điện thoại Loan? vấn đề này cũng chưa được làm rõ trong quá trình điều tra và tại sao Tuấn gọi cho Loan để làm gì?
Giai đoạn điều tra cơ quan điều tra không xác minh số thiện thoại Sơn có gọi cho Trọng không?
Việc chỉ lập biên bản kiểm tra điện thoại Trọng, Loan vào lúc 23h ngày 5/1/2015 và xem cuộc gọi Trọng gọi cho những ai là chưa khách quan, không có sức thuyết phục vì có thể bị xóa vì vụ việc xảy ra từ khoảng 21h đến 22h mà 223h mới kiểm tra điện thoại thì các đương sự có thể đã xóa hết vì thời gian đã hơn 1 tiếng đồng hồ. Do vậy cần xác minh tại tổ chức cung cấp dịch vụ mạng điện thoại là thời điểm 21h đến 22h đêm xảy ra vụ đánh nhau thì Sơn, Tuấn, Trọng, Loan đã gọi cho những ai thì mới khách quan, thuyết phục.
Loan khai 21h30 gọi cho Sơn, tại sao gọi? Nhưng 21h45 Loan lại nói Tuấn gọi mà để điện thoại ở nhà Dì? đây là điều mâu thuẫn vì mới gọi điện thoại cho Sơn 21h30 mà sao 21h45 lại để ở nhà Dì?
Cơ quan công an chưa làm rõ tại sao Tuấn gọi cho Loan? mục đích, động cơ, nguyên nhân lý do tại sao Tuấn gọi cho Loan để làm gì?
Biên bản kiểm tra số điện thoại đêm 5/1/2015 chỉ xác minh Trọng gọi cho ai mà không xác Minh Loan gọi cho ai? không lập biên bản thu điện thoại Tuấn, Sơn để xác minh những người này gọi cho ai?
Việc chỉ lập biên bản thu điện thoại Trọng, Loan và xem cuộc gọi không là chưa khách quan, không có sức thuyết phục và chưa làm rõ bản chất và sự thật của hành vi. vì có thể bị xóa, cần xác minh tại tổ chức cung cấp mạng dịch vụ điện thoại mới khách quan, chính xác, có căn cứ.
Cần làm rõ động cơ, mục đích Tuấn đánh ông Túc? không thể không hằn thù gì mà đánh ông Túc bị thương tật tới 52%? quá côn đồ và coi thường pháp luật không?
Căn cứ bản kết luận giám định số 191TgT.15 ngày 23/3/2015 của Trung tâm pháp y TP.HCM thì ông Túc bị thương 52% do vật tày tác động, rõ ràng vật tày sao lại kêu té bị thương? Tuấn khai đấm bị thương? 1 cú cùi chỏ không thể để lại thương tích như vây? Bản kết luật giám định kết luận ông Túc bị” chấn thương đầu mặt gây rách da môi trên trái, vỡ sọ trán phải, vỡ bờ trên ngoài ô mắt phải, gãy xương chính mũi, tụ máu trong não thùy trán phải...các vết thương do vật tày gây ra...”. . Như vậy nếu cho rằng ông Túc bị té xuống đường sao bị thương trên trán phải chứ không chính giữa trán? rõ ràng chưa làm rõ về việc Tuấn có dùng cây gậy 3 khúc đánh ông Túc không? bởi khi ngã theo quán tính sẽ ngã sấp chứ không thể ngã nghiêng, bằng chứng ngã sấp là ông Túc bị rách môi, mặt, mũi, còn vết thương nặng bên phải xuất huyết não trán phải không thể do ngã gây ra mà do Tuấn gây ra.
Với những tình tiết trên nhưng cơ quan điều tra, viện kiếm sát không tiến hành thực nghiệm điều tra là không bảo đảm làm rõ sự thật khách quan vụ án, không làm rõ được hành vi phạm tội của bị cáo Tuấn là đánh bằng tay không hay dùng hung khí?
Theo quy định tại Điều 153 BLTTHS quy định về Thực nghiệm điều tra như sau:
1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Ông Túc cao hơn Tuấn, vậy làm sao bị cáo Tuấn có thể dùng cùi chỏ đánh vào mặt ông Túc được, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh kết luận Tuấn đánh ông Túc bằng khuỷu tay là không có sức thuyết phục, cáo trạng kết luận ông Túc thách thức và chửi Tuấn càng không có cơ sở, vì Túc không biết Tuấn sao phải thách thức và chưỉ? Cáo trạng nêu Tuấn đánh ông Túc ngất xíu bỏ đi, Tuấn bỏ chạy chứ không phải bỏ đi.
Do không thực nghiệm điều tra nên đã không xác định được Tuấn đánh ông Túc bằng hung khí hay là tay không?
các bị hại khác khai đều bị đánh, xịt hơi cay? điều này đều chưa được điều ra, làm rõ cụ thể.
Cần phải có một mức hình phạt nghiêm khắc đối với Tuấn, căn cứ theo điều 48 BLHS bị cáo Tuấn có những tình tiết tăng nặng TNHS như:
Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm b điều 48 khoản 1), k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi lượng hình bị cáo Tuấn để bảo đảm đủ sức răn đe, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
II/. Về trách nhiệm dân sự:
Mức bồi thường đối với người gây thiệt hại cho người khác về sức khoẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tạiĐiều 609 BLDS 2005thì người gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người đónhững chi phísau:
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Căn cứ Nghị quyết số 03/2006 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Tòa án nhân dân tối cao.
Yêu cầu tòa án giải quyết bồi thường các khoản sau:
1/. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Bệnh viện nhân dân gia định:
610.148 đồng (đính kèm biên lai thu tiền phí, viện phí số 0063660)
500.000 đồng (đính kèm biên lai thu tiền phí, viện phí số 0063637)
Tổng cộng: 1.110.148
Bệnh viện Chợ Rẫy:
756.579 đồng (Biên lai thu tiền phí, lệ phí số 0585057)
Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng, cụ thể:
Phiếu thu số NT 149374 số tiền: 5.619.807 đồng, Phiếu thu NT 149376 số tiền: 326.740 đồng, Bảng kê khám chữa bệnh nội trú ngày 19/1/2015 số tiền: 13.941.844 đồng, Bảng kê khám chữa bệnh nội trú ngày 19/1/2015 số tiền: 457.700 đồng, Bảng kê khám chữa bệnh ngoại trú ngày 24/1/2015 số tiền: 843.600 đồng, Phiếu thu khám chữa bệnh ngày 24/1/2015: 60.000 đồng
Tổng cộng:15.303.144 đồng
Công ty CPDV Y Tế Ký Thuật Cao thống Nhất:
Phiếu thu ngày 24/1/2015: 650.000 đồng
Bệnh Viện 115:
Phiếu thu ngày 13/7/2015: 527.776, Chẩn đoán hình ảnh 858.000 đồng, thăm dò chức năng: 30.000 đồng, thuốc, dịch truyền: 745.880 đồng, xét nghiệm: 665.000 đồng.
Tổng cộng: 3.306.650 đồng
+ Tiền taxi đi về của bệnh nhân:
- Taxi đi từ BVND Gia Định đến BV Chợ Rẫy: 200.000 đồng (lần 1)
- Tiền Taxi chuyển viện từ BV Chợ Rẫy đến BV chỉnh hình và Phục hồi chức năng: 200.000 đồng
- Tiền đưa bệnh nhân về nhà từ : 200.000 đồng
- Taxi đưa bệnh nhân tái khám BV chỉnh hình và Phục hồi chức năng: 200.000 đồng.
- đưa về nhà: 200.000 đồng
- Taxi đưa bệnh nhân đến BV 115: 200.000 đồng.
- Taxi đưa bệnh nhân về nhà từ BV 115: 200.000 đồng
- Taxi đưa bệnh nhân tái khám BV 115: 200.000 đồng
- Tiền đưa bệnh nhân về nhà: 200.000 đồng
Tổng cộng: 1.800.000
+ Toa thuốc Pradaxa 150mg 2.022.000 đồng/tháng, cụ thể:
Thuốc Pradaxa đã uống theo các hóa đơn sau:
Hóa đơn bán lẽ nhà thuốc Long Châu ngày 13/7/2015: 2.022.000 đồng
Hóa đơn bán lẽ nhà thuốc Long Châu ngày 13/8/2015: 2.022.000 đồng
Hóa đơn bán lẽ nhà thuốc Long Châu ngày 13/9/2015: 2.022.000 đồng
Hóa đơn bán lẽ nhà thuốc Long Châu ngày 1/10/2015: 2.004.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 2/11/2015: 2.022.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 5/12/2015: 2.022.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 2/1/2016: 2.034.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 1/2/2016: 2.016.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 2/3/2016: 876.200 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 14/3/2016: 1.135.600 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 4/4/2016: 2.004.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 24/5/2016: 2.010.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 30/5/2016: 2.004.000 đồng
Hóa đơn bán hàng nhà thuốc Long Châu ngày 1/7/2016: 2.004.000 đồng
Tổng cộng: 26.197. 800 đồng
Tiền bồi dưỡng sức khỏe cho bệnh nhân trong 17 tháng (tính từ lúc Bị cáo Tuấn đánh ông Túc cho đến : 17 x 3.000.000 đồng/tháng, tức 1 ngày 100.000 đồng. Tổng chi phí: 30.000.000 đồng. Số tiền này không có hóa đơn do mua đồ ăn bên ngoài chợ.
Tổng cộng:51.000.000 đồng
Các chi phí trên chỉ tạm tính đến ngày tòa án xử sơ thẩm vì hiện nay ông Túc đang điều trị và đang uống thuốc.
2/. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Tiền taxi đi về của bệnh nhân và người phục vụ:
- Chi phí cho 2 người nuôi bệnh và bệnh nhân: chi phí đi lại, tiền taxi, xăng xe: 3.000.000 đồng.
- 02 người mất thu nhập:
Trần Thị Thúy Hằng: 150.000 đồng/ngày x 22 ngày = 3.300.000 đồng ?(làm nghề tự do).
- Trần Thị Thúy Hiền: 200.000 đồng/ngày x 300 ngày = 60.000.000 đồng (làm nghề tự do).
Tổng cộng: 66.300.000 dồng.
3/. Tiền bị tổn thất về tinh thần:
30 tháng lương tối thiểu theo luật định:
Theo Nghị Định Số: 99/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực ngày 1/1/2016. Theo quy định tại điều 3 Nghị định thì Mức 1.210.000.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I , thuộc TP.HCM.
Như vậy: 30 x 3.500.000 đồng = 105.000.000 đồng.
Tổng từ 1 + 2 + 3 = 271.424.327 đồng. Yêu cầu bị cáo Tuấn và những người liên quan chịu trách nhiệm bồi thường khoản tiền này cho ông Túc.
Xin cảm ơn HĐXX