LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ HÌNH SỰ
Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.
Với hàng chục nghìn khách hàng được tư vấn về pháp luật tại Luật Sư Gia Đình, chúng tôi là một trong những luật sư tiên phong trong việc giúp các cá nhân, doanh nhân đạt được kết quả tốt nhất và khởi sự kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi. Luật sư Gia Đình- "Hãng luật uy tín của bạn" là khẩu hiệu mà Luật sư Gia Đình chọn làm phương châm xuyên suốt trong mọi hoạt động hành nghề. Mỗi khách hàng đối với chúng tôi là một người bạn, một vinh dự quý báu và đáng trân trọng nên chúng tôi có nghĩa vụ phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Mỗi hoạt động mà Văn phòng Luật sư Gia Đình dành cho khách hàng của mình cũng là để góp phần gìn giữ và xây dựng những danh hiệu quý báu ấy và bảo đảm được mong muốn, quyền lợi của khách hàng góp phần bảo vệ công lý nói chung. Luật sư Gia Đình luôn coi trọng chữ “Tâm” và “Đức” của nghề luật sư, chữ "tâm" là cốt lõi của nghề luật sư và mục tiêu chúng tôi hướng tới nhằm góp phần cho sự bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Luật sư Gia Đình là một trong những luật sư uy tín tại Việt Nam và là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, cá nhân và gia đình trong và ngoài nước. Tại đây tập trung các Luật sư có đạo đức và luật sư chuyên nghiệp trong chuyên môn cũng như trong cách giải quyết công việc, hồ sơ cho khách hàng hiệu quả. Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý và công tác tại nhiều thành phố khác nhau cùng với kinh nghiệm, học hỏi nhiều luật sư, bạn bè đang làm việc tại nhiều thành phố trên thế giới…Hãng luật Gia Đình hội đủ những phẩm chất, kỷ năng, kinh nghiệm về chuyên môn và đạo đức đủ khả năng giải quyết và tranh tụng những vụ việc,các tranh chấp phức tạp và khó xảy ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi luôn làm việc với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an Điều tra, Sở tư pháp, Sở kế hoạch đầu tư, Cơ quan thi hành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các luật sư đồng nghiệp…nhằm đạt được công việc hiệu quả và nhanh chóng cho khách hàng...
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Hầu hết những trường hợp thân chủ cần tư vấn đều khá mơ hồ về các quyền của bị hại được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, trong đó có các quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng để đảm bảo khả năng thi hành án dân sự, thu hồi lại toàn bộ hoặc một phần tài sản đã bị chiếm đoạt.
Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 mới được ban hành, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về các biện pháp tố tụng này, chúng tôi xin giới thiệu những quy định mang tính khái quát để quý khách hàng tham khảo khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, như sau: Kê biên tài sản được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại.
Những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Chỉ kê biên tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản kê biên;
Người chứng kiến;
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, được đọc lại cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của bị can, bị cáo, người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người đại diện của bị can, bị cáo liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao ngay cho bị can, bị cáo, người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người đại diện của bị can, bị cáo sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Phong toả tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc tại Kho bạc nhà nước. Phong toả tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh phong toả tài khoản. Lệnh phong toả tài khoản phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Chỉ phong toả tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong toả, quản lý tài khoản bị phong toả mà giải toả việc phong toả tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành phong toả tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong toả tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong toả tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong toả tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong toả và tài khoản và lập biên bản về việc phong toả tài khoản.
Biên bản về việc phong toả tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước.
Đối với bị hại trong vụ án hình sự có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi của người bị buộc tội gây ra, nếu trong quá trình tham gia tố tụng bị hại có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp kê biên tài sản hoặc phong toả tài khoản của người bị buộc tội như trên kịp thời thì khả năng thu hồi lại được tài sản, giảm thiểu thiệt hại là rất cao, tạo điều kiện trong giai đoạn thi hành phần dân sự trong vụ án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Vậy, đối người bị buộc tội nếu chẳng may bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản trái pháp luật thì phải làm gì để khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Người bị buộc tội cần nắm vững quy định của pháp luật có liên quan đến căn cứ huỷ bỏ kê biên tài sản, phong toả tài khoản để bảo vệ quyền lợi của mình đã được quy định như sau:
Biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản đang áp dụng phải được huỷ bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
Bị cáo được Toà án tuyên không có tội;
Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại;
Cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát huỷ bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Trên đây là những quy định mang tính cơ bản có liên quan đến việc áp dụng biện pháp tố tụng kê biên tài sản, phong toả tài khoản và căn cứ huỷ bỏ việc kê biên tài sản, phong toả tài khoản thường được áp dụng trong vụ án hình sự để quý khách hàng tham khảo.
Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
LS TRẦN MINH HÙNG - TRƯỞNG VPLS GIA ĐÌNH
