Kỹ Năng Luật Sư Trong Tranh Tụng Hình Sự
Trong khi hành nghề, luật sư do đặc thù nghề nghiệp của mình nên thường gặp những bất lợi hơncác cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa một vụ án hình sự. Thiết nghĩ, hiện nay nhiều lúc luật sư không thểhiện sự chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập, xử lý các chứng cứ của một vụ án hình sự, nằm phát huy khả năng chứng minh của chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.Thế nên, có những trường hợp luật sư chỉ đánh giá và nghiên cứu những chứng cứ được các cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp, hoặc chỉ dựa trên những lời khai, lời thuật lại của những người có liên quan trong vụ án qua đơn thuần là các văn bản được soạn ra trên giấy. Như thế, rõ ràng việcnghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa được toàn diện và trọn vẹn.Điều 11 BLTTHS quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bịtạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.Luật quy định như vậy có nghĩa là luật sư (người bào chữa) được tham gia vào quá trình điều tra(từ khi khởi tố bị can), truy tố và xét xử, được đọc các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án màkhách hàng mời luật sư làm người bào chữa. Trong cách thức để luật sư tham gia vào vụ án hìnhsự, họ được trao một số quyền, trong đó có những quyền liên quan đến chứng cứ trong vụ án, như: phát hiện và thu thập chứng cứ; đánh giá chứng cứ; sử dụng chứng cứ.Cụ thể, tại Điều 58 BLTTHS quy định “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa”, trong đó khoản 2của Điều 58 nếu các quyền:- Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bịtạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;- Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Như vậy, luật sư không nên thụ động trong việc dựa vào các tài liệu, chứng cứ sao chụp được củacác cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình. Quyền của luậtsư trong việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cần được phát huy có hiệu quả bằng khả năng vậndụng, nắm bắt và xác định được mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện ra những yếutố nào trong vụ án có thể trở thành chứng cứ quan trọng phục vụ cho việc bào chữa của luật sư đốivới khách hàng.Cần lưu ý thêm, tránh trường hợp luật sư dấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ công việccủa mình mà quên đi nghĩa vụ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện chứng cứ,để xảy đến tình trạng luật sư phạm luật. Tại Điểm a, khoản 3 Điều 58 BLTTHS có quy định, “Tuỳtheo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bàochữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án”.Khi xác định được việc chủ động tiếp cận, phát hiện và nghiên cứu chứng cứ được rồi, điều tiên quyết luật sư cần nắm vững là định hướng mục đích của việc đánh giá, nghiên cứu chứng cứ cóđược trong vụ án. Do mục đích của luật sư trong quyền đưa ra chứng cứ khác với những cơ quanvà người tiến hành tố tụng, bởi luật sự, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ,sau nữa góp phần làm sáng tỏ những tình tiết khác nhau về vụ án. Trong thực tế, cũng có trườnghợp, luật sư không được sử dụng chứng cứ thu thập được, bởi nếu sử dụng chứng cứ đó sẽ làm xấuđi tình trạng của thân chủ.Ví dụ: Luật sư N. P bào chữa cho ông T. N trong một vụ án cướp tiệm vàng, Trước các cơ quantiến hành tố tụng, bị can không nhận tội, nhưng trong quá trình tìm hiểu vụ việc, luật sư N. P pháthiện ra những chứng cứ buộc tội bị can T. N, vì vậy, luật sư N. P không có quyền đưa ra chứng cứđó, bởi như vậy sẽ vi phạm đức đức nghề nghiệp. Trong trường hợp này, luật sư N. P đã lựa chọnviệc từ chối bào chữa tiếp cho bị cáo T. N tại tòa.Bằng cách nắm rõ mục đích hướng đến của một luật sư trong từng vụ án khác nhau, luật sư phân biệt được việc phải tìm ở đâu chứng cứ nhằm hướng mục đích của mình vào việc nghiên cứu, đánhgiá chứng cứ đó tránh bị “vênh”, bị “lệch” khỏi yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho luật sư; tuy vậy,như trên đã đề cập, dù cho mục đích hướng tới khách hàng tới đâu thì việc thu thập, phát hiện, đánhgiá, nghiên cứu chứng cứ cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật.Thực tế có những trường hợp, chứng cứ mà luật sư thu thập được, về cơ bản là xác định giá trị buộc tội của các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng dùng để chứng minh bị can, bị cáo phạmtội. Để bào chữa có hiệu quả, luật sư phải có ý kiến để phản biện (một phần hoặc toàn bộ) chứngcứ buộc tội đó, có những kiến nghị, đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định khác nhaunhư điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, ápdụng hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị nêu trong bản luận tội, để hội đồng xét xử cân nhắc khi địnhtội danh, quyết định hình phạt cho bị cáo. Điều này thể hiện rõ mục đích hướng đến của luật sư khihành nghề, đồng thời thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi một luật sư đối với khách hàng củamình.Có thể khái quát lại, tuỳ theo khách hàng là ai, bị can, bị cáo hay đương sự, luật sư sẽ có địnhhướng cho việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ khác nhau, nhưng bao giờ, khi đưa rachứng cứ, luật sư cũng phải đảm bảo hướng có lợi nhất cho khách hàng của mình.Đi vào từng giai đoạn cụ thể của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự chúng ta có thể nhìn nhậnrõ hơn từng kỹ năng quan trọng mà Luật sư cần thực hiện để mang lại hiệu quả trong công việc củamình. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bịcan, bị cáo phải được tôn trọng và bảo vệ. Bằng hoạt động của mình, Luật sư giúp bị can, bị cáothực hiện tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, nghĩa vụ của họ theo quy định pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội,đúng pháp luật.Cần nhìn nhận rằng, quá trình điều tra vụ án hình sự có những đặc thù riêng so với các hoạt động tốtụng khác, những đặc thù của giai đoạn này có ảnh hưởng, tác động nhất định đến hoạt động bàochữa. So với giai đoạn khác hoạt động bào chữa trong giai đọan này có những đặc điểm riêng, đókhông phải là sự đối sánh chứng cứ trực tiếp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội như ở giai đoạn xét xử. Những thông tin, tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc xác định sự thật của vụ án đối với Luậtsư không nhiều nhưng những thông tin tài liệu, chứng cứ đó lại rất quan trọng đối với việc bảo vệquyền lợi cho bị can. Do vậy Luật sư cần phải biết tập trung thời gian, công sức trí tuệ để nghiêncứu, đánh giá tính hợp pháp của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. Chỉ khi tập trung, đánh giácó trọng điểm và chính xác những chứng cứ là cơ sở cho việc xác định sự thật vụ án thì kết quả củahoạt động này mới trở nên có ý nghĩa.Theo quy định của Bộ luật TTHS nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan và nhữngngười tiến hành tố tụng, điều này có nghĩa rằng những người nói trên có nghĩa vụ phải đi thu thậpchứng cứ. Điều 19 BLTTHS
. “Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án” quy định: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đềucó quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dânchủ trước Toà án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõsự thật khách quan của vụ án.” Quyền bình đẳng về việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu tranh luận trướctòa án là một quyền của Luật sư được Bộ luật TTHS 2003 phát triển hơn so với quy định trước đây.Theo đó, Bộ luật TTHS 2003 đã có quy định Luật sư có quyền đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầumà trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra chưa phát hiện được. Trong trường hợp này Luật sư có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét nhưng chỉ khi chứng cứ có có lợi cho bị can và khônglàm xấu đi tình trạng của bị can như chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị can nếu bị can thực sựvô tội; chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can không đến mức nguy hiểm như tài liệutrong hồ sơ thể hiện; các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can mà Cơ quan điều trachưa thể hiện trong hồ sơ. Giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự là phạm vi các tình tiết, cácdấu hiệu cần và đủ phải chứng minh để khẳng định một người phạm tội hay không phạm tội; giớihạn chứng minh một người phạm tội cụ thể nào đó bao giờ cũng rộng hơn giới hạn chứng minhngười đó không phạm tội. Để chứng minh một người phạm tội cơ quan tiến hành tố tụng, người bịhại và luật sư của người bị hại cần phải có đủ các chứng cứ để chứng minh là hành vi phạm tội củangười phạm tội phải có đủ bốn yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, còn để chứng minh ngườiđó không phạm tội, bị can, bị cáo, người bào chữa cho bị can, bị cáo chỉ cần chứng minh là khôngcó một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó. Nói một cách khác, để buộc tội cần phải có nhiềuchứng cứ, còn để gỡ tội có khi chỉ cần một chứng cứ. Và Luật sư, hơn ai hết có điều kiện để vậndụng điều kiện này để đưa ra những yêu cầu có lợi cho than chủ mình, nếu Luật sư nắm đượcnhững chứng cứ thuyết phục.Sử dụng chứng cứ để phục vụ cho công việc là một trong những nhiệm vụ của Luật sư, nếu nhưđánh giá được thực hiện ở tất cả các giai đoạn tố tụng thì việc sử dụng chứng cứ cũng vậy. Trướchết Luật sư sử dụng chứng cứ để làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị với Cơ quan điều tra, Viện kiểmsát, Toà án, thực hiện một công việc nào đó hứng tới mục đích làm lợi cho thân chủ. Trong phiêntoà, luật sư sử dụngchứng cứ để phản bác một phần hay toàn bộ quan điểm của bên đối lập, khẳngđịnh quan điểm của mình, đề nghị Viện kiểm sát rút một phần hay toàn bộ truy tố, đề nghị Toà ánáp dụng điều luật hoặc những biện pháp có tính chất tố tụng khác có lợi cho thân chủ của mình. Đểlàm tốt nhiệm vụ bào chữa của mình, Luật sư cần nắm vững các quy định của pháp luật có liênquan đến địa vị pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người mà họ bào chữa cũngnhư nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Không những thế, Luật sư còn phải nắm vững diễn biến của quá trình tố tụng để đảm bảo quá trình điều tra phải có căn cứ khách quan.Trong quá trình hoạt động thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư có quyềngặp gỡ trao đổi, đề xuất với cơ quan Toà án, Viện kiểm sát nhằm: Khắc phục những thiếu sót trongđiều tra, truy tố; đảm bảo tính khách quan của hoạt động tố tụng; bảo vệ những quyền lợi hợp phápcủa thân chủ.Luật sư cũng có quyền trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát những vấn đề vè thủ tục tố tụng vàchứng cứ của vụ án:Thứ nhất, về tố tụng: Luật sư trao đổi để làm rõ hồ sơ vụ án cần phải xem xét xem có đảm bảođúng thủ tục tố tụng hình sự hay không; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không;có cần đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn ; nhập hoặc tách vụ án hay không.Thứ hai, về chứng cứ: Đã có đủ chứng cứ để xét xử bị cáo chưa; nếu còn thiếu chứng cứ thì đó làchứng cứ quạn trọng hay không quan trọng đối với vụ án, có thể bổ sung tại phiên Tòa hay không;có đúng là bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy tố hay phạm một tội khác hoặc có ngườikhác cùng phạm tội với bị cáo.Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi ấy, khi thấy có vi phạm về thủ tục tố tụng, không đảm bảo vềchứng cứ xét xử bị cáo thì Luật sư có thể gặp thẩm phán hoặc kiểm sát viên tại phòng làm việc củahọ để trao đổi. Trong tường hợp cần cung cấp thêm chứng cứ thì Luật sư chủ động cung cấp thêmchứng cứ của vụ án và trao đổi với Toà án và Viện kiểm sát. Như vậy, việc Luật sư chủ động xâmnhập thực tế vụ án sẽ nâng cao khả năng đạt được những kết quả có lợi hơn cho khách hàng củamình do việc tiếp cận với hồ sơ vụ án nói chung và chứng cứ nói riêng được trực tiếp và sát saohơn.Trong quá trình trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát, Tòa án thì thông thường Luật sư tập trungtrọng điểm vào những vấn đề sau:Thứ nhất, trong các trường hợp sau đây thì Luật sư yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung: Khi thấy hồsơ thiếu những chứng cứ quan trọng, nếu cứ xét xử thì dẫn đến oan sai hoặc làm cho bị cáo phạmtội nặng hơn; trường hợp bảo vệ cho người bị hại thì khi thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm mộttội nặng hơn tội đã bị truy tố thì đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung thay đổi tội danh; khi thấy cóvi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho việc điều tra không chính xác ảnh hưởng đến quyềnlợi hợp pháp của thân chủ.Thứ hai, khi có các chứng cứ cho thấy thấy vụ án mà mình có trách nhiệm bảo vệ cho thân chủ nếuđược nhập vào trong một vụ án khác hoặc cần tách ra để xét xử sau là phù hợp với quy định của pháp luật thì đề nghị với Viện Kiểm sát hoặc Toà án giải quyết.Thứ ba, qua nghiên cứu thấy người làm chứng quan trọng có lời khai buộc tội bị cáo, nhưng lờikhai này có nhiều điểm chưa rõ hoặc có mâu thuân với chứng cứ khác trong vụ án, nếu người làmchứng này không có mặt trong phiên toà thì sự công bố lời khai của họ có thể ảnh hưởng đến sự thật của vụ án, không có lợi cho thân chủ. Vì vậy Luật sư phải đề nghị Toà án cho triệu tập ngườilàm chứng này đến để xét hổi làm sáng tỏ sự thật của vụ án.Thứ tư, trong trường hợp nếu thấy việc tạm giam bị can bị cáo là không có căn cứ như tạm giam bịcan, bị cáo 15 tuôỉ phạm tội nghiêm trọng, tạm giam bị can, bị cáo 17 tuổi phạm tội nhgiêm trọngdo vô ý hoặc bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, mắc bện nặng cần phải đượcchữa bệnh, việc tạm giam bị can, bị cáo không cần thiết nữa thì phải đề nghị với Toà án viện kiểmsát huỷ bỏ việc tạm giam trả tự do cho bị can, bị cáo. Nếu xét thấy cần thì đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp tạm giam.Thứ năm, trong trường hợp nghi ngờ bị can, bị cáo đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bện khác làmmát khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì đề nghị Viện kiểm sát hoặcToà án ra quyết định trưng cầu giám định pháp y về năng lực chịu trách nhiệm hình sự của họ.Qua những nội dung trên để thấy, kỹ năng của luật sư trong việc đánh giá và nghiên cứu chứng cứcủa một vụ án hình sự là rất quan trọng. Nắm vững những yêu cầu và quy định của pháp luật đốivới việc thu thập, đánh giá và nghiên cứu chứng cứ sẽ giúp Luật sư thực hiện được tốt nhất vai tròcủa mình đối với khách hàng.Trong các kỹ năng của Luật sư khi được khách hàng mời tham gia ở các vụ án hình sự, việc nghiêncứu và đánh giá chứng có tác động lớn đến kết quả cuối cùng mà Luật sư đạt được; đồng thời manglại hiệu quả trong yêu cầu đối với khách hàng và đóng góp tích cực cho quá trình tiến hành tố tụngđược dân chủ, công bằng bảo đảm lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần hạn chế các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho hoạt động điều tra được tiến hành khách quan toàn diện. Do đó, nếu trở thành người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án hình sự, là Luật sư, chúng ta cần bắttay ngay vào việc thu thập, tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ để mang lại hiệu quả caonhất như cách mà khách hàng chúng ta mong đợi.Kỹ năng của luật sư trong việc viết bài bào chữa, bảo vệ trong vụ án hình sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì Luật sư là người tham gia tố tụng trong một vụ ánhình sự với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án hình sự.Hoạt động tố tụng hình sự là một hoạt động luật định, được diễn ra theo một trình tự thủ tục nhấtđịnh, từ giai đoạn trước đến giai đoạn sau, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối, theo đúng các quyđịnh của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật nói trên, dù là ngay từ khi nó mới vừa phát sinh hoặc là vàomột giai đoạn tố tụng cụ thể nào đó, thì những người tiến hành tố tụng và người người tham gia tốtụng cũng đều phải thực hiện những công việc tố tụng theo một trình tự nhất định, đúng với quyđịnh của pháp luật về tố tụng.Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì Luật sư có thể tham gia tố tụng ở vào bấtkỳ giai đoạn tố tụng nào của vụ án, tùy thuộc vào yêu cầu của thân chủ của mình hoặc cũng có thểtừ yêu cầu của chính các cơ quan tiến hành tố tụng.Tuy nhiên, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc tham gia tố tụng của Luật sư vào giaiđoạn trước khi hoạt động xét xử được tiến hành, sẽ là hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất to lớnđối với hoạt động hành nghề của Luật sư cũng như đối với mối quan hệ dịch vụ pháp lý mà Luật sưđã xác lập với thân chủ của mình.Có thể khẳng định như vậy là vì những lý do sau đây:Thứ nhất:Đây là giai đoạn tố tụng mà lần đầu tiên Luật sư được công khai phát biểu trình bày quan điểm củamình về vụ án, về việc VKS truy tố bị cáo, về tội danh và hình phạt mà VKS đề nghị áp dụng cho bị cáo, về hành vi phạm tội và hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại cũng như cho phía người bị hại, đồng thời nêu lên những quan điểm, những luận cứ, những tình tiết quan trọngcủa vụ án, để đối đáp tranh luận, nhằm bác bỏ hoặc ủng hộ quan điểm buộc tội của VKS đối với bịcáo, để đề xuất thay đổi tội danh, làm giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hoặc để buộc bị cáo phải bồi thường TNDS và khắc phục hậu quả mà bị cáo đã gây ra đối với bị hại hoặc phíangười bị hại. Nói một cách chung nhất là Luật sư phải làm sao để mang lại kết quả tốt nhất cho thân chủ củamình là bị cáo hoặc là người bị hại trong vụ án hình sự.Thứ hai:Trong tất cả các giai đoạn tố tụng, thì việc đưa ra xét xử của Tòa án chính là giai đoạn có sự xuấthiện đầy đủ nhất của những người người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trongcùng một vụ án hình sự. Ngoài ra, trong nhiều phiên tòa có tiếng vang và dư luận xã hội rộng lớn, có thể sẽ có đông đảoquần chúng nhân dân đến tham dự để theo dỏi trực tiếp việc xét xử vụ án, các cơ quan truyền thông báo chí cũng có thể đến để đưa tin.Vì vậy, hoạt động mang tính nghề nghiệp của Luật sư trong giai đoạn này là hết sức quan trọng.Luật sư sẽ có cơ hội để thể hiện kỹ năng hành nghề của mình, nếu thành công có thể sẽ gây tiếngvang lớn trong xã hội làm tăng uy tín nghề nghiệp của Luật sư đồng thời có tác động tích cực đếnhoạt động hành nghề của Luật sư trong việc thực hiện các dịch vụ pháp lý với thân chủ của Luật sưsau này.Thứ ba:Kết quả của hoạt động xét xử của Tòa án sẽ là một bản án mà Hội đồng xét xử thay mặt và nhândanh Nhà Nước tuyên án đối với thân chủ của Luật sư.Không phải chỉ có bản án tuyên thân chủ của Luật sư vô tội; không phải chỉ có bản án tuyên thânchủ của Luật sư có tội nhẹ hơn, TNHS ít hơn, hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị truy tố của VKS;hoặc bản án tuyên bị cáo có tội đúng với tội danh và hình phạt, đồng thời buộc bị cáo phải bồithường TNDS một cách thích đáng để khắc phục hậu quả cho người bị hại, mới được xem là thànhcông của Luật sư và là niềm hạnh phúc của thân chủ của Luật sư. Ngay như một bản án mà Tòa đã tuyên, có tính bất lợi đối với thân chủ của Luật sư, đôi khi Luật sưcũng có thể nhận được sự cảm thông chia sẻ, thậm chí sự mang ơn từ chính thân chủ của mình. Bởivì Họ đã cảm nhận được năng lực thực sự của Luật sư, về công sức mà Luật sư đã làm và về trách nhiệm nghề nghiệp mà Luật sư đã thể hiện đối với những yêu cầu của Họ.Sự đánh giá tốt của khách hàng đối với Luật sư bao giờ cũng là một chứng cứ hết sức quan trọngmang tính đánh giá nghề nghiệp và năng lực của Luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng trong mộtvụ án hình sự.Hơn ai hết, Luật sư phải là người hiểu rõ việc tham gia vào giai đoạn xét xử tại tòa án là một hoạtđộng tố tụng hết sức quan trọng đối với việc hành nghề của mình và đối với chính hợp đồng dịchvụ pháp lý mà Luật sư đã xác lập với khách hàng của mình.Chính vì tính chất quan trọng như vậy, Luật sư cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn xétxử, mà quan trọng nhất, có thể nói là việc chuẩn bị bài bào chữa hoặc là bài bảo vệ cho thân chủcủa mình.Thế nào là bài bào chữa, bài bảo vệ?Bài bào chữa:Là văn bản viết của Luật sư trong đó nêu quan điểm của Luật sư về vụ án, về hoạt động tố tụng màcác cơ quan và người tiến hành tố tụng đã tiến hành, về quan điểm truy tố của VKS đối với thânchủ của Luật sư là bị cáo trong vụ án, về tội danh, về khung hình phạt mà VKS đề nghị, đồng thờiđưa ra những căn cứ để bác bỏ toàn bộ việc truy tố của VKS, hoặc để thay đổi sang tội danh kháccó TNHS và hình phạt nhẹ hơn, để không phải chịu hoặc làm giảm nhẹ TNDS đối với bị cáo.Bài bào chữa sẽ được Luật sư trình bày bằng cách đọc nguyên văn hoặc làm dàn ý để từ đó làm căncứ phát biểu ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi nghe vị đại diện VKS đọc bản luậntội.Bài bảo vệ:Cũng là một văn bản viết của Luật sư, tuy nhiên do thân chủ của Luật sư trong trường hợp này làngười bị hại hoặc là phía người bị hại (trong trường hợp người bị hại chết), là nguyên đơn dân sự,là bị đơn dân sự, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.Họ là những nạn nhân của hành vi phạm tội của bị cáo, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quantrong vụ án, là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra trong vụ án, cho nênnội dung và mục đích của bài bảo vệ ứng với từng đối tượng tham gia tố tụng cụ thể sẽ là rất khácso với bài bào chữa cho bị cáo.Trong nội dung bài bảo vệ, Luật sư cũng nêu quan điểm của mình về vụ án, về hoạt động tố tụngmà các cơ quan và người tiến hành tố tụng đã tiến hành, về quan điểm truy tố của VKS đối với bịcáo trong vụ án, về tội danh, về khung hình phạt mà VKS đã đề nghị đối với bị cáo.Thông thường quan điểm của Luật sư là đồng tình với việc truy tố bị cáo của VKS.Tuy nhiên trong một số trường hợp, quan điểm của Luật sư có thể sẽ là không đồng tình với việctruy tố của VKS vì đã bỏ sót tội phạm và hình phạt.Thể hiện tất cả những vấn đề vừa nêu trên trong bài bảo vệ, mục đích của Luật sư là muốn khẳngđịnh bị cáo đúng là người phạm tội, giữa hành vi phạm tội của bị cáo và kết quả dẫn đến sự mấtmác, thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, bị cáo là người có lỗi cho nên bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường TNDS và khắc phục những hậu quả mà mình đã gây ra.Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là một việc đương nhiên theo quy định của pháp luật. Không một ai có thể yêu cầu hoặc đòi hỏi về hình thức, mức độ, biện pháp chế tài vềhình sự đối với người phạm tội ngoại trừ Viện Kiểm Sát Nhân Dân.Trách nhiệm dân sự của bị cáo trong việc bồi thường tổn thất về vật chất cũng như tinh thần chokhách hàng của Luật sư, mới chính là mục đích mà Luật sư bảo vệ cho người bị hại và phía người bị hại hướng đến.Cũng giống như bài bào chữa, bài bảo vệ sẽ được Luật sư trình bày bằng cách đọc nguyên văn hoặclàm dàn ý để từ đó làm căn cứ phát biểu ngay trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi vị đại diện VKS đọc bản luận tội.
Bài bào chữa, bài bảo vệ trước hết thể hiện kỹ năng viết của Luật sư. Nhưng để viết được một tài liệu có tính chặt chẽ, ngắn gọn, đầy đủ nội dung, có văn hóa, có trí tuệ, có căn cứ xác đáng và cótính thuyết phục cao như vậy, Luật sư còn phải vận dụng những kỹ năng khác trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.Có kỹ năng hành nghề tốt, Luật sư còn phải có một nền tảng kiến thức khoa học về pháp lý vữngvàng. Kiến thức về pháp luật có thể giúp cho Luật sư nhìn nhận một vấn đề pháp lý có tính khoahọc và có căn cứ, từ đó thể hiện quan điểm của mình, đề xuất những ý kiến pháp lý quan trọngtrong bài bào chữa và bài bảo vệ. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp, nếu không yêu quý công việc của mình, nếu không thật sự tôntrọng những cam kết mang tính công việc đối với khách hàng, nếu không có tinh thần trách nhiệmcao, thì cũng khó có được một kết quả tốt đẹp cho bài bào chữa, bài bảo vệ của Luật sư.Vì vậy có thể nói rằng: Bài bào chữa hay bài bảo vệ của các Luật sư, đều là những tài liệu quantrọng, kết tinh công sức của các luật sư, thể hiện kết quả của một quá trình tích cực nghiên cứu khaithác để tìm ra những tình tiết, chứng cứ cần thiết phục vụ cho nhu cầu mục đích cho việc bào chữa, bảo vệ thân chủ của mình.
