Mẫu Đơn Giám Đốc Thẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hủy 02 bản án sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HÀ HỘI
Tôi tên: Nguyễn Thành An, sinh năm: 2000
Thường trú: ấp Thạnh Thới, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Người Giám hộ: cha ruột………………………..
Tôi làm đơn kiến nghị ngày kính mong Chánh án tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét kháng nghị hủy 02 bản án sơ thẩm sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM vì các lý do sau:
Tại thời điểm thực hiện hành vi, tôi là người chưa được 16 tuổi, tôi sinh: 12/6/2000, tại thời điểm thực hiện hành vi là: 5/4/2016.
Tại Điều 69 BLHS quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Tại điều Điều 74 quy định về Tù có thời hạn như sau:
“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Tôi có các tình tiết giảm nhẹ sau:
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a)
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c)
d)
đ)
e)
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i)
k)
l)
m)
n)
o)
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q)
r)
s)
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
Tại Điều 47 quy định về Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau:
“Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”
Ngoài ra, tại khoản 2, điều 46 Bộ luật Hình sự quy định:
“Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”
Quy định này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 của HĐTP TANDTC quy định tại khoản 5, điểm c quy định các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ như như:
“- Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt (gia đình bị hại có đơn bãi nại cho bị cáo – đã nộp đơn bãi nại của bị hại cho tòa cấp phúc thẩm).
- Gia đình bị cáo khắc phục, bồi thường. (có đơn xác nhận của bị hại).
- Bị cáo là gia đình cách mạng, có nhiều liệt sỹ…đã có đính kèm hồ sơ gia đình cách mạng
- Căn cứ Điều 60 quy định về Án treo như sau:
“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.”
- Căn cứ theo quy đinh tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm…
Như vậy, tôi bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang truy tố khoản 1, điều 112, với mức phát từ 4- 5 năm tù. Nhưng tòa án xử 5 năm là quá cao.
Ngoài ra, tòa án đã không áp dụng điều 47 để áp dụng cho tôi khi có trên 2 tình tiết giảm nhẹ tại điều 46. Tòa án cũng không áp dụng điều 74, khoản 2 để áp dụng hình phạt có lợi cho bị cáo An.
Căn cứ điều Điều 73 quy định về Cải tạo không giam giữ.
Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Như vậy căn cứ theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 áp dụng có lợi cho bị can, bị cáo, căn cứ về Tội phạm, Căn cứ vào Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định Bộ luật hình sự mới, căn cứ về quy định cải tạo không giam giữ, căn cứ về quyết định hình phạt đối với người chưa đủ 16 tuổi… Tôi đủ điều kiện để được hưởng biện pháp tư pháp đó là cải tạo không giam giữ….không cần tách ly tôi ra khỏi xã hội vì hành vi của tôi thể hiện nhận thức tôi còn hạn chế và chưa đầy đủ.
Việc tôi không soi điện thoại thì bị cáo khác vẫn thực hiện hành vi hiếp dâm được. Tôi còn nhỏ nhận thức còn hạn chế khi chỉ dọi điện thoại chứng tỏ bị cáo còn rất hạn chế về nhận thức, không nhận thức được hành vi của mình. Bị cáo không dọi đèn thì các bị cáo này vẫn thực hiện được hành vi phạm tội được, vai trò giúp sức này hết sức mờ nhạt và không quyết định đến hành vi phạm tội. Điều này thể hiện qua hồ sơ cũng như lời khai các bị cáo là An chỉ soi để Linh hiếp, sau khi Linh hiếp thì An trả lại điện thoại thì đến lượt Thương hiếp Phương. Như vậy, mặc dù không có An soi Thương vẫn hiếp dâm Phương được điều đó cho thấy vai trò không đáng kể của An. Khi các bị cáo thực hiện xong hành vi thì An còn chở Phương về. Điều đó chứng tỏ bị cáo chưa hoàn thiện về nhận thức, ý thức, có sự hạn chế về pháp luật của người chưa thành niên và cần sự khoan hồng của pháp luật, không nhất thiết phải phạt tù bị cáo. Bị cáo lao động chính khi cha mẹ bị bệnh, giảm khả năng lao động (có đơn xác nhận của chính quyền xã An Thạnh Thủy đã nộp cho tòa án cấp phúc thẩm cha mẹ bị cáo bị bệnh).
Ngoài ra, tôi không phải soi để thỏa mãn thích thú mà tôi bị ép soi gương cho Linh hiếp. Bởi trước khi hiếp Phương thì Phương chống cụ nên Trương Quang Linh dọa giết Phương nên khi Linh đưa điện thoại bắt tôi rọi thì tôi sợ không rọi sẽ giết tôi như Linh nói với Phương nên tôi phải rọi. Vì tôi còn nhỏ tuổi, cơ thể cũng nhỏ hơn Linh nên tôi không thể đánh lại Linh nếu Linh giết tôi.
Ngoàỉ ra, vụ án này Bùi Minh Hậu là người chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối như tôi cũng không phản đối gì sao vẫn không bị xử lý hình sự còn tôi bị xử lý hình sự.
Căn cứ vào các quy định trên, tôi kính mong Chánh án toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xem xét kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM để xét xử lại ngay từ đầu về việc tôi bị ép cầm điện thoại rọi để Linh hiếp, tôi chưa đủ 16 tuổi, tôi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, gia đình cách mạng, gia đình bên bị hại làm đơn bãi nại, áp dụng tình tiết Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có lợi cho tôi để áp dụng cho tôi khi xét xử cho tôi hưởng hưởng án treo hoặc cho tôi được áp dụng biện pháp tư pháp cải tạo không giam giữ vì Cải tạo không giam giữ (điều 36 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Tôi thuộc khung 1 của tội hiếp dâm, hình phạt của tôi phải apd dụng dưới mức thấp nhất của khung và áp dụng tôi chỉ bị ½ đối với ngừơi thành niên phạm tội thì tôi nếu có tội cũng chỉ chịu mức án cao là 3 năm thì tôi phải được được áp dụng biện pháp tư pháp cải tạo không giam giữ để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho tôi. Đảm bảo tôi được hưởng sự khoan hồng pháp luật, áp dụng hình phạt thấp nhất đối với tôi và với thời gian thử thách ngắn nhất để bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật. Không nhất thiết phải tách ly tôi ra khỏi xã hội.
Xin chân thành cảm ơn hội đồng xét xử và chấp nhận nội dung bào chữa của tôi.
Đính kèm theo đơn là bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, các chứng từ, hồ sơ vụ án đính kèm.
Trân trọng cảm ơn.
Tiền Giang, ngày tháng năm 2018
Người kiến nghị