Luật Sư Bảo Vệ Cho Trẻ Em Bị Hiếp Dâm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI BẢO VỆ CHO BỊ HẠI...........................

            Tôi luật sư Trần minh Hùng - VPLS Gia Đình - Đoàn luật sư TP.HCM là luật sư bảo vệ cho bị hại Lê Thị Hồng Yến đưa ra quan điểm bảo vệ đến Hội đồng xét xử xem xét khi quyết định như sau:

            Về trách nhiệm hình sự:

            Đề nghị HĐXX xét xử bị cáo Đặng Hữu Công nghiêm minh bảo đảm tính răn đe và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật vì những lý do sau:

Chúng ta biết rằng trẻ em là những người được pháp luật và xã hội bảo vệ đặc biệt, Bộ luật hình sự đã dành nguyên một chương 10 để điều chỉnh đối với người chưa thành niên. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với trẻ em và trẻ em là những đối tượng được bảo vệ đặc biệt.

            Bị cáo phạm tội thuộc vào tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại điểm h, điều 48 Bộ luật hình sự:

            Cụ thể tại điều 48 - BLHS quy định như sau:

            "Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất,  tinh thần, công tác hoặc các mặt khác".

            Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. 

            Bị cáo Công - Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS “Phạm tội đối với trẻ em” nếu hậu quả của tội phạm xác định được đối tượng bị tội phạm tác động là trẻ em, mà không phụ thuộc vào việc trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có nhận thức được đối tượng bị tội phạm xâm hại là trẻ em hay không phải là trẻ em. Có nghĩa là, người bị tội phạm xâm hại là trẻ em có nằm trong hay nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội đều không ảnh hưởng gì đến việc định tội danh, định khung hình phạt hay áp dụng tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt là “Phạm tội đối với trẻ em”.

            Phạm tội đối với trẻ em không phải là tình tiết chỉ thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội mà còn mang tính khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Người phạm tội khi thực hiện tội phạm có thể biết rõ đối tượng bị tội phạm tác động là trẻ em, có thể họ không biết nạn nhân là trẻ em hoặc có thể họ không quan tâm nạn nhân là trẻ em hay không phải là trẻ em. Tội giao cấu với trẻ em (khoản 1 Điều 115 BLHS), Tội dâm ô vớ trẻ em tại điều 116... cho dù người phạm tội không biết đối tượng bị giao cấu đang dưới 16 tuổi hoặc chưa đủ 13 tuổi, đến khi các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận mới biết được điều đó thì không ảnh hưởng gì đến việc định tội danh. Do vậy, không cần người phạm tội phải nhận thức được hoặc buộc họ phải nhận thức được đối tượng mà mình xâm phạm là trẻ em thì mới coi là phạm tội đối với trẻ em, mà chỉ cần xác định được nạn nhân là trẻ em thì người phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội đối với trẻ em”.

            Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm, ưu tiên đối với trẻ em - thế hệ cần được xã hội bảo vệ và đối xử một cách đặc biệt. Nhưng hiện nay, thực trạng phạm tội đối với trẻ em vẫn xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các tội liên quan đến tệ nạn xã hội (mại dâm) và các tội phạm xâm phạm về tình dục. Để trừng trị và ngăn chặn tình trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp, trong đó nghiêm khắc nhất là biện pháp hình sự. Với mục đích nhằm trừng trị nghiêm khắc những người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, ngăn ngừa, răn đe, giáo dục đối với những người có ý định phạm tội đối với trẻ em, Luật Hình sự đã coi tình tiết “Phạm tội đối với trẻ em” là một tình tiết tăng nặng TNHS so với các trường hợp phạm tội khác.

            Phạm tội đối với trẻ em là trường hợp người phạm tội đã có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và các quyền khác của trẻ em theo quy định của pháp luật.

            Bị cáo Công với trình độ học vấn 9/12 đủ nhận thức hết hành vi phạm tội của mình đối với trẻ em.

            Khi thực hiện hành vi từ dâm ô đáng ra bị cáo phải ngừng ngay hành vi của mình nhưng sau đó bị cáo lại chứng nào tật đó tiếp tục thực hiện hành vi giao cấu với bị hại thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác (cụ thể ở đây là trẻ em), coi thường quy tắc đạo đức xã hội, vi phạm truyền thống tốt đẹp của Việt nam.

            Hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, phạm nhiều tội, phạm tội đối với trẻ em nhưng cơ quan tố tụng thị xã Bình Long vẫn cho bị cáo được áp dụng biện pháp tại ngoại là chưa bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, không có tính răn đe và dễ phát sinh các hành vi phạm tiếp theo của bị cáo Công, chỉ khi mẹ bị hại ngăn cản và phát hiện thì Công mới ngừng hành vi phạm tội, nếu không Công có thể vẫn tiếp tục phạm tội. Cơ quan tố tụng đã không bắt tạm giam bị cáo Công để ngăn ngừa hành vi của Công có thể tiếp tục xảy ra là không bảo đảm quy định của bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Việc tạm giam với mục đích để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người đó sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng đã không thực hiện đúng quy định này.

            Căn cứ Tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:

“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

            Căn cứ việc bị cáo phạm tội dâm ô, giao cấu với trẻ em, phạm nhiều tội nhưng vẫn cho tại ngoại là không bảo đảm đúng theo quy định pháp luật., gây bứ xúc và hoang mang cho dư luận nơi bị hại đang sinh sống.

            Tại điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:

Điều7.Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

..............................................................................................

“Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em...”

Điều 56 của Luật này quy định:

Điều56.Trẻ em bị xâm hại tình dục

“Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em”

            Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em là một văn kiện quyền con người mang đậm tính nhân văn và được nhiều nước phê chuẩn nhất trên thế giới. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Từ sau khi phê chuẩn Công ước, Nhà nước Việt Nam có rất  nhiều nỗ lực trong việc thực  hiện Công ước, như  nâng cao  nhận  thức  về  quyền  trẻ  em; làm hài hoà giữa Công ước Quyền trẻ em và luật pháp quốc gia; đẩy  mạnh  quản lý nhà nước về trẻ em; tăng cường nguồn lực đầu tư cho trẻ em và đặc biệt là ngày càng quan tâm đến vai trò của chính trẻ em và người chưa thành niên

            Từ những căn cứ và các văn bản pháp lý nêu trên nêu trên, Đề nghị Tòa án xét xử cần căn cứ vào các tình tiết tăng nặng TNHS, hành vi nguy hiểm của bị cáo, phạm nhiều tội, coi thường sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến quy tắc đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để có 1 hình phạt nghiêm khắc đủ sức răn đe đối với bị cáo, trấn an dư luận, tránh gây bức xúc cho dư luận đang rất bức xúc về hành vi của bị cáo Công, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm tính pháp chế XHCN.

Vì vậy, đề nghị HĐXX áp dụng khi hình phạt cao nhất khi lượng hình đối với bị cáo Công, đối với tội dâm ô đối với trẻ em, yêu cầu tuyên xử bị cáo 3 năm tù giam. Tội giao cấu đối với trẻ em yêu cầu tuyên xử bị cáo 5 năm. Tổng cộng mức hình phạt chung mà bị cáo phải chấp hành là: 8 năm tù giam.

Về trách nhiệm dân sự đối với tội dâm ô và giao cấu với trẻ em.

            Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về các tội dâm ô với trẻ em, tội giao cấu với trẻ được quy định tại Chương 12 - Phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

            Người phạm tội trong trường hợp này phải bồi thường thiệt hại cho bị hại về mặt tinh thần, vật chất theo quy định tại Nghị quyêt số 03/2006/NQ-HĐTP và BLDS 2005.

a/.  Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đối với tội dâm ô, bao gồm:

3.1 Chi phí hợp lý để hạn chế, 3.1. khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
3.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3.3. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
 Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

b/. Căn Điều 609 BLDS 2005 quy định Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm đối với tội giao cấu với trẻ em.

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
 
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
 
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
 
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

            Căn cứ theo Nghị quyết số 99/2015/QH13 quy định mức lương cơ sở là: 1.210.000 đồng/tháng.

            Yêu cầu mức bồi thường như sau:

            Từ a + b = 12.100.000 đồng + 36.300.000 đồng = 48.400.000 đồng.

            Việc bồi thường phải được bồi thường ngay khi án có hiệu lực pháp luật.

            Trân trọng cảm ơn HĐXX.

                                                TP.HCM, ngày   tháng   năm 2016

                                                            Luật sư Trần Minh Hùng

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006