Chế thuốc ung thư giả có thể đối mặt với án tử hình

Các đối tượng có liên quan trong sự việc chế tạo thuốc ung thư từ bột than tre sẽ bị xử lý nghiêm theo Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, mới đây sở Y tế Hải Phòng vừa phát hiện vụ thuốc ung thư giả được làm từ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói bán cho bệnh nhân ung thư. Có 3 đối tượng được xác định liên quan đến vụ việc là bà Đào Thị Chúc (đại diện cơ sở Vinaca), ông Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Hồng An Phong), ông Nguyễn Xuân Thu (Giám đốc công ty Vinaca).

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xác định các đối tượng nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào cần có kết quả điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, qua các thông tin ban đầu cho thấy hành vi của các đối tượng đã có dấu  hiệu của tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" quy định tại điều 194 BLHS năm 2015. Các hành vi này sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc  theo quy định của pháp luật.

Các

Các "dược sĩ" đang sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

“Trong vụ việc này, ông Tuấn khai được ông Thu nhờ nghiền từ bột tre, nứa, gỗ thành bột than hoạt tính, nếu ông Tuấn không bàn bạc hoặc không biết ông Thu sử dụng bột than hoạt tính đó vào mục đích làm giả thuốc ung thư thì chưa có căn cứ để qui trách nhiệm ông Tuấn sản xuất hoặc đồng phạm với ông Thu về tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Bà Chúc (vợ ông Thu) là người quản lý công nhân đổ bột than vào vỏ thuốc con nhộng và dãn nhãn mác thuốc chữa ung thư. Hành vi này có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Cũng theo lời khai của những người liên quan, ông Thu là người lo nguyên liệu đầu vào, bao bì máy móc để sản xuất các viên con nhộng chứa than hoạt tình thành thuốc chữa ung thư, có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm và  mức  hình phạt có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, tương ứng với hành vi và hậu quả mà tội phạm gây ra”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Đồng thời, luật sư Hùng cũng cho rằng cần điều tra các đối tượng liên quan xem họ có bàn bạc, phân công, phân nhiệm hay không, từ đó mới có thể kết luận có đồng phạm hay không và vai trò của họ là gì?

“Bà Chúc nếu được ông Thu phân công thực hiện việc đóng và dán nhãn mác sản phẩm thì sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò là người thực hành. Nếu ông Tuấn biết việc ông Thu làm là chế tạo thuốc ung thư, ông Tuấn sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò người giúp sức.

Các sản phẩm này đã được phân phối, nếu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản cho người sử dụng sẽ là các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cho các đối tượng liên quan tương ứng với  hậu quả do các hành vi các đối tượng gây ra và mức cao nhất của khung hình phạt là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”, luật sư Hùng nói.

Nhìn rộng hơn, ông Hùng cho rằng hiện nay chế tài về hình sự trong lĩnh vực này xử lý ít, chưa nghiêm khắc và có sự tiếp tay khi xử lý không minh bạch, không khách quan tạo cho người vi phạm nhờn luật.

“Hơn nữa, các hành vi này hiện nay ít khởi tố vụ án chỉ phạt hành chính bằng tiền nên tạo cơ hội cho người vi phạm tiếp tục vi phạm. Bộ luật Hình sự mới đã có quy định nghiêm khắc hơn nhưng vẫn đề là người thực thi pháp luật có nghiêm khắc và cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương chưa nghiêm khắc, minh bạch, trách nhiệm trong công việc chuyên môn và xử lý hành vi vi phạm”, ông Hùng nói.

Với hành vi kinh doanh thuốc giả, Bộ luật Hình sự quy định chỉ xử phạt hành vi đã cấu thành tội phạm, chưa làm rõ vấn đề nguồn gốc của hàng giả để xử lý triệt để. Ngoài ra, quy định về xử phạt hành chính mới chỉ xử phạt đối với số lượng hàng bị bắt, thu giữ nên không đủ sức răn đe.

“Hiện tại, chế tài xử phạt “vấn nạn” hàng giả được thực hiện theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng. Theo đó, hành vi buôn bán hàng giả có mức xử phạt hành chình từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng, với mức xử phạt hành chính số tiền nêu trên là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được nên gần như họ không”, ông Hùng nói .

Vì vậy, "cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với những vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái. “Thậm chí, đối với vụ việc gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng thì cần được truy tố và xử lý hình sự”, ông Hùng nhấn mạnh.

Huyền Trang
Nguồn: diễn đàn doanh nghiệp

 Hứa hẹn mức lãi suất 48% mỗi tháng, cùng một loạt những mỹ từ có cánh. Chỉ đến khi những lời hứa “trôi theo mây bay”, các nhà đầu tư mới tỉnh giấc và lúc đó đã... sập bẫy lừa.

Dự án Ifan của Công ty Cổ phần Modern Tech (gọi tắt là Công ty Modern Tech) đã thu hút được hàng nghìn khách hàng với số tiền lên đến hơn 15.000 tỷ đồng tham gia. 

Đầu tư siêu lợi nhuận.

Ngày 8/4, hàng chục người đã tập trung tại Toà nhà Vietcomreal 68 Nguyễn Huệ, quận 1 TP.HCM, căng băng rồn, hô hào tố cáo các thành viên Modern Tech “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” lừa gạt nhiều người bằng tiền ảo với số tiền hơn 15.000 tỷ đồng.

Theo tố cáo của người dân, dự án Ifan và Pincoin là dự án huy động vốn được sáng lập bởi 7 cá nhân là người Việt Nam. Tuy nhiên, cả 2 dự án trên sau đó đều được quảng cáo tới các nhà đầu tư là những dự án tiềm năng gắn mác nước ngoài. Cụ thể, Ifan gắn mác dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ.

Để hợp thức hóa phương thức hoạt động Ifan, Pincoin đã ủy quyền cho Công ty Modern Tech làm đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Sau đó, ông Lê Ngọc Tuân (đồng sáng lập kiêm Giám đốc đào tạo và phát triển Marketing quốc tế của Ifan) đứng ra kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo Ifan (giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số Ifan để huy động vốn nhằm tránh việc kiểm tra từ Ủy ban chứng khoán nhà nước). Ifan huy động vốn bằng việc tổ chức các hội thảo quy mô lớn tại TP.Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội với hàng nghìn người tham gia.

Tiền số đa cấp Ifan hoạt động dựa trên hình thức Lending (cho vay), nhà đầu tư mua rồi cho nhà sản xuất vay lại với lãi suất cao. Cụ thể, dự án Ifan hứa hẹn người đầu tư sẽ thu về trên 48% mỗi tháng bằng một ứng dụng di động tự xưng "ứng dụng công nghệ blockchain 4.0", giúp quản lý thu nhập các nghệ sĩ trong showbiz Việt Nam. Thời gian hoàn vốn tối đa là 4 tháng. Ngoài ra, Modern Tech còn khuyến khích nhà đầu tư kêu gọi, lôi kéo thêm người vào hệ thống với mức thưởng “hoa hồng” là 8% số tiền người mới tham gia. Nhưng thực chất hình thức Lending trên chỉ là: lấy tiền người sau để trả cho người trước.

Những người bị

Những người bị "sập bẫy" đính CMTND lên đơn tố cáo

Nếu nhìn qua cơ chế “Lending” của Công ty Modern Tech đưa ra với đồng Ifan, đây thực sự là mức lãi suất đầu tư không tưởng đối với các nhà đầu tư và khách hàng. Bởi trên thực thế thị trường, khó có một loại hình kinh tế nào đảm bảo tạo ra một mức lãi suất hấp dẫn như Công ty Modern Tech đã đưa ra. Nhưng các nhà đầu tư không ai lường trước được chữ “ngờ”, Ifan là đồng tiền ảo đa cấp thứ thiệt.

"Vào cuối tháng 9/2017, Ifan tổ chức một buổi ra mắt dự án tại TP.Vũng Tàu, hội thảo hôm đó được tổ chức rất hoành tráng, sa hoa, còn có sự tham gia của nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Tin tưởng rằng đây là một dự án tốt để đầu tư nên tôi đã giấu gia đình đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào hệ thống này", chị Ngô Thị Thu Hoài (ngụ TP.HCM) người tham gia đầu tư Ifan với số tiền hơn 2 tỷ đồng, buồn bã cho biết.

Được biết, bên cạnh việc liên tục mở những hội thảo lớn tại TP.HCM và Hà Nội, Ifan cũng chạy bài quảng cáo trên một tờ báo lớn để củng cố lòng tin của người dân về dự án của mình. Với vỏ bọc hào nhoáng này, Ifan len lỏi qua tất cả các ngõ ngách ở thành phố và về được nhiều miền quê tại các tỉnh thành trên cả nước.

Mở nửa năm, bị tố lừa 15.000 tỷ đồng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Modern Tech đăng ký mã số thuế ngày 5/10/2017, cùng thời điểm đó, dự án Ifan cũng bắt đầu triển khai các hoạt động quảng bá đầu tiên.

Dự án Ifan yêu cầu nhà đầu tư phải mua lượng Token (tương tự như cổ phiếu, nhưng ở dạng chuỗi mã kỹ thuật số), số lượng tối thiểu 1.000 USD. Sau đó, nhà đầu tư phải trải qua quá trình cho nhà sản xuất vay với lãi suất  "khủng" lên đến vài chục phần trăm mỗi tháng. Việc này nhằm kéo dài thời gian "sống" cho dự án vì duy trì được lượng tiền lớn trong dự án. Trong lúc cho vay, nhà đầu tư được khuyến khích kêu gọi thêm người vào để hưởng "hoa hồng" theo nhiều mức. Chính số tiền của những người vào sau được dùng để trả lãi cho những người trước.

Bên cạnh đó, Ifan cũng thực hiện chiến thuật “khống chế” nhà đầu tư: Cụ thể, để trở thành khách hàng của Ifan nhà đầu tư phải đã phải đầu tư số tiền đầu tư tối thiểu đã cao (1.000 USD), số tiền rút ra cũng cao không kém. Ban đầu, số tiền rút ra chỉ là 0.02 BTC (khoảng 5 triệu đồng) có lúc tăng đến 0.8 BTC (gần 200 triệu đồng). "Chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, họ (ý nói Ifan – PV) đã nâng giới hạn để không cho người đầu tư rút. Những nhà đầu tư bây giờ cũng chỉ biết đứng nhìn số tiền của mình hiển thị trên màn hình chứ cũng không mong thu hồi được tiền mặt nữa rồi", một nhà đầu tư với số tiền gần 30 triệu đồng vào Ifan cho biết.

Không chỉ có sinh viên và giới văn phòng, những người dân ở các vùng quê cũng được mạng lưới "coin đa cấp" hướng dẫn tận tình cách thức tham gia. Với những "gói đầu tư" sinh lợi hấp dẫn, nhiều người đã dành hết cơ nghiệp của mình cho các dự án trá hình này.

Theo người dân phản ánh, kể từ cuối tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat Telegram và trang cá nhân của các "lãnh đạo Ifan" đều biến mất. Lúc này, các nhà đầu tư mới biết bản thân bị lừa, nhiều người nháo nhác đi đòi lại tiền gốc – lãi suất nhưng đều bất thành. Sau sự kiện nhóm người căng băng rồn biểu tình, tố cáo Công ty Modern Tech “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ngày 8/4. Hiện phía Công ty Modern Tech, pháp nhân của các hệ thống tiền số lừa đảo, vẫn im hơi lặng tiếng trước cáo buộc "lừa đảo 15.000 tỷ" tại Việt Nam.

Sáng ngày 9/4, PV báo DDDN đã tới trụ sở của Công ty Cổ phần Modern Tech tại lầu 9, tòa nhà Vietcomreal, số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, TP.HCM để liên hệ làm việc. Tại đây, chị T. - nhân viên lễ tân tại tòa nhà Vietcomreal cho biết, tại tòa nhà hoàn toàn không có văn phòng làm việc của Công ty Modern Tech. Vào tháng 10/2018, Công ty Modern Tech làm hợp đồng thuê địa điểm đăng ký kinh doanh tại tòa nhà nhưng không đặt văn phòng. Chúng tôi sau đó đã liên hệ nhiều lần qua số điện thoại của nhiều lần liên hệ qua số điện thoại cá nhân của ông Văn, nhưng không có ai bắt máy.

Liên quan tới sự việc trên, trao đổi với PV, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình cho biết: Qua tình tiết của vụ việc, có thể thấy đây là một hình thức dụ dỗ, lôi kéo tham gia dự án tiền ảo không còn mới nhưng rất tiếc nhiều nhà đầu tư thiếu hiểu biết vẫn tham gia. Khi bị thiệt hại thì rất khó để yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ về mặt dân sự. Về hình sự do liên quan đến lĩnh vực tội phạm công nghệ và thu thập chứng cứ nên cũng muôn vàn khó khăn cho nhà đầu tư (bị hại).

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nhà đầu tư không có chứng cứ. Cụ thể như các lệnh chuyển tiền, đổi tiền từ các số tài khoản, các website, các clip, hình ảnh của các buổi hội thảo, các loại hợp đồng góp vốn...để chứng minh cho thiệt hại của mình cũng như cách tư vấn không đúng sự thật, hội thảo không đúng sự thật, các bằng chứng về sự hứa hẹn, gian dối của những cá nhân, tổ chức có hành vi gian dối này để nộp cho các cơ quan chức năng kèm theo là đơn tố cáo để cơ quan chức năng thụ lý giải quyết theo quy định.

Luật sư Trần Minh Hùng cũng khuyến cáo: Hiện nay pháp luật Việt Nam đã nghiêm cấm giao dịch thanh toán các đồng tiền điện tử dạng này. Do vậy dù giao dịch hay đầu tư vào các dạng tiền này thì cũng không nên vì đây là đồng tiền không ổn định, không tạo ra giá trị theo thời gian. Khi tham gia các giao dịch này đòi hỏi nhà đầu tư am hiểu biết sâu rộng về tiền điện tử, kiến thức và thực tiễn sâu về tài chính, công nghệ và kinh doanh đầu tư tiền ảo và quan trọng đủ hiểu biết để nhận ra đâu là kênh đầu tư thực, đâu là kênh đầu tư ảo mang tính chất dụ dỗ, lừa đảo. Bởi nhiều tổ chức lợi dụng sự ham muốn lãi suất cao, ít hiểu biết của nhà đầu tư để lừa đảo chứ không phải để kinh doanh chân chính và hoạt động dưới mô hình đa cấp. “Hiện tượng này xuất hiện ở Việt Nam đã lâu và rất nhiều nạn nhân sập bẫy với số tiền rất lớn. Vì vậy, khi chưa hiểu biết rõ về dạng đầu tư này nhà đầu tư tuyệt đối không nên nghe theo để đầu tư tránh bị thiệt hại lớn, lâm vào cảnh tan cửa nát nhà” Luật sư Hùng chia sẻ thêm.

Giang Tử
Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Cô giáo không giảng bài 4 tháng: Vi phạm Luật Giáo dục
30/03/2018 15:23

TĐO-Đổ lỗi cho áp lực từ sự đe dọa ghi âm của học sinh không thể lý giải hết cho việc không giảng bài suốt hơn một học kỳ của cô giáo Trần Thị Minh Châu. Khi đứng trên bục giảng, trách nhiệm và đạo đức của nhà giáo không cho phép làm bất kỳ điều gì tổn hại đến học sinh.

Cô giáo không giảng bài 4 tháng:  Vi phạm Luật Giáo dục

Cô giáo không giảng bài cho học sinh được 4 tháng cơ quan chủ quản mới biết

Trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh diễn ra ngày 23/3, nhiều người tham dự buổi đối thoại đã bất ngờ đến ngỡ ngàng và khó hiểu khi biết thông tin, giáo viên của THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM không hề giảng bài trong suốt 4 tháng. 4 tháng không giảng bài cho học sinh trên lớp, thời gian này là quá nhiều, dù bất kỳ lý do nào. Vì sao nhà trường, phòng Giáo dục huyện lại để tình trạng này diễn ra?

Truyền thông đưa tin, chia sẻ trên hoàn toàn là có thật. Danh tính của giáo viên không giảng bài trong suốt 4 tháng là cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên dạy Toán của Trường THPT Long Thới từ năm 2000 – 2005. Sau đó, cô chuyển sang dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM; đến năm 2012, cô quay lại trường Long Thới và dạy Toán cho học sinh khối 10 và 11 đến thời điểm hiện tại.

Cô giáo Châu, người im lặng, không giảng bài trên lớp học nhiều tháng. Ảnh Dân trí

Theo phân công của nhà trường, cô Châu đảm nhiệm dạy Toán ở 4 lớp, ngoài ra có tham gia phụ đạo học sinh và không dạy thêm. Ngoại trừ lớp 11A1, các lớp còn lại cô đều giảng dạy bình thường. Đã hơn một học kỳ, tại lớp 11A1 này, cô không giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập cho học sinh. Trước búa rìu dư luận, cô Trần Thị Minh Châu cũng đã giải thích, cô hành động như vậy bởi có một học sinh cũ tại lớp này đã nói với bạn bè ghi âm bài giảng của cô mỗi khi lên lớp, có sơ suất gì thì mang ra "đánh" cô giáo.

Sau khi sự việc được lan truyền rộng rãi đã gây ra nhiều tranh cãi lớn về đạo đức nghề nghiệp cũng như, việc làm của cô Châu có vi phạm các quy định của Luật Giáo dục, các luật khác không?

Xem xét trách nhiệm của lãnh đạo Nhà trường

Chị Đinh Thị Hiền (phụ huynh học sinh lớp 10 trường THPT Lương Thế Vinh, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) bức xúc: “Trong một thời gian dài như thế, chẳng lẽ không một học sinh nào dám phản ánh lên nhà trường hoặc ban phụ huynh của lớp hay sao. Nếu các cháu dám phản ánh thì chắc chắn không bao giờ có việc cô giáo chỉ lên lớp chép tất cả ra bảng mà không nói gì. Trong việc này, tôi thấy cả hai bên đều không đúng. Nhưng, đáng trách hơn là giáo viên. Cô là người lớn, cô không thể đổ lỗi cho việc áp lực, sợ học sinh ghi âm mà không thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giáo viên. Mặc cho chuyên môn nghề nghiệp tốt đến đâu nhưng không đủ bản lĩnh để đối diện với các “trò” nghịch ngợm của “tuổi nhất quỷ nhì ma…” tốt nhất nên xem xét việc thôi làm nghề…”.

Chị Nguyễn Thúy Lài, có con học lớp 12 tại quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Nếu cô không có khuất tất gì trong việc ăn nói, trao đổi với học sinh, chẳng việc gì phải sợ mấy cái ghi âm vớ vẩn đó. Mọi việc đều phải có lý do, không đơn thuần vì áp lực mà trốn tránh giảng bài. Nhiệm vụ của giáo viên là lên lớp giảng bài, không giảng được mà chép lên bảng khác gì để học sinh tự học sách giáo khoa. Những em không thiết tha học hành có thể sẽ không sao nhưng với các học sinh chăm ngoan, hiếu học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến lượng kiến thức nạp vào cũng như tinh thần”.

Theo chị Lài, để học sinh không được nghe cô giáo giảng bài trong nhiều tháng liên tục như thế, trách nhiệm thuộc cả nhà trường. Có thể vì nhiều lý do, học sinh không dám ý kiến nhưng tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu nhà trường không thể không biết. Nếu, cô Châu không giảng trong 1 đến 2 tuần, rồi tiếp tục giảng, nói nhà trường, tổ bộ môn không biết còn có thể chấp nhận được. Đây, cô Châu im lặng trên lớp 4 tháng mà nhà trường vẫn im lặng như cô giáo, không có giải pháp gì thì cũng thật lạ.

Cô giáo Châu (áo đen) từng đến Báo Người Lao Động để giãi bày về việc xúc phạm học sinh dẫn tới bị kỷ luật năm 2012 Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Từ phương diện của một đồng nghiệp, thầy N.V.L, (giáo viên dạy Sử trường THPT P.V.N., tỉnh Nam Định) chia sẻ: “Làm nghề này phải hết sức kiên trì bởi lẽ, học sinh ở độ tuổi này rất nghịch ngợm và hiếu động nên có thể làm ra nhiều việc mà mình không bao giờ tưởng tượng được. Nhất là trong thời đại công nghệ tiến bộ hiện nay, chỉ một hành động, câu nói lơ đãng của người cô, người thầy cũng trở thành đề tài bàn tán nên thực sự cũng rất áp lực. Là người trần mắt thịt, không thể nào hoàn hảo được, nên giữa thầy và trò cũng cần rất nhiều sự thấu hiểu, chia sẻ để đồng cảm. Còn về việc cô giáo ở TP.HCM, hơn một học kỳ không giảng bài thì có lẽ đã vượt quá giới hạn. Áp lực một phần nhưng phải hiểu, giảng dạy học sinh là trách nhiệm của nhà giáo và đạo đức nghề nghiệp không cho phép trong cương vị này, chúng ta làm bất kỳ điều gì ảnh hưởng không tốt đến học sinh…”.

Luật sư Trần Minh Hùng: Cô giáo Châu vi phạm Luật Giáo dục

Về khía cạnh pháp luật, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM phân tích: “Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục, nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây: 1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. 2.Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường. 3.Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 4.Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học…

Như vậy, nếu có bằng chứng về việc cô giáo không "thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục" và không "bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người học" , "không đối xử công bằng với người học" , “không thực hiện đúng điều lệ nhà trường” thì có căn cứ kết luận cô giáo đã vi phạm Điều 72 Luật Giáo dục 2015”.

Theo luật sư Hùng, việc cô Châu lên lớp 11A1 giảng dạy nhưng không nói suốt nhiều tháng mà chỉ viết cho học trò chép và tự học, trong khi các lớp khác thì vẫn giảng dạy bình thường, cho thấy, việc không thực hiện đầy đủ và chất lượng chương trình giáo dục, không đối xử công bằng giữa các lớp với nhau, đồng thời gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của người học. Ngoài ra, khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục cũng đưa ra yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Là giáo viên đứng lớp giảng bài thì phải nói, giải thích cho học sinh chứ không thể chỉ chữ viết, điều đó có nghĩa là không bảo đảm chất lượng dạy và học. Chưa xét đến điều lệ nhà trường, cô Trần Thị Minh Châu đã vi phạm Luật Giáo dục, còn có vi phạm điều lệ của nhà trường trong công tác dạy và học hay không là việc của Ban Giám hiệu Nhà trường. Và, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của hành vi này để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.

Nhung Anh

Nguồn: Thời Đại

GiadinhNet- "Việc thông tin gia đình nạn nhân mới chỉ được bồi thường 15 triệu đồng là rất khó chấp nhận”.

Trước đó, Báo Gia đình và Xã hội có bài viết “Công trình thi công không rào chắn, một cháu bé chết thảm” phản ánh sự việc cháu Phạm Tấn Phát (11 tuổi, quê Sóc Trăng) bị đuối nước tử vong bên trong dự án Khu đô thị Vạn Phúc City (P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức).

Theo người dân địa phương, hiện trường vụ việc là khu vực đầm lầy thuộc công trình san lấp đất của Khu đô thị Vạn Phúc City, chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Vạn Phúc. Các nhân chứng cho biết, đơn vị thi công dự án đã múc đất tạo thành một đầm lầy rộng lớn, nước sâu nhưng khu này không có rào chắn và không có bất kỳ biển cảnh báo nguy hiểm nào.

Hiện trường xảy ra vụ việc
Hiện trường xảy ra vụ việc

Liên quan tới vụ việc, Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Vạn Phúc cho rằng, đây là tai nạn thương tâm không mong muốn, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty.

Cũng theo chủ đầu tư, khu vực xảy ra sự việc đau lòng thuộc phân khu Vạn Phúc 3, hiện đang trong kế hoạch triển khai dự án và chưa triển khai bất kỳ hoạt động thi công xây dựng nào.

“Do vậy, trường hợp này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 04/2017/TT-BXD về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ban hành ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng”, chủ đầu tư cho biết.

Liên quan tới việc không rào chắn khu vực nguy hiểm đã xảy ra vụ đuối nước, chủ đầu tư cho rằng: “Khu vực này hiện có lối đi chung và tiếp giáp với khu dân cư hiện hữu nên chúng tôi không thể rào chắn khu vực này”.

Được biết, sau sự việc xảy ra với cháu bé, chủ đầu tư mới hỗ trợ gia đình nạn nhân 15 triệu đồng.

Thông tin về việc đầm lầy nơi xảy ra vụ đuối nước của cháu Phát, trước đây đơn vị thi công dự án có vét múc đất tạo thành hố sâu nguy hiểm hay không, đại diện chủ đầu tư cho biết sẽ kiểm tra lại và thông tin sau.

Liên quan tới vụ việc, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM, Trưởng VPLS Gia đình) cho rằng: “Cơ quan CSĐT Q.Thủ Đức cần khởi tố vụ án để xác minh, điều tra và kết luận nguyên nhân gây tử vong. Từ đây mới xem xét trách nhiệm về hình sự cũng như dân sự trong vụ việc này”.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM, Trưởng VPLS Gia đình) đưa ra quan điểm về vụ việc:
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM, Trưởng VPLS Gia đình) đưa ra quan điểm về vụ việc:

“Theo quy định về các công trình thi công, đơn vị thi công phải bố trí biển báo hiệu, đèn đỏ vào ban đêm, rào chắn tạm thời nhưng bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn tại khu vực đang xây dựng.

Nếu vụ tại nạn trên xảy ra do đơn vị thị công không làm hàng rào che chắn xung quanh công trình, hoặc chỉ giăng dây không đảm bảo an toàn thì đơn vị này và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân”, luật sư Hùng đưa ra quan điểm.

Cũng theo luật sư Hùng, tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với trường hợp này như sau: Mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, những người mà nạn nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng khi còn sống, như con nhỏ dại, cha mẹ già yếu cũng được bồi thường tiền cấp dưỡng trong thời hạn. Mức lương cơ sở do Nhà nước hiện nay quy định là 1.250.000 đồng/tháng.

 

“Như vậy, nếu chủ đầu tư sai, mức bồi thường tối đa của gia đình cháu bé cũng phải là125 triệu đồng chưa kể tiền mai tang, thuốc men, cứu chữa…

Do vậy, việc thông tin gia đình nạn nhân mới chỉ được bồi thường 15 triệu đồng là rất khó chấp nhận”, luật sư cho biết.

Ngoài ra, theo luật sư Hùng, nếu đây là công trình thì công của chủ đầu tư thiếu các biện pháp an toàn theo như quy định thì ngoài trách nhiệm dân sự thì có thể còn có thể bị trách nhiệm hình sự khi cơ quan điều tra điều tra vụ việc cụ thể.

Được biết, cháu Phát mồ côi cha, hiện sống với mẹ. Mẹ Phát làm công nhân trên địa bàn, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cháu phải nghỉ học từ sớm. Trao đổi với PV, đại diện UBND P. Hiệp Bình Phước cho biết, hoàn cảnh gia đình cháu bé rất đáng thương. Do vậy, ngay sau khi sự việc đáng tiếc trên xảy ra, chính quyền địa phương đã thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ bước đầu cho gia đình bé.

Lê Nguyễn

Nguồn: Báo Gia Đình

Vụ 1.709 “bộ não” nồi cơm điện nhập lậu: Thêm một thương hiệu lừa dối khách hàng?

 
Thứ năm, 22/03/2018, 09:37

(NTD) - 1.709 mâm nồi cơm điện do Công ty Minh Khoa nhập từ Trung Quốc đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây là dấu hiệu của tội “buôn lậu” nhằm trốn thuế hay là dấu hiệu “lừa dối khách hàng”?

 
unnamed-1341
Biên bản của Đội QLTT huyện Củ Chi.

Như Báo Người Tiêu Dùng phản ánh, 1.709 mâm điện (“bộ não” nồi cơm điện) của Công ty TNHH Cơ điện Minh Khoa nhập từ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) huyện Củ Chi, TP.HCM tạm giữ và đại diện công ty này thừa nhận, đã mua hơn 1.700 mâm điện trôi nổi trên trên thị trường về sản xuất nên không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Sau thông tin trên, rất nhiều người tỏ ra hoang mang và hoài nghi về chất lượng sản phẩm “nồi cơm điện Kim Cương” do Công ty Minh Khoa sản xuất, trong khi thương hiệu này đang được bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, Minh Khoa đã lừa dối khách hàng và cần có hình thức xử lý nghiêm minh. “Công ty thừa nhận đã sử dụng hàng hóa không hóa đơn, chứng từ thì tạm thời đánh giá mức độ hậu quả là nghiêm trọng. Nếu hành vi diễn ra trong thời gian dài, bán sản phẩm tại nhiều cửa hàng với số lượng và thu lợi lớn thì ảnh hưởng đặc biệt đến uy tín ngành này. Do vậy, hành vi của họ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể là tội “Lừa dối khách hàng”! Tuy nhiên, để khẳng định có cấu thành tội phạm hay không, cần chờ kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Theo tôi, việc Minh Khoa thừa nhận việc có nhập mâm điện Trung Quốc trôi nổi, không hóa đơn, chứng từ về để gắn mác sản phẩm của mình là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hùng nói.

Luật sư Hùng cho biết thêm, khi vận chuyển hàng hóa mà nhân viên Minh Khoa không xuất được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc thì có thể bị coi là hàng hóa nhập lậu và sẽ bị xử phạt theo Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Điều 44, Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Cũng cần nói rõ, khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP nêu: “Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”

.....................................

Nguồn: Người tiêu dùng

Link đầy đủ: http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-1709-bo-nao-noi-com-dien-nhap-lau-them-mot-thuong-hieu-lua-doi-khach-hang-d66219.html

Vụ 1.709 “bộ não” nồi cơm điện nhập lậu: Thêm một thương hiệu lừa dối khách hàng?

 
Thứ năm, 22/03/2018, 09:37

(NTD) - 1.709 mâm nồi cơm điện do Công ty Minh Khoa nhập từ Trung Quốc đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây là dấu hiệu của tội “buôn lậu” nhằm trốn thuế hay là dấu hiệu “lừa dối khách hàng”?

 
TIN LIÊN QUAN
unnamed-1341
Biên bản của Đội QLTT huyện Củ Chi.

Như Báo Người Tiêu Dùng phản ánh, 1.709 mâm điện (“bộ não” nồi cơm điện) của Công ty TNHH Cơ điện Minh Khoa nhập từ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) huyện Củ Chi, TP.HCM tạm giữ và đại diện công ty này thừa nhận, đã mua hơn 1.700 mâm điện trôi nổi trên trên thị trường về sản xuất nên không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Sau thông tin trên, rất nhiều người tỏ ra hoang mang và hoài nghi về chất lượng sản phẩm “nồi cơm điện Kim Cương” do Công ty Minh Khoa sản xuất, trong khi thương hiệu này đang được bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, Minh Khoa đã lừa dối khách hàng và cần có hình thức xử lý nghiêm minh. “Công ty thừa nhận đã sử dụng hàng hóa không hóa đơn, chứng từ thì tạm thời đánh giá mức độ hậu quả là nghiêm trọng. Nếu hành vi diễn ra trong thời gian dài, bán sản phẩm tại nhiều cửa hàng với số lượng và thu lợi lớn thì ảnh hưởng đặc biệt đến uy tín ngành này. Do vậy, hành vi của họ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể là tội “Lừa dối khách hàng”! Tuy nhiên, để khẳng định có cấu thành tội phạm hay không, cần chờ kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Theo tôi, việc Minh Khoa thừa nhận việc có nhập mâm điện Trung Quốc trôi nổi, không hóa đơn, chứng từ về để gắn mác sản phẩm của mình là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hùng nói.

Luật sư Hùng cho biết thêm, khi vận chuyển hàng hóa mà nhân viên Minh Khoa không xuất được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc thì có thể bị coi là hàng hóa nhập lậu và sẽ bị xử phạt theo Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Điều 44, Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Cũng cần nói rõ, khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP nêu: “Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”

.....................................

Nguồn: Người tiêu dùng

Link đầy đủ: http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-1709-bo-nao-noi-com-dien-nhap-lau-them-mot-thuong-hieu-lua-doi-khach-hang-d66219.html

Vụ 1.709 “bộ não” nồi cơm điện nhập lậu: Thêm một thương hiệu lừa dối khách hàng?

 
Thứ năm, 22/03/2018, 09:37

(NTD) - 1.709 mâm nồi cơm điện do Công ty Minh Khoa nhập từ Trung Quốc đang khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây là dấu hiệu của tội “buôn lậu” nhằm trốn thuế hay là dấu hiệu “lừa dối khách hàng”?

 
TIN LIÊN QUAN
unnamed-1341
Biên bản của Đội QLTT huyện Củ Chi.

Như Báo Người Tiêu Dùng phản ánh, 1.709 mâm điện (“bộ não” nồi cơm điện) của Công ty TNHH Cơ điện Minh Khoa nhập từ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ đã bị Đội Quản lý thị trường (QLTT) huyện Củ Chi, TP.HCM tạm giữ và đại diện công ty này thừa nhận, đã mua hơn 1.700 mâm điện trôi nổi trên trên thị trường về sản xuất nên không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.

Sau thông tin trên, rất nhiều người tỏ ra hoang mang và hoài nghi về chất lượng sản phẩm “nồi cơm điện Kim Cương” do Công ty Minh Khoa sản xuất, trong khi thương hiệu này đang được bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao”?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, Minh Khoa đã lừa dối khách hàng và cần có hình thức xử lý nghiêm minh. “Công ty thừa nhận đã sử dụng hàng hóa không hóa đơn, chứng từ thì tạm thời đánh giá mức độ hậu quả là nghiêm trọng. Nếu hành vi diễn ra trong thời gian dài, bán sản phẩm tại nhiều cửa hàng với số lượng và thu lợi lớn thì ảnh hưởng đặc biệt đến uy tín ngành này. Do vậy, hành vi của họ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Cụ thể là tội “Lừa dối khách hàng”! Tuy nhiên, để khẳng định có cấu thành tội phạm hay không, cần chờ kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Theo tôi, việc Minh Khoa thừa nhận việc có nhập mâm điện Trung Quốc trôi nổi, không hóa đơn, chứng từ về để gắn mác sản phẩm của mình là không đúng quy định của pháp luật” - luật sư Hùng nói.

Luật sư Hùng cho biết thêm, khi vận chuyển hàng hóa mà nhân viên Minh Khoa không xuất được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc thì có thể bị coi là hàng hóa nhập lậu và sẽ bị xử phạt theo Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Điều 44, Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

Cũng cần nói rõ, khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP nêu: “Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”

.....................................

Nguồn: Người tiêu dùng

Link đầy đủ: http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-1709-bo-nao-noi-com-dien-nhap-lau-them-mot-thuong-hieu-lua-doi-khach-hang-d66219.html

Vụ cháy chung cư Carina 13 người thiệt mạng: Cần sớm khởi tố vụ án

Cập nhật: 09:03 | 26/03/2018
 Theo ý kiến từ luật sư, để khởi tố vụ án, xử lý nghiêm những cá nhân liên quan thì trước hết cần tìm ra nguyên nhân phát sinh cháy nổ và lý do hệ thống PCCC lại không hoạt động.  

Vụ cháy xảy ra tại chung cư Carina rạng sáng 23/3 khiến 13 người chết, nhiều người bị thương đã đặt ra vấn đề tại sao vụ cháy gây hậu quả lớn và đặc biệt nghiêm trọng như vậy nhưng vẫn chưa được khởi tố điều tra để làm rõ.

Trao đổi với PV Báo điện tử Tầm Nhìn, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư TP HCM cũng cho rằng, việc cháy chung cư xảy ra một sự cố đặc biệt nghiêm trọng như vậy, đầu tiên là phải khởi tố vụ án để tìm nguyên nhân của vụ cháy. Nếu có nguyên nhân cụ thể nếu có căn cứ khởi tố bị can thì sẽ khởi tố bị can sau khi điều tra cụ thể.

vu chay chung cu carina 13 nguoi thiet mang can som khoi to vu an
Vụ cháy ở chung cư Carina làm 13 người thiệt mạng.

“Việc khởi tố vụ án để làm rõ trách nhiệm về hình sự cũng như dân sự thuộc về ai, giải quyết ra sao. Về dân sự phải xem lại hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng, trong đó, cần phải xem xét các điều khoản về an toàn cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, thiết kế, có hay không bị lỗi trong thiết kế công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy có bảo đảm đúng pháp luật và tuân theo pháp luật chưa. Việc giải quyết dân sự cùng liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho người bị thương, người bị chết và các thiệt hại vật chất khác, các tổn thất khác. Việc đền bù thiệt hại cũng cần phải xem lại trong hợp đồng giữa các bên, theo quy định Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành liên quan. Xem xét nguyên nhân cháy nổ, điều kiện khách quan và chủ quan để xác định lỗi rồi mới tính cụ thể vấn đề bồi thường. Như vậy thì phải điều tra cụ thể nên cần phải khởi tố vụ án” – Luật sư Trần Minh Hùng nói.

Vẫn lời luật sư Trần Minh Hùng, theo thông tin cư dân chung cư này đã nhiều lần khiếu nại và UBND quận 8 đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh các vấn đề PCCC và vẫn chưa được khắc phục. Người dân nơi đây đã đóng tiền để bảo trì và sữa chữa hệ thống PCCC đã hư hỏng bao năm nay nhưng Ban quản trị chung cư mặc dù thu tiền nhưng vẫn chưa làm.

Như vậy Ban quản trị có một trách nhiệm lớn trong vụ việc này, tất nhiên cần phải có kết quả điều tra cụ thể. Ngoài ra, cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương từ khâu giám sát đến giai đoạn hoàn công dự án để nghiệm thu công trình, đặc biệt là về PCCC. Trong trường hợp, nếu chủ đầu tư thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm, cơ quan hữu quan có trách nhiệm phải xử lý, xử phạt và cưỡng chế xử phạt... Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý phớt lờ, thiếu kiên quyết và để gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy thì cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong vụ cháy này. Cụ thể là trong vụ chung cư này thì dân cư đã khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.

vu chay chung cu carina 13 nguoi thiet mang can som khoi to vu an
Luật sư Trần Minh Hùng.

“Theo tôi thì UBND TPHCM cũng cần phải có các biện pháp nghiêm inh mang tính đồng bộ để đảm bảo an toàn cho người dân, bảo đảm vật chất, phải quản lý chặt chễ Nhà nước trong công tác PCCC đối với các dự án.Phải minh bạch, công tâm và nghiêm khắc trong PCCC" - Luật sư Hùng nhận định và cho biết, tại khoản 9 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp xảy ra cháy nổ ngoài ý muốn, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư có vi phạm trong việc quản lý, duy trì hệ thống PCCC thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi vi phạm về PCCC.

Khi đó, dựa theo Khoản 10 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan chức năng cũng sẽ xác định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra vụ cháy như đơn vị quản lý, Ban quản trị, vận hành tòa nhà, đội bảo vệ, tuần tra kiểm soát...

Việc xác định cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới bồi thường sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra cụ thể của cơ quan chức năng.

Khi điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì những người chịu trách nhiệm có thể phải bị truy tố theo quy định tại Điều 313 Bộ luật luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định:

Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguyên Huy

Nguồn: Tầm nhìn

link đầy đủ: http://tamnhin.net.vn/vu-chay-chung-cu-carina-13-nguoi-thiet-mang-can-som-khoi-to-vu-an-15912.html

  1. Cháy chung cư trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai? 
  2. Hậu quả cháy khiến 13 người chết, vậy có thể khởi tố để điều tra hay không? Căn cứ khởi tố phụ thuộc vào yếu tố nào?
  3. Trách nhiệm bồi thường tài sản thuộc về chủ đầu tư hay ban quản lý, hay đối tượng nào, thưa luật sư?
  4. Hiện nay có nhiều luồng ý kiến thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư (về an toàn chung cư), trách nhiệm PCCC trên địa bàn chung cư (không phát hiện hệ thống báo cháy bị tê liệt trong quá trình kiểm tra trước đó), ban quản lý chung cư (bỏ mặc sự an toàn của người dân), bảo vệ (tháo chạy, không hỗ trợ người dân). Quan điểm của luật sư về vấn đề này?
  5. Nếu vụ cháy không phải là sự cố về điện, hay nguyên nhân khách quan khác, mà do một tổ chức, cá nhân cố tình gây ra thì sẽ xử lý như thế nào?
  6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về người và tài sản phụ thuộc vào những điều kiện gì. Trường hợp rủi ro? trường hợp có đối tượng vi phạm?
  7. Bảo hiểm sẽ phải bồi thường như thế nào? 

Theo tôi thì trách nhiệm ở đây thì sau khi có kết quả điều tra cụ thể thì mới có thể kết luật chính xác. Nhưng theo thông tin thì trách nhiệm ở đây bao gồm nhiều cá nhân tổ chức liên quan từ Ban quản trị chung cư, Chính quyền địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý chuyên môn về PCCC.

Theo tôi việc cháy chung cư xảy ra một sự cố đặc biệt nghiêm trọng như vậy, đầu tiên là phải khởi tố vụ án để tìm nguyên nhân của vụ cháy. Nếu có nguyên nhân cụ thể nếu có căn cứ khởi tố bị can thì sẽ khởi tố bị can sau khi điều tra cụ thể.

Việc khởi tố vụ án để làm rõ trách nhiệm về hình sự cũng như dân sự thuộc về ai, giải quyết ra sao. Về dân sự phải xem lại hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng, trong đó, cần phải xem xét các điều khoản về an toàn cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, thiết kế, có hay không bị lỗi trong thiết kế công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy có bảo đảm đúng pháp luật và tuân theo pháp luật chưa. Việc giải quyết dân sự cùng liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho người bị thương, người bị chết và các thiệt hại vật chất khác, các tổn thất khác. Việc đền bù thiệt hại cũng cần phải xem lại trong hợp đồng giữa các bên, theo quy định Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành liên quan. Xem xét nguyên nhân cháy nổ, điều kiện khách quan và chủ quan để xác định lỗi rồi mới tính cụ thể vấn đề bồi thường. Như vậy thì phải điều tra cụ thể nên cần phải khởi tố vụ án.

“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những yếu tố mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định. Như vậy, Luật quy định khả năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án chính là khi xác định có dấu hiệu của tội phạm. Dấu hiệu tội phạm chính à những tài liệu ban đầu về sự kiện phạm tội nói chung, chưa phải tài liệu về người phạm tội cụ thể nào và thực tế cho thấy có những trường hợp lúc đầu mới chỉ biết những thông tin về sự kiện nhưng khi kiểm tra thì sự kiện đó không đủ dấu hiệu tội phạm.

Như vậy vụ cháy chung cư gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm và tính chất hành vi…nên đó là những căn cứ khởi tố vụ án…

Sau khi điều tra cụ thể thì lúc đó xác định được trách nhiệm của cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.

Tôi cho rằng chỉ có quyết định khởi tố vụ án hình sự là tiền đề quan trọng, và là căn cứ để xác định trách nhiệm thuộc về ai. Do vậy, vụ việc này bắt buộc phải khởi tố vụ án. Bởi khi có kết quả điều tra cụ thể qua xác minh, thu thập chứng cứ, khám nghiệm, thử nghiệm, đối chất..và các hoạt động điều tra khác thì mới tìm ra được nguyên nhân của vụ cháy và mới quy trách nhiệm được.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư có vi phạm trong việc quản lý, duy trì hệ thống PCCC thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi vi phạm về PCCC.

Khi đó, dựa theo Khoản 10 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan chức năng cũng sẽ xác định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra vụ cháy như đơn vị quản lý, Ban quản trị,  vận hành tòa nhà, đội bảo vệ, tuần tra kiểm soát...

Khi điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì những người chịu trách nhiệm có thể phải bị truy tố theo quy định tại Điều 313 Bộ luật luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định:

Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Việc xác định cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới bồi thường sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra cụ thể của cơ quan chức năng.

Nếu thiệt hại do sự kiện bất khả kháng thì bên gây thiệt hại được miễn trừ nhưng còn tùy thuộc vào hợp đồng mua bán giữa người mua và chủ đầu tư (bên bán) có thỏa thuận bồi thường trong những trường hợp nào được miễn bồi thường và những trường hợp nào phải bồi thường. Nếu xác định lỗi chủ đầu tư thì bảo hiểm sẽ bồi thường các thiệt hại về người và tài sản cho người bị thiệt hại theo Luật phòng cháy chữa cháy và Luật kinh doanh bảo hiểm

Tại khoản 9 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp xảy ra cháy nổ ngoài ý muốn, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường.

8. Một số quan điểm, bổ sung của anh về sự việc này.

Theo thông tin cư dân chung cư này đã nhiều lần khiếu nại và UBND quận 8 đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh các vấn đề PCCC và vẫn chưa được khắc phục. Người dân nơi đây đã đóng tiền để bảo trì và sữa chữa hệ thống PCCC đã hư hỏng bao năm nay nhưng Ban quản trị chung cư mặc dù thu tiền nhưng vẫn chưa làm.

Như vậy Ban quản trị có một trách nhiệm lớn trong vụ việc này, tất nhiên cần phải có kết quả điều tra cụ thể. Ngoài ra, cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương từ khâu giám sát đến giai đoạn hoàn công dự án để nghiệm thu công trình, đặc biệt là về PCCC. Trong trường hợp, nếu chủ đầu tư thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm, cơ quan hữu quan có trách nhiệm phải xử lý, xử phạt và cưỡng chế xử phạt... Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý phớt lờ, thiếu kiên quyết và để gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy thì cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong vụ cháy này. Cụ thể là trong vụ chung cư này thì dân cư đã khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.

Theo tôi thì UBND TPHCM cũng cần phải có các biện pháp nghiêm inh mang tính đồng bộ để đảm bảo an toàn cho người dân, bảo đảm vật chất, phải quản lý chặt chễ Nhà nước trong công tác PCCC đối với các dự án.Phải minh bạch, công tâm và nghiêm khắc trong PCCC.

XEM LINK TRÊN BÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY:

http://phunuonline.com.vn/thoi-su/chay-chung-cu-carina-plaza-trach-nhiem-o-dau-trong-vu-hoa-hoan-kinh-hoang-124696/

 

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006